Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 03: Người Đạo Sĩ Phân Thân

27/06/201311:08(Xem: 2393)
Chương 03: Người Đạo Sĩ Phân Thân


CÁC BẬC CHÂN SƯ YOGI ẤN ĐỘ

Nguyễn Hữu Kiệt dịch thuật

--- o0o ---

Người Đạo Sĩ Phân Thân

-Thưa cha, nếu con hứa với cha rằng con sẽ trở về nhà mà không có sự gì rắc rối, cha cho phép con đi chơi thành Banaras một chuyến chăng?

- Cha không bao giờ ngăn cản lòng ham thích đi du lịch của tôi. Dẫu trong lúc tôi còn thơ ấu, cha tôi từng cho phép tôi đi hành hương thăm viếng nhiều thành phố và danh lam thắng cảnh, thường là với một vài người bạn. Chúng tôi đi du lịch trên toa xe lửa hạng nhất, với những vé của cha tôi lấy cho, nhờ địa vị của cha tôi trong công ty hỏa xa nên chúng tôi có thể đi du lịch một cách thuận tiện và dễ dàng.

Cha tôi đã hứa chấp thuận lời yêu cầu của tôi. Ngày hôm sau, người gọi tôi lại gần và đưa cho tôi một vé xe lửa đi Banaras, một số tiền rupees và hai bức thư.

Cha có một việc kinh doanh mà cha định đề nghị với một người bạn ở Banaras là Kedar Nath tiên sinh. Rủi thay, cha đã đánh mất địa chỉ của ông ta. Nhưng con có thể chuyển giao bức thư của cha qua sự trung gian của một người bạn khác là đại đức Pranabananda. Vị tu sĩ này, một bạn đồng môn với cha, có một trình đọ tâm linh rất cao và sự tiếp xúc với người sẽ rất hữu ích cho con. Bức thư thứ hai là thư giới thiệu con với vị tu sĩ ấy.

Tôi bước chân ra đi, với lòng nhiệt thành của tuổi thiếu niên. Khi vừa đén Banaras, tôi liền tìm đến nhà của vị tu sĩ. Một người thân hình lực lưỡng mình trần, vận chăn, đang ngồi kiết dà theo tư thế Liên Hoa trên một bậc thềm khá cao> người ấy râu tóc đều cạo sạch, với một nụ cười an lạc thoảng nhẹ trên môi. Để trấn tĩnh tâm hồn còn non dại của tôi, người tiếp đón tôi như một người bạn cố hữu, và nói với một giọng ân cần:

-Bằng an đến với con!

Tôi bèn quì xuống làm lễ và sờ nhẹ lên hai bàn chân người theo phong tục bổn xứ.

-Thưa Đại Đức, có phải ngài là Đại Đức Swami Pranabananda không?

Người gật đầu và nói: -Còn con là con của Bhagabati phải chăng?

Người thốt ra những lời này trước khi tôi có thời giờ móc trong túi ra lấy bức thư của cha tôi. Ngạc nhiên, tôi bèn đưa cho người bức thư giới thiệu mà tôi thấy không cần thiết nữa. Chưa vội xem thư, người đã nói:

-Lẽ tự nhiên, tôi sẽ tìm Kedar Nath tiên sinh để trao bức thư của cha con.

Lại một lần nữa, thần nhãn của vị tu sĩ làm cho tôi ngạc nhiên. Khi ấy, người mới mở thư ra xem và nói vài lời ưu ái về cha tôi.

-Con biết không, tôi hưởng thụ được hai phần hưu bổng, phần thứ nhất là nhờ cha con khi tôi còn làm việc dưới quyền của người ở sở Hỏa Xa; còn phần thứ hai nhờ ở Thượng Đế, nhờ Ngài mà tôi đã thực hiện được công việc của tôi trong kiếp này.

Tôi nhận thấy câu nói ấy ý nghĩa rất mập mờ bí hiểm.

-Đại Đức hưởng phần hưu bổng của Thượng Đế ra sao? Ngài cho Đại Đức tiền phải không?

Vị tu sĩ bật cười:

-Tôi muốn nói đó là sự bằng an tuyệt vời nó đến với tôi sau nhiều năm thiền định. Hiện nay tôi không cần tiền để làm gì; vì những nhu cầu ít oi của tôi được thỏa mãm một cách rộng rãi. Sau này con sẽ hiểu ý nghĩa những lời tôi nói.

Kế đó, vị tu sĩ ngưng nói chuyện và thẳng mình ngồi yên bất động như pho tượng đá. Lúc đầu, đôi mắt tu sĩ còn như đắm chìm vào cõi hư không. Sự im lặng này làm tôi bâng khuâng, vả lại vị tu sĩ vẫn chưa nói cho tôi biết làm thế nào tôi có thể gặp người bạn của cha tôi. Tôi nhìn qua một lượt khắp gian phòng trống trơn và sau cùng tôi chú ý đến đôi guốc của vị tu sĩ đặt dưới chân thềm.

-Con đừng băn khoăn gì nữa; người mà con muốn tìm sẽ đến đây trong nửa giờ.

Vị tu sĩ đọc được tư tưởng của tôi, lần này không phải khó khăn gì lắm!

Người lại ngồi yên và im như pho tượng. Tôi nhìn đồng hồ tay thì thấy nửa giờ đã trôi qua. Vị tu sĩ lại nói:

-Tôi chắc là Kedar Nath Babu tiên sinh đã gần đến trước cửa.

Tôi lắng nghe có tiếng chân người bước lên cầu thang. Tôi hoàn toàn ngạ nhiên và những tư tưởng huyên náo đòn dập trong trí tôi. Làm sao bạn của cha tôi có thể được mời đến đây mà không do sự trung gian của một người phát thư nào? Từ khi tôi đến đây, vị tu sĩ không có nói chuyện với ai cả, ngoài tôi ra. Tôi bèn bước ra khỏi phòng và đi xuống cầu thang. Giữa thang lầu, tôi gặp một người gầy ốm, vóc vạc trung bình, màu da tái nhợt và có vẻ vội vàng.

-Có phải ông là Kedar Nath Babu tiên sinh? Tôi hỏi với một giọng xúc động.

-Phải, còn em là con của Bhagabati đến đợi tôi ở đây? Người vừa nói vừa cười một cách thân tình.

-Thưa ông, làm sao ông biết mà đến đây gặp cháu? Sự có mặt khó hiểu của ông ta làm cho tôi phân vân.

- Hôm nay, thật là nhiều chuyện bí hiểm! Cách đay không đầy một giờ, khi tôi vừa tắm xong dưới sông Hằng thì Đại Đức Swami Pranabananda đã tìm tôi ở tận bờ sông. Tôi không hiểu tại sao đại đức lại biết tôi ở dưới sông vào giờ đó. Rồi đại đức nói: “Con của Bhagabati đợi anh ở nhà tôi. Anh hãy đi theo tôi về nhà.”

-Tôi vui vẻ nhận lời, và cùng đi về với đại đức. Khi đi đường, đại đức chân đi guốc gỗ nhưng đi mau hơn tôi trong khi tôi mang giày bố, nhẹ và gọn, dùng để đi bộ đường xa. Bỗng nhiên, người dừng chân và hỏi:

-Từ đây về nhà, anh đi mất bao lâu?

-Độ chừng nửa giờ.

-Bây giờ, tôi còn phải làm việc khác và tạm biệt anh ở đây. Anh sẽ gặp tôi tại nhà với người con của Bhagabati.

-Trước khi tôi có thời giờ để mở miệng, người đã đi ngay và biến mất dạng trong đám đông. Tôi đã hối hả đến ngay cho kịp.

Cách giải thích này càng làm cho tôi rối trí thêm và không hiểu gì cả. Tôi hỏi:

-Đại Đức đã xuất hiện trong một linh ảnh hay là ông đã thấy người bằng xương bằng thịt, đã sờ vào mình người và nghe tiếng chân của người đi?

Kedar Nath Babu tiên sinh đâm ra gắt gỏng:

- Em nói cái gì vậy? Tôi không có nói láo! Làm sao tôi biết em đợi tôi ở đây nếu đại đức không nói cho tôi biết?

-Ấy là vì đại đức Swami Pranabananda không hề bước ra khỏi phòng này từ khi tôi đến đây trước một giờ!

Tôi đáp và thuật lại cho ông ta nghe những gì đã xảy ra. Kedar Nath Babu tiên sinh gương đôi mắt lớn:

-Tôi mơ chăng? Tôi không thể tưởng tượng rừng một phép lạ như vậy có thể xảy ra! Tôi tưởng rằng đại đức cũng như mọi người, không ngờ người lại có quyền năng phân thân và xuất hiện ở hai nơi cùng một lúc!

Chúng tôi bước vào phòng của nhà tu sĩ. Kedar tiên sinh khều tôi nói nhỏ:

-Em hãy nhìn xem, đây chính là đôi guốc cây mà người đã mang dưới bờ sông. Và khi đó, người cũng chỉ vận có một cái chăn!

Kedar tiên sinh vừa nghiêng mình chào, thì vị tu sĩ đã day mặt về phía tôi với nụ cười bí hiểm.

-Tại sao con ngạc nhiên như vậy? Tính chất đồng thể của hiện tượng giới không phải là điều xa lạ đạo sĩ với các nhà đạo sĩ chân chính. Bất cứ lúc nào, tôi cũng nhìn thấy và trò chuyện với các đệ tử của tôi ở Calcatta, chính họ cũng có cái hả năng thắng đoạt mọi chướng ngại vật chất tùy ý muốn.

Để gây sự nhiệt thành trong tâm hồn non nớt của tôi, vụ tu sĩ mới nói về những quyền năng của người, thuộc về loại giống như vô tuyến điện hay vô tuyến truyền hình, những quyền năng này hãy còn ẩn tàng trong con người. Nhưng thay vì cảm thấy hứng khởi, tôi chỉ cảm thấy một sự kinh hãi sợ sệt. Vì tôi phải bắt đầu học Đạo dưới sự chỉ dẫn của một vị tôn sư duy nhất là Sri Yukteswar, mà tôi chưa từng được yết kiến dung nhan, nên tôi không thấy có hứng thú muốn chấp nhận tu sĩ Pranabananda làm thầy. Tôi bèn do dự hỏi tu sĩ rằng không viết chính thật là người đang ở trước mặt tôi lúc đó, hay chỉ là cái hình bóng của người xuất hiện trước mắt tôi.

Tu sĩ tìm cách giải tỏa nỗi băng khoăn của tôi bằng một cái nhìn đầy hảo ý nó đi sâu vào tận tâm hồn tôi và với những lời nói đầy cảm hứng về vị tôn sư của người.

-Đức Lahiri Mahasaya là vị tôn sư cao cả nhất mà tôi được biết. Ngài chính là hiện thân của Đấng Thiêng Liêng, khoác lấy một thể xác bằng xương thịt!

-

Tôi nghĩ rằng nếu vịđệ tử có thể phân thân để hiện hình ở hai nơi cùng một lúc, thì có sự nhiệm mầu nào mà vị Tôn Sư không thể làm được!

-

Tôi muốn cho con hiểu rằng sự hướng dẫn của một vị tôn sư là một điều quí báu dường nào! Mỗi đêm, tôi tham thiền trong tám giờ, cùng với một bạn đồng môn khác. Ban ngày chúng tôi cùng làm việc ở sở Hỏa Xa. Tôi nhận thấy khổ tâm mà phải tiêu phí trong sở làm cái thời giờ ưúi báu mà tôi muốn dành cho việc hành đạo. Tuy nhiên, tôi đã kiên tâm trong tám năm để dành một vài giờ mỗi đêm cho sự thiền định và tôi đã đạt được những kết quả thật lạ lùng. Phần thưởng mà tôi gặt hái được là những cả hứng tâm linh siêu đẳng đã đến với tôi, nhưng luôn luôn vẫn còn một tấm màn, tuy rất mỏng manh tế nhị, nó ngăn cách giữa tôi với Thiêng Liêng. Mặc dầu những cố gắng siêu phàm, tôi vẫn không sao thực hiện được sự hợp nhất tuyệt đối với cõi Vô Cùng. Một hôm tôi đến viếng tôn sư và suốt đêm khẩn cầu người hãy trợ giúp tôi:

-Hỡi Tôn Sư cao cả! Sự hấp hối tâm linh của tôi đã đến mức độ mà cuộc đời đối với tôi chỉ là một gánh nặng nếu tôi không đạt tới cõi Đạo diệu huyền.

-Ta biết làm sao? Con hãy thiền định một cách kiên tâm hơn nữa!

-Tôi lại khẩn cầu ráo riết. Đức Lahiri Mahasaya đưa một tay ra trong một cử chỉ ban ân huệ và nói:

-Bây giờ con hãy về tham thiền trở lại. Ta đã xin Thượng Đế gia ơn cho con.

- Tôi yên lòng như trút được một gánh nặng, và trở về nhà. Đêm đó, trong cơn thiền định, tôi đã đạt được cái mục đích tối cao của đời tôi. Tấm màn ảo ảnh không còn ngăn cách giữa tôi với đấng Tạo Hóa thiêng liêng, và kể từ đó tôi luôn luôn được thụ hưởng món “hưu bổng” tâm linh, không bao giờ dứt.

Gương mặt tu sĩ Pranabananda phản chiếu một ánh hào quang siêu phàm. Lòng tôi cũng tràn ngập một niềm an tĩnh thiêng liêng, không còn sợ sệt băn khoăn như trước. Tu sĩ lại kể:

Vài tháng sau, tôi trở lại thăm viếng đức Lahiri Mahasaya để tạ ơn ngài về cái ân huệ thiêng liêng mà ngài đã ban cho tôi. Xong rồi tôi yêu cầu:

“Bạch sư phụ, con không thể tiếp tục làm việc ở công sở được nữa. Sư phụ hãy giúp cho con thôi việc, vì con cảm thấy say sưa mùi Đạo không thể nào dập tắt.”

“Con hãy đòi tiền hưu bổng ở sở Hỏa Xa.”

“Con phải đưa ra lý do vì bây giờ?

“Con hãy nói theo ý con nghĩ.

Qua ngày hôm sau, tôi đưa đơn xin nghĩ việc. Viên y sĩ của công ty hỏi lý do. Tôi nói:

“Tôi cảm thấy khi ngồi nơi bàn giấy, một cảm giác ơn ớn dọc theo xương sống nó lan tràn khắp châu thân và khiến tôi không thể làm việc được.”

Viên y sĩ không hỏi gì thêm, mà đề nghị với công ty cho tôi nghĩ việc và lãnh tiền hưu bổng sớm trước kỳ hạn. Tôi biết rằng đó là do ý chí thiêng liêng của đức Lahiri Mahasaya đã hành động qua sự trung gian của vị y sĩ và các chức viên cao cấp của công ty, gồm có cả cha của con. Họ đã đương nhiên tuân theo những chỉ thị tâm linh của tôn sủ cao cả và đã giải phóng cho tôi khỏi trách nhiệm hằng ngày để dành trọn cuộc đời mình cho sự công phu tu luyện.

Sau cuộc nói chuyện đó, tu sĩ Pranabananda lại đắm chìm trong cơn im lặng thâm trầm. Kho tôi từ biệt tu sĩ và kính cẩn đặt nhẹ bàn tay lên hai chân người, thì người ban ân huệ và nói với tôi rằng:

-Cuộc đời con sẽ dành cho sự tu luyện pháp môn Yoga, và sự thoát ly ra khỏi vòng thế tục. Tôi sẽ gặp lại con và cha con sau này.

Lời tiên tri đó đã được thực hiện.

Kedar Nath Babu tiên sinh cũng đi gần bên tôi khi trời đã sẫm tối. Tôi đưa cho ông bức thư của cha tôi, ông đọc thư dưới ánh đèn ở bên đường lộ.

-Cha em mời tôi nhận một việc làm với Công Ty Hỏa Xa ở Calcutta. Thật là một điều tốt mà làm việc để có ít nhất là một trong hai món hưu bỗng của tu sĩ Pranabananda. Nhưng tha ôi! Không thể được, vì tôi không thể rời khỏi Banaras và tôi cũng không thể phân thân để cùng xuất hiện một lúc hai chỗ!

--- o0o ---


Source: www.tamlinh.net

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/12/2021(Xem: 6518)
Bản dịch này cũng đã đăng tải trong các số báo đặc san Pháp Bảo, từ số 2, tháng 5 năm 1982 và còn tiếp tục đăng tải cho đến nay. Loạt bài đăng trong báo sẽ được chấm dứt trong vài kỳ báo nữa, vì các phần sau tuy cần thiết đối với người muốn nghiên cứu, nhưng lại trở nên khô khan với người ít quan tâm tới sử liệu Phật Giáo. Đó là lý do quý vị chỉ tìm thấy bản dịch được đầy đủ chỉ có trong sách này. Trong khi dịch tác phẩm, cũng như trong khoảng thời gian còn tòng học tại Nhật Bản, chúng tôi tự nghĩ: không hiểu sao Phật giáo đã du nhập vảo Việt Nam từ thế kỷ thứ 2, thứ 3 mà mãi cho tới nay vẫn chưa có được những cuốn sách ghi đầy đủ các chi tiết như bộ “Các tông phái Phật Giáo Nhật Bản” mà quý vị đang có trong tay. Điều mong mỏi của chúng tôi là Phật Giáo Việt Nam trong tương lai cố sao tránh bớt vấp phải những thiếu sót tư liệu như trong quá khứ dài hơn 1500 năm lịch sử truyền thừa! Để có thể thực hiện được điều này, cần đòi hỏi giới Tăng Già phải đi tiên phong trong việc trước t
09/12/2021(Xem: 17736)
Cách đây vài ngày đọc trên một tờ báo tại Sydney , khi nói về chủng thể Omicron vừa phát tán và lây lan do xuất phát từ các nước Nam Phi , tôi chợt mỉm cười khi đọc được câu này " Chúng ta đã học từ nạn đại dịch một điều rằng : Đừng nên hy vọng một điều gì , vì chắc chắn điều mình hy vọng ấy sẽ chỉ là THẤT VỌNG " If there’s one thing COVID has taught us , it is to expect nothing, except disappointment . What it comes to that COVID really delivers
08/12/2021(Xem: 3493)
Già San Đường Trí Quán Đại Tông Sư, vị đại học giả, vị Luật sư, Thiền sư nổi tiếng, vị Tổng vụ trưởng xuất sắc trong việc quản lý các vấn đề hành chính Phật giáo. Ngài được ca tụng lảu thông Tam tạng giáo điển, lý sự viên dung. Già San Đường Trí Quán Đại Tông Sư (가산당 지관대종사, 伽山堂 智冠大宗師, 1932-2012) tục danh Lý Hải Bằng (이해붕, 李海鵬), theo tộc phả tên Chung Bằng (종붕, 鍾鵬), Tổng vụ Viện trưởng Thiền phái Tào Khê đời thứ 32, Phật giáo Hàn Quốc, hiệu Già Sơn đường Trí Quán Đại tông sư (가산당지관대종사, 伽山堂智冠大宗師), sinh ngày 14/6/1932 (05/11/Nhâm Thân), nguyên quán làng Cheonghae-myeon, huyện Gyeongju, tỉnh Gyeongsangbuk-do, Đại Hàn. Phụ thân của Ngài là cụ ông Lý Khuê Bạch (이규백, 李圭白) và Hiền mẫu của Ngài là cụ bà Kim Tiên Y (김선이, 金先伊). Gia đình truyền thống Phật giáo lâu đời, kính tin Tam bảo.
30/11/2021(Xem: 24904)
316. Thi Kệ Bốn Núi do Vua Trần Thái Tông biên soạn. Trần Thái Tông (1218-1277), là vị vua đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam (triều đại kéo dài đến 175 năm sau, ông cũng là một Thiền sư đắc đạo và để lại những tác phẩm Phật học vô giá cho đời sau). Đây là Thời Pháp Thoại thứ 316 của TT Nguyên Tạng, cũng là bài giảng cuối của năm thứ 2 (sẽ nghỉ qua sang năm sẽ giảng lại) từ 6.45am, Thứ Ba, 30/11/2021 (26/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com
26/11/2021(Xem: 3422)
“‘Giống như một vị Bồ Tát’ là người mà tôi có thể mô tả về thuyền trưởng Jeon Je Young,” ông Nguyễn Hùng Cường, người tổ chức lễ tưởng niệm vị thuyền trưởng vừa qua đời, tại chùa Huệ Quang, Santa Ana, nói hôm Thứ Bảy, 14 Tháng Mười Hai. Ông Cường là một trong 96 người được vị thuyền trưởng vớt trong hành trình vượt biển vào lúc 6 giờ 45 phút chiều ngày 14 Tháng Mười Một, 1985, trong lúc chiếc thuyền chở ông đang lênh đênh trên Biển Đông, bị nhiều tàu khác làm lơ trước đó. Ông Cường nói thêm: “Ông là ‘tộc trưởng’ của nhóm 96 người chúng tôi. Ông vừa ra đi với hai bàn tay trắng, nhưng ông để lại biết bao yêu thương của không những 96 người, mà với cộng đồng Việt Nam.”
25/11/2021(Xem: 29438)
315. Sáu Thời Sám Hối do Vua Trần Thái Tông biên soạn Đây là Thời Pháp Thoại thứ 315 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 25/11/2021 (20/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
23/11/2021(Xem: 14838)
314. Vua, Thiền Sư Trần Thái Tông Người thiết lập nền tảng cho Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử Đây là Thời Pháp Thoại thứ 314 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 23/11/2021 (19/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
18/11/2021(Xem: 24516)
312. Thiền Sư Hiện Quang (? - 1221) (Đời thứ 14, Thiền Phái Vô Ngôn Thông, đời Vua Lý Huệ Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 311 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 18/11/2021 (14/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
16/11/2021(Xem: 4684)
Sào Phủ Hứa Do là tên một tích truyện cổ Trung Quốc, lấy tên hai nhân vật trong đó là Sào Phủ (chữ Hán:巢父) và Hứa Do (許由). Theo truyền thuyết, hai nhân vật này sống đời vua Nghiêu. Câu chuyện như sau (lời đối thoại theo "Chuyện giải buồn" của Huỳnh Tịnh Của): Hứa Do được tiếng là người hiền, vua Nghiêu vời vào để truyền ngôi. Hứa Do từ chối, cười mà về rồi ra suối rửa tai. Khi đó, Sào Phủ mới dắt trâu tới suối uống nước, thấy Hứa Do rửa tai, bèn hỏi tại sao. Hứa Do trả lời: "Ông Nghiêu đòi tôi, biểu tôi thì làm vua." Sào Phủ bèn dắt trâu bỏ lên trên giòng nước cho uống. Hứa Do hỏi tại sao, Sào Phủ đáp: "Anh rửa tai anh xuống đó tôi sợ trâu tôi uống nhằm." Sào Phủ lại nói: "Anh đi đâu cho người ta biết vua mà muốn nhường ngôi vua cho anh, ấy là tại bụng anh vẫn còn danh lợi." Huỳnh Tịnh Của phê rằng, "Nghe mà rửa, chi bằng giữ vẹn đừng nghe."
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567