Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14. So sánh phúc báo

05/04/201113:34(Xem: 6094)
14. So sánh phúc báo

TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO
Diệu Hạnh Giao Trinh sưu tầm và kể chuyện, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu

PHẦN III: Những chuyện thuộc nhiều giai đoạn khác

14. So sánh phúc báo

Cách đây chừng hơn 2.400 năm, nước Ấn Độ giống như vào thời Chiến quốc ở Trung Hoa, chia thành rất nhiều nước nhỏ và rất nhiều bộ lạc. Vua A Dục, một vị vua có phúc báo thù thắng, đã chinh phục tất cả các nước nhỏ và các bộ lạc ấy quy làm thành một quốc gia. Đó cũng là lần đầu nước Ấn Độ được thống nhất trong lịch sử.

Vua A Dục rất tài giỏi và anh dũng, ông đã đào tạo một đội quân kiên cường, một đoàn ngựa hùng mạnh. Hơn nữa, đối với dân ông thành thật như đối với chính mình, nên chẳng bao lâu, uy đức ông đã cảm hóa được mọi người, ai ai cũng tôn sùng kính trọng ông.

Nhưng chỉ có một điều đáng tiếc là bản tính ông vô cùng kiêu ngạo.

Có một lần, ông chiêu tập quần thần và hỏi rằng:

– Thế gian này còn có chỗ nào không thuộc về ta? Còn có người nào không phục tùng ta?

Quần thần đồng thanh trả lời:

– Trong thế gian này, không có chỗ nào là không thuộc về đại vương, cũng không còn một ai là dám không phục tùng đại vương.

Mọi người nói xong thì có một vị quan đứng dậy tâu rằng:

– Theo chỗ hạ thần biết, trong thế gian vẫn có nơi không thuộc về vua, thí dụ như long vương trong biển cả, từ trước đến nay không hề giao thiệp với chúng ta cũng chẳng bao giờ đem bảo vật đến triều cống, điều đó chứng tỏ rằng y không hề phục tùng đại vương.

A Dục vương muốn thử xem phúc đức và uy lực của mình có thâu nhiếp được long vương hay không, nên đem ngàn vạn binh tướng, khua chuông gióng trống, cờ phướng rợp trời, cuồn cuộn kéo đến bờ biển, gằn giọng hét to:

– Long vương! Ngươi ở trong biên cảnh của ta, tại sao lại có thái độ phản kháng, không xuất hiện đến gặp ta?

Mặt biển mênh mông lặng lờ, chỉ có nhấp nhô tiếng sóng trả lời. Tuy vua A Dục thị uy ba lần như vậy, nhưng mặt biển vẫn im lìm không có phản ứng.

Lúc ấy Long vương đang sống an nhiên trong long cung, tuy vua A Dục cuồng ngạo như vậy nhưng ông vẫn làm ngơ như không thấy. Vua A Dục lo lắng không biết phải xử trí ra sao, bèn hỏi quần thần rằng:

– Có cách nào buộc long vương phải xuất hiện chăng?

Có một vị quan tương đối có trí huệ lên tiếng trả lời:

– Đại vương, xin đừng lo lắng, tới đúng lúc đúng thời thì không cần ai gọi, long vương cũng sẽ xuất hiện. Có thể bây giờ phúc báo của y lớn hơn phúc báo của đại vương nên y không chịu quy phục. Nếu đại vương muốn thử cũng có thể được: ngài hãy dùng hai cân vàng đúc hai pho tượng, một tượng của ngài, một tượng của long vương. Đem hai pho tượng ra so sánh, pho nào nặng hơn thì người đó có nhiều phúc đức hơn.

Vua A Dục làm theo lời vị đại thần để thử nghiệm, khi đem ra cân thì kết quả tượng long vương nặng hơn. Đương nhiên khỏi nói, long vương có nhiều phúc báo hơn vua A Dục.

Lúc ấy vua A Dục tự hiểu, hổ thẹn mình phúc bạc, từ đó lo gấp rút vun trồng cội đức, phát thiện tâm rộng lớn, cứu tế an ủi những người cô quả, nghèo khổ, người già và trẻ con trong nước. Ông còn lập chùa, dựng tháp ở mỗi huyện lỵ, cung kính thờ phụng tượng Phật, xá-lợi, khi thấy kinh điển thì khởi tâm sùng kính, tâm hoan hỉ, tăng chúng trong nước thì tuyệt đối được ông tôn trọng và thành tâm cúng dường.

Cứ như thế trong suốt ba năm, ông lại đem hai bức tượng ra cân trở lại, thật là không thể tưởng tượng, lần này tượng của vua A Dục đã nặng hơn.

Vua A Dục lại muốn thử một lần nữa xem có linh nghiệm hay không, bèn đem đại chúng ra bờ biển. Không cần vua kêu gọi hay truyền lệnh, từ xa long vương đã biến thành một người thanh niên đến đón rước vua, và đem rất nhiều châu báu đến triều cống.

Mỗi người tự gieo trồng bồi đắp phúc báo của mình. Không có phúc báo mà muốn cho người khác cung kính là điều vọng tưởng, làm sao có thể được?
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2011(Xem: 2898)
Quỳnh Lộc là bạn học cùng lớp với chị cả của tôi, nhà chị cách đó chỉ vài căn. Cùng lớp cùng hàng xóm nên hai chị rất thân nhau. Đã vậy, nhà tôi có năm chị em gái, đủ chuyện, lắm trò càng thu hút chị Quỳnh Lộc chạy sang chơi. Dường như mỗi ngày chị đều ghé đến, sáng, trưa, chiều, tối...bất cứ lúc nào chị rảnh. Ba má tôi cũng dễ dãi, không ngăn cấm gì sự hiện diện của chị. Trái lại, còn coi chị thân thiện như con cháu trong nhà.
04/01/2011(Xem: 2609)
Mình biết rằng lối xưng hô này chưa được đúng lắm vì Kim Chi là bà Hiệu trưởng của mình nhưng Kim Chi vẫn thường nói hai đứa mình cùng ngang tuổi nhau nên muốn tụi mình xưng hô với nhau như vậy cho thân mật và mình đang làm theo lời yêu cầu của Kim Chi đây.
30/12/2010(Xem: 5088)
"Ngọc tỉnh liên" là "Hoa sen trong giếng ngọc". Đây là bài phú của Mạc Đĩnh Chi. Ông đỗ Trạng nguyên, khi vào bái yết nhà vua, Trần Anh Tông thấy hình dung ông xấu xí quá...
30/12/2010(Xem: 9528)
Trong đầm gì đẹp bằng Sen. Lá xanh bông trắng, lại chen nhụy vàng. Nhụy vàng bông trắng lá xanh. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
28/12/2010(Xem: 3883)
Một ông lão ở gần cửa ải Nhạn Môn, nơi giáp giới nước Tàu với Phiên Quốc (Hồ) có con ngựa. Một hôm, con ngựa đi mất. Người quen thuộc đều đến thăm hỏi, chia buồn.
28/12/2010(Xem: 2542)
Đời nhà Đường (618-907), triều Lý Thái Tông (Lý Thế Dân), niên hiệu Trinh Quán năm thứ 13, gần thành Trường An có con sông Kinh, nước trong vắt.
28/12/2010(Xem: 2538)
Thời xưa, người ta tiễn nhau thường bẻ cành liễu đưa cho người đi. Dương Quan là một cửa ải ở biên giới tỉnh Thiểm Tây. Đường thi có bài "Tống Nguyên Nhị sứ An Tây"...
25/12/2010(Xem: 2706)
Chúng ta, những người bỏ xứ ra đi, đã quay lưng với cổng trường ngày cũ, nhưng lòng vẫn còn tưởng nhớ đến những hình ảnh thân yêu của bạn bè ngày nào! Vẫn mong ước ngày trở lại để tìm kiếm ký ức thầm kín ngày xưa, để được nhìn gặp những người ở lại của thuở ấy, nhưng những người ở lại có còn gì nữa đâu? Đói khổ đã làm mòn mỏi thêm cuộc sống, tất cả chỉ còn biết đem hơi sức bám vào nhịp thở, sống cho qua chuỗi ngày còn lại. Tôi quen chị Xuân Viên khi được đổi về trường Sương Nguyệt Anh (SNA). Hình ảnh một con người tuy nhỏ bé nhưng lúc nào cũng đầy nghị lực đã đập vào mắt tôi và dần dần từ chỗ quen biết, chúng tôi đã thương mến nhau từ lúc nào cũng không hay nữa! Nói đến chị, phải nói đến một con người mẫu mực, một cô giáo hoàn toàn gương mẫu đúng phong cách một nhà giáo đầy đạo đức. Đó là người mà tôi mến phục nhất và lúc nào cũng chiếm trọn trong tôi một niềm thương yêu trìu mến và bất tận. Giao cho chị phụ trách làm giáo sư hướng dẫn một lớp nào, coi như nhà trường khỏi phải
24/12/2010(Xem: 7150)
Từ ngày định cư ở một xứ hiếm mưa, lắm lúc tôi tưởng chừng như không còn nhớ nhiều đến những cơn mưa vùng nhiệt đới; mưa quê hương, nhất là những cơn mưa dai dẳng của một xứ "mùa đông thiếu áo, mùa hè thiếu ăn", mưa xứ Huế!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]