Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

89. Bồ Ðề Ðạt Ma

05/06/201115:05(Xem: 8997)
89. Bồ Ðề Ðạt Ma

CAO TĂNG DỊ TRUYỆN
(Truyện Kể Các Vị Cao Tăng Trung Quốc)
Hạnh Huệ biên soạn - Nhà Xuất Bản TP. Hồ Chí Minh 2001

PHỤ LỤC 33 VỊ TỔ

89. BỒ ĐỀ ĐẠT MA

Thuyết pháp Nam Ấn Độ:

Bát Nhã Đa La thị tịch, Bồ Đề Đạt Ma giáo hóa ở bổn quốc. Có hai sư là Phật Đại Tiên và Phật Đại Thắng Đa, vốn cùng Đạt Ma đồng học Thiền quán Tiểu thừa. Sau Phật Đại Tiên cùng Đạt Ma gặp Bát Nhã Đa La, tu theo chánh pháp. Còn Phật Đại Thắng Đa chia đồ chúng làm 6 tông:

1- Hữu tướng tông. 2- Vô tướng tông.

3- Định huệ tông.4- Giới hạnh tông.

5- Vô đắc tông . 6- Tịch tĩnh công.

Rồi triển hóa riêng.

Đạt Ma than:

- Họ có một thầy đã là lọt vào vết chân trâu, huống là phân làm sáu tông. Ta nếu chẳng trừ, họ sẽ bị cột mãi trong tà kiến.

Nói xong, hiện chút thần lực, đến chỗ tông Hữu tướng hỏi:

- Tất cả các pháp, cái nào là thực tướng?

Trong chúng có một tôn trưởng là Tát Bà La đáp:

- Ở trong các tướng, không lẫn các tướng đó gọi là thực tướng.

- Ở trong các tướng mà không lẫn thì làm sao định được?

- Ở trong các tướng thật không có định; nếu nhất định các tướng sao gọi là thực?

- Các tướng chẳng định gọi là thực tướng, nay ngươi chẳng định, sẽ được thực tướng chăng?

- Tôi nói chẳng định chẳng phải nói các tướng. Nên nói các tướng, nghĩa của nó cũng thế.

- Ngươi nói bất định là thực tướng, thì định mà bất định vậy là chẳng phải thực tướng.

- Định đã bất định thì không phải thực tướng, nhưng cái biết tôi chẳng phải, cái đó bất định bất biến.

- Nay ông bất biến, thì cái gì là thực tướng? Đã biến thì qua rồi, nghĩa này cũng vậy.

- Bất biến sẽ còn, còn mà không chỗ nơi nên biến là thực tướng để định cái nghĩa này.

- Thực tướng bất biến, biến thì chẳng phải thực. Ở trong có, không, sao gọi là thực tướng?

Tát Bà La thầm biết thánh sư huyền giải, thầm đạt ý chỉ. Bèn lấy tay chỉ hư không nói:

- Đây là hữu tướng của thế gian, cũng có thể thành không. Nên thân này của con, có được như thế không?

- Nếu hiểu thực tướng, tức thấy không phải tướng. Nếu rõ không phải tướng thì sắc này cũng vậy. Nên ở trong sắc mà không mất sắc thể. Ở trong phi tướng mà chẳng ngại có. Nếu hiểu như thế, thì đây gọi là thực tướng.

Chúng kia nghe xong, tâm ý rỗng rang, đảnh lễ tín phục.

*

Bồ Đề Đạt Ma lại đến tông Vô tướng hỏi:

- Ngươi nói vô tướng, làm sao chứng được?

Trong chúng có Ba La Đề đáp:

- Tôi gọi vô tướng là tâm không hiện.

- Tâm ngươi không hiện, làm sao rõ được?

- Tôi rõ vô tướng, tâm không thủ xả. Ngay lúc rõ cũng không có người đang (rõ).

- Ở các tâm có không, không có thủ xả, lại không có người đang (rõ). Thì các sự rõ biết là không.

- Nhập Phật tam muội còn không sở đắc, huống là vô tướng mà muốn biết nó.

- Tướng đã chẳng biết thì ai nói có không? Còn không sở đắc, sao gọi là tam muội?

- Tôi nói không tướng là chứng mà không chỗ chứng, chẳng phải tam muội nên tôi nói tam muội.

- Chẳng phải tam muội, làm sao có tên gọi? Ông đã chẳng chứng; không phải chứng thì chứng cái gì?

Ba La Đề nghe xong, ngộ được bổn tâm, lễ tạ và sám hối những sai lầm cũ.

Đạt Ma thọ ký:

- Ông sẽ đắc quả, không bao lâu sẽ tự chứng. Nước này có ma, chẳng bao lâu ông sẽ hàng phục chúng. Nói xong Ngài biến mất.

Đến tông Định huệ hỏi:

- Ông học định huệ, là một hay hai?

Trong chúng có Bà Lan Đà đáp:

- Định huệ của tôi, không một không hai?

- Đã không một, hai sao lại gọi là định huệ?

- Tại định mà không phải định. Ở huệ mà không phải huệ, một mà không một, hai cũng chẳng hai.

- Đáng một mà chẳng một, đáng hai mà chẳng phải hai, đã chẳng phải định huệ, thì theo định huệ nào?

- Chẳng một, chẳng hai, mà định huệ hay biết; chẳng phải định, chẳng phải huệ cũng lại như thế.

- Huệ chẳng phải định thì làm sao biết? Chẳng một, chẳng hai thì ai định, ai huệ?

Ba Lan Đà nghe rồi, tâm nghi tan biến.

*

Ngài đến tông Giới hạnh hỏi:

- Cái gì gọi là giới? Thế nào gọi là hạnh? Giới hạnh này là một hay là hai?

Trong chúng có một hiền giả thưa:

- Mộ, hai hay hai, một đều do kia sanh. Y theo giáo không nhiễm. Đậy gọi là giới hạnh.

- Ông nói y giáo tức có nhiễm, một hay hai đều phá, sao nói y giáo? Hai cái này trái ngược. Hành chẳng đến được, trong ngoài chẳng rõ, sao gọi là giới?

- Ta có trong ngoài, điều đó đã biết rõ, đã được thông đạt, thì đó là giới hạnh. Nếu nói trái ngược; đều phải hoặc đều trái. Còn nói đến thanh tịnh thì tức là giới, tức là hạnh.

- Đều phải, đều trái sao nói là thanh tịnh?

Đã được thông thì sao lại nói trong ngoài?

Hiền giả nghe xong, hổ thẹn chịu phục.

*

Ngài đến tông Vô đắc hỏi:

- Ông nói vô đắc là không đắc cái đắc nào?

Đã không chỗ đắc thì cũng là đắc cái vô đắc.

Trong chúng có Bảo Tĩnh đáp:

- Tôi nói vô đắc, chẳng phải đắc cái vô đắc. Nên nói đắc đắc, vô đắc tức là đắc.

- Đắc đã không đắc, đắc cũng chẳng phải đắc. Đã nói đắc đắc, thì đắc đắc cái nào?

- Thấy đắc chẳng phải đắc, chẳng phải đắc là đắc. Nếu thấy không có đắc gọi là đắc đắc.

- Đắc đã chẳng phải đắc, thì đắc đắc chẳng có đắc. Đã không có chỗ đắc, thì lấy cái đắc nào để đắc?

Bảo Tĩnh nghe rồi, chóng trừ lưới nghi.

*

Ngài đến tông Tịch Tĩnh hỏi:

- Sao gọi là tịnh tĩnh? Ở trong pháp này?

Cái gì tịch? Cái gì tĩnh?

Có một tôn giả đáp:

- Tâm này bất động gọi đó là tịch, ở pháp không nhiễm gọi là tĩnh.

- Bổn tâm nếu không tịch, cần mượn tịch tĩnh; xưa nay đã tịch đâu cần tịch tĩnh?

- Các pháp vốn không, vì không nên không, ở cái không kia không nên gọi là tịch tĩnh.

- Không không đã không, các pháp cũng vậy. Tịch tĩnh không tướng, cái gì tĩnh? Cái gì tịch?

Người ấy nghe chỉ dạy, hoát nhiên khai ngộ. Rồi từ đó năm chúng đều quy y Ngài.

52. THIỀN SƯ QUY TÔNG TUYÊN

Thiền Sư Quy Tông Tuyên, người Hán Châu, nối pháp Ngài Lang Gia Quảng Chiếu kết thân với Quách Công Phủ. Chợt một hôm có quan trấn thủ Nam Khang đến, Sư sai người đem thơ cho Công Phủ lại dặn người đưa thơ chớ cho quan huyện trông thấy. Công Phủ đọc thơ thấy ủy thác rằng:

- Tôi còn sáu năm duyên đời chưa hết, hôm nay không chịu nổi áp bức muốn thác sanh vào nhà ông, mong ông chiếu cố cho.

Công Phủ vừa sợ vừa mừng, nửa đêm bà vợ mơ màng thấy Sư vào trong phòng ngủ, bất giác thất thanh nói:

- Đây không phải là chỗ Hòa thượng đến.

Công Phủ hỏi duyên cớ, bà vợ kể lại. Công Phủ sai đốt đền, lấy thơ của Sư cho coi. Quả nhiên sau bà vợ có thai sanh con đặt là Tuyên Quang. Vừa đầy năm đã nhớ hỏi chuyện trước.

Đến ba tuổi, Hòa thượng Bạch Vân Đoan đi qua nhà này, Công Phủ kêu con ra tương kiến, vừa thấy kêu lên:

- Sư Điệt! (cháu).

Hòa thượng Đoan nói:

- Cùng Hòa thượng từ biệt nhau đã mấy năm rồi?

Tuyên co ngón tay nói:

- Bốn năm.

Hòa thượng Đoan nói:

- Tương biệt tại đâu?

- Tại Bạch Liên Trang.

- Lấy gì để chứng nghiệm?

- Cha mẹ tôi ngày mai sẽ mời Hòa thượng thọ trai.

Chợt có tiếng đẩy xe qua ngoài cửa. Hòa thượng Đoan nói:

- Tiếng gì ngoài cửa vậy?

Tuyên làm thế đẩy xe. Hòa thượng Đoan nói:

- Qua thế nào?

- Đất bằng có một rãnh nước.

Đến sáu tuổi không bệnh mà chết.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4023)
Có một dòng sông rất đẹp chảy qua núi đồi và đồng cỏ xanh tươị Dòng sông ca hát nhảy nhót tung tăng từ trên núi xuống đồng bằng. Xuống đồng bằng, dòng sông chảy chậm lại, mặt nước trong xanh êm mát.
10/04/2013(Xem: 4825)
Thuở ấy khi vừa bước vào Thiên Đường, Bích Thảo đến đứng trước một cây kỳ lạ, cây vừa là đàn ông vừa là đàn bà. Bích Thảo cúi chào cây một cách kính cẩn và hỏi : "Chào cây, cây có phải là cây của sự sống không?" Nhưng khi có con rắn muốn thay cây trả lời cho chàng thì Bích Thảo quay lưng bỏ đi.
10/04/2013(Xem: 4381)
Làng Mã Châu của tôi là một ngôi làng nổi tiếng về nghề nuôi tằm, ươm tơ và dệt lụa. Những ngày còn nhỏ, tôi thích đứng xem người lớn nuôi tằm. Nhìn những con tằm nhỏ li ti, bám vào những chiếc lá dâu xanh, nhả những sợi tơ trắng mong manh, cho đến khi trở thành những con nhộng cuộn tròn trong cái kén. Qua đó, tôi cảm nhận sự kỳ diệu của một quá trình sinh diệt không cùng của vạn vật.
10/04/2013(Xem: 15783)
Quý vị đang cầm trên tay quyển "Đại Đường Tây Vức Ký" được chuyển dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt là do kết quả của sự miệt mài dịch thuật của chúng tôi từ ngày 24 tháng 10 năm 2003 đến ngày 10 tháng 12 năm 2003 tại Tu Viện Đa Bảo, Úc Đại Lợi nhân mùa nhập thất lần đầu tại đây.
10/04/2013(Xem: 3007)
Đúng vào hôm tôi vừa ở Phật Học Đường Báo Quốc về thì Vĩnh đến thăm. Anh đến mang cho tôi một chồng sách Phật viết bằng tiếng Pháp mà anh mới gởi mua ở tận xứ xa. Anh cũng không quên mang tặng chú Tâm Mãn một cuốn tự điển Pháp Việt mới xuất bản, bởi vì anh biết chú Mãn đang cần cuốn này để học thêm Pháp văn.
10/04/2013(Xem: 14621)
Tập truyện Phật giáo này, gồm trên 70 câu truyện, rút từ các kinh, luật và luận, hoặc những chuyện mắt thấy tai nghe, có liên quan đến Phật giáo, cũng đem vào. Tập truyện này viết theo ký ức, nên không nhớ nhân danh, địa danh và thời gian. Mong chự vị độc giả thông cảm cho.
10/04/2013(Xem: 16572)
Tác phẩm “ Life and Teaching of the Masters of the Far East » (1935) ”, hồi ký của Dr. Blair T. Spalding (1857 – 1953) Một phần của hồi ký đã được Nguyên Phong chuyển ngữ với tựa đề “Hành Trình Về Phương Đông”
10/04/2013(Xem: 13054)
Ngôi chùa Sắc Tứ Hưng Phước Tự nằm trên một triền đồi thoai thoải, mặt chùa quay ra hướng đông nam hướng về phía biển đông. Lưng chùa tựa sát vào vách núi. Chung quanh là những điện đường ngang dọc, xây theo lối cổ tự ngày xưa. Đây là một chùa bề thế được bao đời chúa Nguyễn sắc phong cho các vị trụ trì tiền nhiệm tại đó. Nên trong lòng ai cũng cung kính nể vì. Lý do là chùa xây dựng rất đúng với thuật phong thuỷ.
10/04/2013(Xem: 4334)
Trong mùa xuân của thời thơ dại Anselm thường thơ thẩn chạy khắp khu vườn xanh lá cây. Cậu bé yêu đặc biệt một loài hoa trong các hoa của mẹ : Hoa Huệ Kiếm
10/04/2013(Xem: 12170)
Ngay từ khi tôi còn thơ ấu, Ba vẫn thường kể câu chuyện về Kim Các Tự cho tôi nghe. Tôi ra đời trên một mũi biển hiu quạnh nhô ra ra biển Nhật Bản ở phía đông bắc Maizuru. Tuy nhiên, nguyên quán của Ba không ở đây mà ở Shiraku, miền ngoại ô phía đông thành phố Maizuru. Ba được thúc đẩy gia nhập giáo hội và trở nên tu sĩ trụ trì một ngôi chùa tên một mỏm đất xa xôi. Ba lập gia đình ở nơi này và sinh ra một đứa con trai, ấy chính là tôi vậy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]