Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Duy Tuệ Thị Nghiệp

14/06/201212:06(Xem: 16986)
Duy Tuệ Thị Nghiệp

TUỆ SỸ ĐẠO SƯ

Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2


Tác giả: Nguyên Siêu
Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang
In lần thứ nhất
California - Hoa Kỳ 2006

flowerba

Duy Tuệ Thị Nghiệp

Tuệ Sỹ

Lý tưởng giáo dục và những phương pháp thực hiện lý tưởngnày, hiển nhiên Phật giáo đã có một lịch sử rất dài. Phạm vi hoạt động của nókhông chỉ giới hạn chung quanh những tàng kinh các, hay những pháp đường củacác Tăng viện; mà còn ở cả nơi triều đình, công sảnh, và bất cứ nơi nào mà mọingười có thể tụ tập ít nhất là hai người, trong tất cả sinh hoạt nhân gian.Thêm vào đó là những biến chuyển qua các thời đại, sự dị biệt của các dântộc... Tất cả được tập đại thành trong một bộ sử khá lớn của Phật giáo về vấnđề giáo dục. Dù vậy, ngày nay, vấn đề đó vẫn còn là một thể tài quá mới mẻ đốivới giới Phật học. Sự va chạm giữa nền văn minh Đông và Tây, so với sự tiếp xúcgiữa nền văn minh Hoa Ấn diễn ra từ cuối thế kỷ I Tây lịch kéo dài cho đến thếkỷ XI hay XII, đặc trưng qua hai triều đại Đường và Tống, với nỗ lực của trênmười thế kỷ đó, sự va chạm mà chúng ta chứng kiến ngày nay quả là không thấmvào đâu. Khó khăn chính yếu của chúng ta hiện tại không phải là vấn đề phươngpháp như đa số lầm tưởng. Những cống hiến của các nhà Phật học trong lãnh vựcngôn ngữ Âu châu đã chứng minh điều đó. Thể điệu trước tác của những hệ thốngtư tưởng và văn học của Phật giáo giờ không còn là một "mê hồn trận"khó vào nữa. Xưa kia, người Trung hoa đã làm thế nào mà nắm ngay được"mạch ngầm" của Phật giáo để thực hiện nó theo bản sắc dân tộc vàtruyền thống văn học tư tưởng của mình, đấy là kinh nghiệm rất phong phú. Mặcdù giữa hai quốc gia này bị ngăn chận bởi dải sa mạc mênh mông giữa miền Cao Ávà ngọn Thông lĩnh lạnh lùng; với biên giới thiên nhiên quá hiểm nghèo này, khảnăng bình thường của con người khó vượt qua nổi bằng chính hai chân không củanó. Thế mà cả hai dân tộc này đã có lúc "thông cảm" nhau được. Đôngvà Tây của chúng ta không có những biên giới khốn nạn như vậy, thì sự"thông cảm" tại sao lại khó khăn? Điều đó có nghĩa rằng những khókhăn mà Phật giáo gặp phải, riêng trong lãnh vực giáo dục, không phải là"kỹ thuật khoa học" hay "truyền thống tâm linh" giữa Đôngphương và Tây phương. Nhưng nếu gạt những vấn đề này ra ngoài, e rằng chúng tadễ có khuynh hướng dẫm lên "lãnh vực siêu hình", như một giai thoạicủa Trang Tử: "Anh không phải là cá sao biết cá vui?"

Chúng ta biết rằng trong những cuộc thảo luận của các Đại họcở Á châu, người ta thường nhắc đến "kỹ thuật khoa học của Tây phương"và "Truyền thống tâm linh của Đông phương". Rồi lấy đó làm sứ mệnh màcác Đại học Á châu phải nỗ lực thể hiện cho "tốt đẹp mọi đườnghướng." Xét về nội dung cũng như ý hướng, điểm vừa nêu chỉ là một khẩuhiệu, không hơn không kém. Chúng tôi sẽ không cố ý khảo nghiệm về hiệu lực củakhẩu hiệu này.

Hiển nhiên, sự thực phải chấp nhận rằng kỹ thuật khoa học làsản phẩm độc đáo và gần như là độc nhất của Tây phương. Riêng về các Triết giaTây phương trong thế kỷ này, họ thấu hiểu tính thể kỹ thuật khoa học một cáchvô cùng tế nhị. Giả sử chúng ta đã hiểu rõ cặn kẽ một trong những mệnh đề áchyếu của Hiện sinh luận, theo đó, hiện hữu có trước yếu tính. Rồi từ đó mà suydiễn sẽ thấy rằng bản tính sâu xa của một hiện tượng cá biệt được thể hiện ngaytrong phương tiện hay phong cách hiện hữu như cá biệt của nó. Đấy chỉ mới lànhận định đại khái. Nếu lấy thí dụ điển hình từ một vài triết gia, về nhữngcống hiến của họ cho thể tài ngôn ngữ trong triết học Tây phương hiện đại chúngta sẽ thấy ra đâu là tính thể của "kỹ thuật khoa học" và đâu là bảnchất của "truyền thống tâm linh".

Wittgenstein là một điển hình độc đáo; ý tưởng chỉ đạo đượcghi trong Tractatus: ngôn ngữ là khuôn hình của thế giới. Do đó, giới hạn củangôn ngữ chúng ta chính là giới hạn của thế giới chúng ta. Ý tưởng này muốn nóirằng chính tất cả những phương pháp vận dụng ngôn ngữ của chúng ta hình thànhnên một vũ trụ quan hay nhân sinh quan nào đó. Mọi "không tưởng" màngười ta có thể khám phá ra ở một triết gia, không phải do bản chất không tưởngtrong tư tưởng của ông, nhưng chính ngôn ngữ và phương pháp vận dụng ngôn ngữcủa ông đã khép kín ông vào trong tháp ngà của một thứ tư duy không tưởng nàođó. Ngôn ngữ không còn là một thực thể ngoại tại và phổ biến mà ai cũng có thểvận dụng tùy nghi để nói lên những gì ẩn kín trong lòng. Thường nhật, với câuhỏi "cái này là gì?", chúng ta có cảm tưởng rằng nếu thỏa mãn đượcchữ "gì?" là đã có thể giải quyết được vấn đề, theo tiêu thức tổngquát của ngôn ngữ (x,y) hay E (x,y). Thực ra, vấn đề chỉ được thỏa mãn bằngcách vận dụng hợp qui đối với các khả biến, lại là tùy thuộc những liên hệ giữađịnh lượng phổ biến và định lượng cá biệt. Nhưng một khi những định lượng nàyđược cứu xét kỳ cùng, chúng bộc lộ ngay tính cách "giả tưởng" và cuốicùng tiêu thức tổng quát của ngôn ngữ thảy là mệnh đề giả hiệu. Phân tích nhưvậy tạo nên một cảm giác thất vọng đối với mọi thứ qui tắc ngôn ngữ mệnh danhlà "nghiêm túc" hay "chính xác"; và người ta chỉ còn mộttin tưởng độc nhất là ngôn ngữ của thi ca. Dù nó không nghiêm túc và chính xácnhư trong "kỹ thuật khoa học", nhưng khả năng thông diễn thực tại củanó quả là vô cùng phong phú. Bởi vậy các nhà thực nghiệm luận lý trong triếthọc Tây phương hiện đại chỉ chịu nghe theo ngôn ngữ của âm nhạc hơn bất cứ mệnhđề triết học hay khoa học nào.

Ở đây chúng ta cũng không quên những cống hiến củaMichel-Foucault đối với nền triết lý ngôn ngữ hiện đại. Trật tự của ngôn ngữ làtrật tự của thế giới. Đấy là điểm chính yếu. Ông mệnh danh sự cống hiến củamình là Khảo cổ học. Bởi vì, người ta có thể tìm thấy mọi dấu vết của lịch sửvăn minh nhân loại qua các thời đại bằng vào lịch sử phát triển của văn pháp.Dị biệt tính của các nền tư tưởng có thể theo đây mà khám phá. Lấy thí dụ, mộttrong những khó khăn của những giáo sư triết tại Việt Nam hiện nay đã đối đầukhi phải trình bày về quan niệm L' être hay Being hay Sein. Người học triết vìvậy rất bối rối, khi các dụng ngữ Việt không chứa thêm các chữ này. Những tồnthể, hữu thể, tính thể, rồi thể tính, vân vân. Vì lẽ rằng cơ cấu văn pháp Việtngữ không hề có những opus này. Ngôn ngữ Âu châu đã từng bất lực về L' être etle temps, thì bằng vào cơ cấu văn pháp của Việt ngữ không thôi, chúng ta khônglàm sao hiểu ra giới hạn của sự bất lực này. Khi một triết gia nói: "Câuhỏi về tính thể là một câu hỏi phổ biến tổng quát nhất, câu hỏi rỗng tuếch nhấttrong những câu hỏi, nhưng đồng thời câu hỏi ấy lại cũng có thể được cụ thể hóachung đúc lại rõ ràng nhất trong bất cứ hiện tính thể cá biệt nào". Đây lànhững lời rất xa lạ đối với cơ cấu văn pháp Việt ngữ. "Tính thể là một câuhỏi phổ biến tổng quát nhất,…", thực sự, l' être hay être mới là "phổbiến tổng quát" trong tiếng Pháp, còn tính thể thì không như vậy. Khổ tâmnhất cho người ta là không thể thay là cho tính thể. Như vậy, khi một ngườinói: thảm họa của dân tộc Việt Nam ngày nay được ghi đậm máu và nước mắt trên"câu hỏi về tính thể", thì đã bộc lộ một cách chua cay về định mệnhkhốn nạn của dân tộc này vốn bị ám ảnh bởi khẩu hiệu "phát triển kỹ thuậtkhoa học Tây phương và duy trì truyền thống tâm linh Đông phương". Sự pháttriển như vậy chỉ có nghĩa là biến tính và tự hủy chứ không phải duy trì gìhết.

Thế nhưng, như đã nói, không phải vì cố giải quyết êm đẹpkhẩu hiệu ấy mà những sinh hoạt của tư tưởng Phật học trong lãnh vực giáo dụcđã đương đầu với vô số khó khăn. Trong quá khứ, Phật giáo đã từng từ bỏ sắcthái của chế độ tăng lữ vốn phải ẩn cư trong các núi rừng sâu thẳm, để đi đếnnơi nào có máu và nước mắt đổ xuống vì nhân sinh; và cũng đã từ bỏ màu sắc Ấnđộ của nó để đi đến nơi nào có sự sống và có khát vọng giác ngộ về lẽ sống. Dùvậy, đức Thích Ca vẫn là người bằng xương bằng thịt, chưa hề là một thần linhcao cả. Do đó, phát triển hay duy trì một sản phẩm văn hóa nào đó không phải làvấn đề trọng đại để có thể đánh lừa như một khẩu hiệu hay một nhãn hiệu. Nó làlửa; chỉ có thể cắm bảng hiệu ở xa chứ không thể cắm ngay giữa lòng. Ngọn lửađó, một khi được khơi dậy, nó làm sáng ngời lên khát vọng nóng bỏng nhất trongcăn để sâu xa của lòng người; để người ta có thể thấy rõ, quả thực, mình muốngì trong cuộc sống này?

Dù sao, không ai lại có thể làm ngơ trước những thành quả màkỹ thuật khoa học Tây phương đang gây ảnh hưởng lớn lao trên mọi lãnh vực củathế giới hiện đại. Nói riêng cớ cấu tổ chức xã hội, ngay tại Việt nam, trongnhững năm qua, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam đã gặp những khủng hoảng trầm trọng.Lý do chính yếu, có lẽ người ta phải công nhận rằng đây là vấn đề nan giải giữanhững nguyên tắc tổ chức cơ cấu xã hội và truyền thống tâm linh. Nghĩa là, bấtcứ bằng cách nào, chúng ta vẫn phải bị đè nặng dưới áp lực của khẩu hiệu Pháttriển và Duy trì; giữa kỹ thuật khoa học và truyền thống tâm linh. Truyền thốngnày dĩ nhiên bị biến tính tận căn để khi được lồng vào những nguyên tắc tổ chứcbắt nguồn từ vũ trụ quan và nhân sinh quan của Tây phương; hay rõ hơn, của khoahọc và tính cách thực dụng của khoa học. Một số học giả Phật giáo Tây phươngkhi nghiên cứu về đường lối tổ chức của giáo đoàn tăng lữ của phật giáo đã tỏ ýlàm lạ: bằng một nguyên tắc nào đó mà giáo đoàn tăng lữ đã vượt qua được mọikhủng hoảng đáng lý phải phân hóa; vì sự khủng hoảng đã thực sự diễn ra và tạothành trên hai mươi bộ phái Phật giáo. Rồi đến khi Đại thừa Phật giáo ra đời,sự xung đột về tư tưởng lại càng rõ rệt. Nhưng, người ta vẫn nhận thấy mộtđiều: sinh hoạt của giáo đoàn tăng lữ không bị phân chia; giáo hội vẫn theo mộthình thức duy nhất mệnh danh là nguyên thủy. Có tư tưởng Đại thừa, nhưng chưahề có giáo hội Đại thừa; Tăng lữ vẫn phải sinh hoạt theo Thanh tịnh giới bổn.Hiển nhiên, trong đó, một vài tiểu tiết được sửa đổi; vì hoàn cảnh địa lý haythời đại. Chẳng hạn, tại những vùng khí hậu lạnh như ở Trung hoa, vấn đề khấtthực khó mà thi hành đúng theo nguyên thủy; hay không thể triệt để cấm tàng trữthực phẩm cách đêm. Ngày nay, tổ chức của Giáo hội tại Việt nam không còn lấyThanh tịnh giới bổn làm nguyên tắc chỉ đạo, mà căn cứ theo thể thức phân quyềncủa Tây phương. Thể thức này đang biến tính "truyền thống tâm linh"trong một vài phương diện. Thí dụ, bốn ba la di được coi là sinh mệnh của cơcấu tăng lữ nay dần dần mất tính cách hệ trọng của chúng. Trước đây, một sốtăng sĩ, do ảnh hưởng của tâm phân học, đã giải thích các ba la di theo đườnglối hơi lạ lùng. Tình trạng này đang trở thành sự thật, và người ta chỉ còncách "hợp thức hóa" những sự kiện "đã rồi". Trong đây, nộitình còn nhiều phức tạp vượt ngoài khả năng hiện hữu nên chúng tôi không thể đisâu vào các chi tiết.

Trên tất cả mọi vấn đề, chính thành quả của kỹ thuật khoa họcTây phương, với tính cách thực dụng của nó đối với những nhu cầu thiết yếu củađời sống, đã là một ám ảnh đè nặng lên tâm trí những người cố duy trì "Hữuhiệu" truyền thống tâm linh. Rồi ra, người ta cũng đòi hỏi phương phápthiền định chẳng hạn, phải làm sao để có hiệu lực y như bất cứ thành quả nào màkhoa học có thể mang đến. Như vậy, nếu khoa học có thể làm giảm thiểu hay diệttrừ những tai họa nào đó của đời sống thường nhật, người ta cũng muốn đòi hỏithiền định phải có hiệu năng đó, ít nhất là tương đương, nếu không nói là hoànhảo hơn. Xưa kia, một người đi học thiền, thiền sư đòi hỏi y phải loại bỏ nhữngmong cầu "thực dụng" nơi thiền. Nếu đời sống thường nhật nhờ tậpthiền mà tránh được một vài bất trắc, như bịnh hoạn, thì đấy phải coi là kếtquả "đương nhiên", có tính cách phụ thuộc, không nên lấy đó làm mụcđích. Người ta không được phép học thiền để có thể sống qua ngày tháng, sốngtrọn cuộc đời không tai họa. Nói như thế bỗng nhiên bị coi là không tưởng. Mộtgiai thoại khá lý thú, kể rằng, khi Phật sửa soạn qua sông bằng đò, ngài gặpmột ẩn sĩ; vị này thách thức ngài, với hiệu nghiệm của công trình tập thiền,nếu có, ngài thử vượt qua con sông mà không cần đò; có thế mới chứng tỏ được sựtiến bộ tâm linh. Phật nói, ngài chỉ cần vài xu nhỏ, rất dễ kiếm, là có thể quasông được, cần gì phải bỏ ra một quãng đời tập thiền. Thực sự, khi muốn khảonghiệm đời sống tâm linh bằng hiệu năng thực tế, quả tình người ta đã tạo ramột không tưởng trên tất cả mọi không tưởng; thế mà vẫn coi đó là điều lý thú!

Khó khăn của chúng ta chính là đây. Ngày nay hay ngày xưa,người ta vẫn đòi hỏi rằng chân lý phải được khảo nghiệm bằng hiệu năng thực tế.Do đó, một nền giáo dục hoàn hảo phải chứng tỏ những hiệu năng nó có thể manglại để thỏa mãn nhu cầu của người học. Vậy rồi, thay vì mở ra những con đườngđi vào thế giới tâm linh sống động, người ta đã quay ngược lại để trở về vớinhững nhu cầu hạ cấp của người học. Họ gieo cho người học những sợ hãi bất antrước một tương lai nào đó. Những "sinh tồn", "diệt vong"v.v., đấy là những mệnh đề giả hiệu, chúng có tác dụng làm tăng mối sợ hãi.Nhưng chúng cũng có thế lực khích động rất lớn, và đề ra những đường lối phảitheo. Y như một người tranh cử, hăm dọa cử tri bằng những viễn tượng đen tốicủa ngày mai, nếu mình không được chọn lựa. Cũng vậy, đối với chúng ta, mộtđường lối giáo dục được lựa chọn là có phát triển và có duy trì; vừa tiến bộ vàvừa không mất gốc. Trong trường hợp cực đoan, nếu bắt buộc phải chọn một tronghai, hoặc phát triển, hoặc duy trì, xưa nay Phật giáo đã chọn lối đi thứ nhất.Gốc của con người là ở tại lòng người, thì dù có phát triển đến đâu bằng cả tấmlòng của mình, chẳng có gì gọi là mất cả. Những thành ngữ quen thuộc:"phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật" hay "khổ hải thao thao,hồi đầu thị ngạn."

Trên đây chỉ đề cập đến một vài lý tưởng, gọi là ngoài lề.Bởi vì, trọng tâm của nó, với bốn chữ Duy Tuệ Thị Nghiệp, đã bị biến tính đểrồi Tuệ ở đây có nghĩa là kiến thức học vấn, gồm những "kỹ thuật","phương pháp", dành cho khẩu hiệu phát triển kỹ thuật, khoa học vàduy trì truyền thống tâm linh.

Tuệ Sỹ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/02/2015(Xem: 4706)
Một trong tôn giáo cổ xưa Có thầy tu nọ rất ưa tế thần Tuy ông nổi tiếng xa gần Nhưng mà mê muội tâm thần nhiều thay. Một hôm ông chọn dê này Cho rằng thích hợp, giết ngay tế thần Nghĩ suy lầm lạc vô ngần:
25/01/2015(Xem: 6637)
Tác phẩm Một Đóa Sen, được diễn nói về vận hành tầm sư học đạo của Sư bà Thích Nữ Diệu Từ, thật là gian truân trăm bề, được thấy từ khi mới vào “Thiền Môn Ni Tự” ở các cấp Khu Ô Sa Di, Hình Đồng Sa Di, ứng Pháp Sa Di và Tỳ Kheo Ni ở tuổi thanh niên mười (10) hạ lạp rồi, mà vẫn còn gian nan trên bước đường hành hoạt đạo Pháp. Nhưng Sư bà vẫn định tâm, nhẫn nhục , tinh tấn Ba la mật mà tiến bước lên ngôi vị Tăng Tài PGVN ở hai lãnh vực văn hóa quốc gia và Phật Giáo Việt Nam một cách khoa bảng. Nếu không nói rằng; tác phẩm “Một Đóa Sen và Pháp thân” của Sư bà Diệu Từ, là cái gương soi cho giới Ni PGVN VN hiện tại và hậu lai noi theo…
24/01/2015(Xem: 4862)
Mỗi sáng sớm khi sương còn mù mịt trên sông, chiếc thuyền con của lão già đã là đà rẽ nước, hướng về bờ – lúc thì bờ đông, lúc thì bờ tây, nơi những ngôi nhà tranh và những chiếc ghe nhỏ tụ tập. Mái chèo khua nhè nhẹ như thể sợ động giấc ngủ của thế nhân. Chẳng ai biết chắc lão có gia đình, nhà cửa ở đâu hay không. Nhưng người ta có thể đoán chiếc thuyền con ấy chính là nhà của lão, vì lão phơi thuốc, xắc thuốc, nấu thuốc ngay trên đó. Trên thuyền không còn ai khác. Ban đêm, thuyền của lão neo ở đâu không ai biết, nhưng sáng sớm thì thấy lù lù xuất hiện trên sông hoặc nơi bờ cát. Lão già đến và đi, một mình. Mỗi ngày xách cái túi nhỏ rời thuyền, thường là đi hái thuốc trên núi, ven rừng, bờ suối, có khi vào làng chữa bệnh cho bá tánh rồi ghé chợ mua vài thứ lĩnh kĩnh.
21/01/2015(Xem: 10107)
1. Chân như đạo Phật rất mầu Tâm trung chữ Hiếu niệm đầu chữ Nhân, Hiếu là độ được song thân Nhân là cứu độ trầm luân muôn loài. 5. Thần thông nghìn mắt nghìn tay Cũng trong một điểm linh đài hóa ra,
16/01/2015(Xem: 3624)
Sau 30-4-75, tất cả giáo chức chúng tôi đều phải đi học tập chính trị trong suốt 3 tháng hè mà họ gọi nôm na là "bồi dưỡng nghiệp vụ". Một buổi chiều sau mấy ngày "bồi dưỡng", tôi đạp xe lang thang qua vùng Trương minh Giảng, tình cờ gặp Báu - một người học trò năm xưa, rất xưa, đang ngơ ngẩn đứng trước cửa nhà. Dừng xe đạp, tôi chào: - Báu hả? Phải em là Trương thị Báu không? Có nhớ ra cô không? Báu giương mắt nhìn tôi, nhìn đi nhìn lại rồi nghiêng đầu lại nhìn...Em không nhớ nổi... Tôi đã thoáng thấy được một tâm thần bất thường qua thần sắc cũng như qua đôi mắt trống rỗng vô hồn!
16/01/2015(Xem: 4825)
Năm 1954 ông Thiện khăn gói đùm đề đưa mẹ, vợ và hai đứa con gái xuống con tàu há mồm vào Nam.Trên bờ, Thụ, người em trai của ông còn đưa tay vẫy vẫy. Đêm hôm qua, ông và người em trai bàn rất nhiều về chuyến ra đi này.Người em nói: - Đất nước đã hòa bình, độc lập, anh nên ở lại, dù gì cũng là nơi chôn nhau cắt rốn.Vào Nam xứ lạ quê người, chân ướt chân ráo trăm bề khổ sở... Ông Thiện đã trả lời em:
15/01/2015(Xem: 5057)
Trong cả thành phố này, anh chị chỉ có tôi là chỗ thân nhất, vừa là thầy vừa là bạn. Buổi sáng anh gọi phone bảo trưa nay đến đón tôi về nhà dùng cơm cho vui. Hôm nay là sinh nhật của thằng Alexander con một của anh chị.
14/01/2015(Xem: 7551)
Tiếng Hồng chung Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang nói riêng và các chùa trong thành phố Nha trang nói chung, sớm khuya ai cũng có thể nghe được, nhưng nghe để “Trí tuệ lớn” và “Bồ-đề sinh” thì tùy theo “phiền não” của đối tượng nghe có vơi nhẹ hay không? Riêng với nhà văn Võ Hồng, qua tác phẩm “Tiếng chuông triêu mộ” cho thấy Trí tuệ và Bồ đề của ông sanh trưởng tốt. Nhưng nhân duyên như thế cũng chưa đủ, ông là giáo sư của PHV, của trường Bồ Đề, là thiện tri thức của các bậc cao Tăng ở đồi Đông và đồi Tây non Trại Thủy. Có thế mới có truyện ngắn “Cây khế lưng đồi”, có tùy bút “Con đường thanh tịnh”. Thưa thầy Võ Hồng, chừng ấy đủ rồi, đủ cho PHV đi vào lịch sử văn học, đủ cho 100 năm sau, 1000 năm sau hay nhiều hơn thế nữa, nhìn thấy PHV uy nghi như một Linh Thứu thời Phật và cũng cho thấy các bậc cao Tăng Miền Trung nói riêng xứng đáng là những Sứ giả Như Lai đầy trách nhiệm đối với sự trường tồn của Phật giáo Việt Nam.
09/01/2015(Xem: 4237)
Tháng 10 năm 1962, TT Chủ Tịch Ủy Ban Liên Phái… nhờ Tôi đi công tác Vũng Tàu, Tôi đi chuyến xe đò lúc 8g30 sáng, xe chạy vừa khỏi hãng xi-man Hà Tiên, thì có 3 người đón xe. Anh tài xế nói với tôi : “Thầy vui lòng xuống hàng ghế phía dưới để cho “mấy cha”ngồi, vui nghen Thầy”! Tôi lách mình qua khoản trống thì có 2 vị đưa tay đón và đở nhường chỗ ngồi còn nói lớn: “Ngộ ha, cha quí hơn Thầy “! Tôi sợ gây chuyện không vui, nên đưa tay và lắc đầu xin yên lặng. Vì đương thời bấy giờ bóng dáng của các áo đen có nhiều sát khí thế lực! Nhưng, Mộc dục tịnh, nhi phong bất đình 木欲淨而風不亭.Xe chạy êm ả, gió lùa mát rượi.
26/12/2014(Xem: 13463)
Phât tử Chơn Huy ở Hoa Kỳ về có đem theo tập tự truyện dày của Tỳ Kheo Yogavacara Rahula. Cô nói truyện rất hay, khuyên tôi đọc và nhờ tôi dịch ra Việt ngữ để phổ biến trong giới Phật tử Việt Nam. Câu chuyện rất lý thú, nói về đời của một chàng trai Mỹ đi từ chỗ lang bạt giang hồ đến thiền môn. Truyện tựa đề "ONE NIGHT'S SHELTER (From Home to Homelessness)--The Autobiography of an American Buddhist Monk". Tôi đọc đi rồi muốn đọc lại để thấu đáo chi tiết trung thực của một đoạn đời, đời Thầy Yogavacara Rahula. Nhưng thay vì đọc lại, tôi quyết định dịch vì biết rằng dịch thuật là phương pháp hay nhứt để hiểu tác giả một cách trọn vẹn. Vả lại, nếu dịch được ra tiếng Việt, nhiều Phật tử Việt Nam sẽ có cơ duyên chia sẻ kinh nghiệm quý báu của Thầy Rahula hơn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]