Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

16. Phóng Rộng Tình Thương

29/11/201115:17(Xem: 4284)
16. Phóng Rộng Tình Thương
TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO
TRUYỆN THƠ - TẬP 3
Tâm Minh Ngô Tằng Giao
Diệu Phương
xuất bản 2004

(16)

PHÓNG RỘNG TÌNH THƯƠNG

Nơi thành Xá Vệ xưa kia

Vợ chồng nhà nọ rất chi là giàu

Vì cha ông họ từ lâu

Chết đi để lại đời sau gia tài.

Vợ chồng cả chục năm trời

Lấy nhau sinh được một người gái ngoan

Đẹp xinh, đức hạnh vẹn toàn

Mẹ cha chiều chuộng, khỏi làm lụng chi

Số cô sướng ít ai bì

Hưởng nhiều phước báu từ khi chào đời.

Vợ chồng sống rất thảnh thơi

Về sau thêm được hai người con trai

Gia đình êm ấm trong ngoài

Gái đầu lòng thấy tương lai rực hồng.

*

Khi cô lớn, định kén chồng

Nhắm chàng kia thấy cũng không thua gì

Bạc tiền, danh giá kể chi

Tâm đầu ý hợp, đôi bề luyến thương.

Đời người sinh tử vô thường

Cha chàng rồi đến mẹ chàng quy tiên

Một năm hai cái tang liền

Gia tài để lại bạc tiền sẵn đây

Chàng con được thừa hưởng ngay

Nhưng rồi sinh tật vui vầy ăn chơi

Nhiều gia sản, lắm cơ ngơi

Đua đòi hư hỏng sống đời tự do.

Cha cô gái chẳng âu lo

Nghĩ chàng tang chế khiến cho muộn sầu

Bước đường phóng túng chẳng lâu

Thói hư tật xấu sẽ mau ngưng liền

Thế là chấm dứt ưu phiền,

Anh chàng có sẵn bạc tiền trong tay

Con ông vẫn thoải mái ngay

Không lo vất vả đọa đày tấm thân

Cho nên ông chẳng phân vân

Đồng lòng cho cưới ngại ngần gì đâu.

Thế rồi chàng rể mau mau

Linh đình tiệc cưới rước dâu về nhà,

Chàng yêu vợ rất thiết tha

Từ sau ngày cưới chẳng xa vợ hiền

Chỉ quanh quẩn ở kề bên

Con đường trụy lạc tưởng quên hẳn rồi.

*

Nào ngờ ngày tháng dần trôi

Ngựa quen đường cũ có rời xa đâu

Chàng kia một sớm quay đầu

Về đường phóng đãng buồn đau thuở nào,

Bạn bè đông đảo biết bao

Say sưa ăn uống, ồn ào nói năng

Đua nhau nịnh hót rộn ràng

Gia tài do đó lẹ làng trôi đi,

Vợ khuyên can có ích chi

Chàng vung tay mãi đến khi hết tiền

Bạn bè xa lánh ngay liền

Khi chồng nhận rõ đảo điên cuộc đời

Than ôi thì đã muộn rồi

Còn đâu nhung lụa một thời xa xưa

Tuy nhiên sĩ diện có thừa

Nên chàng vẫn cố giữ như bình thường

Tỏ ra sang trọng phô trương

Vợ chồng do đó tìm phương kiếm tiền.

Chàng bèn nhờ cô vợ hiền

Về xin tiền bạc ở bên nhà nàng

Đặt điều nói dối mọi đường

Khi thì mua sắm nữ trang đắt tiền

Khi thì ruộng đất tậu thêm

Khi thì buôn bán ở miền xa xôi,

Dối quanh dối quẩn mãi rồi

Cuối cùng thú thật đầu đuôi sự tình

Cảnh sa sút của gia đình

Vì chồng chót dại gây thành khổ đau.

*

Cha cô gái rất buồn rầu

Giận chàng con rể trước sau gây phiền

Ăn chơi phung phí bạc tiền

Nhưng thương con gái ông liền giúp cho:

"Cứ xin mãi, chẳng hay ho

Giúp cho lần cuối, tự lo sau này!"

Tưởng rằng chàng rể đổi thay

Nào ngờ chỉ được ít ngày mà thôi

Cô con gái lại tới rồi

Lại xin tiền bạc ở nơi gia đình.

Cha cô thật rất bất bình

Không còn muốn giúp rể mình thêm chi

Ông thương con thuở xưa kia

Sống đời sung sướng có gì khổ đâu

Giờ đây đầy những lo âu

Vì chồng gieo khổ, gieo sầu mênh mông,

Ông bàn tính với vợ ông

Muốn cho con gái bỏ chồng này luôn

Sau rồi ông sẽ mang con

Gả cho người khác mới mong tốt lành.

Gái kia nghe lọt sự tình

Vội về kể lại ngọn ngành chồng nghe

Anh chồng chua xót tái tê

Suốt đêm trằn trọc bộn bề tâm can

Quẩn quanh suy nghĩ miên man

Trong niềm tuyệt vọng nát tan lòng người

Chợt chồng mất trí nhất thời

Kiếm dao giết vợ, giết người mình yêu

Rồi chàng tự sát chết theo

Xác nằm chung chỗ, máu gieo quanh vùng.

Được tin cấp báo hãi hùng

Cha cô gái tới, vô cùng đớn đau

Oán trời, trách đất hồi lâu

Than cho số mạng thảm sầu tang thương

Thần kinh rối loạn bất thường

Ông lang thang bước tìm đường hỏi thăm:

"Sao tôi số phận nhọc nhằn?

Sao tôi lâm cảnh khó khăn phũ phàng?"

*

Một ngày nắng đẹp thênh thang

Phú ông gặp Phật vội vàng quỳ tâu

Đầu đuôi gia cảnh thảm sầu

Dốc lòng thuật lại trước sau tâm thành

Thỉnh cầu Phật chỉ cho mình

Cội nguồn dẫn đến tội tình ngày nay.

Phật nghe xong phân tích ngay

Nguyên do sự việc đọa đày vương mang

Rồi ngài khuyên dạy nghiêm trang:

"Chúng sinh coi nặng tình thương gia đình

Nên thường chỉ để lòng mình

Hướng vào một chỗ mà thành khổ đau,

Tình thương phóng rộng ra mau

Thương yêu tất cả như nhau trên đời

Con ta nào khác con người

Niềm đau quằn quại tức thời tiêu tan!"

(phỏng theo bản văn xuôi của QUẢNG HUỆ)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2011(Xem: 2896)
Quỳnh Lộc là bạn học cùng lớp với chị cả của tôi, nhà chị cách đó chỉ vài căn. Cùng lớp cùng hàng xóm nên hai chị rất thân nhau. Đã vậy, nhà tôi có năm chị em gái, đủ chuyện, lắm trò càng thu hút chị Quỳnh Lộc chạy sang chơi. Dường như mỗi ngày chị đều ghé đến, sáng, trưa, chiều, tối...bất cứ lúc nào chị rảnh. Ba má tôi cũng dễ dãi, không ngăn cấm gì sự hiện diện của chị. Trái lại, còn coi chị thân thiện như con cháu trong nhà.
04/01/2011(Xem: 2605)
Mình biết rằng lối xưng hô này chưa được đúng lắm vì Kim Chi là bà Hiệu trưởng của mình nhưng Kim Chi vẫn thường nói hai đứa mình cùng ngang tuổi nhau nên muốn tụi mình xưng hô với nhau như vậy cho thân mật và mình đang làm theo lời yêu cầu của Kim Chi đây.
30/12/2010(Xem: 5083)
"Ngọc tỉnh liên" là "Hoa sen trong giếng ngọc". Đây là bài phú của Mạc Đĩnh Chi. Ông đỗ Trạng nguyên, khi vào bái yết nhà vua, Trần Anh Tông thấy hình dung ông xấu xí quá...
30/12/2010(Xem: 9525)
Trong đầm gì đẹp bằng Sen. Lá xanh bông trắng, lại chen nhụy vàng. Nhụy vàng bông trắng lá xanh. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
28/12/2010(Xem: 3878)
Một ông lão ở gần cửa ải Nhạn Môn, nơi giáp giới nước Tàu với Phiên Quốc (Hồ) có con ngựa. Một hôm, con ngựa đi mất. Người quen thuộc đều đến thăm hỏi, chia buồn.
28/12/2010(Xem: 2536)
Đời nhà Đường (618-907), triều Lý Thái Tông (Lý Thế Dân), niên hiệu Trinh Quán năm thứ 13, gần thành Trường An có con sông Kinh, nước trong vắt.
28/12/2010(Xem: 2533)
Thời xưa, người ta tiễn nhau thường bẻ cành liễu đưa cho người đi. Dương Quan là một cửa ải ở biên giới tỉnh Thiểm Tây. Đường thi có bài "Tống Nguyên Nhị sứ An Tây"...
25/12/2010(Xem: 2702)
Chúng ta, những người bỏ xứ ra đi, đã quay lưng với cổng trường ngày cũ, nhưng lòng vẫn còn tưởng nhớ đến những hình ảnh thân yêu của bạn bè ngày nào! Vẫn mong ước ngày trở lại để tìm kiếm ký ức thầm kín ngày xưa, để được nhìn gặp những người ở lại của thuở ấy, nhưng những người ở lại có còn gì nữa đâu? Đói khổ đã làm mòn mỏi thêm cuộc sống, tất cả chỉ còn biết đem hơi sức bám vào nhịp thở, sống cho qua chuỗi ngày còn lại. Tôi quen chị Xuân Viên khi được đổi về trường Sương Nguyệt Anh (SNA). Hình ảnh một con người tuy nhỏ bé nhưng lúc nào cũng đầy nghị lực đã đập vào mắt tôi và dần dần từ chỗ quen biết, chúng tôi đã thương mến nhau từ lúc nào cũng không hay nữa! Nói đến chị, phải nói đến một con người mẫu mực, một cô giáo hoàn toàn gương mẫu đúng phong cách một nhà giáo đầy đạo đức. Đó là người mà tôi mến phục nhất và lúc nào cũng chiếm trọn trong tôi một niềm thương yêu trìu mến và bất tận. Giao cho chị phụ trách làm giáo sư hướng dẫn một lớp nào, coi như nhà trường khỏi phải
24/12/2010(Xem: 7145)
Từ ngày định cư ở một xứ hiếm mưa, lắm lúc tôi tưởng chừng như không còn nhớ nhiều đến những cơn mưa vùng nhiệt đới; mưa quê hương, nhất là những cơn mưa dai dẳng của một xứ "mùa đông thiếu áo, mùa hè thiếu ăn", mưa xứ Huế!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]