Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

16. Người Ðệ Tử Cuối Cùng

29/08/201105:03(Xem: 4148)
16. Người Ðệ Tử Cuối Cùng

LƯỢC TRUYỆNTIỀN THÂN ĐỨC PHẬT
Hòathượng Thích Ðức Niệm
PhậtHọc Viện Quốc Tế, California, 1998

Người Ðệ Tử Cuối Cùng

Một hôm đang lúc ởthành Câu-Thi-Na, trong rừng Ta-La Song-Thọ, đức Phật gọi A-Nan bảo rằng:"Nầy A-Nan! Chỉ còn hai ngày nữa Như-Lai sẽ nhập Niết-bàn. Ta quán sátthấy ông Tu-Bạt-Ðà-La nay đã một trăm hai mươi tuổi, từ lâu tin theo đạoBà-la-môn, chuyên tu phạm-hạnh, căn tánh thuần thục, là người cuối cùng đángđược độ cho xuất gia thọ giới tu hành để chứng thành đạo quả. Vậy A-Nan, conhãy đi gấp đến chỗ ở của ông ấy, để khuyên ông nên mau mau đến gặp Như-Lai sẽtùy theo đó mà giải đáp để cho ông ta sớm được tỏ ngộ Chánh pháp".

A-Nan vâng lịnh đứcPhật, hoan hỷ vội vã lên đường đi đến ngôi làng cách rừng Ta-La Song-Thọ, nơiđức Phật sắp nhập Niết-bàn, khoảng mười chín dặm. Nơi đây, ông Tu-Bạt-Ðà-Lađang chuyên tâm trì trai giữ giới, tu tập phạm hạnh theo đạo Bà-la-môn, đãchứng đắc ngũ thông. Tu-Bạt-Ðà-La từ lâu nghe danh tiếng đức Phật và cũng đãđược bạn bè nhiều lần khuyên ông nên tìm đến ra mắt đức Phật để cầu đạo lýChánh pháp. Nhưng bởi do sở-tri-chướng và giới-cấm-thủ của ông quá sâu nặng,nên ông chỉ nể tình bạn đạo mà hẹn rày hẹn mai, rồi cuối cùng từ chối tất cảnhững lời khuyên tốt lành của bạn hữu.

Nhưng lạ thay! Lần nầykhi vừa thấy A-Nan đến, lòng Tu-Bạt-Ðà-La đặc biệt vui mừng. Khi nghe A-Nankhuyên ông nên mau mau lên đường đến yết kiến Phật, để Phật giảng giải nhữngchỗ nghi hoặc, vì ngày giờ Phật nhập Niết-bàn không còn bao lâu nữa. Vừa ngheA-Nan khuyên như vậy, ông Tu-Bạt-Ðà-La không một chút do dự, vui vẻ nhận lời,liền theo tôn giả A-Nan đến rừng Ta-la Song-thọ, vừa thấy tôn nhan uy nghiêmsáng chói của Phật, Tu-Bạt-Ðà-La tự nhiên cảm thấy nơi lòng như có một dòngsuối mát chảy khắp cả người, tâm hồn trở nên bình thản thanh thoát lạ thường.Liền đó, những giáo điều cằn cỗi của đạo Bà-la-môn rằng buộc tâm tư ông từ baonăm tháng thoát nhiên tiêu tan. Bây giờ ông cảm thấy tâm hồn sảng khoái nhẹnhàng thoát ly trần tục. Trước mặt ông là đức Phật sáng ngời hiển lộ ra ba mươihai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, tỏa ra phong độ từ bi hỷ xả tự tại giải thoátsiêu phàm, không như trí ông đã tưởng tượng trước đây.

Ðối với đức độ oainghi trang nhiêm thanh tịnh của Phật, khiến cho Tu-Bạt-Ðà-La ngây ngất khởilòng cung kính đảnh lễ sát đất. Mỗi lạy tâm trí của ông mỗi bừng sáng như bìnhminh rạng rỡ ánh xuân.

Sau khi được Phật âncần giải đáp những chỗ nghi hoặc, đồng thời khai thị cho ông nhận chân thậttướng các pháp, khiến cho ông thể nhập bản thánh chơn tâm. Bấy giờ Tu-Bạt-Ðà-Lathành kính đảnh lễ Phật, khẩn thiết xin cho được xuất gia thọ giới, khởi tâmthâm tín phát nguyện tinh chuyên như pháp tu hành. Ngay trong đêm ấy, ông chứngđược quả A-la-hán. Tu-Bạt-Ðà-La thành khẩn xin được đảnh lễ tạ ơn Phật đã khaithị cho ông và liền đó ông thâu thần tịch diệt trước Phật.

Thấy hiện tượng kỳdiệu đặc thù của ông Tu-Bạt-Ðà-La như thế, khiến cho lòng đại chúng lúc bấy giờthắc mắc nghi vấn. Tất cả đều hướng mắt nhìn về đức Phật với cõi lòng mong mỏiđược sự giải đáp đích thực. Ðức Phật biết rõ tâm trạng của đại chúng nghi ngờ.Ngài với phong độ từ dung, giọng nói thật hiền hòa trong sáng như chuông ngân,lần lượt giảng giải: "Nầy các đệ tử! Ta biết các con trong lòng đang mangnỗi thắc mắc nghi vấn về Tu-Bạt-Ðà-La. Tại sao Tu-Bạt-Ðà-La lại nghe lời khuyêncủa A-Nan một cách dễ dàng để đến đây ra mắt Như-Lai? Tại sao khi thấy A-Nan,Tu-Bạt-Ðà-La khấp khởi vui mừng và nhất là sau khi thọ tỳ-kheo-giới,Tu-Bạt-Ðà-La tu hành chỉ có một ngày đêm liền chứng quả A-la-hán và liền đó thâuthần tịch diệt trước khi Nhự-Lai thâu nhận Tu-Bạt-Ðà-La tuổi đã già đến mộttrăm hai mươi rồi, làm người đệ tử xuất gia cuối cùng? Những điều thắc mắc củacác con quả thật chính đáng! Vậy, các đệ tử hãy lắng nghe, ta sẽ vì các con màgiải hết mối nghi ngờ trước khi ta vào Niết-bàn".

Khi nghe đức Phật nêuđúng chỗ nghi vấn của mình, đại chúng ai nấy đều vô cùng vui mừng hớn hở, nhưkhát gặp nước, như đói gặp thức ăn, nơm nớp chờ pháp âm của Phật.

Khắp nhìn đại chúng,đức Phật nói: "Trong thời quá khứ xa xưa, có một kiếp nọ ta bị đọa làmthân con nai chúa. Một hôm bỗng nhiên trời nổi mưa to gió lớn, nước lụt ngập cảkhu rừng, nơi ta và đàn nai đã từng sống yên ổn bao năm, bây giờ lâm cảnh nguykhốn dập dồn, nai phải dời chỗ ẩn trú. Lúc bấy giờ nai chúa đã phải lần lượtđem sức cứu hết đàn nai qua sông. Cuối cùng chỉ còn một con nai nhỏ yếu nhấtđàn, nai chúa phải ra sức cưu mang qua bờ an toàn bên kia. Nai chúa phải cố lấyhết sức tàn bơi qua dòng nước lũ, mang nai con đến bờ, rồi cố ngoi đầu lên mấylượt như luyến tiếc trối trăng điều gì, rồi ngay khi đó nai chúa tắt thở, buôngtrôi chìm sâu theo dòng nước cuốn. Trong lúc hấp hối sắp vĩnh biệt trong dòngnước lũ cuốn phăng, nai chúa khởi tâm nguyện: "Trong trương lai, khi tuhành thành Phật sẽ độ hết đàn nai, đặc biệt là nai con sẽ được độ xuất gia tuhành thành đạo, trước khi Niết-bàn".

Ðức Phật nói tiếp: Nầycác đệ tử! Các con nên biết rằng, đàn nai kia chính là tiền thân các con ngàyhôm nay. Còn nai con được cứu sống cuối cùng, thì không ai đâu xa lạ, mà chínhlà tiền thân của ông Tu-Bạt-Ðà-La. Nai chúa thời đó, chính là tiền thân củaNhư-Lai ta ngày nay đây.

Ðức Phật còn nói tiếp:Nầy các đệ tử! Lại nữa, ta còn nhớ trong một kiếp quá khứ xa xưa ở thời quákhứ, khi ta còn là một tăng sĩ đang tu hành dưới cội cây cổ thụ, thì bỗng mộthôm vị thọ thần của cây cổ thụ nầy hiện ra mách bảo với ta rằng: "Bên kiadãy núi cách đây xa tám mươi dặm có đức Phật Ca-Diếp đang thuyết những bài phápcuối cùng trước khi Ngài vào Niết-bàn. Vậy tăng nhân hãy gấp rút đến đó để ramắt đức Phật ấy".

Vị tăng nhân đáp:"Ðường đi quá xa lại núi non ngăn cách hiểm trở, bần tăng nầy làm sao đicho kịp?"

Vị thọ thần đáp:"Nếu Ngài muốn đi, xin Ngài hãy an tọa định tâm niệm Phật thì trong giâylát sẽ được đến trước đức Phật kia.

Vị tăng nhân y theolời thọ thần khuyên, an nhiên tĩnh tọa niệm Phật. Thọ thần liền vận dùng thầnlực của mình chỉ trong giây lát đưa vị tăng nhân đến trước đức Phật Ca-Diếp,nghe pháp, thoát nhiên đại ngộ, được Phật Ca-Diếp thọ ký cho trong tương lai vàothời Hiền kiếp sẽ thành Phật hiệu là Thích-Ca Mâu-Ni. Và liền đó, vị tăng nhânkia thâu thần tịch diệt trước Phật Ca-Diếp.

Thọ thần thấy vậy phátnguyện rằng: "Chừng nào vị tăng nhân được Phật Ca-Diếp thọ ký kia thànhPhật, thì lúc ấy tôi nguyện làm đệ tử cuối cùng của vị Phật đó, và nhập diệttrước khi vị Phật đó vào Niết-bàn".

Phật tiếp: "Cáccon nên biết, vị thọ thần kia chính là tiền thân của Tu-Bạt-Ðà-La. Còn vị tăngnhân chính là tiền thân của Như-Lai ta đây vậy".

Phật lại tiếp :"Nầy các đệ tử! Cũng trong thời quá khứ xa xưa, có một kiếp nọTu-Bạt-Ðà-La đã từng làm cha của A-Nan. Và cả hai cha con người nầy đều có tâmtu hành cùng nhau phát nguyện rằng: Hễ ai gặp minh sư tu chứng đạo trước thìmách bảo cho nhau. Do nhân duyên nầy mà phụ tử tình thâm và lời nguyện đời đờicùng nhau nhắc nhở gắn bó tu hành, nên vẫn còn tiềm tàng trong tâm thức đếnnay. Vì vậy mà Tu-Bạt-Ðà-La đã từ chối tất cả bao lời khuyên của các bạn hữu,nhưng khi thấy A-Nan đến khuyên thì Tu-Bạt-Ðà-La liền vui vẻ nhận lời và cùng theoA-Nan về ra mắt Như-Lai, trước khi Như-Lai vào Niết-bàn".

Ðại chúng nghe đứcPhật cặn kẽ giải đáp xong, ai nấy đều cảm thấy như khát được uống, đói đước ăn,tâm trí sáng ngời, cõi lòng thanh thảnh an vui, đồng đảnh lễ Phật, rồi cùngngồi xung quanh nghe Phật di chúc những lời cuối cùng.

Hết

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/03/2011(Xem: 8736)
Theo đạo Phật, luật nhân quả không chỉ giới hạn trong một đời sống hiện tại này, mà là một quy luật chi phối trong suốt dòng thời gian...
13/03/2011(Xem: 10749)
Các chân sư thực hiện những kỳ công của các ngài mà không chút tự hào, với một thái độ giản dị hồn nhiên hoàn toàn như trẻ con. Các ngài biết rằng, năng lực của tình thương luôn che chở các ngài.
13/03/2011(Xem: 6682)
Ngài Nam Tuyền nói: “Tâm bình thường là đạo.” Chư vị Tổ sư dùng đến vô số phương tiện cũng không ngoài việc dẫn dắt người học đạt đến tâm bình thường này.
10/03/2011(Xem: 11948)
Trong lúc thiền quán, tôi tập trung suy nghĩ rất nhiều những lời thầy dạy. Tôi bừng tỉnh nhận ra quả thật điều mà tôi khổ công tìm kiếm không phải là việc say mê dành trọn thời gian cho việc tu tập thiền định.
09/03/2011(Xem: 11191)
Trong đạo Phật, hiếu hạnh được xem là đứng đầu trong tất cả các đức hạnh. Điều này đã được đức Phật chỉ dạy trong rất nhiều kinh điển.
04/03/2011(Xem: 5542)
Đã biết nhân quả theo nhau như bóng với hình, nên kể từ đây chúng ta hãy phát tâm dũng mãnh làm mới lại mình, sám hối, ăn năn những sai lầm đã phạm trước kia.
04/03/2011(Xem: 10833)
Đây là một bản kinh Phật đặc sắc, nêu bật lên ý nghĩa nhân quả bằng những truyện tích nhân duyên rất sống động, được thuật lại với nhiều chi tiết thú vị.
04/03/2011(Xem: 8439)
Một hôm, Hàn Sơn hỏi Thập Đắc: Ở đời, có người đánh tôi, mắng tôi, làm nhục tôi, khi dễ tôi, dọa tôi, gạt tôi, chê tôi, khinh tôi, ăn hiếp tôi, cười ngạo tôi cho đến đối xử khắc nghiệt với tôi, thì phải xử trí như thế nào? Thập Đắc đáp: Chỉ cần nhịn nhục họ, kính họ, sợ họ, tránh họ, nhường họ, khiêm tốn với họ, không chống cự họ, không cần để ý đến họ, rồi chờ ít năm ông hãy nhìn họ xem.
04/03/2011(Xem: 7362)
Ngài Hàn-Sơn : Trong thế gian mà bị người phỉ báng, khi dễ , nhục mạ, cười chê, khinh khi , chà đạp, ghen ghét , đè bẹp, đố kị ta. Như thế, ta phải xử trị cách nào ? Ngài Thập-Đắc trả lời : Thản nhiên vì họ mà nhẫn, mà nhường,  mà cung kính, là trọng tự do của họ, mà tránh đi, cuối cùng đừng để ý tới họ nữa. Chờ vài năm sau sẽ gặp họ. Hàn-Sơn lại hỏi : Họ vẫn giữ quyết liệt như vậy ! Có thể trốn núp được chăng ? Ngài Thập-Đắc nói : " Tôi đã từng thuộc Bài Kệ của Bồ-Tát Di-Lặc. Bạn lắng nghe ! Tôi vì Bạn mà niệm bài kệ :
24/02/2011(Xem: 2911)
Cách đây 28 năm (1973), hồi đó tôi 16 tuổi (1945), nghe kinh Bát Nhã và pháp Bảo Đàn, bỗng nhiên lòng tôi không còn luyến tiếc gì bản thân và muốn xa lìa tất cả để lên non cao tu luyện. Tôi đem ý nguyện ấy thưa với Bổn sư là Hòa thượng Diệu Quang, Tổ thứ sáu của Tổ đình Thiên Ấn và là vị khai sơn chùa Viên Giác núi Thanh Thanh - nơi tôi đang tu học. Hòa thượng nhìn tôi và nghiêm trọng bảo - ông nên dẹp bớt lòng bồng bột ấy đi! Vì khi đang học đạo thì ai cũng tưởng mình có thể thực hành sáu pháp lục độ chẳng mấy khó. Nhưng khi va chạm vào thực cảnh, chịu đói lạnh vài ba tháng, những cơn sốt rét ở rừng sâu và biết bao cảnh trạng kỳ quái cứ đêm đêm lại hiện về như trêu cợt, như dọa nạt thì thối chí ngay. Nếu chí thoát trần mạnh mẽ có thể vượt qua được, thì bấy giờ cái "Động" ở nội tâm lại hiện ra. Tổ xưa đã dạy: "Cực tịnh sanh động". Ông nên tham cứu nghĩa lý ấy và nán lại năm sau, hay đợi khi thọ đại giới rồi sẽ cho ông đi cũng không muộn. Rồi Hòa thượng đưa tay chỉ về trảng núi phía tâ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]