Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dốc mơ đồi mộng

28/08/201116:52(Xem: 2884)
Dốc mơ đồi mộng

lotus_5
Diệu Nga

DỐC MƠ ĐỒI MỘNG

Tu Viện Trúc Lâm Canada Xuất Bản PL. 2547 DL. 2003
MỤC LỤC

Lời Giới Thiệu
Mùa Hoa Năm Nào 01

Sống

Vườn Cải Hoa Vàng

Bện Nan Y

Sư Ông và Lãng Tử 05

Hữu Công Hữu Tội

Bức Tranh Phù Thủy

Những Giọt Lệ Hồng

Hai Cha Con

Tiếng Gọi 10

Mẹ Tôi

Khai Bút

Xuân Tâm

Họa Phúc Trùng Trùng

Dốc Mơ Đồi Mộng 15

Phụ Trương - Phật Mẫu

Phụ Trương - Sống Tức Là Tương Quang 17



Lời Giới Thiệu

Tôi tình cờ gặp lại chị Diệu Nga vào dịp lễ Phật Đản năm 2003 tại chùa An Lạc, San Jose, sau mười lăm năm kể từ ngày chị và gia đình rời thành phố Calgary, Canada để sang định cư tại Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ. Sau khi hàn huyên đôi chuyện xa gần, chị mở lời muốn in lại các bài viết ngắn của chị đã được đăng trên một số đặc san, nguyện san Phật giáo ở hải ngoại thành một tuyển tập, và nhờ tôi viết lời giới thiệu. Tuyển tập này lấy tên “Dốc Mơ Đồi Mộng” mà chị dự định ấn hành vào cuối năm 2003. Tôi hoan hỷ nhận lời không chút do dự. Vậy mà từ khi nhận tập tài liệu, tôi lại bận rộn với nhiều Phật sự đây đó, giam quyển sách của chị gần một năm trường, bây giờ cuối năm 2004 mới chuẩn bị đem ra đánh máy để in, thành thật cáo lỗi cùng chị…

Tôi còn nhớ mùa hè năm 1988, trước khi gia đình chị Diệu Nga rời Canada, chị đã mang đến Tu Viện Trúc Lâm một bản thảo của quyển kinh “Bát Nhã Cương Yếu” để nhờ “Việt Publisher” ấn hành. Nhà in “Việt Publisher” mới vừa khai trương được hơn một tháng, do một nhóm anh em trong Gia Đình Phật Tử Thiện Tâm lập nên. Họ là những thành viện của Tu Viện Trúc Lâm, nên tôi cũng được tham gia duyệt lại bản thảo đó. Dù chưa quen thân với chị Diệu Nga, nhưng tôi cũng cảm nhận được lòng nhiệt thành của một vị nữ cư sĩ hiếu đạo. Được biết lúc bấy giờ việc ấn loát một bản văn chữ Việt vẫn còn rất khó khăn và khá tốn kém. Trong khi chị mới vừa đặt chân đến Canada chỉ trước tôi một vài năm, việc làm, lương bổng chắc chắn vẫn còn eo hẹp, vậy mà chị đã góp nhóp số tiền dành dụm của gia đình, và một số ít của bạn bè thân thiết, phát tâm làm công việc ấn tống này. Quả tình tôi rất khâm phục. Tôi hỏi chị: quyển sách này có phải do chị viết không? – dạ không, đây là loại sách biên khảo rất công phu, nghiên cứu toàn bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 quyển do Sư Bà Ni Trưởng Thích Nữ Như Thanh (hiệu Hồng Ẩn) bỏ công nhiều năm soạn thành bộ cương yếu này. Rất tiếc lúc ấy nhà nước cộng sản vừa chiếm miền Nam nên không cho phép in ấn bất cứ một loại kinh sách nào. Con đã xin nhận lãnh sứ mạng của Sư phụ đem bộ kinh này ra hải ngoại để kịp thời phổ biến, kẻo nó bị mai một, chị trả lời câu hỏi. Lúc đó tôi tự nghĩ, kinh “Đại Bát Nhã” là một bộ kinh mà áo nghĩa vô cùng thâm sâu, không dễ gì một vị tu sĩ bình thường mà có thể mò mẫm vào được cánh cửa chơn không diệu hữu của triết lý tánh không, hay “Đại Bát Nhã Trí Tuệ” u huyền này. Như thế thì việc phổ biến một quyển kinh thật khúc mắc, khó hiểu trong lúc này tại hải ngoại thực sự có lợi ích gì cho độc giả không? Dường như chị cũng có cùng cảm nghĩ nên không để tôi hỏi, chị tự trả lời: - Đó là tài liệu khổ công rất nhiều của Sư phụ con trong lúc tuổi quá già; con chỉ muốn sư phụ được nhìn thấy nó khi Sư phụ còn sống; đồng thời cũng để đóng góp vào kho tàng chánh pháp của nhân gian một tài liệu quý báu, một tác phẩm trọng yếu cho người học Phật, hay cho những bậc thức giả khát khao, muốn khám phá kho tàng “Diệu Trí” của chư Phật, tôi khẻ mỉm cười đồng tình với chị…

Rồi từ đó mất liên lạc. Thỉnh thoảng, tôi có dịp đọc một số bài viết đăng tải trên các đặc san, nguyện san Phật giáo ở hải ngoại với bút hiệu “Diệu Nga” là pháp danh của chị, tôi nghĩ không biết đó có phải là chị hay không. Cho đến một hôm, khi nhận được quyển “Giọt Lệ Như Sương” của Diệu Nga do Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản lần đầu và gửi tặng, trong đó có ít bài tôi đã đọc được trên các báo, mới hay đó chính là bài viết của chị. Những câu chuyện tản mạn này tuy ngắn nhưng lại làm cho nhiều người cảm xúc, tỉnh ngộ, thích thú, đón nhận nó thật nồng nhiệt như một loại giáo lý nhân gian dễ hiểu, không cần động não, có lẽ vì tình chất bình dị và có lý tưởng của nó.

Đọc hết những mẩu truyện ngắn trong tuyển tập “Dốc Mơ Đồi Mộng” của Diệu Nga, tôi có cảm tưởng chị đã đem cả tâm hồn mình để hòa quyện trong cái lý tưởng thương đời, mến đạo của chị. Đã trải hết tâm tư mình dệt thành một bức tranh với những màu sắc linh động như thật, như hư, như mơ, như mộng, khi thăng khi trầm, chợt ẩn, chợt hiện trong cái chân lý sống thực của thế gian: có, không, vô thường, vô ngã và đau khổ. Mỗi cốt chuyện đều có sức lôi cuốn đặc biệt. Lôi cuốn ở đây không có nghĩa là vì nó éo le tình tiết như những thiên tiểu thuyết tình cảm ướt át, hoặc những chuyện hư cấu đầy kịch tính của tiểu thuyết kiếm hiệp. Mà mỗi câu chuyện được kể đều là những ước vọng đơn sơ, rất thường tình trong cái hỷ, nộ, ái, ố, ai, lạc, dục, còn phủ trùm bởi phiền não vô minh. Kết thúc mỗi câu chuyện chị thường cho người đọc cái cảm quan trong tỉnh thức để nhận diện nó với chính nhân sinh quan của mình. Hương liệu của những vị mặn, chát, chua, cay, đắng, ngọt của cuộc đời còn được chị xem là cốt lõi của triết lý sống. Đối đãi, phân biệt là trò chơi của nhơn gian, ai chấp nhận nó là phải chấp nhận tất cả những quy luật của thế gian. Tuy nhiên trên quy luật của thế gian còn có một thứ quy luật bình đẳng chưa hề tha thứ cho một ai đó là “Luật Nhân Quả”. Chính điều đó mà con người mới có lý tưởng để đeo đuổi, có hạnh phúc để xây dựng, để nhìn đời chứ, phải không quý vị?

Tuyển tập “Dốc Mơ Đồi Mộng” này tuy không thâm uyên như “Bát Nhã Cương Yếu” mà chị đã bỏ rất nhiều thì giờ, công sức để đáp đền ơn Sư phụ. Nhưng nó có một công năng chuyển hóa rất lớn đối với những mảnh đời trôi dạt biển khơi. Trong đêm đen tăm tối, nhìn được cây “Đèn Bão” lung linh trước gió cũng định được bến bờ. Tôi vẫn thấy giá trị đồng bản thể của nó với “Bát Nhã Cương Yếu” không khác chút nào. Vì vậy, để trân trọng giới thiệu đến các bạn độc giả xa gần, tôi chỉ xin quý vị thử rảo bước vào thế giới “Dốc Mơ Đồi Mộng” của tác giả Diệu Nga thì sẽ cảm nhận được trọn vẹn cái hương vị của nó.

Quý đông, năm Giáp Thân 2004

Thích Thiện Tâm



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/03/2011(Xem: 10608)
Các chân sư thực hiện những kỳ công của các ngài mà không chút tự hào, với một thái độ giản dị hồn nhiên hoàn toàn như trẻ con. Các ngài biết rằng, năng lực của tình thương luôn che chở các ngài.
13/03/2011(Xem: 6591)
Ngài Nam Tuyền nói: “Tâm bình thường là đạo.” Chư vị Tổ sư dùng đến vô số phương tiện cũng không ngoài việc dẫn dắt người học đạt đến tâm bình thường này.
10/03/2011(Xem: 11770)
Trong lúc thiền quán, tôi tập trung suy nghĩ rất nhiều những lời thầy dạy. Tôi bừng tỉnh nhận ra quả thật điều mà tôi khổ công tìm kiếm không phải là việc say mê dành trọn thời gian cho việc tu tập thiền định.
09/03/2011(Xem: 11003)
Trong đạo Phật, hiếu hạnh được xem là đứng đầu trong tất cả các đức hạnh. Điều này đã được đức Phật chỉ dạy trong rất nhiều kinh điển.
04/03/2011(Xem: 5472)
Đã biết nhân quả theo nhau như bóng với hình, nên kể từ đây chúng ta hãy phát tâm dũng mãnh làm mới lại mình, sám hối, ăn năn những sai lầm đã phạm trước kia.
04/03/2011(Xem: 10701)
Đây là một bản kinh Phật đặc sắc, nêu bật lên ý nghĩa nhân quả bằng những truyện tích nhân duyên rất sống động, được thuật lại với nhiều chi tiết thú vị.
04/03/2011(Xem: 8257)
Một hôm, Hàn Sơn hỏi Thập Đắc: Ở đời, có người đánh tôi, mắng tôi, làm nhục tôi, khi dễ tôi, dọa tôi, gạt tôi, chê tôi, khinh tôi, ăn hiếp tôi, cười ngạo tôi cho đến đối xử khắc nghiệt với tôi, thì phải xử trí như thế nào? Thập Đắc đáp: Chỉ cần nhịn nhục họ, kính họ, sợ họ, tránh họ, nhường họ, khiêm tốn với họ, không chống cự họ, không cần để ý đến họ, rồi chờ ít năm ông hãy nhìn họ xem.
04/03/2011(Xem: 7282)
Ngài Hàn-Sơn : Trong thế gian mà bị người phỉ báng, khi dễ , nhục mạ, cười chê, khinh khi , chà đạp, ghen ghét , đè bẹp, đố kị ta. Như thế, ta phải xử trị cách nào ? Ngài Thập-Đắc trả lời : Thản nhiên vì họ mà nhẫn, mà nhường,  mà cung kính, là trọng tự do của họ, mà tránh đi, cuối cùng đừng để ý tới họ nữa. Chờ vài năm sau sẽ gặp họ. Hàn-Sơn lại hỏi : Họ vẫn giữ quyết liệt như vậy ! Có thể trốn núp được chăng ? Ngài Thập-Đắc nói : " Tôi đã từng thuộc Bài Kệ của Bồ-Tát Di-Lặc. Bạn lắng nghe ! Tôi vì Bạn mà niệm bài kệ :
24/02/2011(Xem: 2849)
Cách đây 28 năm (1973), hồi đó tôi 16 tuổi (1945), nghe kinh Bát Nhã và pháp Bảo Đàn, bỗng nhiên lòng tôi không còn luyến tiếc gì bản thân và muốn xa lìa tất cả để lên non cao tu luyện. Tôi đem ý nguyện ấy thưa với Bổn sư là Hòa thượng Diệu Quang, Tổ thứ sáu của Tổ đình Thiên Ấn và là vị khai sơn chùa Viên Giác núi Thanh Thanh - nơi tôi đang tu học. Hòa thượng nhìn tôi và nghiêm trọng bảo - ông nên dẹp bớt lòng bồng bột ấy đi! Vì khi đang học đạo thì ai cũng tưởng mình có thể thực hành sáu pháp lục độ chẳng mấy khó. Nhưng khi va chạm vào thực cảnh, chịu đói lạnh vài ba tháng, những cơn sốt rét ở rừng sâu và biết bao cảnh trạng kỳ quái cứ đêm đêm lại hiện về như trêu cợt, như dọa nạt thì thối chí ngay. Nếu chí thoát trần mạnh mẽ có thể vượt qua được, thì bấy giờ cái "Động" ở nội tâm lại hiện ra. Tổ xưa đã dạy: "Cực tịnh sanh động". Ông nên tham cứu nghĩa lý ấy và nán lại năm sau, hay đợi khi thọ đại giới rồi sẽ cho ông đi cũng không muộn. Rồi Hòa thượng đưa tay chỉ về trảng núi phía tâ
21/02/2011(Xem: 7979)
Đêm đã khuya không biết bây giờ là mấy canh giờ mà Nàng Lan vẫn còn miệt mài bên cây đèn bóng 60Watt, nàng Lan Rừng đang cặm cụi viết cho xong đoản văn mài dũa cái bọn đàn ông bạc tình, vô nghĩa, chỉ ích kỷ nghĩ cho mình, chỉ thích đi theo Ma Nữ trẻ đẹp tại quê nhà. Bàn tay ngà lướt nhanh trên phím gõ của dàn máy vi tính khá hiện đại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]