Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Động Bích Đào

05/11/201011:05(Xem: 2561)
Động Bích Đào


Ở xã Trị Nội, huyện Nga Sơn, phía hữu núi Thần Phù có "Bích Đào động" cũng gọi là "Từ Thức động", trong trải rộng rãi mà lại thanh hư, cây cối xinh tốt. Trong động có bàn đá, có những viên đá nhỏ la liệt hình như con cờ. Những thạch nhũ rũ xuống hình như trống chuông, khẽ đánh có tiếng kêu. Lại có những thứ như màn trướng, lọng dù trông rất kỳ xảo, cảnh trí rất xinh đẹp.
Muốn vào trong hang động, phải nối đuốc mà đi. Nhưng cũng chưa ai đi cùng đến đáy.
Tương truyền trong niên hiệu Quang Thái (1388-1398) đời nhà Trần nước ta có ông Từ Thức là quan huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh). Bên cạnh huyện có một ngôi chùa có trồng một cây hoa mẫu đơn. Mỗi khi nở hoa thì người người các nơi đổ đến, xe ngựa dập dìu làm thắng hội thưởng hoa.
Trong khi mọi người nhìn ngắm hoa đẹp thì bỗng có một thiếu nữ tuổi độ mười lăm, mười sáu, dung nhan diễm lệ bước đến đưa tay vuốt lấy hoa. Nhưng chẳng may khi vịn lấy một cành thì cành giòn bị gẫy. Người giữ hoa giữ lại, bắt đền. Nàng không đền mà mãi đến tối cũng không có người thân quen đến nhận. Từ Thức thấy vậy động lòng thương xót, bèn cởi áo bạch cẩm cừu đưa cho nàng chuộc tội để được tha về.
Một thời gian sau, vì không muốn ràng buộc bởi lợi danh, Từ Thức bỏ ấn từ quan về ở huyện Tống Sơn. Rồi ngày ngày, Từ với một bầu rượu, túi thơ, chu du khắp chốn danh lam thắng cảnh. Một hôm nhìn thấy cửa biển Thần Phù có đám mây ngũ sắc kết lại hình như hoa sen, Từ vội chèo thuyền đến thấy một hòn núi rất đẹp, Từ sinh cảm khái, nhân đề một bài thơ:
Thiên chương bích thụ quải triêu đôn,
Hoa thảo nghinh nhân nhập động môn.
Bạng giản dĩ vô tăng thái dược,
Lâm lưu thặng hữu khách tầm nguyên.
Lữ du tư vị cầm tam lộng,
Điếu đỉnh sinh nhai nhất tửu tôn.
Nghĩ hướng Vũ Lăng ngư phủ vấn,
Tiền lai viễn cận thực đào thôn.

Bản nôm:

Đầu cành thấp thoáng bóng kim ô,
Hoa động vui mừng đón khách vô.
Cạnh suối nào là người hái thuốc?
Quanh nguồn chỉ có gã bơi đò.
Xênh xang ghế mát đàn ba khúc,
Đủng đỉnh thuyền câu rượu một vò.
Ướm hỏi Vũ Lăng chàng đánh cá,
Làng Đào đâu đó cách chừng mô.

Từ đề xong nhưng bỡ ngỡ chưa biết đường nào đi, thoạt thấy vách đá tách mở ra một chỗ tròn độ một thước. Từ chui vào chưa được vài bước thì vách đá khép kín lại. Đi được vài dặm, thấy sườn đá đứng cao như vách tường. Lần leo lên, mỗi bước lại thấy càng rộng. Đến chót núi thì có ánh mặt trời chiếu sáng, nhìn quanh bốn phía thấy một dãy lầu đài thiên nhiên cực kỳ xinh tốt như tranh vẽ.
Từ đương lấy làm ngạc nhiên, bỗng thấy có thanh y đồng nữ đến bảo:
- Phu nhân tôi xin mời tướng công vào.
Từ vâng lời. Thẳng vào thì thấy một tiên nga đương ngồi trên giường chạm thất bảo, bên cạnh có đặt một chiếc tháp nhỏ bằng đàn hương. Tiên nga mời Từ ngồi, đoạn ung dung bảo:
- Đây là hang động thứ sáu trong số 36 động ở Phù Lai. Thiếp đây là Ngụy phu nhân địa tiên Nam Nhạc, nghe nhà ngươi có cao nghĩa hay cứu trợ người khốn đốn, nên mới phiền bước đến đây.
Đoạn, phu nhân gọi A Nương đến.
Từ liếc nhìn, nhận ra là cô gái làm gãy hoa ngày trước. Phu nhân chỉ A Nương mà bảo Từ:
- Đó là con ta, tên Giáng Hương, khi trước nhờ người cứu việc làm gãy hoa, ơn ấy không quên nên ta muốn kết làm giai ngẫu để trả.
Lẽ cố nhiên, Từ rất vui lòng.
Ngay trong đêm ấy, phu nhân truyền thắp đèn mỡ phụng, trải chiếu vũ rồng, làm lễ giao bôi.
Thấm thoát đã được một năm.
Nhưng cảnh tiên không khuây khỏa được lòng trần. Từ bỗng động lòng nhớ cố hương nên ngỏ ý với Giáng Hương. Biết không giữ được, nàng đành thưa với mẹ. Phu nhân biết Từ còn nặng lòng trần tục nên bằng lòng cho chàng một chiếc cẩm vân xa để đi về. Riêng Giáng Hương thì giao cho chàng một phong thư, dặn về đến nhà hãy mở ra xem.
Đến nhà, cảnh cũ không còn như xưa, vật đổi sao dời, thành quách, nhân dân hoàn toàn khác trước; duy cảnh núi sông là còn như thuở độ nào. Từ đem tên họ mình mà hỏi thăm người già cả, thì có người nói:
- Thuở tôi nghe nói ông cụ tam đại nhà tôi cũng cùng tên họ như ông, đi vào núi mất đến nay đã hơn 60 năm.
Từ bấy giờ mới hậm hục bùi ngùi, muốn lên xe mây để về lối cũ, nhưng xe đã hóa ra con tường loan bay mất rồi. Từ mở thư của Giáng Hương xem thì thấy có câu: "Kiết loan lữ ư vân trung, tiền duyên dĩ đoạn; phỏng tiên sơn ư hải thượng, hậu hội vô nhân" (Kết bạn loan ở trong mây, duyên trước đã dứt; tìm núi tiên ở trên biển, hội sau khôn cầu). Ý nói: duyên trước kết đôi loan phụng cùng nhau nay đã đoạn tuyệt rồi; ngày sau muốn tìm lại núi tiên cũng không được.
Về sau, Từ Thức mặc áo khinh cừu, đội nón lá, vào núi Hoàng Sơn ở huyện Nông Cống (Thanh Hóa) rồi đi mất.
Lê Quí Đôn, đời Hậu Lê, có vịnh bài thơ:
Câu chuyện thần tiên rất khó lường,
Bích Đào động nọ đã hoang lương.
Áo bông gió bụi: thân Từ Thức,
Mày liễu xuân tàn: sắc Giáng Hương.
Trống đá ngày qua nghe tiếng động,
Nhủ diêm sương nhuộm mất mùi thường.
Thiên thai mộng tưởng cho thêm khổ,
Ai biết thiên thai cũng hí trường.

Nguyên văn:
Hải thượng quần tiên sự diếu mang,
Bích Đào động khẩu thái hoang lương.
Kiều khôn nhất cát cùng Từ Thức,
Vân thủy song nga lão Giáng Hương.
Thạch cổ hữu thanh xao hiểu nhật,
Sa diêm vô vị niết thu xương.
Thế nhân khổ tác Thiên thai mộng.
Thùy thức Thiên thai diệc hí trường.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/08/2021(Xem: 2901)
Hình 1: Chư tôn tịnh đức Tăng già Phật giáo Butan thực hiện nghi lễ gia trì sái tịnh, chúc phúc cát tường 500.000 liều Vaccine Moderna do Hoa Kỳ viện trợ. Sân bay Quốc tế Paro ngày 12/7/2021. Ảnh: apnews.com Vương quốc Phật giáo Bhutan, đất nước nhỏ nhắn cheo leo trên những triền núi của dãy Hy Mã Lạp Sơn hùng vĩ, đã được khen ngợi bởi đã nhanh chóng triển khai chương trình tiêm chủng Covid-19, đã chứng kiến quốc gia Phật giáo Kim Cương thừa tiêm phòng đầy đủ cho 90% dân số từ tuổi trưởng thành trở lên trong một tuần. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã miêu tả Vương quốc Phật giáo Bhutan là “Ngọn hải đăng hy vọng cho khu vực, vào thời điểm đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng và tàn phá nhiều gia đình”. (UNICEF)
31/07/2021(Xem: 26196)
Chủ đề: Thiền Sư Thảo Đường, Sơ Tổ Thiền Phái Thảo Đường tại VN Đây là Thời Pháp Thoại thứ 266 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 31/07/2021 (22/06/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com Tel: 03. 9357 3544 Email: [email protected]
28/07/2021(Xem: 4221)
Một chàng cưới được vợ xinh Nàng tuy rất đẹp, tính tình lại hoang Chàng thương vợ thật nồng nàn Nhưng nàng trái lại phũ phàng chẳng yêu
28/07/2021(Xem: 4471)
Hồi còn tại thế xưa kia Trên đường giáo hóa Phật đi qua làng Ngài đi cùng ông A Nan Khai tâm gieo ánh đạo vàng giúp dân
28/07/2021(Xem: 4738)
Ở bên Ấn Độ thuở xưa Nơi thành Xá Vệ, buổi trưa một ngày Gia đình kia thật duyên may Phật thương hóa độ, dừng ngay tại nhà
27/07/2021(Xem: 11755)
Thật không ngờ trong bối cảnh xã hội mà toàn cầu thế giới đang khẩn trương đối phó với đại dịch kinh hoàng của thế kỷ 21 thế nhưng những người con đầy tâm huyết của Đức Thế Tôn chỉ trong nửa năm đầu 2021 đã thành lập được hai trang Website Phật học tại hải ngoại : Thư viện Phật Việt tháng 2/2021. do nhóm cư sĩ sáng tạo trang mạng của HĐHP, ( hoangpháp.org ) do ban Báo chí và xuất bản của Hội đồng Hoằng pháp tháng 6/2021 thành lập với sự cố vấn chỉ đạo của HT Thích Tuệ Sỹ Từ ngày có cơ hội tham học lại những hoa trái của Phật Pháp ( không phân biệt Nguyên Thủy, Đại Thừa ) , Tôi thật sự đã cắt bỏ rất nhiều sinh hoạt ngày xưa mình yêu thích và để theo kịp với sự phát triển vượt bực theo đà tiến văn minh cho nên đã dùng toàn bộ thời gian còn lại trong ngày của một người thuộc thế hệ 5 X khi về hưu để tìm đọc lại những tác phẩm , biên soạn, dịch thuật của Chư Tôn Đức,qua Danh Tăng, Học giả nghiên cứu khắp nơi .
27/07/2021(Xem: 8624)
Chuông là một pháp khí linh thiêng, quan trọng trong nghi thức Phật giáo, nhất là Đại Hồng Chung (chuông lớn, còn gọi là chuông u minh). Tiếng chuông chùa hằng ngày thong thả vang xa khắp chốn không gian, thâm trầm giữa bao náo nhiệt của cuộc đời, ngân nga giữa những tang thương dâu bể, thức tỉnh biết bao khách trọ trần gian, còn mãi mê lo “hướng ngoại tìm cầu” chạy theo đuổi bắt ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy), gọi thế nhân đang mê đắm nơi bể khổ trầm luân, trở về cõi an nhiên. Cho đến nay nhiều ngôi chùa, nhất là chùa Việt Nam đã có mặt khắp nơi trên thế giới, cho nên "Tiếng chuông chùa thật là gần gũi, không thể thiếu trong đời sống dân lành của mọi thời đại, mọi quốc độ”. Kinh Tăng Nhất A Hàm có bàn về vấn đề này: “Mỗi khi tiếng chuông chùa ngân vang thì những hình phạt trong ác đạo được tạm thời dừng nghỉ, chúng sanh chịu hình phạt được tạm thời an vui”.
27/07/2021(Xem: 26235)
Chủ đề: Thiền Sư Định Hương (Đời thứ 6, dòng Vô Ngôn Thông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 264 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 27/07/2021 (18/06/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com
26/07/2021(Xem: 8309)
Hòa thượng thế danh là Nguyễn Minh Có, pháp danh Huệ Đạt, pháp hiệu Hoàn Thông, sinh năm Đinh Tỵ (1917) triều Khải Định năm đầu, tại ấp Hội An, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, trong một gia đình nông dân nghèo. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Phuông, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Sửu, Ngài mồ côi cha lúc 13 tuổi. Thiện duyên đưa đến cho hạt mầm Bồ đề trong tâm Ngài phát triển. Năm 1930, trong thân tộc có ông Hồ Trinh Tương, gia tư khá giả, phát tâm phụng sự Tam Bảo, xuất tiền của xây một ngôi chùa, lấy hiệu là Hội Thắng Tự. Ông xuất gia đầu Phật, húy là Tường Ninh, pháp danh Đắc Ngộ, pháp hiệu Niệm Hưng và làm trú trì chùa này để hoằng dương đạo pháp. Ngài được thân mẫu cho phép xuất gia với Sư cụ trú trì chùa Hội Thắng khi vừa mồ côi cha, được ban pháp danh Huệ Đạt. Năm 16 tuổi (1933) Ngài được Bổn sư cho thọ giới Sa Di.
26/07/2021(Xem: 3074)
Đêm văn nghệ của bọn con nít tuổi chỉ 11, 12, 13 do cô bé Trần Anh Nam đầu nêu làm bầu show đã thành công mỹ mãn về mặt nội dung cũng như «tài chánh» (thu bằng dây thun). Từ ban tổ chức đến đám khán giả con nít đã vô cùng hỉ hả với những trận cười thoải mái. Tản hát về nhà, đứa nào cũng mong đợi, hứa hẹn sẽ có những trò như thế tiếp tục nữa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]