Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

04. Thiện Hữu và Ác Hữu

29/08/201105:03(Xem: 4380)
04. Thiện Hữu và Ác Hữu

LƯỢC TRUYỆNTIỀN THÂN ĐỨC PHẬT
Hòathượng Thích Ðức Niệm
PhậtHọc Viện Quốc Tế, California, 1998

Thiện Hữu và Ác Hữu

Một hôm trên pháp tòa,đức Phật thuyết giảng về lý nhân quả luân hồi, Ngài nói:

Ngày xưa có một vị vuarất mực đạo đức, công bằng, bốn phương thiên hạ đều ngưỡng mộ. Nhà vua đóng đôtại thành Ba-La-Nại. Trên sáu mươi nước chư hầu quy phục. Cung thành có trênnăm trăm thớt voi thiện chiến, và trên hai chục ngàn cung phi mỹ nữ trẻ đẹp.

Tuy uy danh vang lừngbốn phương, nhưng nỗi buồn thầm kín của nhà vua là không có thái tử để kế tự.Nên việc nối dõi tông đường lúc nào cũng làm cho nhà vua suy tư lo nghĩ. Nhàvua thường phát tâm bố thí bần dân, khuyên trăm họ ăn ở hiền lành. Hằng ngày,ngoài việc triều chính ra, nhà vua ngày đêm ăn chay nằm đất khấn Phật cầu trờicho được một hoàng nam để nối nghiệp đế vương, để cho dòng tôn thất của nhà vuakhỏi bị vô nhân kế tự. Suốt mười hai năm trầm tư khấn cầu như thế, hoàng hậu vàthứ hậu mới cùng lúc thọ thai sanh ra hai hoàng tử. Ðặc biệt hoàng tử của chánhhậu thì tướng mạo khôi ngô anh tuấn, có đức tướng trượng phu.

Sau khi hai hoàng tửchào đời, nhà vua vui mừng trút hết bao nỗi ưu sầu trong suốt mười mấy năm loâu. Nhà vua hội họp quần thần, và cho mời thầy tướng số giỏi nhất trong nướcđến để xem tướng cho thái tử.

Vừa thấy con của chánhhậu, các thầy tướng nhìn kỹ một hồi rồi nói: "Tâu Bệ-hạ, khi thọ thai tháitử và khi thái tử sanh ra có điều chi lạ không?"

Vua phán: "Từngày thọ thai thái tử thì đặc biệt tánh tình hoàng hậu trở nên hiều lành đônhậu, khoan dung đại độ, lúc nào cũng lộ vẻ tươi cười dịu dàng, lại hay làm việcbố thí giúp đỡ người khác".

Các thầy tướng thưarằng: "Ðấy là nhờ thiện nghiệp của thái tử mà cảm hóa tánh tình của hoànghậu. Vậy theo chúng tôi, xin tâu Thánh-thượng, tên thích hợp nhật đặt cho tháitử là Thiện-Hữu".

Các thầy tướng lạixoay sang nhìn kỹ con của thứ hậu một hồi lâu rồi cũng hỏi giống như trước,được quan Thái-giám trả lời rằng: "Từ khi thứ hậu thọ thai cho đến khisanh hoàng nam đến nay, tánh tình của thứ hậu bỗng trở nên kiêu căng ngạo nghễ,tham ác ích kỷ, ăn nói cộc cằn, ưa chấp trách oán giận người khác, thật kháchẳn ngày trước".

Các thầy tướng thưarằng: "Ấy là do nghiệp ác của hoàng nam ảnh hưởng đến tánh tình của thứhậu".

Nhà vua hỏi: "Vậytheo các khanh thì nên đặt tên gì cho hoàng tử?"

Các thầy tướng số bấmtay suy tư ngập ngừng một hồi rồi tâu vua rằng: "Tâu Bệ-hạ, theo sở kiếncủa các hạ thần chúng tôi thì nên đặt tên cho hoàng tử là Ác-Hữu".

Thời gian thấm thoáttrôi qua, hai hoàng tử lớn khôn theo năm tháng. Hoàng tử Thiện-Hữu càng lớn, tướngmạo càng lộ vẻ khôi ngô anh tuấn của bậc trượng phu, tánh tình càng đôn hậuthông minh bình dị, lại hay tha thứ thương giúp người. Vì thế, nên vua và hoànghậu rất mực vui mừng thương mến. Triều đình các quan và hoàng thân quốc thíchđều kính yêu. Trái lại, hoàng tử Ác-Hữu thì nghịch ác, đố kỵ tìm cách chốngbáng phá hại, ăn nói cộc cằn, tánh tình nóng nảy, lại hay nói xấu hoàng tửThiện-Hữu.

Một hôm hoàng tửThiện-Hữu xin vua cha ra cung thành dạo chơi, thấy trâu kéo cầy dưới làn roiđánh, người cấy mạ chân tay lấm bùn sình, mình mẩy mồ hôi nhễ nhại dưới ánhnắng. Ðó đây trên dãy đồng trùng dế bị lưỡi cầy cắt đứt chúng dẫy dụa trên mặtđất. Chim tranh nhau chụp mổ cắn nuốt. Ðây là kẻ giết heo bò, để lấy thịt. Kialà người quay tơ dệt vải không hở tay. Nọ là kẻ ăn xin tật nguyền đói rách.Cảnh tượng người vật vất vả chân lấm tay bùn, mồ hôi cực nhọc. Cảnh khôn hiếpdại, mạnh hiếp yếu hiển bày trước mắt. Thiện-Hữu lấy làm lạ và khởi tâm thắcmắc. Bởi vì từ ngày sanh ra đến nay, thái tử Thiện-Hữu sống trong bốn bức tườngcủa hoàng thành vây kín, ngày ngày chỉ thấy hoa thơm cỏ lạ, nhạc múa đờn ca củacác cung phi mỹ nữ trong cung thành, chứ chưa có một lần nào thấy được thựctrạng cuộc sống của người dân. Nên thái tử hỏi quan hầu: "Tại sao người tasống trong cảnh tượng khổ sở như thế?"

Quan hầu thưa:"Tâu thái tử! Người sống nhờ ăn uống. Muốn có thức ăn uống thì phải dãinắng dầm mưa, cầy sâu cuốc bẫm để trồng trọt, giết thú vật để lấy thịt; muốn ấmthì phải quay tơ dệt vải để may áo quần. Dân mạnh nước giàu là nhờ những bàntay cần cù khổ cực đó. Cung thành vững chắc, ngôi vua trường tồn, thái tử sốngtrên ngôi vị tôn quý an vui, đều nhờ những người dân cần cù lam lũ nầy, họ ngàyngày vất vả cực nhọc để xây đắp nguồn sống cho quốc gia hoàng triều".

Thái tử suy tư hồi lâurồi thở dài: "Sự sống sống trên sự chết! Sự vui vui trên sự khổ! Mạnh đượcyếu thua, khôn hiếp dại. Cuộc sống được xây đắp trên sự tàn hại lẫn nhau! Ôi!Sao kiếp sống nhân sanh chất chồng bất công và tàn nhẫn thế này!"

Không còn vui thú đểtiếp tục du ngoạn nữa. Thiện-Hữu hiện nỗi ưu tư trên nét mặt, liền hỏi nguyênnhân. Thiện-Hữu thuật cho vua cha cảnh tượng tai nghe mắt thấy trong chuyến dungoạn ngoài thành, khiến cho Thiện-Hữu u buồn. Vua cha khuyên Thiện-Hữu:"Ðó là lẽ thường tình của thế nhân thời nào mà chẳng có? Sao con lại ưu tưlo phiền làm chi?"

Thiện-Hữu thưa:"Tâu Phụ-vương! Con muốn xin Phụ-vương một điều, chẳng biết Phụ-vương cóhứa khả không?"

Nhà vua vì quá thươngcon, nên chẳng cần suy nghĩ do dự, liền đáp: "Con là đứa con ngoan củacha! Cha thương yêu con nhất đời, không điều gì con xin mà cha từ chối, miễn làcon được vui".

Thiện-Hữu thưa:"Tâu Phụ-vương! Con muốn đem của cải vàng bạc trong kho ra bố thí cho dânchúng, để họ đỡ bớt nỗi cực khổ, hy vọng có được đời sống sung túc".

Nhà vua đáp:"Không trở ngại. Cha đồng ý cho con được mãn nguyện".

Ðược Phụ-vương chophép, Thiện-Hữu vui mừng khôn xiết, liền lạy tạ vua cha, đồng thời ra lệnh choquan hầu mở cửa kho đem lương thực, của báu ra ngoài bốn cửa thành bố thí. Haytin thái tử bố thí, dân chúng gần xa khắp bốn phương nô nức lũ lượt hướng vềhoàng cung để nhận vật bố thí của Thiện-Hữu. Việc bố thí chẳng bao lấu đã hếtmột phần ba số kho lương thực của báu trong hoàng triều. Các quan giữ kho thấyvậy lo âu, nên vào tâu vua: "Muôn tâu Thánh-thượng, thái tử đã bố thí hếtmột phần ba trong số các kho lương thực của triều đình rồi, cúi mongThánh-thượng mau mau xét lại".

Nhà vua phán rằng:"Trẫm đã hứa cho thái tử tự tiện bố thí tùy ý mình. Vậy phải làm sao bâygiờ?"

Thiện-Hữu chẳng haybiết việc gì xảy ra, với lòng phấn khởi, cứ vẫn tiếp tục tuôn của kho ra bốthí. Quan giữ kho thấy lương thực gần hết, chỉ còn một phần ba số kho lươngthực mà thôi, nên lo lắng nóng ruột vào tâu vua. Nhà vua lại cũng trả lời nhưtrước. Thiện-Hữu chẳng để ý gì, vẫn tiếp tục bố thí. Ðến khi các quan giữ khothấy lương thực của báu trong các kho của triều đình gần hết sạch, mới lo sợnghĩ rằng: Triều đình vững chắc , quốc gia xã tắc hùng mạnh là nhờ những kholương thực của báu này. Nay nếu để cho thái tử đem ra bố thí hết sạch thì nhấtđịnh quốc gia sẽ nguy cơ. Họ liền kéo nhau vào bệ kiến vua và tâu tự sự. Nhàvua nghe qua cũng đâm ra lo lắng, nhưng đã lỡ hứa với thái tử Thiện-Hữu rồichẳng biết phải làm sao, nên phán rằng: "Giờ đây tùy sáng kiến của cáckhanh định liệu, bí mật tìm cách giữ kho lại, nhưng đừng cho thái tử biết có ýkiến của ta".

Nhe nhà vua phán nhưthế, các quan giữ kho mừng rỡ, họ liền cùng nhau khóa chặt các kho và lánh mặtnơi khác. Thiện-Hữu không tìm ra họ, đành chịu, không cách nào lấy của kho đểtiếp tục bố thí nữa. Nhưng hình ảnh người dân đói nghèo cực khổ cứ lảng vảngtrong đầu óc Thiện-Hữu làm cho thái tử ăn ngủ không yên. Thái tử đã hỏi ý kiếncủa các quan đại thần trong triều làm cách nào có được nhiều tiền để bố thí.Mỗi người mỗi ý kiến khác nhau. Người thì bảo thái tử nên có nhiều ruộng đấtcanh tác trồng trọt để có được nhiều lúa gạo bông sợi. Người thì thưa với tháitử nên chăn nuôi nhiều súc vật để lấy sữa, thịt v.v... Nhưng trong số đó có mộtđại thần đầu triều khuyên thái tử nên đi tìm ngọc Như-Ý Ma-Ni bảo châu thì sẽđược toại nguyện. Ngọc ở biển khơi, nằm tại nơi Long-vương. Nghe đến đây,Thiện-Hữu rất đỗi vui mừng liền vào xin vua cha cho phép được đi biển tìm ngọcNhư-Ý Ma-Ni.

Nhà vua vừa nghe Thiện-Hữuthưa, thì rất đỗi ngạc nhiên lo sợ, than rằng: "Con là vị thái tử, từ béđến giờ quen sống trong nhung lụa ngọc ngà, kẻ hầu người hạ. Bây giờ lại rabiển khơi sóng dồi gió đập sẽ gặp không biết bao là tai biến hiểm nguy của sóngnước ba đào, gió mưa bão táp, giặc cướp, cá dữ. Xưa nay trăm người đi chỉ mộthai người trở về. Giang sơn của cha đây thanh bình thạnh trị cũng là giang sơncủa con. Từ từ rồi con toại nguyện bố thí có gấp chi đâu. Sao con lại chọn chomình việc làm nguy hiểm như thế?"

Nghe vua cha khuyêncan như vậy, Thiện-Hữu nằm lăn ra đất buồn khóc suốt tám ngày liền không ăn bỏngủ. Mặc dầu vua và hoàng hậu cũng như đình thần khuyên giải, nhưng Thiện-Hữuđã quyết tâm. Cuối cùng vì lo đến tánh mạng của Thiện-Hữu ngày một suy kiệt,nên nhà vua đành lòng chiều thuận cho. Khi được vua cha chấp nhận, Thiện-Hữungồi dậy, sắc mặt tươi tỉnh hớn hở, ôm hôn chân vua và hoàng hậu rồi thành kínhlạy tạ.

Nhà vua truyền lịnhtrong nhân gian, nếu ai cùng đi với thái tử Thiện-Hữu ra biển cả để tìm ngọc Ma-Ni,khi trở về sẽ được trọng thưởng vàng bạc cho suốt cả bảy đời con cháu.

Dân chúng nghe đượcthánh chỉ này, trên năm trăm người đến hoàng cung ra mắt vua để tình nguyệncùng đi biển với thái tử. Lúc bấy giờ trong nước có nhà mạo hiểm về biển cả,nổi tiếng đầy kinh nghiệm. Tuổi ông tuy đã tám mươi, nhưng vẫn còn sáng suốtkhỏe mạnh. Vì quá thương lo cho thái tử, nhà vua đích thân đến nhà mời lão nàycùng đi với Thiện-Hữu.

Lão nói: "Ôi!Biển cả đầy hiểm nguy, số người ra đi đến hàng vạn mà khi về chỉ còn một hai.Tâu Bệ-hạ! Thái tử còn quá trẻ, lại quen sống trên nhung lụa ngọc ngà, nỡ nàongài lại vì ngọc quý mà sai thái tử đến chỗ hiểm nguy như thế?"

Nghe câu nói của lão,nhà vua lại càng trầm buồn xót xa đáp: "Trẫm nào có muốn thế! Trẫm vàhoàng hậu cùng quần thần đã hết lời khuyên thái tử, nhưng lòng thái tử đã quyếtđi tìm cho được ngọc Như-Ý Ma-Ni để về bố thí cho dân chúng. Ta đành bóp bụngphải ưng thuận đó thôi!"

Nghe thế, lão cảm độngxin tình nguyện cùng đi với thái tử Thiện-Hữu.

Sau khi được phụ hoàngưng thuận cho, Thiện-Hữu lo sắp đặt lương thực, áo quần, thuyền bè cho năm trămngười lái thuyền cùng đi ra biển cả. Trong khi đó, Ác-Hữu nghĩ bụng rằng:"Thiện-Hữu vốn đã được cha mẹ thương mến nay lại đi biển tìm châu ngọc,nếu thành công thì lại càng được sự yêu dấu của phụ hoàng và đình thần hơn nữa.Còn ta thì sẽ bị coi chẳng ra gì". Nghĩ vậy rồi liền xin vua cha để đượcđi với thái tử Thiện-Hữu.

Vua hỏi: "Con đibiển để làm gì?"

Tâu phụ vương:"Con muốn cùng đi với anh con cho có bạn, để chia xẻ nỗi khổ cực hiểmnguy".

Nhà vua nghe thế liềnphán: "Ðược! Như thế thì tốt lắm! Anh em con giúp đỡ săn sóc chonhau".

Nói về Thiện-Hữu, khihành trang chuẩn bị đâu đó xong rồi, Thiện-Hữu ra lệnh cho neo tất cả thuyềntại bờ biển bảy ngày. Mỗi ngày sau bữa cơm sáng, Thiện-Hữu ra lệnh đánh trốngtập hợp tất cả thuyền nhân lại và lên đài tuyên bố to rằng: "Trong cácngười, có ai vì vướng mắc vợ con cha mẹ không muốn đi, thì cứ tự tiện ra về.Còn ai muốn cùng ta đi ra biển cả tìm ngọc Như-Ý Ma-Ni, thì im lặng".

Sau bảy ngày, thuyềnnhổ neo nhắm biển khơi lướt sóng. Ròng rã hơn tháng trời mới thấy một hòn đảođầy ngọc, lóng lánh dưới ánh nắng mặt trời. Thiện-Hữu cho thuyền đậu lại vàtruyền lệnh cho mọi người tự tiện mặc tình nhặt lấy vàng ngọc, rồi trở lại quêhương để nuôi vợ con quyến thuộc. Còn Thiện-Hữu cùng với lão già kinh nghiệmbiển cả kia tiếp tục cuộc hành trình tìm ngọc Như-Ý Ma-Ni.

Trước cảnh phân ly đôiđường, kẻ về người đi tạo nên bao nỗi sầu bi nước mắt. Thiện-Hữu khước từ tấtcả những người nguyện xin theo mình đến bước cuối cùng cuộc hành trình tìm ngọcbáu. Bởi Thiện-Hữu e ngại về cha mẹ vợ con của họ trông đợi họ. Và chính họcũng không khỏi nhớ thương những người thân, đã khuyên họ nên mang vàng bạc trởvề với gia đình. Năm trăm thuyền nhân quay thuyền trở lại đất liền, còn ThiệnHữu tiếp tục cuộc hành trình với lão già tám mươi tuổi.

Hai người đã băng núivượt biển tiến về hướng Ðông Bắc. Hai bóng người song song trải qua mấy dãy núibạc, núi vàng. Hơn hai tháng trời leo núi lội biển, lão già đã ngã quỵ.Thiện-Hữu ôm lấy lão già vào người đấm bóp an ủi. Lão biết sức mình đã kiệt,năng lực không còn, nên trong giọng nói hổn hển yếu ớt đứt quãng, lão chỉ rõhướng đi và khuyến khích thái tử Thiện-Hữu hãy cố gắng đạt mục đích. Giọng nóicủa lão yếu dần yếu dần ... Lão rùng mình một cái rồi ngã lăn tắt thở.

Giờ đây, Thiện-Hữu mộtmình một bóng nhắm hướng Ðông Bắc mà đi, trải qua bãi biển bạc mênh mông, rồibăng qua bãi biển vàng rộng lớn. Cuối cùng vượt qua ba cái đầm pha lê, trong đónở đầy hoa sen trắng, hoa sen xanh đỏ. Thiện-Hữu thấy trước mắt hiện ra bứcthành cao bằng vàng với cửa tam quan bằng bảy báu. Thiện-Hữu xin phép Long Thầngiữ cửa để được vào yết kiến Long-vương. Các Long-nữ đưa Thiện-Hữu vào bệ kiến.

Thiện-Hữu kể hết baonỗi cực nhọc khổ nguy, thập tử nhứt sanh về cuộc hành trình.

Long-vương hỏi:"Với mục đích gì mà nhà ngươi phải chịu cực khổ lặn lội đến đây?"

Thiện Hữu đáp:"Muôn tâu Long-vương! Dân chúng trong nước tôi nghèo khổ. Vì muốn cứu giúpcho họ được no cơm ấm áo mà tôi không màng vượt biển cả vạn dặm thập tử nhứtsanh đến đây cầu xin Long-vương rủ lòng thương xót cho tôi được xin ngọc Như-ÝMa-Ni để tôi có phương tiện bố thí theo ý muốn".

Long-vương cảm kíchngười có lòng nhân từ nên nhận lời, đồng thời mời Thiện-Hữu lưu lại Long-cungmột tuần lễ để thăm viếng và đàm đạo. Thiện-Hữu nhận lời. Trong thời gian lưulại nơi đây, ngày ngày Thiện-Hữu được mời đi thăm viếng lâu đài điện ngọc bằnglưu ly pha lê, đất đai cây cỏ toàn bằng vàng bạc, núi bằng ngọc ngà, sông suốibằng pha lê, nước bằng lưu ly. Ðêm đêm yến tiệc linh đình, đờn ca múa hát đủthứ khoái lạc vui chơi. Sau bảy ngày, Thiện-Hữu từ tạ Long-vương trở về nước.Trên đường về, Long-vương phái hai tướng rồng đưa đến mé biển, nơi núi vàng đầutiên mà Thiện-Hữu đã cho các thuyền nhân cập bến lấy vàng và chia tay. Ðồngthời nơi đây, gặp lại Ác-Hữu.

Vừa thấy Ác-Hữu,Thiện-Hữu mừng rỡ hỏi: "Bây giờ năm trăm người kia ở đâu em?"

Ác-Hữu đáp: "Nămtrăm thuyền nhân kia, vì sóng to gió lớn, nên đã đắm thuyền chết hết cả rồi.Riêng em nhờ ôm được mảnh ván trôi dạt vào đây, nên còn được sống sót đến ngàynay để chờ anh".

Nghe xong, Thiện-Hữungước mắt lên trời vừa mừng vừa than: "Ôi! Ðời người quá vô thường. Tathương họ, nên cho họ ở lại lấy vàng để trở về quê quán được giàu sang với chamẹ vợ con. Nào ngờ đâu xảy ra cảnh tử biệt thê thảm đến thế nầy".

Thấy Thiện-Hữu trầmngâm suy tư, Ác-Hữu hỏi: "Hơn hai tháng trời anh đi nơi nào, có tìm đượcngọc quý không?"

Thiện-Hữu đáp:"Anh đã đến Long-cung xin được ngọc Như-Ý Ma-Ni. Ngọc quý nầy giúp cho anhmuốn gì được nấy. Từ đây anh sẽ có đủ phương tiện bố thì thần dân, làm điều lợiích cho xứ sở".

Ác-Hữu nghe nói nhưthế, long tham cuồn cuộn trào dâng ngập tràn tim óc, không còn khống chế đượcnữa! Lòng Ác-Hữu sôi sục thúc dục nghĩ mưu tìm cách đoạt lấy, nên nói vớiThiện-Hữu rằng: "Ngọc quý giá như vậy cần phải hết sức cẩn thận. Nếu mấtthì không còn cơ may có lại được. Hay là anh em mình thay phiên nhau giữ gìn, hễkhi anh ngủ thì em giữ nó, và khi em ngủ thì anh giữ gìn. Như thế thì chắc chắnkhông bị mất".

Thiện-Hữu nghe có lý,liền lấy viên ngọc quý cất kỹ trong đầu tóc đem ra trao cho Ác-Hữu giữ lấy, rồinằm dưới gốc cây cổ thụ ngủ ngon lành. Trong khi Thiện-Hữu an nhiên ngủ say,thì Ác-Hữu lòng bồn chồn không yên, liền nảy sanh ý nghĩ: "Hắn vốn đã đượccha mẹ thương mến cưng chìu, nay lại được ngọc Như-Ý Ma-Ni bảo châu nữa, thìchắc ta sẽ bị phụ hoàng, mẫu hậu và cả triều đình coi rẻ như đồ mảnh sành chénbể". Càng nghĩ, lòng càng uất ức, cơn ganh tức lên tới cực độ. Ác-Hữu liềntìm thanh tre bén nhọn, không một chút do dự, đâm mạnh vào hai mắt Thiện-Hữu,rồi mang ngọc Như-Ý đi.

Thiện-Hữu đang ngủsay, bỗng nhiên bị cây đâm sâu vào đôi mắt đau nhức vô cùng, kêu la cầu cứu.mắt mù quờ quạng gọi em, nhưng không thấy Ác-Hữu lên tiếng, tưởng là bị cướpgiết đoạt lấy châu ngọc. Thiện-Hữu đau nhức than khóc, khóc vì bản thân đaunhức, khóc vì thương em đã mất tăm tích đâu rồi!

Tiếng khóc than thêthảm động đến trời đất. Vị thần cây hiện ra nói: "Ðừng khóc than nửa.Không phải kẻ cướp hại ngươi, mà chính em ngươi là Ác-Hữu đã dùng thanh tre đâmvào mắt ngươi để đoạt lấy ngọc quý. Nó đã lấy ngọc đi rồi!"

Từ khi đoạt được ngọcquý, Ác-Hữu mừng rở liền trở về thành Ba-La-Nại vào ra mắt vua cha. Vua vàhoàng hậu thấy Ác-Hữu trở về, lòng mừng vô cùng mừng vui và hỏi về Thiện-Hữuđâu không thấy về? Ác-Hữu thưa: "Tâu Phụ-vương và Mẫu-hậu! Tất cả đều chếthết, chỉ còn lại một mình con. Lại nhờ phước đức mà con lấy được ngọc Như-ÝMa-Ni đem về đây". Nghe Thiện-Hữu đã chết, Vua và Hoàng-hậu như sét đánhvào đầu, cả hai người đều bất tỉnh ngã ra than khóc, chẳng để ý gì đến ngọc quýcủa Ác-Hữu trình khoe.

Nói về Thiện-Hữu, từngày bị mù, một mình la lết rày đây mai đó. Một hôm nọ, có đàn bò đi ngang quađụng té, người chăn bò thấy tội nghiệp liền chạy tới đỡ Thiện-Hữu dậy, và đưavề nhà cho ăn uống săn sóc. Sau hơn bảy ngày, Thiện-Hữu xin đi, cha mẹ ngườichăn bò cố lưu lại, nhưng Thiện-Hữu nói: "Nếu hai bác có lòng thương giúp cháu,thì cho cháu xin một cây đờn và đưa cháu ra chỗ chợ. Như thế là quý hóa lắmrồi, và cháu suốt đời xin đội ơn cứu giúp của hai bác". Thiện-Hữu đượctoại nguyện.

Thiện-Hữu có tài đờngiỏi, tiếng đờn réo rắt khi bổng lúc trầm, khiến cho người nghe tâm thần ảo nãoxao xuyến cõi lòng. Một hôm nọ, hoàng hôn phủ trên vạn vật, người giữ vườn nhàvua nghe tiếng đàn réo rắt, lòng cảm thấy bang khuâng tìm đến người khảy đàn.Thấy một chàng thanh niên mù, mặt mày khôi ngô, dáng điệu trượng phu, người giữvườn lén đưa chàng mù vào vườn ngự uyển để chuyện trò cho có bạn, và được dịpthưởng thức tiếng đàn.

Một ngày nọ, vào mộtbình minh trời đẹp, công chúa và các tỳ nữ đi dạo vươn hoa, bỗng nghe tiếng đànthanh tao tuyệt diệu phát ra từ một góc vườn. Công chúa và các tỳ nữ lần bướcđến chỗ phát ra tiếng đàn. Lắng tai nghe, công chúa càng cảm thấy trong lòngrạo rực, tiếng đàn có sức cuốn hút lạ thường, nên quên về cung. Vua cha hay tintruyền lệnh triệu hồi, nhưng công chúa mải mê tiếng đàn vẫn chưa chịu hồi cung,làm cho vua cha cả giận phải đích thân ra chỗ người mù khảy đờn.

Nhà vua quan sát thấycông chúa càng nhìn người mù khảy đờn, càng say đắm ngắm mãi không chán. Côngchúa bị bắt buộc theo vua cha về cung. Suốt đêm hôm ấy, công chúa trằn trọckhông ngủ được. Hình ảnh người mù và tiếng đàn réo rắt đã chiếm trọn cõi lòngcông chúa. Không nén được nỗi nhớ thương, công chúa đã thưa với phục vương vàhoàng hậu: "Tâu Phụ-vương! Con muốn Phụ-vương và Mẫu-hậu cho phép con đượcsống với người khảy đàn kia".

Trước lời thưa bất ngờcủa công chúa, nhà vua vừa cảm thấy xấu hổ vừa tức giận phán rằng: "Cha đãhứa gã con cho Ðông cung thái tử Thiện-Hữu thành Ba-La-Nại rồi, nay thái tử đibiển tìm ngọc quý chưa về. Cớ sao con lại đòi được gả cho người mù nghèo khổnày, có phải con đã điên rồi chăng?" Ðồng thời nhà vua hạ lệnh bắt giamngười mù vào ngục. Công chúa lạy lục van xin vua cha tha cho, nhưng không được.

Từ khi Thiện-Hữu bịgiam vào ngục, công chúa nhớ thương, nên ngày ngày lén vào ngục để thămThiện-Hữu. Thân gần ngày tháng dài lâu, công chúa cảm thấy Thiện-Hữu tâm lượngthanh cao, tánh tình tao nhã, trí thức hiểu biết quảng bác, nên đem lòng kínhyêu. Khi lửa tình nung nấu cõi lòng lên đến cao độ, công chúa không còn đủ sứcdấu kín nỗi lòng, nên một hôm thố lộ với Thiện-Hữu, xin kết nghĩ trăm năm.

Thiện-Hữu nói:"Nàng đường đường là một công chúa con vua một nước, ngôi cao tước cả,muôn dân trọng vọng. Còn tôi là kẻ mù lòa sống nhờ tiếng đàn, lang thang khắpchốn, đâu dám sánh cùng".

Công chúa nói:"Nhân duyên thiện cảm, nhân cách tâm lượng con người đâu phải chỉ hạn cuộcnơi giai cấp giàu sang vua chúa?"

Thiện-Hữu nói:"Cảm ơn lòng tốt của công chúa. Nhưng thật tình tôi không dám. Nếu vuabiết được việc này, thì tôi bị chém đầu".

Công-chúa nói:"Việc nầy để em lo".

Một hôm nhân lúc vuacha và mẫu hậu vui vẻ, công chúa bày tỏ việc thương yêu Thiện-Hữu. Vua cha bấtngờ kinh ngạc, liền trợn mắt nghiêm sắc mặt nhìn thẳng vào công chúa mà phánrằng: "Con điên rồi sao chứ? Con đường đường là công chúa của một nước,cao sang quyền quý tột đỉnh hơn người, sao lại muốn kết hôn với kẻ ăn mày mùlòa tù đày?"

Công chúa đã tha thiếttrình bày nhân cách phong độ, kiến thức quảng bác của Thiện-Hữu, và lòng yêuthương của mình, rồi một mực khẩn cầu vua cha cho thành hôn với Thiện-Hữu.Nhưng nhà vua không những không bằng lòng mà còn nổi giận lôi đình to tiếngnặng lời mắng nhiếc. Công chúa đã đau khổ buồn khóc suốt mấy ngày liền. Lònglại càng thương nhớ Thiện-Hữu hơn.

Nói về Thiện-Hữu bịgiam trong ngục. Sau những ngày được công chúa vào thăm, lòng cảm thấy an ủi vôbờ bến. Thì bỗng nhiên công chúa vắng bặt, không còn vào thăm viếng như mọingày. Thiện-Hữu có ý trông với cõi lòng thương nhớ. Nhưng Thiện-Hữu đã linh cảmđược điều gì bất trắc xảy ra cho công chúa rồi! Còn về phần công chúa tuy bịvua cha giận dữ khước từ, nhưng không dằn nén được nỗi lòng thương nhớThiện-Hữu, nên quyết tâm lấy lại bình tĩnh tiếp tục lén vào ngục thăm. nghetiếng động, Thiện-Hữu hỏi lớn: "Ai đó?"

Công-chúa đáp:"Em đây!"

Thiện-Hữu với giọngbuồn trách: "Công-chúa vào đây chi nữa! Kẻ ăn mày mù lòa này có đáng chiđâu, để cho người cao quý bận tâm, tôi không dám!"

Công chúa nói:"Sao chàng lại nói như vậy?"

Thiện-Hữu đáp:"Chẳng phải đã quên kẻ hèn hạ mù lòa nầy rồi sao? Nếu không, mấy ngày vừaqua bặt vô âm tín?"

Công chúa buồn đáp:"Thật oan cho em lắm chàng ơi! Em nào có quên! Một ngày không gặp còn dàihơn ba mùa thu! Nếu em nói dối thì đôi mắt chàng mãi mãi mù lòa. Còn em thậtlòng thì xin trời đất chứng cho, để đôi mắt anh được sáng".

Công chúa vừa dứt lời,thì trời sấm sét, mắt trái của Thiện-Hữu sáng ra. Ánh sáng từ mắt của Thiện-Hữutỏa ra như vì sao sáng, sắc mặt của Thiện-Hữu trở nên anh tuấn phi thường. Côngchúa vừa cảm mến vừa khâm phục, mới gạn hỏi thăm quê quán tông tích củaThiện-Hữu. Thiện-Hữu thật tình đáp: "Không dấu gì nàng. Tôi chính là Ðôngcung thái tử nước Ba-La-Nại đây".

Vừa nghe, công chúanói: "Xin chàng đừng nói thế. Tôi biết thái tử Thiện-Hữu đã đi biển khơiđể tìm ngọc chưa về".

Thiện-Hữu không muốncho ai biết mình đã bị em hại để đoạt lấy ngọc quý, nên nói với công chúa:"Chính tôi là Thiện-Hữu đã cãi phụ hoàng đi biển khơi tìm ngọc quý, trênđường về nước bị người đâm đui đôi mắt để đoạt lấy ngọc, nên tôi mới ra nôngnỗi này!"

Công chúa nói:"Có lẽ chàng bị mù lâu ngày không tiếp xúc với ánh sáng, nay mắt vừa mớiđược thấy, làm tinh thần điên loạn giao động, nên mới nói sảng thế chăng?"

Thiện-Hữu nói:"Thôi xin thề, mong thánh thần trời đất chứng minh cho. Nếu tôi nói dốithì mắt tôi mù trở lại. Bằng như lời nói tôi chân thật, thì xin cả hai mắt tôiđều sáng".

Vừa dứt lời, mắtThiện-Hữu chớp chớp mấy cái, đôi mắt mở sáng như hai vì sao. Tướng mạo củaThiện-Hữu trở nên khôi ngô anh tuấn lạ thường, làm cho công chúa càng tin tưởngkính phục không còn hồ nghi gì nữa. Công chúa vô cùng mừng rỡ vội chạy vào tâuvua cha tự sự và xin được dẫn Thiện-Hữu yết kiến. Thiện-Hữu trình bày sự tình.Nhà vua lúc đầu không tin, hầm hừ nạt nộ. Nhưng mỗi lúc thấy phong độ đối đáp củaThiện-Hữu không phải là hạng người thường, dần dần nhà vua đem lòng thương mếntin tưởng, mời Thiện-Hữu lưu lại triều đình thời gian tĩnh dưỡng, đồng thời lậptức sai sứ đi gấp đến thành Ba-La-Nại báo tin.

Thiện-Hữu bây giờ đôimắt sáng trở lại như xưa. Nghĩ nhớ ơn người chăn bò giúp đỡ, Thiện-Hữu yêu cầucông chúa xin vua cha đem vàng bạc trọng thưởng cho họ. Người chăn bò rất đỗingạc nhiên mừng nói: "Tôi thương giúp đỡ người nghèo mù lòa có ít, mà saođược phước lợi nhiều như thế nầy. Rồi tự giải thích: Nếu như mở lòng từ biquảng đại giúp đời, thì công đức chắc phải vô lượng vô biên".

Từ triều thần cho đếndân chúng nghe biết chuyện này, ai nấy đều phải tỉnh ngộ, ngâm câu: "Ởhiền thì được gặp lành, giàu sang hạnh phúc dành người từ tâm".

Trong khi sứ giả nướcLý-Chơn-Ban chưa đến thành Ba-La-Nại, vua và hoàng hậu vì quá nhớ thươngThiện-Hữu, nên mất ăn bỏ ngủ khóc đến mờ mắt. Một hôm nghe tiếng chim bạch-hạccủa Thiện-Hữu nuôi ngày trước, đang ở trong lồng bỗng nhiên kêu lên thảm thiết.Hoàng hậu xót xa viết thư đeo vào cổ bạch-hạc, rồi an ủi vỗ về chim và nói:"Chủ của con đi biển tìm ngọc quý đã lâu quá rồi mà chưa thấy về, không aiđể tâm thương yêu chăm sóc con. Ta thì mất con, còn con thì mất chủ, cả haicùng chung nỗi đau khổ buồn thương mất mát người yêu mến! Vậy nay ta nhờ conmang thư này tìm Thiện-Hữu, người chủ yêu quý của con. Con hãy hết sức cố gắngđể cho có ngày sum họp".

Trải mất ngày trời,bạch-hạc bay khắp nơi trên biển cả, không hoang đảo nào mà không lượn bay tìmkiếm, nhưng bạch-hạc chẳng thấy tông tích Thiện-Hữu đâu cả. Thế rồi, vào mộthoàng hôn gió mây hiu hắt, bạch-hạc muốn tìm nơi nghỉ cánh qua đêm, để ngày mailại tiếp tục bay đi tìm tông tích người chủ yêu quý, thì thấy vườn ngự uyển củavua nước Lý-Chơn-Ban, cây cỏ um tùm, hoa thơm cỏ lạ, liền lượn mấy vòng trênkhông, muốn tìm chỗ dừng chân nghỉ đêm. Bỗng nhiên liếc thấy trong vườn ngựuyển có đôi trai tài gái sắc dắt nhau ngắm cảnh dạo mát. Bạch-hạc nhìn kỹ thìthấy đấy chính là người chủ của mình. Quá mừng, nên không một chút do dự, liềnđáp xuống đậu trên vai Thiện-Hữu. Bất ngờ Thiện-Hữu thấy trên cổ bạch-hạc cómang lá thơ, nỗi vui mừng chủ tớ hội ngộ. Thiện-Hữu liền quỳ lạy, hai tay chấplấy phong thơ của Mẫu-hậu mở ra xem.

Biết được tự sự,Thiện-Hữu liền viết thư hồi âm rồi đeo vào cổ bạch-hạc. Thiện-Hữu vuốt ve vỗnhẹ trên thân bạch-hạc với lời an ủi dịu dàng: "Con hãy giúp ta mang thưnày về cho Mẫu-hậu ta. Ta và con sẽ đoàn tụ trong ngày gần đây. Ơn của con takhông quên được". Thái tử dứt lời, bạch-hạc vỗ cánh tung bay.

Sau khi biết đượcchuyện nầy, vua nước Lý-Chơn-Ban liền ra lệnh chuẩn bị hành trang và cho đoànhộ tống Thiện-Hữu về nước Ba-La-Nại.

Ðược tin Thiện-Hữu vềnước, không khí u buồn bấy lâu nay bỗng nhiên tan biến trong khoảng khắc. Từtrong triều, vua quan hoàng thân quốc thích, cho đến ngoài nhân gian bá tánhquốc dân, người người đều lộ vẻ vui mừng. Treo đèn kết hoa trống chiêng nghênhđón thái tử Thiện-Hữu. Niềm hân hoan lộ trên mặt mọi người. Không khí tưng bừngnáo nức khắp cả nước từ thành thị đến thôn quê.

Tất cả mọi người đónchào Thiện-Hữu trở về, tay bắt mặt mừng, ai cũng muốn ôm chầm lấy Thiện-Hữu.Thiện-Hữu nhìn khắp mọi người như để đáp lễ về sự ngưỡng mộ nồng nhiệt dành chomình. Nhưng Thiện-Hữu nhìn khắp trong đám đông mấy lượt mà vẫn không thấyÁc-Hữu đâu cả. Hỏi ra mới biết đã bị vua cha hạ lệnh bắt giam vào ngục.Thiện-Hữu xót thương, đã mấy lượt khẩn thiết cầu xin vua cha tha tội cho em.Nhưng vua cha chỉ cho phép Ác-Hữu ra để Thiện-Hữu thăm. Thiện-Hữu thấy em taychân bị gông cùm đau đớn khổ sở, động lòng trắc ẩn, đã mấy lần quỳ lạy xin vuacha mở lượng hải hà khoan dung cho Ác-Hữu.

Trong lúc vua cha cònlưỡng lự, triều đình các đại thần đồng thanh lên tiếng ngăn cản phản đối:"Quốc gia xã tắc có pháp luật kỷ cương. Vua có công minh, trăm họ mới kínhphục, dân nước mới thịnh trị".

Thiện-Hữu ôm lấyÁc-Hữu vỗ về rơi lệ thở than, rồi hỏi ngọc Như-Ý Ma-Ni bảo châu cất ở đâu. Hỏiđến ba bốn lượt, Ác-Hữu mới ngập ngừng chịu nói.

Thiện-Hữu được ngọcNhư-Ý Ma-Ni bảo châu rồi, liền đốt hương quỳ trước ngọc quý mà khấn nguyện:"Nếu quả thật ngọc Như-Ý Ma-Ni bảo châu linh diệu muốn gì được nấy, thìxin cho đôi mắt của cha mẹ tôi sáng đẹp như xưa". Lời khấn nguyện củaThiện-Hữu vừa dứt, thì đôi mắt của vua và hoàng hậu trở nên sáng đẹp hơn trước.

Từ ngày được ngọcNhư-Ý, Thiện-Hữu dốc lòng lo việc bố thí giúp đỡ muôn dân. Khắp bốn phươngthiên hạ ai nấy đều được ấm no hạnh phúc, sống trong thanh bình lạc nghiệp.Người người lớn nhỏ đều lo tu tâm dưỡng tánh, làm việc phước lành, sống trongquốc gia thạnh trị thái bình.

Ðến đây, đức Phật nóivới A-Nan rằng: "Vua và hoàng hậu xứ Ba-La-Nại thời xưa, chính làPhụ-vương Tịnh-Phạn và Mẫu-hậu Ma-Da của ta ngày nay. Hoàng tử Ác-Hữu ngày xưa,chính là tiền thân của Ðề-Bà Ðạt-Ða ngày nay. Còn thái tử Thiện-Hữu thời quákhứa đó, chính là tiền thân của Như-Lai ngày nay vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/01/2022(Xem: 7633)
Dân tộc Việt Nam học và hành theo giáo lý Phật thuyết trên dưới hai nghìn năm trước khi Pháp sư Huyền Trang quy Phật cũng trên sáu thế kỷ, tuy vậy cho đến nay chúng đệ tử Phật, xuất gia cũng như tại gia, biết đến công hạnh của Ngài rất ít, và cũng biết rất ít di sản Kinh Luận của Ngài cho Phật tử Việt nam học và hiểu giáo pháp của Đức Thế Tôn một cách chân chính để hành trì chân chính. Bản dịch Đại Đường Tây vực ký của Hòa Thượng Như Điển với sự đóng góp của Cư sĩ Nguyễn Minh Tiến bổ túc cho sự thiếu sót này. Từ những hiểu biết để thán phục, kính ngưỡng một Con Người vĩ đại, hãn hữu, trong lịch sử văn minh tiến bộ của nhân loại, một vị Cao Tăng thạc đức, với nghị lực phi thường, tín tâm bất hoại nơi giáo lý giải thoát, một thân đơn độc quyết vượt qua sa mạc nóng cháy mênh mông để tìm đến tận nguồn suối Thánh ngôn rồi thỉnh về cho dân tộc mình cùng thừa hưởng nguồn pháp lạc. Không chỉ cho dân tộc mình mà cho tất cả những ai mong cầu giải thoát chân chính.
04/01/2022(Xem: 8517)
Không hiểu sao mỗi khi nhớ về những sự kiện của năm 1963 lòng con bổng chùng lại, bồi hồi xúc động về quá khứ những năm đen tối xảy đến gia đình con và một niềm cảm xúc khó tả dâng lên...nhất là với giọng đọc của Thầy khi trình bày sơ lược tiểu sử Đức Ngài HT Thích Trí Quang ( một sưu tầm tài liệu tuyệt vời của Giảng Sư dựa trên “ Trí Quang tự truyện “ đã được đọc tại chùa Pháp Bảo ngày 12/11/2019 nhân buổi lễ tưởng niệm sự ra đi của bậc đại danh tăng HT Thích Trí Quang và khi online cho đến nay đã có hơn 45000 lượt xem). Và trước khi trình pháp lại những gì đã đươc nghe và đi sâu vào chi tiết bài giới thiệu Bộ Pháp Ảnh Lục cùng lời cáo bạch của chính Đức Ngài HT Thích Trí Quang về bộ sách này, kính trich đoạn vài dòng trong tiểu sử sơ lược của HT Thích Trí Quang do Thầy soạn thảo mà con tâm đắc nhất về;
04/01/2022(Xem: 7313)
Trên đất nước ta, rừng núi nào cũng có cọp, nhưng không phải vô cớ mà đâu đâu cũng truyền tụng CỌP KHÁNH HÒA, MA BÌNH THUẬN. Tỉnh Bình Thuận có nhiều ma hay không thì không rõ, nhưng tại tỉnh Khánh Hòa, xưa kia cọp rất nhiều. Điều đó, người xưa, nay đều có ghi chép lại. Trong sách Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí (1) của Thượng Thư Bộ Binh Lê Quang Định soạn xong vào năm 1806 và dâng lên vua Gia Long (1802-1820), tổng cộng 10 quyển chép tay, trong đó quyển II, III và IV có tên là Phần Dịch Lộ, chép phần đường trạm, đường chính từ Kinh đô Huế đến các dinh trấn, gồm cả đường bộ lẫn đường thủy. Đoạn đường ghi chép về ĐƯỜNG TRẠM DINH BÌNH HÒA (2) phải qua 11 trạm dịch với đoạn đường bộ đo được 71.506 tầm (gần 132 km)
04/01/2022(Xem: 6211)
Ngoài tên “thường gọi” là Cọp, là Hổ, tiếng Hán Việt là Dần, cọp còn có tên là Khái, là Kễnh, Ba Cụt (cọp ba chân), Ba Ngoe (cọp ba móng), Ông Chằng hay Ông Kẹ, Ông Dài, Ông Thầy (cọp thành tinh). Dựa vào tiếng gầm của cọp, cọp còn có tên gọi là Hầm, là Hùm, dựa vào sắc màu của da là Gấm, là Mun ... Ở Nam Bộ cò gọi cọp là Ông Cả, vì sợ cọp quấy phá, lập miếu thờ, tôn cọp lên hàng Hương Cả là chức cao nhất trong Ban Hội Tề của làng xã Nam Bộ thời xưa. Cọp cũng được con người gọi lệch đi là Ông Ba Mươi. Con số ba mươi này có nhiều cách giải thích: - Cọp sống trung bình trong khoảng ba mươi năm. - Cọp đi ba mươi bước là quên hết mọi thù oán. - Xưa, triều đình đặt giải, ai giết được cọp thì được thưởng ba mươi đồng, một món tiền thưởng khá lớn hồi đó. - Tuy nhiên, cũng có thời, ai bắt, giết cọp phải bị phạt ba mươi roi, vì cho rằng cọp là tướng nhà Trời, sao dám xúc phạm (?). Ngày nay, cọp là loài vật quý hiếm, có trong sách Đỏ, ai giết, bắt loài thú này không những bị phạt tiền mà còn ở
30/12/2021(Xem: 7103)
Tối ngày 11/02 âm lịch (03/03/2012), vào lúc 10 giờ tối, lúc đó tôi niệm Phật ở dưới hai cái thất mà phía trên là phòng của Sư Ông. Khi khóa lễ vừa xong, bỗng nghe (thấy) tiếng của đầu gậy dọng xuống nền phát ra từ phòng của Sư Ông. Lúc đó tôi vội vàng chạy lên, vừa thấy tôi, Ông liền bảo: “Lấy cái đồng hồ để lên đầu giường cho Sư Ông và lấy cái bảng có bài Kệ Niệm Phật xuống” (trong phòng Sư Ông có treo cái bảng bài Kệ Niệm Phật). Khi lấy xuống Sư Ông liền chỉ vào hai câu: Niệm lực được tương tục, đúng nghĩa chấp trì danh, rồi Sư Ông liền chỉ vào mình mà ra hiệu, ý Sư Ông nói đã được đến đây, sau khi ngồi hồi lâu Sư Ông lên giường nghỉ tiếp.
25/12/2021(Xem: 5343)
Cảo San đường Tuệ Nguyên Đại Tông sư (고산당 혜원대종사, 杲山堂 慧元大宗師) sinh ngày 8 tháng 12 năm 1933 tại huyện Ulju, Ulsan, một thành phố nằm ở phía đông nam Hàn Quốc, giáp với biển Nhật Bản. Ngài vốn sinh trưởng trong tộc phả danh gia vọng tộc, phụ thân Họ Ngô (해주오씨, 海州吳氏), Haeju, Bắc Triều Tiên và tộc phả của mẫu thân họ Park (밀양박씨, 密陽朴氏), Miryang, Gyeongsangnam-do, Hàn Quốc. Năm lên 7 tuổi, Ngài được sự giáo huấn của người cha kính yêu tuyệt vời, cụ đã dạy các bộ sách Luận ngữ, Mạnh Tử, Thích Độ, Đại Học, Tứ Thư và học trường tiểu học phổ thông. Vào tháng 3 năm Ất Dậu (1945), khi được 13 tuổi, Bồ đề tâm khai phát để làm tiền đề cho Bát Nhã đơm bông, Ngài đảnh lễ Đại Thiền sư Đông San Tuệ Nhật (동산혜일대선사, 東山慧日大禪師, 1890-1965) cầu xin xuất gia tu học Phật pháp. Thật là “Đàm hoa nhất hiện” khi những sợi tóc não phiền rơi rụng theo từng nhát kéo đong đưa. Tháng 3 năm 1948, Ngài được Hòa thượng Bản sư truyền thụ giới Sa di tại Tổ đình Phạm Ngư Tự (범어사, 梵魚寺), Geumjeong-gu, Busan, Hàn Qu
23/12/2021(Xem: 4028)
Chánh Điện của một ngôi Chùa tại xứ Đức, cách đây hơn 40 năm về trước; nơi có ghi hai câu đối: "Viên thành đạo nghiệp Tây Âu quốc. Giác ngộ chúng sanh đạo lý truyền", bây giờ lại được trang hoàng thật trang nghiêm và rực rỡ với các loại hoa. Đặc biệt nhất vẫn là những chậu cây Trạng Nguyên nhỏ to đủ kiểu, nổi bật nhất vẫn là những chiếc lá đỏ phía trên phủ lên những chiếc lá xanh bên dưới. Ai đã có ý tưởng mang những cây Nhất Phẩm Hồng, có nguồn gốc ở miền Nam Mexico và Trung Mỹ vào đây? Và theo phong thủy, loại cây này mang đến sự thành công, đỗ đạt và may mắn.
10/12/2021(Xem: 8725)
Bản dịch này cũng đã đăng tải trong các số báo đặc san Pháp Bảo, từ số 2, tháng 5 năm 1982 và còn tiếp tục đăng tải cho đến nay. Loạt bài đăng trong báo sẽ được chấm dứt trong vài kỳ báo nữa, vì các phần sau tuy cần thiết đối với người muốn nghiên cứu, nhưng lại trở nên khô khan với người ít quan tâm tới sử liệu Phật Giáo. Đó là lý do quý vị chỉ tìm thấy bản dịch được đầy đủ chỉ có trong sách này. Trong khi dịch tác phẩm, cũng như trong khoảng thời gian còn tòng học tại Nhật Bản, chúng tôi tự nghĩ: không hiểu sao Phật giáo đã du nhập vảo Việt Nam từ thế kỷ thứ 2, thứ 3 mà mãi cho tới nay vẫn chưa có được những cuốn sách ghi đầy đủ các chi tiết như bộ “Các tông phái Phật Giáo Nhật Bản” mà quý vị đang có trong tay. Điều mong mỏi của chúng tôi là Phật Giáo Việt Nam trong tương lai cố sao tránh bớt vấp phải những thiếu sót tư liệu như trong quá khứ dài hơn 1500 năm lịch sử truyền thừa! Để có thể thực hiện được điều này, cần đòi hỏi giới Tăng Già phải đi tiên phong trong việc trước t
09/12/2021(Xem: 23253)
Cách đây vài ngày đọc trên một tờ báo tại Sydney , khi nói về chủng thể Omicron vừa phát tán và lây lan do xuất phát từ các nước Nam Phi , tôi chợt mỉm cười khi đọc được câu này " Chúng ta đã học từ nạn đại dịch một điều rằng : Đừng nên hy vọng một điều gì , vì chắc chắn điều mình hy vọng ấy sẽ chỉ là THẤT VỌNG " If there’s one thing COVID has taught us , it is to expect nothing, except disappointment . What it comes to that COVID really delivers
08/12/2021(Xem: 4690)
Già San Đường Trí Quán Đại Tông Sư, vị đại học giả, vị Luật sư, Thiền sư nổi tiếng, vị Tổng vụ trưởng xuất sắc trong việc quản lý các vấn đề hành chính Phật giáo. Ngài được ca tụng lảu thông Tam tạng giáo điển, lý sự viên dung. Già San Đường Trí Quán Đại Tông Sư (가산당 지관대종사, 伽山堂 智冠大宗師, 1932-2012) tục danh Lý Hải Bằng (이해붕, 李海鵬), theo tộc phả tên Chung Bằng (종붕, 鍾鵬), Tổng vụ Viện trưởng Thiền phái Tào Khê đời thứ 32, Phật giáo Hàn Quốc, hiệu Già Sơn đường Trí Quán Đại tông sư (가산당지관대종사, 伽山堂智冠大宗師), sinh ngày 14/6/1932 (05/11/Nhâm Thân), nguyên quán làng Cheonghae-myeon, huyện Gyeongju, tỉnh Gyeongsangbuk-do, Đại Hàn. Phụ thân của Ngài là cụ ông Lý Khuê Bạch (이규백, 李圭白) và Hiền mẫu của Ngài là cụ bà Kim Tiên Y (김선이, 金先伊). Gia đình truyền thống Phật giáo lâu đời, kính tin Tam bảo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]