Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

32. Hy sinh cứu người

05/04/201113:34(Xem: 6784)
32. Hy sinh cứu người

TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO
Diệu Hạnh Giao Trinh sưu tầm và kể chuyện, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu

PHẦN I: Những chuyện đương thời Đức Phật

32. Hy sinh cứu người

Đức Phật dạy rằng: Những hành vi như giết hại, trộm cắp, dâm dục, nói dối là bốn cái hố xoáy đen ngòm giữa biển, làm cho bạn phải trầm luân trong biển khổ; còn từ, bi, hỷ, xả giống như bốn bức thành thánh thiện, bên trong có rất nhiều bảo vật, bạn có thể lấy hoài không hết, dùng hoài cũng không hề suy giảm.

Có một hôm, đức Phật Thích-ca Mâu-ni đang giáo hóa chúng sinh ở tinh xá Trúc Lâm thành Xá Vệ, Tôn giả A Nan từ trong pháp hội đứng dậy chắp tay hỏi đức Phật:

– Bạch Thế Tôn, lúc ban đầu Phật tại vườn Lộc Uyển sơ chuyển pháp luân, thuyết diệu pháp Tứ Thánh Đế cho năm vị tỳ-kheo khiến họ đắc quả A-la-hán. Trong đời trước năm vị tỳ-kheo ấy đã có nhân duyên thù thắng nào với Phật mà được nghe Phật pháp lúc trống pháp mới được gióng lên lần đầu tiên, và đắc được pháp vị cam lồ? Cúi xin Thế Tôn rũ lòng lân mẫn giải thích cho chúng con được tường tận.

Đức Phật bảo A Nan và đại chúng rằng:

– Năm vị tỳ-kheo ấy đã từng ăn thịt của ta trong một kiếp trước để tự bảo vệ mạng sống của mình, do lẽ ấy nên kiếp này họ là những người đầu tiên thọ nhận pháp vị và được giải thoát.

Nghe những lời ấy ai cũng lấy làm kỳ lạ. Vì thế ngài A Nan lại đứng dậy hỏi rằng:

– Bạch Thế Tôn! Tại sao họ lại ăn thịt Phật trong một kiếp trước?

Lúc ấy bốn phía đều im phăng phắc, tuy có hơn cả vạn người ngồi trong giảng đường nhưng không có lấy một tiếng động, đến cả tiếng thở mạnh cũng không có, đại chúng yên tịnh chờ đợi đức Phật thuyết về nhân duyên của năm vị tỳ-kheo.

Trên bảo tòa, đức Phật bắt đầu thuyết:

– Trước kia có một thế giới, vua tên là Thí Đặc Cần, đức độ, tài giỏi, và từ bi cao cả, nhân dân vài trăm ngàn người sống một cuộc sống an lành thái bình dưới sự cai trị hiền từ và thương mến bảo bọc của ông.

Nhưng “hoa đẹp không nở hoài, cảnh đẹp không tồn tại mãi”, đất nước an lạc và sung sướng ấy rồi cũng có lúc gặp khốn khó. Năm ấy không chỗ nào có mưa, nạn hạn hán bắt đầu hoành hành. Dân chúng khát nước đến khô cháy cả người, lúa mạ gì cũng chết cháy hết. Theo lời các nhà thiên văn dự đoán thì nạn hạn hán này có thể kéo dài tới 12 năm nữa.

Vua nghe thế vô cùng ưu sầu, thiên tai kéo dài 12 năm thì mạng sống con dân trong nước có cầm cự được không? Một nước không có dân thì làm sao thành lập? Vì thế ông bèn triệu tập các đại thần để cùng bàn luận tìm cách giải cứu. Cuối cùng họ lấy quyết định gom lại tất cả những tài vật mà nhân dân trong toàn quốc đã tích trữ được, nhập toàn bộ vào kho tàng của quốc gia và sau đó làm thống kê nhân khẩu, rồi mỗi ngày trích ra số lượng tối thiểu nhất đem ra phân phát cho mỗi ngươi dân trong nước đủ cho họ sống qua ngày hôm đó.

Vua lại ra lệnh từ ngày hôm ấy trở đi quyết nghị kia sẽ được thi hành, vì thế nhân dân tuy sống trong cảnh khốn khổ nhưng chưa có ai phải chết đói.

Tháng này qua tháng khác, một năm rồi một năm nữa trôi qua, lương thực kiệt quệ dần, ruộng vườn khô cằn không trồng trọt được. Vua lại lo lắng buồn rầu, nặn óc suy nghĩ mãi, rồi quyết định hy sinh mạng sống của mình để giữ gìn mạng sống của tất cả những người khác. Ông bèn tuyên bố rằng:

– Ta muốn đi sang nước ngoài nghỉ ngơi và du lịch trong một thời gian không giới hạn. Ai muốn đi theo ta thì đi, còn ai muốn ở lại thì cứ ở.

Nghe vua sắp đi du lịch ở nước ngoài, khoảng 20 ngàn người cũng muốn đi theo. Ngày khởi hành họ đi đến một ngọn núi nhỏ, ai nấy đều mệt mỏi không đi tiếp được nữa. Vua Thí Đặc Cần dẫn họ đến một khu rừng rậm rạp và ra hiệu cho mọi người tùy ý nghỉ ngơi. Quá mệt mỏi và thiếu thốn nên 20 ngàn người ấy chẳng mấy chốc đã chìm sâu trong giấc ngủ. Còn lại vua một mình ngồi tại một địa điểm rất cao nhìn xuống mọi người đang say ngủ, ông hướng về bốn phía lễ lạy xong âm thầm phát nguyện rằng:

– Hiện nay quốc dân đang gặp cảnh đói khổ, nếu tình trạng này kéo dài thì e họ sẽ chết hết. Vì muốn cứu mạng sống cho mọi người, tôi nguyện hy sinh chính mạng sống của tôi, nguyện kiếp sau sinh ra làm con cá lớn, lấy thịt trên thân tôi mà cứu tất cả mọi người khỏi cơn đói kém. Nguyện rằng họ có thể lấy thịt của tôi mà ăn, ăn mãi không bao giờ hết.

Cầu nguyện như thế xong, vua Thí Đặc Cần bèn trèo lên một ngọn cây rất cao gieo mình xuống, tắt thở chết ngay tại chỗ.

Vua chết rồi thì đúng theo lời nguyện của ông, liền hóa sinh thành một con cá trong biển lớn. Con cá này thân dài tới 500 do-tuần (mỗi do tuần là 40 dặm, 500 do-tuần tức là 20.000 dặm).

Lúc ấy trong thành có 5 người thợ gỗ và thợ đồ gốm, một hôm đến bờ biển làm việc. Con cá trong biển trông thấy, bèn dùng tiếng người mà nói:

– Nếu các ông có đói thì hãy cắt thịt tôi mà ăn cho đỡ đói, nhưng xin các ông ăn no rồi thì hãy cố hết sức cắt thêm thịt đem về thành mà phân phát cho người khác ăn. Hôm nay các ông là những người đầu tiên ăn thịt của tôi, tương lai tôi tu hành chứng quả rồi, chắc chắn sẽ độ cho các ông thoát khỏi đau khổ.

Con cá lớn nói tới đây, ngừng lại một chút rồi nói tiếp:

– Lúc các ông trở về, hãy nói với tất cả mọi người trong nước, bảo rằng ai cần đều có thể tới đây lấy thịt của tôi về ăn.

Năm người thợ nghe cá nói thế, vui mừng lấy dao bén cắt thịt trên thân cá mà ăn, ăn no rồi lại đem rất nhiều thịt về. Vào đến thành, gặp ai họ cũng kể lại chuyện trên khiến cho tin đồn kia truyền lan đi cả nước. Rất nhiều, rất nhiều người ra bờ biển lấy thịt cá về ăn, nhưng thật là bất khả tư nghì, số người ăn thịt cá tuy rất đông mà thịt trên thân cá cứ vĩnh viễn còn hoài, không làm sao cắt hết được.

12 năm đói kém trôi qua như thế, không có một người nào phải chết đói.

A Nan, ông đã hiểu vì sao ta nói câu chuyện kiếp trước này phải không? Vua Thí Đặc Cần lúc ấy chính là tiền kiếp của ta. Nhớ lại lúc ban đầu phát nguyện thành Phật, ta thường hy sinh thân mạng để làm lợi ích cho chúng sinh. Và 5 người thợ làm gỗ và đồ gốm kia chính là 5 vị tỳ-kheo trong kiếp này, hôm nay ngồi xung quanh ta có 8 vạn người, tất cả đều đã từng ăn thịt của ta.

Đức Phật nói đến đây, các vị đệ tử của Ngài ai cũng cảm động rơi nước mắt và đồng nguyện rằng sẽ luôn luôn tu học giáo pháp của Phật, nỗ lực tu hành để sớm chứng quả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2011(Xem: 2901)
Quỳnh Lộc là bạn học cùng lớp với chị cả của tôi, nhà chị cách đó chỉ vài căn. Cùng lớp cùng hàng xóm nên hai chị rất thân nhau. Đã vậy, nhà tôi có năm chị em gái, đủ chuyện, lắm trò càng thu hút chị Quỳnh Lộc chạy sang chơi. Dường như mỗi ngày chị đều ghé đến, sáng, trưa, chiều, tối...bất cứ lúc nào chị rảnh. Ba má tôi cũng dễ dãi, không ngăn cấm gì sự hiện diện của chị. Trái lại, còn coi chị thân thiện như con cháu trong nhà.
04/01/2011(Xem: 2617)
Mình biết rằng lối xưng hô này chưa được đúng lắm vì Kim Chi là bà Hiệu trưởng của mình nhưng Kim Chi vẫn thường nói hai đứa mình cùng ngang tuổi nhau nên muốn tụi mình xưng hô với nhau như vậy cho thân mật và mình đang làm theo lời yêu cầu của Kim Chi đây.
30/12/2010(Xem: 5089)
"Ngọc tỉnh liên" là "Hoa sen trong giếng ngọc". Đây là bài phú của Mạc Đĩnh Chi. Ông đỗ Trạng nguyên, khi vào bái yết nhà vua, Trần Anh Tông thấy hình dung ông xấu xí quá...
30/12/2010(Xem: 9533)
Trong đầm gì đẹp bằng Sen. Lá xanh bông trắng, lại chen nhụy vàng. Nhụy vàng bông trắng lá xanh. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
28/12/2010(Xem: 3886)
Một ông lão ở gần cửa ải Nhạn Môn, nơi giáp giới nước Tàu với Phiên Quốc (Hồ) có con ngựa. Một hôm, con ngựa đi mất. Người quen thuộc đều đến thăm hỏi, chia buồn.
28/12/2010(Xem: 2546)
Đời nhà Đường (618-907), triều Lý Thái Tông (Lý Thế Dân), niên hiệu Trinh Quán năm thứ 13, gần thành Trường An có con sông Kinh, nước trong vắt.
28/12/2010(Xem: 2539)
Thời xưa, người ta tiễn nhau thường bẻ cành liễu đưa cho người đi. Dương Quan là một cửa ải ở biên giới tỉnh Thiểm Tây. Đường thi có bài "Tống Nguyên Nhị sứ An Tây"...
25/12/2010(Xem: 2707)
Chúng ta, những người bỏ xứ ra đi, đã quay lưng với cổng trường ngày cũ, nhưng lòng vẫn còn tưởng nhớ đến những hình ảnh thân yêu của bạn bè ngày nào! Vẫn mong ước ngày trở lại để tìm kiếm ký ức thầm kín ngày xưa, để được nhìn gặp những người ở lại của thuở ấy, nhưng những người ở lại có còn gì nữa đâu? Đói khổ đã làm mòn mỏi thêm cuộc sống, tất cả chỉ còn biết đem hơi sức bám vào nhịp thở, sống cho qua chuỗi ngày còn lại. Tôi quen chị Xuân Viên khi được đổi về trường Sương Nguyệt Anh (SNA). Hình ảnh một con người tuy nhỏ bé nhưng lúc nào cũng đầy nghị lực đã đập vào mắt tôi và dần dần từ chỗ quen biết, chúng tôi đã thương mến nhau từ lúc nào cũng không hay nữa! Nói đến chị, phải nói đến một con người mẫu mực, một cô giáo hoàn toàn gương mẫu đúng phong cách một nhà giáo đầy đạo đức. Đó là người mà tôi mến phục nhất và lúc nào cũng chiếm trọn trong tôi một niềm thương yêu trìu mến và bất tận. Giao cho chị phụ trách làm giáo sư hướng dẫn một lớp nào, coi như nhà trường khỏi phải
24/12/2010(Xem: 7154)
Từ ngày định cư ở một xứ hiếm mưa, lắm lúc tôi tưởng chừng như không còn nhớ nhiều đến những cơn mưa vùng nhiệt đới; mưa quê hương, nhất là những cơn mưa dai dẳng của một xứ "mùa đông thiếu áo, mùa hè thiếu ăn", mưa xứ Huế!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]