Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 10: Những Năm Sống Tại Đạo Viện

27/06/201311:33(Xem: 3931)
Chương 10: Những Năm Sống Tại Đạo Viện


CÁC BẬC CHÂN SƯ YOGI ẤN ĐỘ

Nguyễn Hữu Kiệt dịch thuật

--- o0o ---

Những Năm Sống Tại Đạo Viện

, con đã đến.

Sri Yukteswar ngồi trên một tấm da cọp trải dưới sàn một phòng khách nhỏ có bao lơn. Người nói với một giọng lạnh lùng, không biểu lộ một sự xúc cảm nào.

-Bạch Sư Phụ, con đến để xin làm đệ tử của Người. Tôi vừa nói vừa quì lạy dưới chân Sư Phụ.

-Con không xứng đáng, vì con đã cãi lời ta.

-Bạch Sư Phụ, con sẽ không làm như vậy nữa! Từ nay, con xẽ triệt để tuân lịnh sư phụ dạy bảo.

-Tốt lắm! Bây giờ ta có thể chịu trách nhiệm về cuộc đời của con.

-Con xin đặt tương lai con trong tay Sư Phụ.

-Trước hết, ta muốn con hãy trở về với gia đình. Con phải vào trường đại học Calcutta để tiếp tục sự học.

-Bạch Sư Phụ, con xin vâng.

Tôi cố dấu sự bất mãn. Những sách vỡ nhồi sọ sẽ theo đuổi tôi mãi suốt đời hay chăng? Trước hết cha tôi muốn vậy, rồi bây giờ lại đến thầy tôi!

Một ngày kia con sẽ đi truyền giáo ở phương Tây. Quần chúng ở các xứ ấy sẽ sẵn sàng thưởng thức nền minh triết cổ truyền của Ấn Độ hơn, nếu vịĐào Sư Ấn Độ có một cấp bằng khoa cử đại học.

-Bạch Sư Phụ, Sư Phụ biết nhiều hơn con.

Sự bất mãn của tôi đã tiêu tan. Việc truyền giáo ở Tây Phương đối với tôi hãy còn là một chuyện quá xa vời, nhưng trước hết mọi sự tôi chỉ mong ước làm vui lòng Sư Phụ.

-Calcutta cách đây không xa, con có thể đến đây mỗi khi con có thời giờ.

-Mỗi ngày nếu có thể được! Con sẽ vui lòng tuân theo ý muốn của Sư Phụ.

Thế là sự mong ước lớn nhất trong đời tôi đã được thực hiện; những sự dò dẫm vô ích và những sự tìm kiếm lâu dài trước kia nay đã chấm dứt. Tôi đã tìm thấy nơi trú ẩn thực sự ở dưới chân Thầy.

-Con lại đây, ta sẽ đưa con đi viếng đạo viện.

Sư Phụ bàn rời tấm da cọp. Tôi liếc nhìn chung quanh và lấy làm ngạc nhiên mà nhìn thấy một bức chân dung của đức Lahiri Mahasaya trên vách. Tôi bấc giác buộc miệng kêu:

-Lahiri Mahasaya!

-Phải, đó là Sư Phụ của ta.

Giọng nói của Sri Yukteswar vang lên với một âm điệu đầy hứng khởi:

-Ngài là một vị tôn sư cao cả nhất trong các vị tôn sư mà ta được biết.

Tôi kính cẩn cúi đầu trước bức chân dung quen thuộc và chiêm bái tự trong đáy lòng vị tôn sư cao cả đã từng che chở cho tôi từ thuở ấu thơ và đã hướng dẫn bước chân tôi đến đây vào giờ phút đáng ghi nhớ này.

Tôi đi một vòng xem khắp đạo viện và những dãy nhà phụ thuộc với sự hướng dẫn của Sư Phụ. Đạo viện là một ngôi nhà gạch rộng lớn có hai tầng, kiến trúc theo lối cổ coi rất chắc chắn, chung quanh có sân rộng. Các vách tường ngoài có rêu phủ xanh um, những con chim bồ câu bay lượn trên mái nhà. Phía sau nhà có vườn cây ăn trái với những cây xoài, chuối, và nhiều loại kỳ hoa dị thảo. Những bao lơn của đạo viện nhìn ra sân từ ba phía nhà. Gian phòng rộng lớn ở tầng dưới hằng năm dùng làm chỗ hành lễ Dủga Pụa. Một cầu thang nhỏ đưa đến phía đường lộ. Đạo viện có bày những bàn ghế, tràng kỷ ở bên trong, tất cả mọi thứ đều rất giản dị, sạch bóng và tiện lợi cho việc sử dụng hàng ngày.

Sư Phụ mời tôi ở lại đạo viện một đêm. Bữa ăn chiều gồm có cơm và rau đậu nấu với đồ gia vị, do sự đảm trách của hai người đệ tử trẻ tuổi có phận sự đi chợ nấu ăn và lo việc nội bộ của đạo viện.

-Bạch Sư Phụ, xin Sư Phụ để cho con nghe vài điều về cuộc đời của Ngài.

Tôi ngồi trên chiếc chiếu, gần bên tấm da cọp của Sư Phụ. Bên ngoài bao lơn, ánh sao chói rạng ngời trong đêm của vùng nhiệt đới.

-Tục danh ta là Priya Nath Karar. Ta sinh ở Serampore, tại đó thân phụ ta có một cơ nghiệp thương mại đồ sộ. Người để lại cho ta cái di sản này, trước kia là nhà ở của gian đình, nay đổi làm đạo viện. Ta không thích sự học ở nhà trường vì đối với ta nó có vẻ nông cạn. Khi trưởng thành ta quyết định lập gia đình và có một con gái nay đã thành gia thất. Vào độ trung niên, ta có cái diễm phúc gặp gỡ đức Lahiri Mahasaya và theo học Đạo với Ngài. Khi hiền nội của ta qua đời, ta bèn xuất gia theo dòng của các tu sĩ Swami và lấy tên mới là Sri Yukteswar Giri. Đó là câu chuyện giản dị về cuộc đời của ta.

Sư Phụ mỉm cười mà thấy tôi chăm chú nghe. Những lời nói của người chỉ trình bày những điểm sơ lược của một tiểu sử mà không biểu lộ phần nào về tính chất tâm linh.

Sư Phụ lại im lặng. Tối đến, người đưa tôi tới một phòng nhỏ để an nghĩ. Giấc ngủ của tôi ở nhà Sư Phụ trong đêm ấy thật mới êm đềm và ngon lành làm sao!

Sáng ngày hôm sau, Sri Yukteswar mới cho tôi làm lễ nhập môn để được truyền thụ pháp môn Kriya Yoga. Trước kia tôi đã thụ giáo về khoa Yoga này với hai vị đệ tử của đức Lahiri Mahasaya, là cha tôi và tu sĩ Swami Kebalananda, vịđỡi đầu của tôi. Nhưng bây giờ với sự hướng dẫn của thầy tôi, tôi lại càng tinh tiến thêm nhiều. Dưới bàn tay ban phép mầu của Sư Phụ tôi cảm thấy nơi tôi chiếu một Ánh Sáng diệu huyền, dường như là ánh hào quang cấu tạo nên bởi vô số vầng Thái Dương rực rỡ huy hoàng. Một nguồn an tĩnh và phúc lạc vô biên tràn ngập tâm hồn tôi; niềm an lạc ấy kéo dài cho đến tận ngày hôm sau. Sau đó, tôi bèn kiếu từ ra về. Sư Phụ dặn tôi:

-Con sẽ trở lại đây trong ba mươi ngày.

Tôi trở về nhà ở Calcutta với lời tiên tri đó ghi nhớ trong lòng. Trái hẳn với điều tôi e ngại, không ai trong gia đình nhắc nhở tới sự trở về của người con bỏ nhà ra đi hoang.

Tôi trèo lên gác nhỏ và ngắm nhìn nó với cái nhìn trìu mến, dường như nó làm một bạn cũ. Thật vậy, nó đã tường chứng kiến trong im lặng những buổi tham thiền, những giọt lệ sầu, những cơn bão lòng, cùng những công phu tu luyện của tôi. Bây giờ, tôi đã tìm được một niềm an tĩnh thiêng liêng dưới chân Sư Phụ.

-Con hỡi, cha lấy làm sung sướng cho cả hai chúng ta. Cha tôi nói khi ngồi với người ngoài sân vào một buổi chiểu. Con đã tìm thấy Sư Phụ con một cách nhiệm mầu, cũng như cha. Bàn tay thiêng liêng của đức Lahiri Mahasaya che chở cho cả hai ta. Sư Phụ con không phải là một vị tu sĩ ẩn dật trên dãy Hy Mã Lạp Sơn hẻo lánh mà gần như một người láng giềng. Những lời cầu nguyện của ta đã được đáp ứng, ta sẽ không bị mất con trong khi con theo đuổi việc học Đạo.

Cha tôi cũng vui lòng mà thấy tôi định tiếp tục sự học; người liền lo làm những thủ tục cần thiết. Qua ngày hôm sau tôi đã ghi tên vào trường Đại Học Calcutta.

Ngày tháng trôi qua trong cuộc sống yên vui với gia đình. Quý vị chắc hẳn đã đoán biết rằng tôi không chăm chú học lắm! Đạo viện Serampore gây cho tôi một sự hấp dẫn rất mạnh. Sư Phụ chấp nhận sự có mắt thường xuyên của tôi mà không nói gì, và điều làm tôi yên lòng là người ít khi nhắc đến trường đại học. Tuy ai cũng biết rõ là tôi không chú tâm vào việc học, thỉnh thoảng tôi cũng cố gắng làm sao cho có được số điểm trong bình cần thiết.

Đời sống tại đạo viện trôi qua một cách lặng lẽ êm đềm. Sư Phụ tôi thức dậy trước lúc bình minh và ngồi tĩnh tọa ngay trên giường trong cơn nhập định.

Trước khi ăn điểm tâm, Sư Phụ và tôi cùng đi dạo một vòng trên bờ sông Hằng. Những cuộc đi bách bộ sớm mai này đèu ghi khắc trong ký ức của tôi! Tôi vẫn không quên những giờ phút thần tiên khi tôi đi bên cạnh Sư Phụ: Mặt trời sớm mai hâm nóng mặt nước sông còn sương mờ bao phủ; giọng nói của Sư Phụ chứa đầy minh triết vang dội rõ ràng bên tai tôi...

Bữa cơm trưa do hai người đệ tử trẻ lo việc bếp núc nấu ăn theo chỉ thị của Sư Phụ. Sư Phụ ăn chay trường tuy rằng hồi trước khi xuất gia người có dùng trứng gà và cá. Người dạy các đệ tử nên ăn thức ăn giản dị, phù hợp với thể chất của họ.

Buổi xế trưa, khách thập phương thường đến viếng đạo viện; Sư Phụ luôn luôn tiếp đón họ một cách nhã nhặn lịch sự. Đối với ai đã hiểu rằng mình là một linh hồn chư không phải chỉ là một thể xác vật chất, một phàm ngã giả tạo thì tất cả mọi người đều như nhau.

Sự vô tư của Sư Phụ vốn căn cứ trên sự minh triết. Những vị tôn sư đạo hạnh cao thâm đã thoát khỏi vòng tương đối ảo ảnh (maya), mà những đối tượng không còn làm cho họ băn khoăn chú ý. Sri Yukteswar không hề biểu lộ một dấu hiệu tôn kính, trọng vọng quá mức những kẻ bần cùng hay dốt nát. Người sẵn lòng chú ý nghe một điểm chân lý thốt ra từ cửa miệng một đứa trẻ nhỏ hơn là nghe ý kiến của một nhà bác học tự phụ, kiêu căng.

Bữa ăn chiều dọn ra lúc tám giờ tối và đôi khi có những quan khách đến thình lình. Sư Phụ cho là mình không làm tròn bổn phận chủ nhà nếu một vị khách nào rời khỏi đạo viện trong sự bất mãn hoặc không được no lòng. Người không bỏ sót một điều gì, không bao giờ bị bối rối vì có khách đến bất ngờ; không bao giờ cạn hết phương tiện, người có thể bày ra một bữa ăn đầy đủ ngon lành với những vật liệu tối thiểu, hầu như chẳng có gì! Tuy vậy, người biết tiết kiệm mà không quá ư hà tiện. Người thường hay nói: “Hãy biết ăn ở rộng rãi tùy theo phương tiện của mình,” và “Thói xa xỉ chỉđem đến sự thất vọng, đắng cay.”

Trong những giờ yên tĩnh của trời chiều, chúng tôi ngồi nghe những lời giảng huấn đầy minh triết của Sư Phụ. Mỗi lời nói sâu xa của người đều có mang dấu vết của sự kinh nghiệm tâm linh. Người nói với một lối hùng biện ít ai có. Những tư tưởng của người được cân nhắc kỹ lưỡng do một khối óc phân biện xác đáng, chỉ xuất khẩu thành những câu nói linh động và hùng hồn. Linh hồn người đã hòa nhập với chân lý một cách chặt chẻ đến nỗi sự thốt ra những chân lý ấy, đối với người thường, dường như là một hoạt động của cơ thể. Tôi ý thức rằng tôi đang đứng trước một hiện thân của Thượng Đế, quyền năng của người bắt buộc tôi đương nhiên phải cúi đầu chịu khuất phục.

Nếu vài người khách đến trễ giờ nhận thấy Sri Yukteswar sắp sửa nhập thiền thì người liền đánh lạc hướng sự chú ý của họ bằng cách lôi cuốn họ vào một cuộc đàm thoại, vì người không hề thích phô trương những khả năng siêu đẳng của mình. Vì người đã hòa hợp thường xuyên với Chân Như Đại Thể nên người có thể nhập thiền bất cứ lúc nào mà không cần phải theo đúng giờ khắc nhất định. Một vị tôn sư đã thực hiện được chân ngã ắt là đã vượt lên cao hơn mức độ tham thiền. “Cái hoa rụng khi trái đã thành hình.” Nhưng các vị tôn sư thường tôn trọng những hình thức bề ngoài trong việc công phu tu luyện để khuyến khích các đệ tử.

Những cuộc thảo luận về đạo lý thường kéo dài suốt đêm; đôi khi vịđệ tử bắt đầu những cuộc thảo luận này bằng cách nêu ra một vấn đề thật nghiêm trọng. Khi đó tôi cảm thấy mọi sự mệt nhọc và buồn ngủ đều tiêu tan; những lời dạy tốt lành của Sư Phụ là quá đủ đối với tôi.

“Trời đã sáng rồi, chúng ta hãy đi dạo một vòng trên bờ sông,” những lời nói này của Sư Phụ thường chấm dứt những đêm thức sáng trắng một cách thú vị đó.

Trong những tháng đầu tiên ở tại đạo viện, tôi đã học được một bài học thực tế: “Làm sao để khỏi bị muỗi cắn!” Ở nhà, chúng tôi để ngủ có mùng và tôi lấy làm kinh ngạc mà thấy rằng người ta chỉ ngủ trần ở đạo viện Serampore mặc dù ở đây rất nhiều muỗi. Toàn thân từ đầu đến chân đều có đầy những vết muỗi cắn. Sư Phụ lấy làm thương hại tôi:

-Con hãy mua một cái mùng cho con và một cái cho Thầy.

Người vừa cười vừa nói thêm:

-Nếu con chỉ mua một cái, thì tất cả muỗi đạo viện này đều bu lại cắn một mình Thầy!

Tôi vui vẻ nhận lời. Mỗi đêm tôi ngủ tại đạo viện, Sư Phụ đều bảo tôi giăng luôn cả hai cái mùng.

Một đêm có thật nhiều muỗi, Sri Ykteswar quên không ra lệnh cho tôi giăng mùng như mọi khi. Tôi lắng tai nghe ngóng và chờ đợi nhưng không nghe thấy gì. Tôi bèn lên giường nằm và cầu nguyện thiêng liêng che chở cho tôi khỏi bị muỗi cắn. Nửa giờ sau, tôi ho lớn để làm cho Sư Phụ phải chú ý đến tôi, vì bầy muỗi khát máu tấn công tôi từ bốn phía với tiếng bay kêu inh ỏi làm cho toi muốn phát điên.

Sư Phụ vẫn nằm yên bất động; tôi bèn rón rén đến gần nhưng không nghe có hơi thở. Đó là lần đầu tiên mà tôi thấy Sư Phụ trong trạng thái xuất thần đại định và tôi lấy làm sợ hãi. Tôi thầm nghĩ: “Hay là Sư Phụ bịđứng tim.” Tôi lấy một tấm kiếng để trước miệng người nhưng không thấy dấu vết hơi thở. Tôi bèn đánh bạo lấy ngón tay bịt hay lỗ mũi và miệng người trong vài phút để kiểm chứng những sự nghi ngờ của tôi. Toàn thân người đều cứng đơ và lạnh buốt. Tôi hoảng sợ vừa chạy ra phía cửa vừa la thất thang để kêu cứu.

-Thế nào, ông y sĩ tí hon! Ông làm khổ cái mũi tôi!

Sư Phụ cười vang lên một cách thật tình.

-Tại sao con không đi ngủ? Con tưởng rằng tất cả thế gian phải thay đổi để làm vừa lòng con hay sao? Nếu con muốn thay thế gian, con hãy bắt đàu ở tự nơi con trước đã, và trước hết, con hãy tự giải thoát khỏi việc sợ muỗi cắn!

Tôi lủi thủi trở lại giường nằm thì không còn thấy bóng một con muỗi nào ở gần bên. Tôi hiểu rằng Sư Phụ chỉ chấp nhận cái mùng để làm vui lòng tôi mà thôi, chứ thực ra người không hề bị muỗi cắn. Người có quyền năng hoặc khiến cho muỗi đừng cắn hoặc trở nên bất khả xâm phạm trước sự tấn công của chúng. Tôi thầm nghĩ rằng Sư Phụ đã chứng minh cho tôi thấy cái bản lĩnh của người Yogi mà tôi còn phải cố gắng tu luyện để đạt tới. Quên hẳn tất cả những sụ chi phối của ngoại cảnh, người Yogi phải trụ tâm hồn vào trạng thái siêu thức. Sự khuyất rối của loại côn trùng sâu bọ, tia nắng gắt của mặt trời v.v... tất cả những sự cảm xúc của giác quan đều phải bị loại trừ. Trong trạng thái đó người Yogi tiếp nhận những âm thanh, những linh ảnh, nhưng đó là thuộc về những cõi giới cao siêu huyền diệu hơn.

Loài muỗi còn là đầu đề của một bài học tâm linh khác nữa trong những ngày đầu tiên của tôi ở tu viện. Một buổi chiều, tôi đang thưởng thức cảnh vật êm đềm khi tôi ngồi dưới chân Sư Phụ, thình lình con muỗi bay đến quấy rầy sự yên lặng của tôi. Khi nó vừa sửa soạn cắn vào bắp đùi non của tôi, tôi đưa bàn tay lên nhưng rồi lại ngừng tay vào giây phút chót, khi tôi nghĩ đến lời giới răn của đạo sư Patanjali về đức bất sát (Ahimasa) hay bất bạo hành:

-Tại sao con không giết nó?

-Bạch Sư Phụ, Sư Phụ định bảo con sát hại loài sinh vật chăng?

-Không phải vậy, nhưng con đã có ý mưu sát ngay trong tư tưởng rồi đấy!

-Con không hiểu.

-Patanjali dạy rằng người ta phải diệt trừ ngay cả ý định giết chóc.

Như vậy, Sri Yukteswar đọc được tư tưởng tôi một cách rõ ràng như một quyển sách đang mở. Cõi thế gian thật là một nơi khó thực hành thuyết bất bạo động một cách tuyệt đối. Con người có thể bị bắt buộc phải tiêu diệt những lòai sinh vật nguy hiểm mà không cảm thấy thù ghét hay căm hờn. Mọi sinh vật đều có quyền thở không khí của Maya (ảo ảnh). Vị tu sĩ khám phá ra cái bí quyết của sự sinh hóa, sáng tạo, sẽ hòa hợp với mọi sắc tướng biểu hiện ra dưới thiên hình vạn trạng. Người nào đã thắng được ở tự nơi mình cái tính đa sát, bạo hành, cũng sẽ hiểu được điều đó.

-Bạch Sư Phụ, ta có nên hy sinh tánh mạng mình thay vì phải giết một con thú dữ chăng?

-Không! Xác thân con người là quí. Nó có khả năng tiến hóa ẩn tàng mà vị trí nằm trong bộ óc và những bí huyệt trong tủy xương sống có thể giúp cho những vị đệ tử tiến hóa cao đạt được những trạng thái tâm linh siêu đẳng. Không một loài sinh vật nào có được một thể xá cấu tạo tinh vi như thế. Thật ra thì con người mắc một tội lỗi nhỏ nhặt nếu y bắt buộc phải giết một con thú hay một loài sinh vật nào khác. Nhưng kinh Phệ Đà dạy rằng giết hại một mạng người tức là vi phạm luật nhân quả một cách nặng nề.

Tôi thốt ra một tiếng thở dài nhẹ nhõm: những trường hợp mà Thánh Kinh chấp nhận những bản năng thấp kém của con người rất là ít!

Tôi không bao giờ có dịp chứng kiến Sư Phụ đương đầu với một con cọp hay một con beo. Nhưng một ngày nọ người đã khuất phục một con rắn hổ mang dữ tợn chỉ bằng mãnh lực của lòng bác ái. Rắn hổ mang là một loại rắn dữ ở Ấn Độ và mỗi năm có đến trên năm ngàn người bị rắn cắn chết. Việc ấy xảy ra tại Puri, nơi đó Sri Yukteswar có một đạo viện khác tọa lạc trong một khung cảnh thơ mộng thần tiên trên bờ biển vịnh Bengale. Lúc ấy có một vịđệ tử trẻ tuổi tên Prafulla ở bên cạnh Sư Phụ. Prafulla kể chuyện:

Chúng tôi đang cùng Sư Phụ đứng ngoài sân ở gần bên đạo viện. Một con rắn hổ mang dài độ một thước rưỡi thình lình xuất hiện, phùng mang to tướng và phóng tới chúng tôi. Sư Phụ bình tĩnh mỉm cười tiếp đón con vật chẳng khác như đó là một đứa trẻ nhỏ. Tôi kinh hoàng mà thấy người vỗ hai bàn tay làm nhịp (vì loại rắn này thường tấn công những vật đang cử động, muốn thoát nạn phải đứng im một chỗ) dường như người muốn cảm hóa con rắn dữ! Tôi bèn đứng yên, hoàn toàn bất động và lặng lẽ khấn vái cầu nguyện với tất cả tâm hồn. Con rắn bò đến gần Sư Phụ rồi ngừng lại, dường như nó bị hấp dẫn bởi cách xử êm ái dĩa bàn lúc nãy cũng từ từ xẹp xuống, nó lẵng lặng bò qua giữa hai bàn chân của Sư Phụ rồi biến mất dạng trong đám cỏ rậm. Hồi đó tôi không hiểu tại sao Sư Phụ lại vỗ tay làm nhịp và tại sao con rắn không cắn người, nhưng về sau tôi biết chắc chắn rằng Sư Phụ không hề sợ sệt bất cứ một loài mãnh thú nào.

Trong những tháng đầu tiên tôi ở đạo viện, một buổi trưa tôi nhận thấy Sri Yukteswar nhìn tôi một cắch chăm chú:

-Mukunda, con gầy ốm quá!

Lời nhận xét ấy làm tôi rất xúc động. Tôi đã uống rất nhiều thứ thuốc bổ nhưng vô hiệu vì tôi bị chứng đau bao tử kinh niên từ thuở bé. Tôi thất vọng lớn lao đến nỗi có lúc tôi đã tự hỏi rằng cuộc đời có đáng sống hay chăng với một xác thân bịnh hoạn và suy nhược như thế?

-Sự công hiệu của thuốc men chỉ có giới hạn, còn cái nguồn sinh lực sáng tạo ra muôn loài thì vô biên. Con sẽ khỏi bệnh và sẽ trở nên cường tráng.

Những lời nói đó của Sư Phụ đánh thức dậy nơi tôi một đức tin dũng mãnh mà không một nhà chữa bệnh nào có thể gây ra được mặc dù tôi đã viếng rất nhiều y sĩ và lang băm!

Tôi càng ngày càng nặng cân. Hai tuần lễ sau, ân huệ bí mật của Sư Phụ đã làm cho tôi trở nên lực lưỡng và nặng cân thêm gấp bội. Chứng đau bao tử kinh niên cũng đã dứt tuyệt.

Trong những trường hợp khác, tôi nhận thấy Sư Phụ cũng đã chữa khỏi một cách mầu nhiệm những chứng bệnh hiểm nghèo: bệnh lao, bệnh đái đường, động kinh hay tê bại. Hơn ai hết, tôi biết Sư Phụ đã chữa khỏi bệnh cho tôi và làm cho tôi từ nay không còn vẻ suy nhược như cái xác khô héo nữa.

Về cách chữa bệnh một cách mầu nhiệm này, Sri Yukteswar giải thích:

-Mọi sinh hoạt trong Vũ Trụ Càn Khôn đều chịu sự chi phối của những định luật. Những định luật mà các nhà bác học đã khám phá, nó cai quản cái thế giới bên ngoài, là những định luật thiên nhiên. Nhưng ngoài ra nó cai quản địa hạt của tâm thức, mà chỉ có khoa học huyền môn gọi là Yoga mới có thể xác định được mà thôi. Những cõi giới tâm linh, vô hình, huyền bí, cũng có những định luật thiên nhiên, những nguyên tắc tiến hóa riêng của những cõi ấy. Cái tinh hoa của vật chất có thể sở đắc được không phải bởi nhà bác học của thế giới hữu hình mà chỉ bởi bậc tu sĩ giác ngộ đã thực hiện Chân Ngã. Chính bởi lẽ đó mà đấng Christ (Chúa) đã chữa lành vết thương cho người gia nô bị một vị tông đồ chém đứt vành tai.

Sri Yukteswar bình luận Thánh Kinh một cách tinh vi thâm thúy đến một mức độ hoàn hảo. Những buổi giảng thuyết của Sư Phụ khêu gợi nơi tôi nhiều kỷ niệm êm đềm. Nhưng những viên ngọc quí tiềm tàng trong những tư tưởng của người, không phải dùng để lăn trong vũng bùn của sự lãng trí. Tôi chỉ làm một cử chỉ vô ích, hoặc lo ra, là Sư Phụ liền ngưng bặt:

-Con không nghe ta nói!

Sư Phụ cắt đứt ngang câu chuyện đang nói vào một buổi chiều nọ, nhân dịp theo thói quen, người theo dõi dòng tư tưởng của tôi.

-Bạch Sư Phụ, con không hề cử động và cũng không chớp mắt; con có thể lập lại từng lời nói của Sư Phụ!

-Tuy vậy, con không hoàn toàn chú ý đến câu chuyện; sự phản đối của con bắt buộc ta phải nói rằng con đang nghĩ trong trí việc thành lập ba đạo viện: một ở vùng đồng bằng, một ở vùng đồi núi, và một ở bờ biển.

Những tư tưởng mơ màng đó thật sự đã có thoáng qua trong trí tôi. Tôi nhìn Sư Phụ như để thú nhận việc ấy:

- Con còn làm gì được trước một vị tôn sư nhìn thấu suốt cả những tư tưởng thầm kín nhất của mình?

-Con đã cho ta cái quyền đó. Những chân lý thâm sâu tế nhị mà ta vừa nêu ra chỉ có thể lãnh hội được dưới điều kiện của một sự chú ý hoàn toàn. Thấy chỉ bước vào địa hạt những tư tưởng thầm kín riêng tư của một người trong trường hợp tối cần thiết; đó là một địa hạt mà mỗi người đều có trọn quyền để tư tưởng tự do phiêu lưu tùy ý muốn. Dẫu cho Thượng Đế cũng không lọt vào đó nếu không được mời! Thầy cũng không mạo hiểm bước vào đó nếu con không muốn.

-Bạch Sư Phụ, con rất hân hạnh được Sư Phụ chiếu cố.

-Những ước mơ lập đạo viện của con sẽ được thực hiện về sau này. Còn bây giờ, hãy bắt tay vào việc!

Như thế, Sư Phụ đã tiên đoán ba việc quan trọng trong đời tôi. Từ thuở thiếu niên, tôi thường thấy xuất hiện trước nhãn quang của tôi những linh ảnh lạ lùng về ba ngôi kiến trúc tọa lạc trên ba khu đất khác nhau. Những ngôi kiến trúc đó được thực hiện theo thứ tự mà Sư Phụ đã tiên đoán. Trước hết là một trường dạy Yoga cho thanh thiếu niên ở miền đồng bằng tỉnh Ranchi; kế đó là tổng hành dinh của tôi ở Mỹ Quốc trên một ngọn đồi ở Los Angeles; và sau cùng là một đạo viện trên bờ biển Thái Bình Dương ở California.

Sư Phụ không bao giờ tự hào mà tuyên bố rằng, “Ta đã tiên tri việc nọ việc kia,” mà chỉ nói rằng, “Con có nghĩ rằng việc nọ hay việc kia có thể xảy đến chăng?” Tuy nhiên, những lời nói giản dịấy có hàm xúc một ý nghĩa sâu xa thâm trầm, tuy rằng che dấu nhưng luôn luôn được xác nhận bởi những sự kiện xảy ra về sau.

Sri Yukteswar xét đóan mọi sự một cách rất dè dặt và rất đúng đắn. Người không phải là một triết gia mơ tưởng, nói những lý thuyết vu vơ trong khoảng không. Đầu óc nghĩ trên mây nhưng hai chân đứng vững chắc trên mặt đất, Sư Phụ thu hút được sự thán phục của những người thực tế.

Tấm gương cuộc đời của Sư Phụ đã cho phép tôi qui định một đường ranh giới giữa thực tế tâm linh và khoa thần bí mơ hồ. Sư Phụ không thích những cuộc thảo luận viễn vong sieu hình: tâm hồn của người thật rất giản dị. Sư Phụ không hề dùng lời nói ám chỉ hoặc nhắc đến những hiện tượng siêu nhiên mà chỉ làm những việc đó một cách thật sự. Những người khác nói chuyện về những phép lạ mà không làm được: Sri Yukteswar ít khi nói đến những định luật của thế giới vô hình nhưng sử dụng những định luật đó trong vòng bí mật và tùy theo ý muốn. Người giải thích:

Người đã giác ngộ chỉ thực hiện những việc nhiệm mầu tùy theo mệnh lệnh của Chân Ngã. Thượng Đế không muốn những bí mật của Trời Đất được tiết lộ cho kẻ phàm tục. Mặt khác, mỗi người đều có quyền bất khả xâm phạm xử dụng tự do ý chí của mình. Dẫu cho một bậc thánh cũng không được xâm phạm đến cái quyền tự do thiêng liêng đó.

Vì Sư Phụ có một thái độ khiêm tốn, không thích khoa trương nên ít ai biết rằng người là một bậc siêu nhân. Câu nói “Điên rồ thay cho kẻ nào không biết dấu diếm sự minh triết của mình” bao giờ cũng vẫn đúng.

Khi tôi sờ hai bàn chân thiêng liêng của Sư Phụ, tôi cảm thấy như có một luồng điện chạy khắp châu thân. Các đạo sĩ Yoga dạy rằng người đệ tử khi tiếp xúc với tôn sư, tiếp nhận được một luồng từ điển tâm linh làm cho mọi dấu vết xấu xa của dĩ vãng được xóa bỏ, mãnh lực của dục vọng trần gian được điều chỉnh lại thăng bằng, và bức màn ảo vọng, vô minh được vén lên trong một lúc để cho y thực nghiệm chân hạnh phúc. Toàn thân tôi dường như được tinh luyện và chiếu diệu một vầng hào quang giải thoát khi mà, theo tập quán Ấn Độ, tôi quỳ dưới chân Sư Phụ. Sư Phụ kể lại:

-Dẫu cho Lahiri Mahasaya im lặng hoặc nói về những vấn đề không liên quan đến đạo lý, ta cũng thâu thập nơi ngài một nền minh triết thâm sâu khôn lường.

Đó chính là điều mà tôi cảm xúc được khi có sự hiện diện của Sri Yukteswar. Những khi tôi mệt mỏi hoặc chán nản, tôi đến đạo viện và tâm trạng của tôi thay đổi lần lần. Một sự yên tĩnh tốt lành xâm chiếm tâm hồn tôi khi tôi nhìn thấy Sư Phụ. Mỗi ngày sống gần bên Sư Phụ đều đem đến cho toi một kinh nghiệm mới về sự minh triết, bằng an và phúc lạc. Sư Phụ không bao giờ cảm thấy thất vọng, ganh ghét, giận hờn hay tha thiết theo thói thường tình của thế nhân.

“Tấm màn ảo ảnh vô minh bao phủ thế gian một cách từ từ và êm lặng. Chúng ta hãy tìm nơi trú ẩn bên trong nội tâm của mình.” Đó là câu mà Sư Phụ nhắc nhở các đệ tử hãy công phu theo pháp môn Kriya Yoga vào mỗi buổi chiều tà. Ngày nọ một đệ tử mới bày tỏ sự nghi ngờ khả năng của mình trong việc thực hành pháp môn Yoga, Sri Yukteswar an ủi y:

-Hãy quên cái dĩ vãng. DĨ vãng của mỗi người đều đầy dẫy những điều hổ thẹn. Cách xử thế của con người không được toàn vẹn khi mà nó không hòa hợp với thiêng liêng. Trong tương lai, con sẽ tiến bộ dưới những điều kiện cố gắng công phu không ngừng về phương diện tâm linh.

Ở đạo viện của Sư Phụ luôn luôn có những đệ tử trẻ tuổi. Sư Phụ đặt hết cả tâm hồn vào việc trí dục và đức dục của họ. Những môn sinh trong đạo viện đều yêu mến và kính trọng Sư Phụ; người chỉ cần vỗ nhẹ hai bàn tay cùng đủ làm cho họ chạy đến ngay một cách mau mắn. Khi người ngồi yên bất động trong cơn tọa thiền thì tất cả đều im lặng không ai thốt ra một lời nào. Khi tiếng cười giòn giã của Sư Phụ vang lên một cách vui vẻ thì tất cả đều thoải mái và coi người như một người bạn.

Sư Phụ ít khi đòi hỏi sự phục dịch của các đệ tử và chỉ nhận công tác đó của những vị nào thành thất và sẵn lòng muốn giúp đỡ. Sư Phụ tự giặt giũ lấy quần áo của mình khi nào các đệ tử quên làm công việc đó. Người khoác chiếc áo màu vàng sậm của giới tu sĩ và mang giầy bằng da cọp hay da hươu theo thói quen của các đạo sĩ Yogi.

Sư Phụ có vẻ hài lòng về sự tiến hóa tâm linh của tôi vì người ít khi sửa chữa tôi về khía cạnh đó. Những lỗi lầm chính của tôi là sự lãng trí, tính cau có gắt gỏng, sự vi phạm một vài điểm kỷ luật và đôi khi làm việc cẩu thả, thiếu phương pháp. Về điểm này một hôm Sư Phụ nói với tôi:

-Con hãy xem: những hoạt động của lịnh tôn Bhagabati Charan Ghosh, thật là sắp đặt có mực thước và tổ chức qui của khéo léo dưới tất cả mọi phương diện.

Cha tôi và Sri Yukteswar đều là đệ tử của đức Lahiri Mahasaya. Hai vịđã gặp nhua ít lâu sau khi tôi bắt đầu những chuyến hành hương đến Serampore. Hai người đều có sự quí mến lẫn nhau và cả hai đều xây dựng đời sống tâm linh của mình trên một nền tảng vững chắc.

Tính chất riêng của tôi làm cho tôi thiên hẳn về con đường sùng tín. Lúc đầu tôi lấy làm hoang mang mà nhận thấy rằng Sư Phụ tuy thấm nhuần đức Minh Triết (Jnana) lại có vẻ xa lạ với đức sùng tín (Bhakti) vì người thường giảng chân lý bằng một phương pháp thuần lý trí, khô khan, máy móc và lạnh lùng. Nhưng khi tôi tự đặt mình trong sự hòa hợp tâm linh với Sư Phụ, tôi cảm thấy rằng con đường sùng tín mà tôi noi theo để đạt tới Chân Lý lại càng tăng trưởng chứ không giảm sút. Một vị tôn sư đã hoàn toàn giác ngộ có thể dìu dắt các đệ tử trên bất cứ con đường nào thích hợp với họ.

Những sự giao cảm giữa tôi với Sư Phụ tuy im lặng không lời nhưng có ý nghĩa rất nhiều. Lắm khi sự im lặng của người đưa đến một sự giải đáp cho những tư tưởng thầm kín của tôi, làm cho lời nói cũng bằng thừa. Ngồi bên Sư Phụ tôi cảm thấy ảnh hưởng tốt lành của người thấm vào tận chỗ thâm sau bí ẩn nhất của tâm hồn tôi.

Tôi đã có dịp nhận xét sự công bình vô tư của Sri Yukteswar trong những tháng nghỉ hè ở trường đại học. Cái viễn ảnh sẽ sống trong nhiều tháng liên tiếp tại đạo viện gây cho tôi một sự hứng thú say sưa. Khi tôi vừa đến, Sư Phụ liền thông báo:

-Con sẽ làm quản đốc đạo viện. Bổn phận của con sẽ gồm có việc tiếp khách và giám sát công việc của những đệ tử khác.

Nửa tháng sau có một thanh niên miền đông tỉnh Bengale tên là Kumar được thu nhận. Y rất thông minh nên không bao lâu y được Sư Phụ mến thương, và vì một lý do khó tả, Sư Phụ dành cho y một sự ưu đãi rất đặc biệt.

-Mukunda, từ rày về sau Kumar sẽ làm quản đốc đạo viện, còn con sẽ lo việc nội trợ và bếp núc.

-Sư Phụ lại ra lệnh như thế khi Kumar vừa đến ở đạo viện mới được một tháng!

Hãnh diện với chức vụ mới, Kumar bèn lên giọng hách dịch quyền hành trong đạo viện. Các đệ tử khác ngầm thỏa thuận với nhau để tiếp tục đến nhận chỉ thị của tôi hàng ngày.

-Mukunda thật là khó chịu! Sư Phụ đã giao chức quản đốc cho con nhưng các huynh đệ khác lại đến tìm y và vâng lời y!

Kumar lên trình với Sư Phụ như thế sau đó ba tuần lễ, và tôi nghe lỏm được câu chuyện từ gian phòng bên cạnh.

-Bởi đó nên ta mới cho nó xuống nhà bếp còn con thì lên phòng khách!

Giọng nói khinh bỉ của Sư Phụ là một điều bất ngờ đối với Kumar.

-Như vậy, con sẽ hiểu rằng một người lãnh đạo có khả năng phải dốc lòng phụng sự chứ không phải ỷ thế lạm quyền. Con muốn lãnh chức vụ của Mukunda nhưng con lại bất lực không kham nổi địa vịđó bằng tài đức của mình. Bây giờ con hãy trở về với công việc ở nhà bếp mà con đã làm từ lúc đầu.

Sau khi xảy ra chuyện ấy, Sư Phụ lại tiếp tục dành cho Kumar một sự biệt đãi và khoan dung như trước. Có ai lường được sự bí ẩn của tình thương? Sư Phụ dành cho Kumar những sự ưu đãi tế nhị mà người không dành cho những đệ tử khác. Tuy Kumar đã rõ ràng là người thân tín chọn lọc của Sư Phụ, nhưng tôi không cảm thấy ganh tị.

Thâm chí các tôn sư cũng có những sự biệt đãi, thiên vịđối với một vài đệ tử. Điều này làm cho cuộc đời có những khía cạnh vô cùng phong phú. Bản tính tôi ít khi chú ý đến những chuyện nhỏ nhặt. Tôi hòai vọng ở Sri Yukteswar những kho tàng tâm linh quí giá khác hơn là những sự biệt đãi hoặc những lời khen tặng.

Một hôm, Kumar gây gỗ với tôi một cách vô lý và thốt ra những lời lẽ nặng nề. Tôi bị chạm tự ái rất nặng.

-Huynh đừng quá nóng, tôi trả lời và cảnh cáo y. Nếu huynh không sửa đổi tánh hạnh, chắc có ngày huynh sẽ bị trục xuất ra khỏi đạo viện.

Kumar phát lên giọng cười ngạo nghễ và lập lại những lời nói của tôi cho Sư Phụ khi người vừa bước vào. Tôi tưởng chắc phen này mình bị quở trách nặng nề, bèn khép nép đứng thu mình vào một góc phòng.

- Có thể là Mukunda nói có lý!

Sư Phụ đáp lại với một giọng lạnh lùng khác hẳn mọi khi còng tôi không bị trách mắng.

-Một năm sau, Kumar về quê thăm gia đình bất kể đến sự bất mãn câm lặng của Sư Phụ, vì người không bao giờ sử fụng uy quyền đối với các đệ tử. Vài tháng sau đó, khi trở lại đạo viện y thay đổi một cách bất ngờ. Y không còn là một chàng thanh niên hiên ngang có gương mặt khôi ngô sáng sủa và trầm lặng, mà là một anh nông dân thô tục mắc phải nhiều tật xấu.

Sư Phụ gọi anh ta lại và lấy làm đau lòng mà nhận thấy rằng người thanh niên ấy không còn thích hợp với đời sống đạo viện.

-Mukunda, con hãy nói với Kumar rằng y phải rời khỏi đạo viện vào sáng ngày mai. Ta không đủ can đảm nói với y!

Sư Phụ rưng rưng giọt lệ nhưng người bèn trấn tĩnh ngay: -Nếu y biết vâng lời ta mà đừng về nhà để bị bạn bè bất hảo lôi cuốn thì y đã không đến nỗi quá trụy lạc như vậy. Y đã khước từ sự che chở của ta, từ nay cuộc đời cay đắng phủ phàng sẽ là thầy của y.

Sự ra đi của Kumar không gây nơi tôi một sự thỏa mãn tự ái nào cả, lòng buồn man mác, tôi tự hỏi vì sao một người có cái diễm phúc được Sư Phụ mến yêu lại có thể coi trọng những thú vui phàm tục hơn Thầy. Rượu chè, đàng điếm có tác dụng như những thứ thuốc độc hại người. Trong nội tâm ta vốn có sẵn một niềm phúc lạc mà chúng ta phí công đi tìm một cách vô ích ở khắp mọi nơi.

Có lần Sư Phụ bình phẩm về Kumar:

- Trí thông minh có hai mặt: nó có thể xây dựng hay phá hoại, cũng như con dao bén có thể dùng để giải phẫu một mụt nhọt ung thư hoặc để giết người. Trí thông minh chỉđi đúng đường khi nào con người đã phát triển tâm linh và hiểu biết Đạo lý.

Trong số các đệ tử ở đạo viện, có vài người thuộc về phái nữ: Sư Phụ săn sóc tất cả mọi người cũng như những người con trong gia đình. Ý thức được sự bình đẳng của tất cả mọi linh hồn, người không phân biệt vấn đề nam nữ. Người nói:

Trong giấc ngủ, người ta không ý thức rằng mình là đàn ông hay đàn bà. Cũng như một người nam không trở thành một người nữ khi y mặc áo quần của người đàn bà, thì linh hồn cũng vậy: linh hồn khoác lấy một thể xác đàn ông hay đàn bà nhưng thật ra nó vốn không có tính chất nam hay nữ. Linh hồn con người chỉ là một hình ảnh thuần khiết và bất tử của đấng Thiêng Liêng.

Sri Yukteswar không tránh né phụ nữ, người không cho rằng phụ nữ là mục tiêu cám dỗ người đàn ông, và nói rằng: “Đàn ông cũng là một sự cám dỗ đối với đàn bà!” Tôi bèn hỏi vì sao một vị thánh nhân thời cổ đã nói rằng đàn bà là cửa vào địa ngục? Sư Phụ giải thích:

-Chắc hẳn là trước kia một thiếu nữ đã gây nhiều xáo trộn và làm mất sự bình an trong lòng của ông ta. Nếu không, thì ông ta đã không lên án đàn bà mà chỉ trách mình không biết tự chủ.

Những đệ tử thật lòng muốn diệt trừ ảo vọng đã tị thấy nơi Sư Phụ những lời khuyên sáng suốt:

-Cũng như người ta ăn uống để giải bớt sự đói khát chứ không phải để thỏa mãn sự tham ăn thì bản năng sinh lý là để lưu truyền nòi giống theo định luật thiên nhiên chứ không phải để thỏa mãn nhục dục thấp hèn. Hãy diệt trừ dục vọng xấu xa ngay bây giờ kẻo nó sẽ theo dõi ta qua tận cõi trung giới khi ta rời bỏ xác phàm. Nếu xác thịt yếu đoosi thì tinh thần phải được dũng mãnh. Trước một sự cám dỗ quá mạnh, ta phải chống lại bằng một sự phân tích khách quan và một ý chí bất khuất. Như thế những dục vọng mạnh mẽ tự nhiên sẽ được chế ngự.

-Chúng ta hãy biết bảo toàn sinh lực. Ta hãy làm như biển đại dương, thu hút về mình tất cả mọi nguồn sông, rạch của giác quan. Trong cái kho vô tận của niềm an tịnh bên trong nội tâm, những mối xúc cảm nhỏ nhặt nhất của thất tình lục dục đều là những lổ hổng làm chảy mất đi những nguồn sinh khí bảo dưỡng, nó sẽ bị khô cạn trên bãi cát khô khan của duy vật chủ nghĩa. Áp lực chuyên chế của những dục tính xấu xa là kẻ thù lớn nhất của hạnh phúc con người. Các con hãy tập lấy tính tự chủ và đừng bao giờ mở rộng cửa để dung dưỡng sự yếu đuối.

Ngoài các Kinh Thánh, Sri Yukteswar rất ít chú trọng đến sách vở. Tuy thế, người vẫn biết rõ những phát minh khoa học mới nhất và những nghành học thuật khác của nhân loại. Sư Phụ rất hùng biện trong những cuộc đàm thoại với những vị khách viếng thăm đạo viện: tính tình vui ve, người làm cho câu chuyện trở nên sôi nổi hào hứng. Người thường nghiêm trang nhưng không bao giờ có nét mặt sầu thảm. Người nói: “Tu hành không có nghĩa là lúc nào phải có một bộ mặt đưa đám. Các con hãy nhớ rằng tu hành đắc Đạo tức là chấm dứt tất cả mọi điều phiền não, nghiệp chướng.”

Trong số những nhà trí thức, học giả, bác học từng đến viếng đạo viện, nhiều người tưởng rằng ở đây họ sẽ gặp một tu sĩ thuộc về loại tầm thường cũng như bao nhiêu tu sĩ khác. Họ biểu lộ tâm trạng đó đôi khi bằng một cái cười ngạo nghễ hay cặp mắt khinh thường. Nhưng đến khi ra về họ lấy làm ngạc nhiên mà thấy rằng Sri Yukteswar đã tỏ ra có những kiến thức rộng rãi và tầm hiểu biết sâu xa trên mỗi lãnh vực chuyên môn của họ.

Sư Phụ rất hiền hòa và khả ái đối với những khách viếng thăm và tiếp đón họ một cách lịch sự. Tuy nhiên những kẻ ích kỷ, lố lăng ngạo mạn đều bị người cho những bài học thích đáng. Trong những dịp đó, họ bị người dành cho một sự thờ ơ lạnh nhạt hoặc bị chống đối mãnh liệt.

Ngày nọ, một nhà khoa học trứ danh đã có dịp chạm trán với Sư Phụ. Ông ta từ chối không nhìn nhận là có Thượng Đế bởi vì khoa học không thể chứng minh được việc ấy. Sư Phụ nói mỉa mai:

-À, thế là ông chưa tìm ra cái Quyền Năng Thiêng Liêng bằng những công thức hóa học trong phòng thí nghiệm ư? Tôi đề nghị là ông hãy thử làm một cuộc thí nghiệm khác thường này: ông hãy theo dõi và phân tích những tư tưởng của ông không ngừng trong hai mươi bốn giờ liên tiếp. Chừng đó ông không còn thắc mắc về sự không tìm thấy Thượng Đế.

Những người hãnh diện về quyền thế và địa vị cao sang của họ ở ngoài đời đã có dịp nhận một bài học khiêm tốn trước mặt Sư Phụ. Một vị thẩm phán địa phương một hôm tình cờ đến viếng đạo viện của Sư Phụ trên bờ biển ở Puri. Vị này từng nổi tiếng là một viên chức khắc nghiệt và có đủ quyền hành để đuổi chúng tôi ra khỏi đạo viện nếu ông muốn. Tôi dặn trước Sư Phụ hãy nên cẩn thận tiếp đón ông ta, nhưng Sư Phụ không màng để ý đến lời dặn của tôi chút nào và thậm chí không đứng dậy để tiếp đón vị khác quí ấy. Tôi hơi e ngại và đứng khép nép một bên ở phía gần cửa ra vào. Vị thẩm phán buộc lòng phải chịu ngồi trên một cái ghế đẩu nhỏ bằng gỗ vì Sư Phụ không ra lệnh cho tôi lấy ghế bành. Vị thẩm phán hẳn là trông đợi một sự tiếp đón trọng hậu hơn với những nghi lễ xứng đáng với quyền chức của mình, bèn lộ vẻ thất vọng rõ rệt.

Kế đó diễn ra một cuộc thảo luận về đạo lý. Người khách bình luận các Thánh Kinh với rất nhiều điểm sai lầm. Khi Sư Phụ vạch cho thấy những điểm đó, thì ông ta nổi nóng cải lại và nói lớn:

-Đại đức có biết rằng tôi đã đậu thủ khoa trong kỳ thi Tiến Sĩ Triết Học?

Sư Phụ đáp:

-Này ông thẩm phán, ông không phải đang ngồi trước một phiên tòa. Những lời bình luận kém cỏi của ông làm cho tôi nghĩ rằng có lé sự học của ông không được chu đáo lắm. Một bằng cấp khoa cử, tuy vậy, không có liên hệ đến cái tinh hoa thâm thúy của thánh kinh Phệ Đà. Người ta không sản xuất thánh nhân từng kỳ hạn như những vị tân khoa.

Vị thẩm phán bị “chỉnh” bằng cách đó rốt cuộc đành cười lớn một cách thật tình. Ông ta nói:

-Đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên của tôi với một vị thẩm phán của trời!

Ít tháng sau đó, ông ta làm một lá đơn chánh thức với những danh từ luật pháp nó đã trở thành bản tính tự nhiên thứ nhì của ông ta, để xin nhập môn vào đạo viện với tư cách một đệ tử tập sự.

Sư Phụ đích thân chăm lo việc quản lý tài sản của mình. Những kẻ bất lương đã nhiều lần âm mưu chiếm đoạt đất hương hỏa của Sư Phụ. Sri Yukteswar đã cương quyết lật tầy âm mưu đen tối của họ, thậm chí đã đưa họ ra trước pháp luật. Người tự mình đảm nhiệm việc kiện thưa rắc rối này để khỏi phải làm gánh nặng cho các đệ tử. Tôi không bao giờ nghe Sư Phụ đòi hỏi tiền bạc hoặc ám chỉ việc cần dùng tiền vì mục đích này hay mục đích khác. Việc giảng huấn tại đạo viện được hoàn toàn miễn phí cho tất cả các đệ tử.

Ngày nọ một viên thừa phát lại đột nhiên xuất hiện tại đạo viện Serampore với một trát tòa và có vẻ hỗn láo với Sư Phụ:

-Ông nên từ giả đạo viện để đến thở bầu không khí lương thiện của pháp đình.

Y vừa nói vừa có một nụ cười khinh mạn. Tôi không thể tự chủ được nữa, giận dữ tiến tới:

-Nếu ông còn hỗn láo, tôi sẽ đập ông một trận nên thân.

Kanai, một đệ tử trẻ đứng gần đó cũng nói trong cơn thịnh nộ:

-Đồ hỗn láo, chớ buông lời xúc phạm trong chốn đạo viện thiêng liêng.

Sư Phụ bèn can gián chúng tôi: -Các con hãy bình tĩnh, đừng nóng giận. Người này chỉ làm bổn phận của y đó thôi.

Viên thừa phát lại ngạc nhiên vì sự can thiệp đầy hảo ý đó, bất giác thốt ra vài lời xin lỗi và liền kiếu từ ra về mà không đòi hỏi gì nữa.

Thật là một điều lạ lùng mà thấy một vị tôn sư với một ý chí dũng mãnh bất khuất lại có thể bình tĩnh được như vậy. Người thật là tiêu biểu cho một bật siêu nhân đúng theo định nghĩa của kinh Phệ Đà: “Nói về sự tốt lành thì người còn êm dịu hơn bông hoa, nhưng khi những nguyên tác đạo lý bị xâm phạm thì người còn dũng mãnh hơn sấm sét.”

Cách sử thế toàn vẹn của một bậc thánh nhân gây cho ta một ấn tượng mạnh mẽ sâu sa hơn những lời nói: “Kẻ nào thắng được cơn nóng giận còn cương dũng hơn một bậc anh hùng, và người tự chủ được mình còn cao cả hơn một viên hỗ tướng chiếm đoạt thành trì.”

Tôi thường suy nghiệm rằng Sư Phụ đã có thể trở nên một bậc Hoàng Đế hay một nhà chinh phục tiếng tăm lừng lẫy nếu người chọn con đường lợi danh và những sự thành công theo thế tục. Nhưng trái lại, người đã chọn việc đả phá những thành trì của sự hận thù và lòng ích kỷ, sự triệt hạ những thành trì đó mới là ghi dấu sự cao cả của con người.

--- o0o ---


Source: www.tamlinh.net

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/01/2022(Xem: 7673)
Dân tộc Việt Nam học và hành theo giáo lý Phật thuyết trên dưới hai nghìn năm trước khi Pháp sư Huyền Trang quy Phật cũng trên sáu thế kỷ, tuy vậy cho đến nay chúng đệ tử Phật, xuất gia cũng như tại gia, biết đến công hạnh của Ngài rất ít, và cũng biết rất ít di sản Kinh Luận của Ngài cho Phật tử Việt nam học và hiểu giáo pháp của Đức Thế Tôn một cách chân chính để hành trì chân chính. Bản dịch Đại Đường Tây vực ký của Hòa Thượng Như Điển với sự đóng góp của Cư sĩ Nguyễn Minh Tiến bổ túc cho sự thiếu sót này. Từ những hiểu biết để thán phục, kính ngưỡng một Con Người vĩ đại, hãn hữu, trong lịch sử văn minh tiến bộ của nhân loại, một vị Cao Tăng thạc đức, với nghị lực phi thường, tín tâm bất hoại nơi giáo lý giải thoát, một thân đơn độc quyết vượt qua sa mạc nóng cháy mênh mông để tìm đến tận nguồn suối Thánh ngôn rồi thỉnh về cho dân tộc mình cùng thừa hưởng nguồn pháp lạc. Không chỉ cho dân tộc mình mà cho tất cả những ai mong cầu giải thoát chân chính.
04/01/2022(Xem: 8556)
Không hiểu sao mỗi khi nhớ về những sự kiện của năm 1963 lòng con bổng chùng lại, bồi hồi xúc động về quá khứ những năm đen tối xảy đến gia đình con và một niềm cảm xúc khó tả dâng lên...nhất là với giọng đọc của Thầy khi trình bày sơ lược tiểu sử Đức Ngài HT Thích Trí Quang ( một sưu tầm tài liệu tuyệt vời của Giảng Sư dựa trên “ Trí Quang tự truyện “ đã được đọc tại chùa Pháp Bảo ngày 12/11/2019 nhân buổi lễ tưởng niệm sự ra đi của bậc đại danh tăng HT Thích Trí Quang và khi online cho đến nay đã có hơn 45000 lượt xem). Và trước khi trình pháp lại những gì đã đươc nghe và đi sâu vào chi tiết bài giới thiệu Bộ Pháp Ảnh Lục cùng lời cáo bạch của chính Đức Ngài HT Thích Trí Quang về bộ sách này, kính trich đoạn vài dòng trong tiểu sử sơ lược của HT Thích Trí Quang do Thầy soạn thảo mà con tâm đắc nhất về;
04/01/2022(Xem: 7365)
Trên đất nước ta, rừng núi nào cũng có cọp, nhưng không phải vô cớ mà đâu đâu cũng truyền tụng CỌP KHÁNH HÒA, MA BÌNH THUẬN. Tỉnh Bình Thuận có nhiều ma hay không thì không rõ, nhưng tại tỉnh Khánh Hòa, xưa kia cọp rất nhiều. Điều đó, người xưa, nay đều có ghi chép lại. Trong sách Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí (1) của Thượng Thư Bộ Binh Lê Quang Định soạn xong vào năm 1806 và dâng lên vua Gia Long (1802-1820), tổng cộng 10 quyển chép tay, trong đó quyển II, III và IV có tên là Phần Dịch Lộ, chép phần đường trạm, đường chính từ Kinh đô Huế đến các dinh trấn, gồm cả đường bộ lẫn đường thủy. Đoạn đường ghi chép về ĐƯỜNG TRẠM DINH BÌNH HÒA (2) phải qua 11 trạm dịch với đoạn đường bộ đo được 71.506 tầm (gần 132 km)
04/01/2022(Xem: 6231)
Ngoài tên “thường gọi” là Cọp, là Hổ, tiếng Hán Việt là Dần, cọp còn có tên là Khái, là Kễnh, Ba Cụt (cọp ba chân), Ba Ngoe (cọp ba móng), Ông Chằng hay Ông Kẹ, Ông Dài, Ông Thầy (cọp thành tinh). Dựa vào tiếng gầm của cọp, cọp còn có tên gọi là Hầm, là Hùm, dựa vào sắc màu của da là Gấm, là Mun ... Ở Nam Bộ cò gọi cọp là Ông Cả, vì sợ cọp quấy phá, lập miếu thờ, tôn cọp lên hàng Hương Cả là chức cao nhất trong Ban Hội Tề của làng xã Nam Bộ thời xưa. Cọp cũng được con người gọi lệch đi là Ông Ba Mươi. Con số ba mươi này có nhiều cách giải thích: - Cọp sống trung bình trong khoảng ba mươi năm. - Cọp đi ba mươi bước là quên hết mọi thù oán. - Xưa, triều đình đặt giải, ai giết được cọp thì được thưởng ba mươi đồng, một món tiền thưởng khá lớn hồi đó. - Tuy nhiên, cũng có thời, ai bắt, giết cọp phải bị phạt ba mươi roi, vì cho rằng cọp là tướng nhà Trời, sao dám xúc phạm (?). Ngày nay, cọp là loài vật quý hiếm, có trong sách Đỏ, ai giết, bắt loài thú này không những bị phạt tiền mà còn ở
30/12/2021(Xem: 7161)
Tối ngày 11/02 âm lịch (03/03/2012), vào lúc 10 giờ tối, lúc đó tôi niệm Phật ở dưới hai cái thất mà phía trên là phòng của Sư Ông. Khi khóa lễ vừa xong, bỗng nghe (thấy) tiếng của đầu gậy dọng xuống nền phát ra từ phòng của Sư Ông. Lúc đó tôi vội vàng chạy lên, vừa thấy tôi, Ông liền bảo: “Lấy cái đồng hồ để lên đầu giường cho Sư Ông và lấy cái bảng có bài Kệ Niệm Phật xuống” (trong phòng Sư Ông có treo cái bảng bài Kệ Niệm Phật). Khi lấy xuống Sư Ông liền chỉ vào hai câu: Niệm lực được tương tục, đúng nghĩa chấp trì danh, rồi Sư Ông liền chỉ vào mình mà ra hiệu, ý Sư Ông nói đã được đến đây, sau khi ngồi hồi lâu Sư Ông lên giường nghỉ tiếp.
25/12/2021(Xem: 5358)
Cảo San đường Tuệ Nguyên Đại Tông sư (고산당 혜원대종사, 杲山堂 慧元大宗師) sinh ngày 8 tháng 12 năm 1933 tại huyện Ulju, Ulsan, một thành phố nằm ở phía đông nam Hàn Quốc, giáp với biển Nhật Bản. Ngài vốn sinh trưởng trong tộc phả danh gia vọng tộc, phụ thân Họ Ngô (해주오씨, 海州吳氏), Haeju, Bắc Triều Tiên và tộc phả của mẫu thân họ Park (밀양박씨, 密陽朴氏), Miryang, Gyeongsangnam-do, Hàn Quốc. Năm lên 7 tuổi, Ngài được sự giáo huấn của người cha kính yêu tuyệt vời, cụ đã dạy các bộ sách Luận ngữ, Mạnh Tử, Thích Độ, Đại Học, Tứ Thư và học trường tiểu học phổ thông. Vào tháng 3 năm Ất Dậu (1945), khi được 13 tuổi, Bồ đề tâm khai phát để làm tiền đề cho Bát Nhã đơm bông, Ngài đảnh lễ Đại Thiền sư Đông San Tuệ Nhật (동산혜일대선사, 東山慧日大禪師, 1890-1965) cầu xin xuất gia tu học Phật pháp. Thật là “Đàm hoa nhất hiện” khi những sợi tóc não phiền rơi rụng theo từng nhát kéo đong đưa. Tháng 3 năm 1948, Ngài được Hòa thượng Bản sư truyền thụ giới Sa di tại Tổ đình Phạm Ngư Tự (범어사, 梵魚寺), Geumjeong-gu, Busan, Hàn Qu
23/12/2021(Xem: 4033)
Chánh Điện của một ngôi Chùa tại xứ Đức, cách đây hơn 40 năm về trước; nơi có ghi hai câu đối: "Viên thành đạo nghiệp Tây Âu quốc. Giác ngộ chúng sanh đạo lý truyền", bây giờ lại được trang hoàng thật trang nghiêm và rực rỡ với các loại hoa. Đặc biệt nhất vẫn là những chậu cây Trạng Nguyên nhỏ to đủ kiểu, nổi bật nhất vẫn là những chiếc lá đỏ phía trên phủ lên những chiếc lá xanh bên dưới. Ai đã có ý tưởng mang những cây Nhất Phẩm Hồng, có nguồn gốc ở miền Nam Mexico và Trung Mỹ vào đây? Và theo phong thủy, loại cây này mang đến sự thành công, đỗ đạt và may mắn.
10/12/2021(Xem: 8807)
Bản dịch này cũng đã đăng tải trong các số báo đặc san Pháp Bảo, từ số 2, tháng 5 năm 1982 và còn tiếp tục đăng tải cho đến nay. Loạt bài đăng trong báo sẽ được chấm dứt trong vài kỳ báo nữa, vì các phần sau tuy cần thiết đối với người muốn nghiên cứu, nhưng lại trở nên khô khan với người ít quan tâm tới sử liệu Phật Giáo. Đó là lý do quý vị chỉ tìm thấy bản dịch được đầy đủ chỉ có trong sách này. Trong khi dịch tác phẩm, cũng như trong khoảng thời gian còn tòng học tại Nhật Bản, chúng tôi tự nghĩ: không hiểu sao Phật giáo đã du nhập vảo Việt Nam từ thế kỷ thứ 2, thứ 3 mà mãi cho tới nay vẫn chưa có được những cuốn sách ghi đầy đủ các chi tiết như bộ “Các tông phái Phật Giáo Nhật Bản” mà quý vị đang có trong tay. Điều mong mỏi của chúng tôi là Phật Giáo Việt Nam trong tương lai cố sao tránh bớt vấp phải những thiếu sót tư liệu như trong quá khứ dài hơn 1500 năm lịch sử truyền thừa! Để có thể thực hiện được điều này, cần đòi hỏi giới Tăng Già phải đi tiên phong trong việc trước t
09/12/2021(Xem: 23402)
Cách đây vài ngày đọc trên một tờ báo tại Sydney , khi nói về chủng thể Omicron vừa phát tán và lây lan do xuất phát từ các nước Nam Phi , tôi chợt mỉm cười khi đọc được câu này " Chúng ta đã học từ nạn đại dịch một điều rằng : Đừng nên hy vọng một điều gì , vì chắc chắn điều mình hy vọng ấy sẽ chỉ là THẤT VỌNG " If there’s one thing COVID has taught us , it is to expect nothing, except disappointment . What it comes to that COVID really delivers
08/12/2021(Xem: 4716)
Già San Đường Trí Quán Đại Tông Sư, vị đại học giả, vị Luật sư, Thiền sư nổi tiếng, vị Tổng vụ trưởng xuất sắc trong việc quản lý các vấn đề hành chính Phật giáo. Ngài được ca tụng lảu thông Tam tạng giáo điển, lý sự viên dung. Già San Đường Trí Quán Đại Tông Sư (가산당 지관대종사, 伽山堂 智冠大宗師, 1932-2012) tục danh Lý Hải Bằng (이해붕, 李海鵬), theo tộc phả tên Chung Bằng (종붕, 鍾鵬), Tổng vụ Viện trưởng Thiền phái Tào Khê đời thứ 32, Phật giáo Hàn Quốc, hiệu Già Sơn đường Trí Quán Đại tông sư (가산당지관대종사, 伽山堂智冠大宗師), sinh ngày 14/6/1932 (05/11/Nhâm Thân), nguyên quán làng Cheonghae-myeon, huyện Gyeongju, tỉnh Gyeongsangbuk-do, Đại Hàn. Phụ thân của Ngài là cụ ông Lý Khuê Bạch (이규백, 李圭白) và Hiền mẫu của Ngài là cụ bà Kim Tiên Y (김선이, 金先伊). Gia đình truyền thống Phật giáo lâu đời, kính tin Tam bảo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]