Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Tinh xá và thiên cung

05/04/201113:34(Xem: 7121)
2. Tinh xá và thiên cung

TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO
Diệu Hạnh Giao Trinh sưu tầm và kể chuyện, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu

PHẦN I: Những chuyện đương thời Đức Phật

2. Tinh xá và thiên cung

Xá-lợi-phất là một trong các vị đệ tử hàng đầu của đức Phật. Từ khi ngài bỏ ngoại đạo về quy y Phật thì tăng đoàn lớn mạnh thêm rất nhiều, vì ngài đã dẫn theo cả một đồ chúng rất đông đảo cùng lúc xuất gia theo Phật.

Đức Phật rất tin tưởng vào nhân cách cũng như năng lực của ngài. Lần đầu tiên khi cần có người trong tăng đoàn đến miền bắc Ấn Độ để hoằng pháp và trông coi công trình xây dựng tinh xá Kỳ Viên, chính ngài là người được đức Phật giao cho trọng trách đó.

Nguyên do là ở nước Ma-kiệt-đà, miền nam Ấn Độ, đã có tinh xá Trúc Lâm, nhưng còn ở miền bắc thì hai năm sau khi đức Phật thành đạo vẫn chưa có địa điểm thuận lợi nào làm cơ sở cho Ngài thuyết pháp.

Một hôm, nhân duyên xui khiến trưởng giả Tu-đạt ở thành Xá-vệ nước Kiêu-tát-la[1]đến miền nam thăm người thân, được diện kiến thánh nhan của đức Phật, bèn xin quy y và tự nguyện phát tâm xây dựng một tinh xá ở miền bắc cúng dường đức Phật, để nước pháp cam-lồ được ban rải khắp mọi nơi.

Trưởng giả Tu-đạt ở thành Xá-vệ, sau khi mua được vườn hoa của thái tử Kỳ-đà bằng cách dùng vàng trải đầy mặt đất, bèn xin đức Phật phái một người đến thiết kế và chỉ dẫn việc xây cất tinh xá tại đấy.

Đức Phật biết rằng khi Phật pháp còn chưa truyền đến miền bắc thì người dân ở đó đa phần đều tin theo ngoại đạo. Vì thế, người được phái đến miền bắc không những phải lo việc xây cất tinh xá mà còn phải có khả năng hàng phục đồ chúng của ngoại đạo nữa. Vì lý do đó mà đức Phật đã chọn ngài Xá-lợi-phất để giao nhiệm vụ theo trưởng giả Tu-đạt về thành Xá-vệ.

Quả thật vậy, tinh xá bắt đầu xây dựng chưa bao lâu thì ma nạn đã bắt đầu xảy tới.

Rất nhiều ngoại đạo ganh tức với Phật giáo đang phát triển, bèn kéo đến yêu cầu trưởng giả Tu-đạt phải bỏ ngay ý định xây dựng tinh xá cúng dường đức Phật và còn bảo ông không được tin theo đức Phật nữa.

Trưởng giả Tu-đạt vốn đã được tiếp nhận hồng ân của pháp Phật nên không màng đến những lời của ngoại đạo. Vì thế ngoại đạo bèn nghĩ đến việc tranh luận cùng đệ tử của đức Phật, tức là ngài Xá-lợi-phất. Họ nghĩ là nhờ vào số đông sẽ có thể hạ bệ Phật giáo ở miền bắc ngay từ buổi đầu và khiến cho trưởng giả Tu-đạt thay đổi ý định.

Nghe tin này, trưởng giả Tu-đạt rất kinh hoàng. Ông nghĩ rằng, làm sao một mình ngài Xá-lợi-phất có thể tranh biện nổi với số đông ngoại đạo như thế?

Lòng nặng trĩu ưu tư, trưởng giả Tu-đạt đành phải chuyển đến ngài Xá-lợi-phất lời yêu cầu của bọn ngoại đạo. Không ngờ khi nghe tin thì ngược lại, ngài Xá-lợi-phất rất vui mừng, vì thấy rằng đây là cơ hội tốt nhất để ngài tuyên dương Chánh pháp.

Sau khi định ước xong về thời gian và địa điểm của ngày đại hội tranh biện, phía ngoại đạo bèn chọn ra mười vị luận sư xuất sắc nổi danh nhất để đối phó với mỗi một mình ngài Xá-lợi-phất.

Nhưng sự lo lắng của trưởng giả Tu-đạt thật ra là hoàn toàn không cần thiết, vì cho dù về mặt số lượng thì các luận sư ngoại đạo là đông đảo, còn phía Phật giáo chỉ có mỗi một mình ngài Xá-lợi-phất, nhưng về mặt thực lực tranh biện thì đừng nói gì mười vị luận sư này, mà dẫu có đến ngàn vạn luận sư ngoại đạo cũng không phải là đối thủ tranh biện của ngài Xá-lợi-phất.

Vì sao vậy? Vì trong hàng đệ tử Thanh văn của đức Phật, ngài Xá-lợi-phất là bậc trí tuệ đệ nhất, không ai sánh bằng. Ngài xuất thân từ một gia đình danh tiếng thuộc dòng Bà-la-môn, ông nội và cha ngài đều là những vị luận sư Bà-la-môn nổi danhBà-la-môn, là những vị học giả lỗi lạc nhất của toàn cõi Ấn Độ thời ấy.

Nói về kiến thức thế gian, ngài Xá-lợi-phất, tinh thông tất cả các mọi kinh điển, luận thư của ngoại đạo. Nhưng còn hơn thế nữa, hiện nay ngài đã đạt được trí huệ giải thoát nhờ chứng đắc thánh quả A-la-hán. Vì thế, việc ngài Xá-lợi-phất đứng ra tranh biện với ngoại đạo thật ra là một sự kiện có thể hoàn toàn thấy trước được kết quả.

Quả thật như vậy, vào ngày tranh biện ấy ngài Xá-lợi-phất đã toàn thắng một cách thuyết phục. Rất nhiều đồ chúng ngoại đạo sau khi được nghe cuộc tranh biện đã xin quy y với ngài Xá-lợi-phất, từ bỏ ngoại đạo để nương về với Chánh phápThích-ca Mâu-ni.

Phật giáo khi ấy tuy hãy còn ở miền nam mà ánh sáng Chánh pháp đã bắt đầu được chiếu rọi đến miền bắc. Số người ngoại đạo nhờ sự thức tỉnh của ngài Xá-lợi-phất mà quay về quy y Phật lên đến cả ngàn vạn người.

Lúc ấy trưởng giả Tu-đạt mới thở phào một tiếng nhẹ nhõm. Ông hết sức khâm phục trí tuệ của ngài Xá-lợi-phất và lại càng tin tưởng hơn vào giáo pháp của đức Phật.

***

Công trình xây cất tinh xá Kỳ Viên tiến hành rất mau lẹ. Theo sự thiết kế của ngài Xá-lợi-phất thì có 16 điện chỉ dành làm nơi đại chúng vân tập, lại có ba trăm căn phòng lớn, sáu mươi ba nơi thiền phòng an tịnh; ngoài ra cũng có đầy đủ các tịnh thất mùa đông, nhà trú mùa hạ, thảy thảy đều riêng biệt; nhà trù, phòng tắm, chỗ rửa chân, nhà xí... không thiếu gì cả.

Khi tinh xá xây dựng gần xong, ngài Xá-lợi-phất nói với trưởng giả Tu-đạt:

– Trưởng giả Tu-đạt, ông nhìn xem trong không trung hiện giờ vừa có gì xuất hiện vậy?

Trưởng giả Tu-đạt nhìn lên rồi thất vọng trả lời:

– Bạch tôn giả, tôi không nhìn thấy gì cả.

– Điều đó không có gì lạ, vì mắt thường không thể nhìn thấy những hiện tượng như thế. Bây giờ, nương vào thần lực thiên nhãn của tôi, ông hãy thử nhìn xem một lần nữa.

Trưởng giả Tu-đạt ngước mắt nhìn rồi mừng rỡ reo lên:

– Bạch tôn giả, tôi thấy có rất nhiều cung điện nguy nga tráng lệ!

– Đó toàn là những cung điện của trời Lục dục, do việc ông cúng dường tinh xá cho đức Phật thuyết pháp nên ứng hiện. Tuy tinh xá ở đây xây dựng chưa xong nhưng ở trời Lục dục thì cung điện phước báo của ông đã hoàn tất.

– Xin hỏi tôn giả, cõi trời Lục dục có quá nhiều cung điện như thế, tương lai tôi nên sinh về cõi trời nào là tốt nhất?

Tôn giả Xá-lợi-phất giải thích:

– Cõi trời Đao-lợi có thọ mệnh rất lâu dài, cư dân ở đó đều biết tu hành, chuyên cần thực hành Phật đạo, rất khó bị đọa lạc. Ông nên phát nguyện sinh về đó.

– Vậy tôi nguyện sẽ sinh về cõi trời Đao-lợi!

Khi trưởng giả Tu-đạt vừa phát nguyện như thế thì tất cả các cung điện khác liền từ từ ẩn mất, chỉ còn lại cung điện của cõi trời Đao Lợi là thêm phần huy hoàng lộng lẫy trước mắt ông.

Suốt cả một đời, chưa bao giờ trưởng giả Tu-đạt vui mừng như lần ấy!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2011(Xem: 2899)
Quỳnh Lộc là bạn học cùng lớp với chị cả của tôi, nhà chị cách đó chỉ vài căn. Cùng lớp cùng hàng xóm nên hai chị rất thân nhau. Đã vậy, nhà tôi có năm chị em gái, đủ chuyện, lắm trò càng thu hút chị Quỳnh Lộc chạy sang chơi. Dường như mỗi ngày chị đều ghé đến, sáng, trưa, chiều, tối...bất cứ lúc nào chị rảnh. Ba má tôi cũng dễ dãi, không ngăn cấm gì sự hiện diện của chị. Trái lại, còn coi chị thân thiện như con cháu trong nhà.
04/01/2011(Xem: 2609)
Mình biết rằng lối xưng hô này chưa được đúng lắm vì Kim Chi là bà Hiệu trưởng của mình nhưng Kim Chi vẫn thường nói hai đứa mình cùng ngang tuổi nhau nên muốn tụi mình xưng hô với nhau như vậy cho thân mật và mình đang làm theo lời yêu cầu của Kim Chi đây.
30/12/2010(Xem: 5088)
"Ngọc tỉnh liên" là "Hoa sen trong giếng ngọc". Đây là bài phú của Mạc Đĩnh Chi. Ông đỗ Trạng nguyên, khi vào bái yết nhà vua, Trần Anh Tông thấy hình dung ông xấu xí quá...
30/12/2010(Xem: 9529)
Trong đầm gì đẹp bằng Sen. Lá xanh bông trắng, lại chen nhụy vàng. Nhụy vàng bông trắng lá xanh. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
28/12/2010(Xem: 3884)
Một ông lão ở gần cửa ải Nhạn Môn, nơi giáp giới nước Tàu với Phiên Quốc (Hồ) có con ngựa. Một hôm, con ngựa đi mất. Người quen thuộc đều đến thăm hỏi, chia buồn.
28/12/2010(Xem: 2542)
Đời nhà Đường (618-907), triều Lý Thái Tông (Lý Thế Dân), niên hiệu Trinh Quán năm thứ 13, gần thành Trường An có con sông Kinh, nước trong vắt.
28/12/2010(Xem: 2538)
Thời xưa, người ta tiễn nhau thường bẻ cành liễu đưa cho người đi. Dương Quan là một cửa ải ở biên giới tỉnh Thiểm Tây. Đường thi có bài "Tống Nguyên Nhị sứ An Tây"...
25/12/2010(Xem: 2707)
Chúng ta, những người bỏ xứ ra đi, đã quay lưng với cổng trường ngày cũ, nhưng lòng vẫn còn tưởng nhớ đến những hình ảnh thân yêu của bạn bè ngày nào! Vẫn mong ước ngày trở lại để tìm kiếm ký ức thầm kín ngày xưa, để được nhìn gặp những người ở lại của thuở ấy, nhưng những người ở lại có còn gì nữa đâu? Đói khổ đã làm mòn mỏi thêm cuộc sống, tất cả chỉ còn biết đem hơi sức bám vào nhịp thở, sống cho qua chuỗi ngày còn lại. Tôi quen chị Xuân Viên khi được đổi về trường Sương Nguyệt Anh (SNA). Hình ảnh một con người tuy nhỏ bé nhưng lúc nào cũng đầy nghị lực đã đập vào mắt tôi và dần dần từ chỗ quen biết, chúng tôi đã thương mến nhau từ lúc nào cũng không hay nữa! Nói đến chị, phải nói đến một con người mẫu mực, một cô giáo hoàn toàn gương mẫu đúng phong cách một nhà giáo đầy đạo đức. Đó là người mà tôi mến phục nhất và lúc nào cũng chiếm trọn trong tôi một niềm thương yêu trìu mến và bất tận. Giao cho chị phụ trách làm giáo sư hướng dẫn một lớp nào, coi như nhà trường khỏi phải
24/12/2010(Xem: 7150)
Từ ngày định cư ở một xứ hiếm mưa, lắm lúc tôi tưởng chừng như không còn nhớ nhiều đến những cơn mưa vùng nhiệt đới; mưa quê hương, nhất là những cơn mưa dai dẳng của một xứ "mùa đông thiếu áo, mùa hè thiếu ăn", mưa xứ Huế!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]