Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

49. Bốn loại phúc đức

05/04/201113:34(Xem: 5976)
49. Bốn loại phúc đức

TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO
Diệu Hạnh Giao Trinh sưu tầm và kể chuyện, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu

PHẦN I: Những chuyện đương thời Đức Phật

49. Bốn loại phúc đức

Lúc đức Phật còn tại thế, có một vị trưởng giả tên là Âm Duyệt, nhà rất giàu có, cuộc sống không có điểm nào đáng phàn nàn trừ ra một điều là tuổi đã cao mà chưa có đứa con trai nào. Thế nên từ sáng đến tối ông cứ luôn rầu rầu nét mặt.

Nhưng nhờ căn lành đời trước nên một hôm, liên tiếp có bốn loại phúc đức cùng đến với ông trong một lúc. Thứ nhất, vợ ông sinh được một cậu con trai kháu khỉnh xinh xắn không ai bì kịp; thứ hai, trong chuồng ngựa có vô số ngựa trắng đều sinh sản rất nhiều ngựa con khoẻ mạnh trong cùng một lúc; thứ ba, ông được vua phái người tới tận nhà phong thưởng chức tước; thứ tư, những chiếc tàu buôn ông gởi ra nước ngoài tìm kho tàng đều về tới bến, thành công mỹ mãn.

Vị trưởng giả hoan hỉ vô cùng, ông nghĩ rằng đó là do chư thiên ban phúc cho mình nên phải tập họp gia tộc lại, làm một bữa tiệc cỗ cao lương mỹ vị để cúng tế, tạ ơn lòng tốt của chư thiên.

Lúc ấy đương nhiên có rất nhiều Thiên vương cùng bát bộ thiên long và chư thiên cõi trời rải rác trong hư không, thấy vị trưởng giả phúc đức đầy đủ như thế, đều âm thầm tán thán. Đức Phật Thích-ca vì đời trước có chút nhân duyên nên cũng đến trước cửa nhà trưởng giả nói kệ cát tường:

Phúc đức trổ mạnh mẽ,
Niềm vui tới một lúc.
Do phúc đức đời trước,
Nay đến lúc thành thục.

Trưởng giả Âm Duyệt nghe pháp âm vi diệu của đức Phật Thích-ca, mừng rỡ chạy ra ngoài cửa cung kính lễ bái mà nói:

– Ngài là vị xuất gia được cả pháp giới này tôn kính bậc nhất, phúc tuệ song toàn nên độ hóa được chúng sinh trong cả mười phương thế giới! Hôm nay biết trước nhà tôi có may mắn vô hạn nên Ngài tới tận đây mà tán dương, lòng tôi thật vô cùng cảm kích!

Nói xong, bèn đem ra những tấm thảm nhung trắng loại thượng hảo hạng ra cúng dường Phật. Đức Phật tiếp nhận rồi bèn chú nguyện cho ông và còn từ bi khai thị rằng:

– Trên thế gian này, ngay trong bản thể của tiền tài vốn đã bị năm loại tai nạn nguy hiểm chi phối, nhưng người ta không biết cái đạo lý này nên cứ mong cầu không chịu biết đủ, tính toán chi li, đến khi chết dù một đồng xu nhỏ cũng không mang theo được. Tiền tài như thế chỉ đem lại phiền não cho chúng ta mà thôi. Hôm nay nếu trưởng giả dùng những tiền tài bất an ấy để bố thí cúng dường thì sau này phúc đức và chuyện vui nào cũng sẽ theo nhân duyên đó mà đến với ông.

Trưởng giả thưa hỏi:

– Năm loại tai nạn nguy hiểm ấy là gì?

Đức Phật đáp:

– Thứ nhất là không biết sẽ bị lửa thiêu cháy lúc nào; thứ hai là đề phòng nạn bão lụt không kịp; thứ ba là bị quan quyền dùng sức mạnh tịch thu mà không sao kháng cự; thứ tư là sinh con bất hiếu hư đốn tiêu phí đến khánh tận gia sản; thứ năm là giặc cướp đến cướp đoạt.

Trong năm loại tai nạn trên, bất cứ tai nạn nào xảy ra cũng đều làm cho gia sản bị tổn thất. Thí dụ, nếu có một người phạm tội với quan, thì không những của cải bị tịch thu hết mà còn có thể còn bị giam cầm trong lao tù, thậm chí có thể bị xử tử nữa! Lúc ấy, người đó biết làm cách nào để chống chọi hay bảo vệ tài sản cho được an toàn? Lại nói, kiếp trước có người đã từng bố thí 7 lần, nhưng mỗi lần bố thí xong đều vô cùng hối hận tiếc rẻ. Do không bố thí với tâm chí thành nên sau đó, người ấy tuy có vô số tiền của, nhưng cũng bị phá sản 7 lần.

Trưởng giả nghe thế, sinh tâm chí thành bố thí một cách hoan hỉ. Đức Phật nói xong cũng tức khắc quay trở về núi Kỳ Xà Quật.

Lúc ấy có một vị ngoại đạo tên là Bất Lan Ca Diếp, nghe nói đức Phật chỉ thuyết có một bài kệ cát tường mà được vô số thảm nhung trắng, bèn sinh tâm ganh tị, tìm cách bắt chước. Nhưng ông không biết nói kệ nên đến xin đức Phật dạy cho.

Đức Phật biết trước trưởng giả Âm Duyệt trong tương lai sẽ mất hết tài sản lẫn phúc đức trong cùng một lúc, nên dùng lời khéo léo để khuyên can ngoại đạo, nhưng người này cho rằng đức Phật không chịu dạy cho mình nên cứ theo nài nỉ mãi.

Đức Phật có đại thần thông, thấy rõ nhân duyên kiếp trước của Bất Lan Ca Diếp, biết nghiệp chướng không thể tránh được, nên nói với đại chúng rằng: “Tội không tránh được, có nợ phải trả.” Rồi Ngài đem bốn câu kệ cát tường dạy cho Bất Lan Ca Diếp.

Không lâu sau, trưởng giả Âm Duyệt đã mất hết tài sản trong một trận hỏa thiêu, rất nhiều ngựa con cũng chết cháy trong cùng một lúc, đứa con trai quý bất hạnh yểu mệnh, đồng thời bị người khác ganh ghét sàm tấu với vua, nên bao nhiêu chức vị được phong thưởng ngày nào nay đều bị tước mất. Chưa hết, những con tàu ông gởi đi tìm kiếm kho tàng đều bị bão tố lật úp, cả vốn lẫn lời đều chìm sâu trong biển cả.

Đúng lúc ấy, Bất Lan Ca Diếp hồ hởi phấn khởi đến trước nhà trưởng giả, đọc to lên những câu kệ cát tường. Trưởng giả đang phiền não không có chỗ để trút giận, đột nhiên nghe những câu kệ cát tường, ngỡ rằng Bất Lan Ca Diếp cố ý chọc tức mình, lập tức nổi giận, mặt mày đổi màu từ trắng ra xanh, bất chấp hết thảy, thuận tay tóm lấy cây gậy dựng ngay bên cửa đánh Bất Lan Ca Diếp một trận túi bụi.

Đáng thương cho Bất Lan Ca Diếp, trong thoáng chốc bị một trận đòn nên thân, cả người bầm tím mang đầy thương tích, bò lê bò càng đau đớn trở về nhà. Nhưng tuy vậy vẫn chưa tỉnh ngộ, cứ ngỡ rằng tại đức Phật không chịu dạy kệ cho rõ ràng!

Lúc ấy đức Phật đang ở vườn trúc La Duyệt Tri thuyết pháp, nói với đại chúng rằng:

– Bất Lan Ca Diếp hôm trước tới đây đòi ta dạy cho kệ cát tường, ta khuyên can mà không nghe, hôm nay đến đó bị đả thương rồi!

Ngài A Nan liền thưa hỏi đức Phật:

– Bất Lan Ca Diếp và vị trưởng giả kia có nhân duyên gì với nhau mà bị quả báo ấy?

Đức Phật nói:

– Đó là do một nhân duyên rất lâu xa về trước. Thuở ấy có một ông vua tên là Âm Duyệt. Một hôm vua đang ngủ trưa thì có một con chim anh vũ bay lên trên mái cung đình mà hót, tiếng hót nghe rất cảm động. Vua nghe nó hót vừa ngạc nhiên vừa vui mừng, bèn hỏi người xung quanh rằng: “Đó là loại chim gì, sao nó hót nghe cảm động đến thế?” Người xung quanh đáp: “Có một con chim kỳ diệu, mới bay tới hót ở trên mái cung đình.”

Vua nghe thế, sai rất nhiều người đi lùng kiếm khắp mọi nơi, cuối cùng bắt được chim. Vua vui mừng khôn kể xiết, bèn dùng ngọc châu cơ, thủy tinh, lưu ly, trân châu, san hô, anh lạc v.v.. rất nhiều châu báu như thế làm lồng cho nó ở, từ sáng tới tối giữ nó mãi bên mình không chịu lìa xa.

Về sau có một con chim khác tên là mộc điểu, thấy thế bèn hỏi chim anh vũ rằng:

– Làm sao mà bạn được sung sướng tột cùng như thế?

Anh vũ đáp:

– Tôi tình cờ hót chơi giải buồn trên mái cung đình, vua nghe được cho rằng tiếng hót của tôi cảm động nên sủng ái tôi như thế.

Chim mộc ganh tức nói:

– Tôi có thể hót hay hơn cả bạn!

Thế rồi, lúc vua đang ngủ trưa, chim mộc bèn bay đến trước cung đình hót rầm rĩ. Vua giật mình tỉnh giấc, rởn cả tóc gáy, nổi giận hỏi người xung quanh: “Tiếng gì nghe rùng rợn như thế?” Người xung quanh đáp: “Đó là tiếng con chim mộc đang hót trước cửa.” Vua nổi giận, lập tức ra lệnh bắt chim vặt lông và đánh cho một trận rồi mới thả về.

Chim mộc bò ngả bò nghiêng trở về tổ, có rất nhiều chim khác thấy tình trạng của nó như thế thì kinh hoàng hỏi nguyên do, chim mộc không những không chịu nhận sự thật mà còn oán trách chim anh vũ, nói với đồng loại rằng:

– Tại con chim anh vũ tôi mới ra nông nỗi này!

Đức Phật ngừng một lúc rồi lại nói tiếp:

– Âm thanh hay có thể đem lại phúc đức, âm thanh dở thì đem đến tai hoạ. Chim mộc tự làm hại lấy mình mà còn giận chim anh vũ. Vị vua thuở ấy chính là trưởng giả Âm Duyệt ngày nay, chim mộc là Bất Lan Ca Diếp trong quá khứ đã ganh tị với chim anh vũ nên bị đánh đập đau đớn, kiếp này lại ganh tức với Phật, cũng lại bị nạn gậy gộc. Chính vì tâm ganh tị thiêu đốt mà không chịu hối cải!

A Nan lại thưa hỏi đức Phật:

– Trưởng giả Âm Duyệt đời trước làm công đức gì mà lại được bốn loại phúc báo, và tại sao bây giờ phúc đức ấy lại bị tiêu mất?

Đức Phật trả lời:

– Trong đời trước, lúc còn trẻ Âm Duyệt tín phụng Phật pháp, chí thành cúng dường thánh chúng, nguyện cho được giàu có. Quả nhiên về sau được như nguyện, nhưng khi cưới vợ rồi thì bất hạnh đâm ra đam mê tửu sắc, khinh mạn Tam Bảo. Đã thế còn không có tâm từ bi, không gieo trồng căn lành, vì thế nên phúc báo của ông ta tan đi như bóng trăng đáy nước, hoa đốm trong không, biến mất trong nháy mắt.

Sau đó, thật đáng thương, sẽ bị vô hạn thống khổ bức bách, chịu tận cùng khổ báo rồi mới tiêu trừ nghiệp chướng được.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/02/2015(Xem: 4672)
Một trong tôn giáo cổ xưa Có thầy tu nọ rất ưa tế thần Tuy ông nổi tiếng xa gần Nhưng mà mê muội tâm thần nhiều thay. Một hôm ông chọn dê này Cho rằng thích hợp, giết ngay tế thần Nghĩ suy lầm lạc vô ngần:
25/01/2015(Xem: 6594)
Tác phẩm Một Đóa Sen, được diễn nói về vận hành tầm sư học đạo của Sư bà Thích Nữ Diệu Từ, thật là gian truân trăm bề, được thấy từ khi mới vào “Thiền Môn Ni Tự” ở các cấp Khu Ô Sa Di, Hình Đồng Sa Di, ứng Pháp Sa Di và Tỳ Kheo Ni ở tuổi thanh niên mười (10) hạ lạp rồi, mà vẫn còn gian nan trên bước đường hành hoạt đạo Pháp. Nhưng Sư bà vẫn định tâm, nhẫn nhục , tinh tấn Ba la mật mà tiến bước lên ngôi vị Tăng Tài PGVN ở hai lãnh vực văn hóa quốc gia và Phật Giáo Việt Nam một cách khoa bảng. Nếu không nói rằng; tác phẩm “Một Đóa Sen và Pháp thân” của Sư bà Diệu Từ, là cái gương soi cho giới Ni PGVN VN hiện tại và hậu lai noi theo…
24/01/2015(Xem: 4826)
Mỗi sáng sớm khi sương còn mù mịt trên sông, chiếc thuyền con của lão già đã là đà rẽ nước, hướng về bờ – lúc thì bờ đông, lúc thì bờ tây, nơi những ngôi nhà tranh và những chiếc ghe nhỏ tụ tập. Mái chèo khua nhè nhẹ như thể sợ động giấc ngủ của thế nhân. Chẳng ai biết chắc lão có gia đình, nhà cửa ở đâu hay không. Nhưng người ta có thể đoán chiếc thuyền con ấy chính là nhà của lão, vì lão phơi thuốc, xắc thuốc, nấu thuốc ngay trên đó. Trên thuyền không còn ai khác. Ban đêm, thuyền của lão neo ở đâu không ai biết, nhưng sáng sớm thì thấy lù lù xuất hiện trên sông hoặc nơi bờ cát. Lão già đến và đi, một mình. Mỗi ngày xách cái túi nhỏ rời thuyền, thường là đi hái thuốc trên núi, ven rừng, bờ suối, có khi vào làng chữa bệnh cho bá tánh rồi ghé chợ mua vài thứ lĩnh kĩnh.
21/01/2015(Xem: 10072)
1. Chân như đạo Phật rất mầu Tâm trung chữ Hiếu niệm đầu chữ Nhân, Hiếu là độ được song thân Nhân là cứu độ trầm luân muôn loài. 5. Thần thông nghìn mắt nghìn tay Cũng trong một điểm linh đài hóa ra,
16/01/2015(Xem: 3598)
Sau 30-4-75, tất cả giáo chức chúng tôi đều phải đi học tập chính trị trong suốt 3 tháng hè mà họ gọi nôm na là "bồi dưỡng nghiệp vụ". Một buổi chiều sau mấy ngày "bồi dưỡng", tôi đạp xe lang thang qua vùng Trương minh Giảng, tình cờ gặp Báu - một người học trò năm xưa, rất xưa, đang ngơ ngẩn đứng trước cửa nhà. Dừng xe đạp, tôi chào: - Báu hả? Phải em là Trương thị Báu không? Có nhớ ra cô không? Báu giương mắt nhìn tôi, nhìn đi nhìn lại rồi nghiêng đầu lại nhìn...Em không nhớ nổi... Tôi đã thoáng thấy được một tâm thần bất thường qua thần sắc cũng như qua đôi mắt trống rỗng vô hồn!
16/01/2015(Xem: 4805)
Năm 1954 ông Thiện khăn gói đùm đề đưa mẹ, vợ và hai đứa con gái xuống con tàu há mồm vào Nam.Trên bờ, Thụ, người em trai của ông còn đưa tay vẫy vẫy. Đêm hôm qua, ông và người em trai bàn rất nhiều về chuyến ra đi này.Người em nói: - Đất nước đã hòa bình, độc lập, anh nên ở lại, dù gì cũng là nơi chôn nhau cắt rốn.Vào Nam xứ lạ quê người, chân ướt chân ráo trăm bề khổ sở... Ông Thiện đã trả lời em:
15/01/2015(Xem: 5033)
Trong cả thành phố này, anh chị chỉ có tôi là chỗ thân nhất, vừa là thầy vừa là bạn. Buổi sáng anh gọi phone bảo trưa nay đến đón tôi về nhà dùng cơm cho vui. Hôm nay là sinh nhật của thằng Alexander con một của anh chị.
14/01/2015(Xem: 7497)
Tiếng Hồng chung Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang nói riêng và các chùa trong thành phố Nha trang nói chung, sớm khuya ai cũng có thể nghe được, nhưng nghe để “Trí tuệ lớn” và “Bồ-đề sinh” thì tùy theo “phiền não” của đối tượng nghe có vơi nhẹ hay không? Riêng với nhà văn Võ Hồng, qua tác phẩm “Tiếng chuông triêu mộ” cho thấy Trí tuệ và Bồ đề của ông sanh trưởng tốt. Nhưng nhân duyên như thế cũng chưa đủ, ông là giáo sư của PHV, của trường Bồ Đề, là thiện tri thức của các bậc cao Tăng ở đồi Đông và đồi Tây non Trại Thủy. Có thế mới có truyện ngắn “Cây khế lưng đồi”, có tùy bút “Con đường thanh tịnh”. Thưa thầy Võ Hồng, chừng ấy đủ rồi, đủ cho PHV đi vào lịch sử văn học, đủ cho 100 năm sau, 1000 năm sau hay nhiều hơn thế nữa, nhìn thấy PHV uy nghi như một Linh Thứu thời Phật và cũng cho thấy các bậc cao Tăng Miền Trung nói riêng xứng đáng là những Sứ giả Như Lai đầy trách nhiệm đối với sự trường tồn của Phật giáo Việt Nam.
09/01/2015(Xem: 4207)
Tháng 10 năm 1962, TT Chủ Tịch Ủy Ban Liên Phái… nhờ Tôi đi công tác Vũng Tàu, Tôi đi chuyến xe đò lúc 8g30 sáng, xe chạy vừa khỏi hãng xi-man Hà Tiên, thì có 3 người đón xe. Anh tài xế nói với tôi : “Thầy vui lòng xuống hàng ghế phía dưới để cho “mấy cha”ngồi, vui nghen Thầy”! Tôi lách mình qua khoản trống thì có 2 vị đưa tay đón và đở nhường chỗ ngồi còn nói lớn: “Ngộ ha, cha quí hơn Thầy “! Tôi sợ gây chuyện không vui, nên đưa tay và lắc đầu xin yên lặng. Vì đương thời bấy giờ bóng dáng của các áo đen có nhiều sát khí thế lực! Nhưng, Mộc dục tịnh, nhi phong bất đình 木欲淨而風不亭.Xe chạy êm ả, gió lùa mát rượi.
26/12/2014(Xem: 13429)
Phât tử Chơn Huy ở Hoa Kỳ về có đem theo tập tự truyện dày của Tỳ Kheo Yogavacara Rahula. Cô nói truyện rất hay, khuyên tôi đọc và nhờ tôi dịch ra Việt ngữ để phổ biến trong giới Phật tử Việt Nam. Câu chuyện rất lý thú, nói về đời của một chàng trai Mỹ đi từ chỗ lang bạt giang hồ đến thiền môn. Truyện tựa đề "ONE NIGHT'S SHELTER (From Home to Homelessness)--The Autobiography of an American Buddhist Monk". Tôi đọc đi rồi muốn đọc lại để thấu đáo chi tiết trung thực của một đoạn đời, đời Thầy Yogavacara Rahula. Nhưng thay vì đọc lại, tôi quyết định dịch vì biết rằng dịch thuật là phương pháp hay nhứt để hiểu tác giả một cách trọn vẹn. Vả lại, nếu dịch được ra tiếng Việt, nhiều Phật tử Việt Nam sẽ có cơ duyên chia sẻ kinh nghiệm quý báu của Thầy Rahula hơn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]