Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một tu viện đạo Bon

28/05/201319:18(Xem: 10789)
Một tu viện đạo Bon
Con Đường Mây Trắng


Một Tu Viện Đạo Bon

Nguyễn Tường Bách
Nguồn: Anagarika Govinda. Nguyễn Tường Bách dịch


Li và tôi lòng còn tràn ngập hình ảnh của Ngân Sơn, sau một ngày đường đi về hướng tây thì chúng tôi đến một nơi mà màu đỏ sậm của cảnh vật cho thấy dường như thiên nhiên muốn nói điều gì đặc biệt. Thực tế thì đây là một nơi chốn đặc biệt, chỗ một năm mới hồi sinh một lần, và là ngày trăng rằm của tháng sáu, đó là lúc mà cả Tây Tạng cử hành lễ Phật Thích-Ca Mâu-Ni giáng sinh. Trong dịp này, khách hành hương từ bốn phương lũ lượt đến đây, vì trong đêm này xảy ra một điều lạ trước mắt tất cả mọi người: trăng tròn sẽ lên như một vòm lửa treo trên đỉnh băng của Ngân Sơn và ánh trăng sẽ vẽ hình ngọn núi thiêng trên đó màu đỏ của sườn núi nằm nghiêng mà dưới chân sườn đó chính là chỗ mà khách hành hương tụ tập. Trong phút này trời và đất giao hội, đó chính là lúc mà các thiên nhân sống trên trú xứ của thánh thần, theo một nguồn sáng giáng hạ xuống với thế giới con người. Người ta cho rằng, đây là lúc mà các bậc giáo giác ngộ và tùy tùng lơ lửng trong ánh trăng, đi từ đỉnh Ngân Sơn xuống đất và tụ họp trên thảm đất màu đỏ để ban phước cho những người đang tụ hội bằng sự hiện diện rực rỡ của mình. Đó là dịp vui của sự gặp gỡ siêu việt, buổi lễ vũ trụ đích thực, trong đó ánh sáng là thân xác máu thịt của thánh thần hiện diện và tim người là bình chứa thiêng liêng để hứng và giữ nó.

Trái đất, chỗ của “phiên chợ’ này được cử hành, đã được ban phép và khi chúng tôi cắm lều ngủ ở đó một đêm thì tâm tư lạ thường của mình đã được thấm nhuần một cảm giác an bình sâu xa. Ngày hôm sau trước khi rời nơi đó ra đi, mỗi người chúng tôi mang thêm một nắm đất đỏ để kỷ niệm nơi chốn thiêng liêng và xem nó như món quà cuối cùng của Ngân Sơn trao tặng.

Bốn ngày sau khi rời núi, chúng tôi đến một thung lũng thấp nằm giữa những vách đá dựng đứng. Mặt lũng phẳng, xanh và có một dòng suối cạn, đó là đoạn đầu của sông Langtschen-Khambab uốn lượn quanh vùng đất nhiều bụi cây và cỏ xanh. Khoảng chiều tối, chúng tôi thấy một tu viện màu trắng, nổi bật trên nền vách đá đen lỗ chỗ những hang động.

Toàn bộ cảnh vật này nhắc tôi nhớ đến thung lũng của các nhà vua Theben tại Ai Cập, với những đền đài hình khối bên cạnh sông núi vắng bóng thảo mộc. Thế nhưng điều ngạc nhiên ở đây là các nhà cửa xem ra mới và sạch, sơn trắng viền đỏ, trông như một pháo đài của một thung lũng cô đơn không người ở.

Người hướng đạo của đoàn chúng tôi (với tám con trâu, chúng tôi phải đem theo lương thực một trăm năm, vì đi qua những vùng không người ở, khó mua dự trữ) cho biết tu viện này mới xây lại sau này, vì cách đây vài năm đã bị cướp bóc và đốt rụi, khi giặc cướp từ Turkestan xâm chiếm. Người trong tu viện lớp bị giết, lớp bị ngược đãi và ngay cả tu viện trưởng cũng bị cướp hết áo quần, đánh đập và bỏ mặc nằm lại không một mảnh vải che thân. Thế nhưng ông sống sót và trốn về lại các hang động trên núi trong các cốc thiền định cũ. Sau ngày xây dựng lại tu viện ông vẫn ở trong cốc.

Chúng tôi hy vọng kiếm được một chỗ nghỉ thoải mái trong một tu viện, nhưng thất vọng khi không thấy dấu hiệu nào của đời sống, cả khi đến gần. Thật là một hiện tượng hiếm thấy trong một xứ sở mà người ta hay tò mò và một đoàn người ngựa từ xa đến thường là một biến cố quan trọng. Một tiếng chó sủa cũng không nghe thấy, điều đó chỉ có thể có nghĩa là ở đây không có người. Thế nên chúng tôi cắm lều ngoài khuôn viên tu viện và chuẩn bị nghỉ tối.

Ngày hôm sau, chúng tôi cho người hướng đạo lên gặp sư trưởng để xin đến thăm viếng. Sau khi được nhận lời, chúng tôi theo một ngõ hẹp đến chân vách đá, leo cầu thang ngược cho đến một chiếc cửa sập mà khi chúng tôi đến thì nó được kéo lên cao. Sau vài bậc thang nữa thì chúng tôi ngồi trong một hang động sáng sủa, đối diện với vị sư trưởng. Ông ngồi trên cái tòa bọc trong một khung gỗ trang hoàng cẩn thận. Ghế ngồi này làm ta nhớ đến khung ghế của các người bảo vệ có cửa sổ phía trước theo kiểu Bắc Phi. Thật là một sự tương phản kỳ lạ với chỗ ở trong một hang đá! Vách động được đẽo láng kỹ lưỡng và trình bày với những bích họa chi li, trên đó có vô số hình tượng Phật. Thế nhưng nhìn kỹ thì bích họa đó chỉ là giấy in nhiều màu mà các tấm rời được dán sát với nhau để vách tường hầu như được dán bởi một tấm duy nhất. Miếng giấy in này được dán nhiều chỗ, nhưng nhờ lặp lại nhiều lần nên nét trang trí được tăng lên và cũng gây ấn tượng của bích họa “Vạn Phật” truyền thống mà ta hay thấy trong các điện thờ, hang động. Ánh sáng mờ nhạt xuyên qua cửa sổ của hang cũng làm cho màu sắc thêm hòa hợp, làm chúng rất giống với các bích họa thật. Vị tu viện trưởng tuổi trung niên, ăn mặc giản dị, có khuôn mặt thông minh và thái độ trân trọng.

Sau khi chào xã giao và uống trà bơ, chúng tôi đi vào chủ đề chính, đó là việc cần thiết phải có một đoàn tùy tùng cho đoạn đường tới của chuyến hành trình, vì những người hiện đi với chúng tôi phải về Purang lại. Chúng tôi đi gần suốt cả tháng với họ và họ không muốn đi quá những nơi đã biết. Khắp nơi đều như thế cả và ta buộc phải thuê từng nhóm người và vật cho từng đoạn hành trình - tức là một chỗ có người ở qua một chỗ khác. Trong miền tây Tây Tạng thưa người thì một đoạn như thế kéo dài vài ngày hay cả tuần, và khi tới nơi thì người và vật đều rút về ngay, không cần biết người lữ hành có kiếm được phương tiện mới hay không.

Vị sư trưởng vui vẻ trả lời chúng tôi rằng ông không thể kiếm phương tiện chuyên chở và tùy tùng vì mùa này không thể tìm ra người lẫn trâu. Đến khi chúng tôi lưu ý rằng mình có lệnh của Lhasa được thuê người và mua thực phẩm với giá địa phương và cho ông xem giấy xác nhận, thì ông cười chúng tôi như muốn nói: tất cả đều là trò đùa vô duyên. Thái độ ông dường như đổi hẳn từ tử tế qua bất hợp tác. Rõ ràng ông cho chúng tôi thấy ông không chịu thi hành lệnh của Lhasa. Thái độ chống báng của ông đối với Lhasa làm chúng tôi bất ngờ vì không thấy có lý do nào để ông chống đối cả. Chúng tôi nghỉ tốt nhất là đừng vin vào điều lệnh giấy tờ gì mà hãy kêu gọi lòng hảo tâm tôn giáo của ông giúp mình trong cảnh khó khăn. Thế nhưng ông vẫn không mềm lòng và cho hay vài người mà ông có thể điều động, kể cả trâu bò hiện đang phải thu hoạch vụ mùa trong các lũng xung quanh, nên không thay đổi được tình thế.

Chúng tôi biết rõ là không xin xỏ được gì nên chỉ còn biết tỏ lòng khâm phục cá tác phẩm nghệ thuật trong động của ông. Nhân dịp này chúng tôi biết thêm là ông đã nhiều lần đi Ấn Độ và nhờ in vẽ lại một loạt những bức tranh tôn giáo của Tây Tạng - chính là những bức chúng tôi thấy trên vách tường. Trong các dịp này ông cho in một ít kinh điển quan trọng và cho tôi xem mẫu. Mặc dù tựa đề thì tôi rõ nhưng trong bài có nhiều danh tánh và thần chú lạ kỳ, nó làm tôi nghi ngờ không biết có phải kinh sách đạo Phật hay không. Thế nhưng vì không kiểm tra thêm được nên tôi nghĩ hay hơn là cứ để như thế và thay vào đó là phát biểu lòng cảm phục của tôi đối với sự cố gắng của ông phụng sự đạo pháp và chất lượng của các bản in. Rõ là ông phải chi nhiều tiền để nhờ làm những thứ này và tôi không hiểu ông sống trong hang động cô đơn này thì lấy phương tiện đâu để vừa xây tu viện, vừa làm các công việc văn hóa và in kinh điển như thế. Chỉ có người có danh tiếng, với ảnh hưởng rộng rãi mới làm được điều đó. Nhưng ai là tín đồ, ai là học trò của ông người ta nói với tôi, ông có vài vị ni sống trong các hang động xung quanh, ngoài ra không thấy có ai khác. Thế nên chúng tôi xin phép được thăm tu viện và được chấp nhận. Ông hứa mở cửa và sẽ có người dẫn chúng tôi đi xem.

Chúng tôi từ giã ông và trở về lều trại, lúc mà người của chúng tôi cũng đã xếp dọn và chuẩn bị gấp rút để lên đường về - hầu như họ sợ chúng tôi bắt phải làm thêm hay đổ trách nhiệm về an ninh của chúng tôi lên vai họ. Dù cho được trả thêm tiền họ cũng không chịu ở nên cuối cùng chúng tôi ở lại một mình giữa các vách đá và tu viện vắng người. Tình cảnh này thật kỳ quái: một tu viện rộng rãi, xây dựng vững chắc mà không có bóng người - chỉ vị sư trưởng và vài ni cô chôn mình trong động, khắp nơi chẳng ai có thể cho chúng tôi vài lời khuyên hay giúp đỡ điều gì! Và điều lạ hơn là, vị sư trưởng chẳng cho chúng tôi ở tạm trong một cái phòng nào đó, mặc dù ông biết chúng tôi là khách hành hương Phật giáo - hay chính đó là lý do mà chúng tôi không được ở?

Ngày hôm sau người bảo vệ tu viện đến lều kiếm chúng tôi và dù hơi ngại bỏ lều trống, cuối cùng chúng tôi cũng đi vì nghĩ rằng trong vùng không người ở này chắc không ai trộm thực phẩm hay các thứ khác.

Khi đến gần tu viện, chúng tôi thấy trước khuôn viên một căn nhà thấp, dài, có nhiều phòng nhỏ. Nếu theo vị trí, tức là trước mặt chính của viện, thì đây phải là một chỗ thiêng liêng nằm ngoài khuôn viên, để đi vòng tròn theo nghi lễ, mà thường người ta xây thành một bức tường hay một tháp nhỏ. Chúng tôi ngạc nhiên được nghe đó chỉ là nhà vệ sinh tắm rửa, dành cho những người hành hương ở xa đến trong các dịp lễ. Đây hiển nhiên là một cái gì đáng ca ngợi và cho thấy vị sư trưởng đánh giá cao sự vệ sinh thân thể. Thế nhưng chúng tôi vẫn không hiểu tại sao nhà này lại nằm trước cổng chính của tu viện. Hay nó là một biểu tượng để nói lên sự sạch sẽ cũng chính là sự thiêng liêng?

Chúng tôi càng ngạc nhiên hơn khi thấy người bảo vệ đưa chúng tôi đi quanh tu viện ngược chiều kim đồng hồ, điều mà tại cả Tây Tạng cũng không bao giờ có, nếu không muốn nói đó là sự nhục mà một thánh địa.

Vì chỉ người theo đạo Bưn mới đi vòng quanh đền, một kiến trúc tôn giáo hay một thánh địa(thí dụ Ngân Sơn) ngược chiều kim đồng hồ; chúng tôi càng nghỉ rằng, vị sư trưởng không phải là Phật tử mà là tín đồ đạo Bưn. Khi vào chánh điện thì không còn nghi ngờ gì nữa, vì tất cả những gì thấy ở đây đều ngược lại hay sự bóp méo truyền thống đạo Phật. Thí dụ hình chữ vạn của đạo Bưn hướng về phía bên trái, trong lúc đạo Phật hướng về phía phải.

Mặt khác, tín đồ đạo Bưn hình như bắt chước mọi tính chất tiêu biểu của hình tượng đạo Phật. Họ có riêng các vị Phật và Bồ-tát, các vị hộ pháp riêng cũng với hình tượng phẫn nộ, các vị thiên thần, địa thần riêng, tên các vị đó khác với tên các vị trong đạo Phật, mặc dù hình dáng bên ngoài không khác bao nhiêu. Điều đó cũng đúng cho kinh sách của đạo Bưn. Không nhiều thì ít, các sách đó bắt chước kinh sách của đạo Phật và thậm chí có cùng tên (thí dụ kinh sách Bát Nhã), nhưng tín dồ đạo Bưn đề tên tác giả khác, cho nó có một khung cảnh hay nền tảng và thần chú khác; thí dụ thay vì OM MANIPADME HUM thì họ gọi là OM MATRI MUYSALEDU. Gốc các vị thần chính của đạo Bưn là hiện thân của không gian, của ánh sáng, của sự vô tận và của sự thanh tịnh và vì thế mà cũng dễ đồng hóa các vị ấy với hình ảnh cá vị Thiền Phật và Bồ-tát và dễ tiếp nhận toàn bộ các biểu tượng của truyền thống Phật giáo, như tòa sen, vật cưỡi, ấn quyết, màu sắc của thân; các đàn tràng hay pháp khí như kim cương chử và chuông, lưỡi kiếm và đao trừ tà, cung tên, vũ khí, sọ người, và dao làm phép. Ảnh hưởng của đạo Phật lên đạo Bưn thật to lớn, để đạo này chỉ tồn tại được nếu họ tiếp nhận phương pháp Phật giáo về phân loại và trình bày cũng như cho giáo pháp Phật giáo về phần loại và trình bày những như cho giáo pháp mình một cái áo gồm những từ ngữ Phật giáo. Cái còn lại của ngày hôm nay, Bưn chỉ là tiếng vang của đạo Phật hay một nhánh của lạt ma giáo. Hình như đây cũng là suy nghĩ của người Tây Tạng chất phác, vì như chúng tôi đã quan sát, thái độ của những bạn đồng hành, họ không hề để ý đây không phải là một tu viện Phật giáo. Họ chỉ xem đây là một nhánh của Phật giáo, khác với trường phái quen thuộc chỉ ở bên ngoài. Đó cũng là một lý do ngăn cản chúng tôi lúc đầu không nghĩ đó là tu viện của Bưn, mặc dù nó nằm trong tỉnh Schang- Schung, là cái nôi của đạo Bưn.

Trước khi đi vào chánh điện, chúng tôi quan sát vòng tử sinh quen thuộc đặt trong tiền sảnh, dưới các bích họa. Thế nhưng thay vì mười hai hình thông thường vẽ mười hai khâu trong “thập nhị nhân duyên”, chúng tôi thấy mười ba hình. Hình thứ mười ba vẽ tình trạng nhập định của một hình tượng Phật, hình này được chen vào giữ cảnh sinh và tái sinh.

Khi vào chính điện, chúng tôi nghĩ mình sẽ thấy hình tượng thờ cúng quan trọng nhất. Nhưng trước mắt là một bức tường trống, ở giữa là tòa của vị sư trưởng. Bức tường này không chiếm hết bề ngang của điện, để hai bên hai lối đi, dẫn đến một hành lang trên đó là các vị Thiền Phật. Và những ấn quyết của các tượng này không phù hợp với màu sắc truyền thống và các linh vật tiêu biểu cũng không khớp với các tòa sen cũng như các pháp khí. Thí dụ một hình tượng giống A-Di-Đà có thân trắng thay vì thân đỏ; tượng ngồi trên voi thay vì tòa sen có hình con công và mang tên Shenlha Okar, “Thần Shen của ánh sáng’. Để nhìn tượng được rõ, chúng tôi phải nghiêng người ra sau vì hành lang quá hẹp. Chúng tôi không rõ tại sao người ta lại tách những tượng này ra khỏi chính điện và nằm sau lưng tòa của sư trưởng. Cũng còn nhiều điều khó hiểu khác mà chúng tôi không tìm hiểu thêm, trừ phi chúng tôi bị buộc phải ở lâu nơi đây, điều mà chúng tôi cũng không muốn.

Thế nhưng chúng tôi khâm phục sự sạch sẽ và kiên cố của điện, nó có tính chất vững chãi của một pháo đài và phản ảnh kế hoạch cũng như hành động của một đầu óc thông minh, rành mạch. Động cơ nào đã thúc vị sư trưởng xây dựng lại tu viện này, trong lúc không có ai ở và bản thân ông cũng ở lại trong động? Ai là tín đồ hỗ trợ cho một tu viện nằm trong một lũng chơ vơ thế này? Trên đường trở lại lều, chúng tôi nghĩ mãi về những điều này. Vừa đến gần nơi thì chúng tôi thấy một con chó từ lều nhảy ra. Thức ăn mà chúng tôi chuẩn bị cho cả ngày đã bị biến mất! Kể từ đó lúc nào chúng tôi cũng phải có người trông lều. Mặc dù điều này rất hạn chế vì chúng tôi không còn đi chung với nhau được, nhưng cũng may vẫn tìm thấy gần lều nhiều cảnh vật để vẽ và chụp hình. Chúng tôi bắt đầu lo ngại không biết mình phải ở đâybao lâu, vì không thể phí thời gian và thực phẩm quí báu được mà phải tới gần được mục đích chính của chuyến đi; cung điện hoang phế Tsaparang và đền của Rintschen-Sangpo. Chúng tôi trải qua một năm tại miền trung Tây Tạng chỉ để xin cơ quan trung ương cho đi nghiên cứu đền và tu viện Rintschen-Sangpo của thế kỷ thứ 10, 11 (khoảng giữa năm 950 và 1050). Thật cần thiết phải làm được càng nhiều việc càng tốt trước mùa đông - và nhất là trước mọi biến cố chính trị có thể đe dọa kế hoạch của chúng tôi.

Cuối cùng sự kiên nhẫn của chúng tôi được đáp, vị tu viện trưởng đến lều thăm chúng tôi. Chúng tôi vui mừng chào hỏi ông, còn ông bổng nhiên biến thành một con người khác. Sự dè dặt cao ngạo và nụ cười giễu cợt khi thấy quyết định của chính quyền và nghe yêu cầu của chúng tôi đã nhường chỗ cho một khuôn mặt thân thiện và sự chia sẻ khó khăn. Chúng tôi nhấn mạnh lại lần nữa và phụ thuộc vào hảo tâm của ông và sẽ hết sức biết ơn những gì ông giúp. Chúng tôi không nhắc gì nữa về chính quyền Lhasa hay quyết định nọ và thay vào đó là lời khâm phục tu viện của ông. Những lời của chúng tôi xem ra làm ông vui lòng và đổi ý vì bây giờ ông hứa sẽ tìm cho một ít trâu bò và người hướng dẫn đưa chúng tôi qua đoạn đường khó trước mặt. Dựa trên bản đồ, chúng tôi nghĩ cứ đi theo bình nguyên dọc sông Langtschen-Khambab, theo thảm có xanh mà đi là khỏe nhất như trong những ngày trước khi tới đây. Thế nhưng vị sư trưởng giải thích, con sông chảy qua một khe núi sâu khó đi, nên nếu theo dòng mà đi, chúng tôi phải vượt qua vô số hẽm núi sâu mà nước ở đó chỉ với một trận dông sẽ trở thành thác ngay. Vì thế ông khuyên chúng tôi nên đi dọc cao nguyên của dãy núi phía bắc, đó là núi cắt lũng Gartok khỏi lũng Langtschen-Khambab. Vậy là chúng tôi phải bỏ kế hoạch thăm vài tu viện cổ ở Schang-Schung, điều đáng tiếc vì hy vọng tìm thấy ở dó thêm thông tin về nguồn gốc đạo Bưn. Nhưng vì sợ phải ở lâu và chần chờ thêm, chúng tôi bỏ ý định đó và nghe lời vị sư trưởng. Cách này cũng có thêm thuận lợi là chúng tôi sẽ bớt phải thay đổi đoàn tùy tùng.

Vị sư trưởng giữ lời và hôm sau hai người đàn ông đến, mang theo trâu và xin làm với chúng tôi. Hai người đó xem ra đã già yếu, cả hai đều đi cà nhắc. Họ cho hay những người trẻ đều bận gặt hái cả và bản thân họ lúc đầu cũng ngần ngừ nhưng cuối cùng nể lời vị tu sĩ mà đến. Sau khi xem xét hành lý để biết cần bao nhiêu trâu, cuối cùng chúng tôi đồng ý giá cả, mặc dù cao hơn nhiều so với dự tính.

Ngày hôm sau công tác lên đường và mừng vì lại được ra đi. Suốt ngày hôm đó chúng tôi đi ngược dốc đá, không có đường sá gì cả. Hai cụ già đi cà nhắc chậm chạp phía trước, thỉnh thoảng bàn tán gì với nhau; hình như họ không biết rõ phương hướng gì lắm. Đến tối, chúng tôi tới một vùng cao nguyên mênh mông chập chùng, đây đó là những tảng đá rất lớn, hầu như những người khổng lồ đã dùng chúng để ném chọi lẫn nhau. Nơi đây cảnh vật không có chỗ nào đặc biệt để có thể ghi nhận hay định hướng trong một vùng rộng mênh mông đơn điệu và sau đó chúng tôi mới biết là những người hướng dẫn đường cũng không biết tí gì. Tất cả chúng tôi đều mệt lã người vì leo quá cao và tình trạng này còn khó thêm vì hiện đang ở độ cao 5000m và sẽ không cắm lều trại gì được nếu không kiếm ra chỗ có nước. Nhìn quanh xem ra không có dấu hiệu của sông suối cả.

Sau đó một du sĩ và một cô bé ăn xin chừng 12 tuổi nhập bọn cùng chúng tôi. Cô tự nhận là một nữ tu nhưng hình như chỉ đến để có thức ăn và lửa trại ấm áp cùng chúng tôi. Trời đã chuyển lạnh tê tái nhưng không có góc đá kín gió lẫn chút củi khô nào. Cổ họng chúng tôi khô kiệt sau khi leo núi trong mặt trời chói chang mà chỉ khi buổi sáng mới giảm sức nóng.

Về hướng đông chúng tôi còn cảm thấy lần cuối đỉnh tuyết trắng xóa của Ngân Sơn, phía nam lấp lánh các đỉnh tuyết của Himalaya. Ở giữa là đỉnh Kang-men, như một Ngân Sơn thứ hai, ngọn núi thiêng của Phật Menla, vị dược sư và người cứu độ. Thật là hũng vĩ được thấy cái đẹp làm ta choáng ngợp, nó cho tôi cảm giác được bơi lội trên biển cả chập chùng những đá.

Chúng tôi quá mệt mỏi để thưởng ngoạn cảnh quan này và cuối cùng khi kiếm ra một rãnh nước dưới một đống dá ngổn ngang thì hầu như hết sức mà dựng lều, nấu trà và ăn một ít lương khô mà tối hôm qua chuẩn bị sẵn. Li bị sốt không ăn được gì nhiều và đến khuya chúng tôi run lên vì lạnh, dù đã mặc bao nhiêu lớp áo và đắp đủ thứ mền. Nước mà chúng tôi lấy sẵn trong một cái bát cho ngày hôm sau bây giờ đã đóng băng cứng và bình nước chứa nước thiêng của hồ Manasarovar đã bị vỡ! Đây là mùi vị đầu tiên của mùa đông đang đợi chúng tôi, nếu chúng tôi không chịu gấp rút.

Các người tùy tùng, vị tu sĩ và cô bé ăn xin xem ra không khổ sở lắm vì cái lạnh, mặc dù họ không có lều và mền ấm. Chúng tôi chỉ biết ngạc nhiên khâm phục. Khi mặt trời lên, vị tu sĩ cúng nước và đèn buổi sáng; song song, ông đọc lời nguyện cầu và chúc lành cho mọi sinh vật. Khi tiếng chuông của ông vang lên trong gió lạnh buổi sớm và mặt trời huy hoàng vượt qua đỉnh núi thì chúng tôi cũng quên cảnh khổ tối hôm trước và lòng tràn đầy niềm vui của một ngày mới.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/08/2021(Xem: 2877)
Hình 1: Chư tôn tịnh đức Tăng già Phật giáo Butan thực hiện nghi lễ gia trì sái tịnh, chúc phúc cát tường 500.000 liều Vaccine Moderna do Hoa Kỳ viện trợ. Sân bay Quốc tế Paro ngày 12/7/2021. Ảnh: apnews.com Vương quốc Phật giáo Bhutan, đất nước nhỏ nhắn cheo leo trên những triền núi của dãy Hy Mã Lạp Sơn hùng vĩ, đã được khen ngợi bởi đã nhanh chóng triển khai chương trình tiêm chủng Covid-19, đã chứng kiến quốc gia Phật giáo Kim Cương thừa tiêm phòng đầy đủ cho 90% dân số từ tuổi trưởng thành trở lên trong một tuần. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã miêu tả Vương quốc Phật giáo Bhutan là “Ngọn hải đăng hy vọng cho khu vực, vào thời điểm đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng và tàn phá nhiều gia đình”. (UNICEF)
31/07/2021(Xem: 25740)
Chủ đề: Thiền Sư Thảo Đường, Sơ Tổ Thiền Phái Thảo Đường tại VN Đây là Thời Pháp Thoại thứ 266 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 31/07/2021 (22/06/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com Tel: 03. 9357 3544 Email: [email protected]
28/07/2021(Xem: 4188)
Một chàng cưới được vợ xinh Nàng tuy rất đẹp, tính tình lại hoang Chàng thương vợ thật nồng nàn Nhưng nàng trái lại phũ phàng chẳng yêu
28/07/2021(Xem: 4427)
Hồi còn tại thế xưa kia Trên đường giáo hóa Phật đi qua làng Ngài đi cùng ông A Nan Khai tâm gieo ánh đạo vàng giúp dân
28/07/2021(Xem: 4693)
Ở bên Ấn Độ thuở xưa Nơi thành Xá Vệ, buổi trưa một ngày Gia đình kia thật duyên may Phật thương hóa độ, dừng ngay tại nhà
27/07/2021(Xem: 11208)
Thật không ngờ trong bối cảnh xã hội mà toàn cầu thế giới đang khẩn trương đối phó với đại dịch kinh hoàng của thế kỷ 21 thế nhưng những người con đầy tâm huyết của Đức Thế Tôn chỉ trong nửa năm đầu 2021 đã thành lập được hai trang Website Phật học tại hải ngoại : Thư viện Phật Việt tháng 2/2021. do nhóm cư sĩ sáng tạo trang mạng của HĐHP, ( hoangpháp.org ) do ban Báo chí và xuất bản của Hội đồng Hoằng pháp tháng 6/2021 thành lập với sự cố vấn chỉ đạo của HT Thích Tuệ Sỹ Từ ngày có cơ hội tham học lại những hoa trái của Phật Pháp ( không phân biệt Nguyên Thủy, Đại Thừa ) , Tôi thật sự đã cắt bỏ rất nhiều sinh hoạt ngày xưa mình yêu thích và để theo kịp với sự phát triển vượt bực theo đà tiến văn minh cho nên đã dùng toàn bộ thời gian còn lại trong ngày của một người thuộc thế hệ 5 X khi về hưu để tìm đọc lại những tác phẩm , biên soạn, dịch thuật của Chư Tôn Đức,qua Danh Tăng, Học giả nghiên cứu khắp nơi .
27/07/2021(Xem: 7979)
Chuông là một pháp khí linh thiêng, quan trọng trong nghi thức Phật giáo, nhất là Đại Hồng Chung (chuông lớn, còn gọi là chuông u minh). Tiếng chuông chùa hằng ngày thong thả vang xa khắp chốn không gian, thâm trầm giữa bao náo nhiệt của cuộc đời, ngân nga giữa những tang thương dâu bể, thức tỉnh biết bao khách trọ trần gian, còn mãi mê lo “hướng ngoại tìm cầu” chạy theo đuổi bắt ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy), gọi thế nhân đang mê đắm nơi bể khổ trầm luân, trở về cõi an nhiên. Cho đến nay nhiều ngôi chùa, nhất là chùa Việt Nam đã có mặt khắp nơi trên thế giới, cho nên "Tiếng chuông chùa thật là gần gũi, không thể thiếu trong đời sống dân lành của mọi thời đại, mọi quốc độ”. Kinh Tăng Nhất A Hàm có bàn về vấn đề này: “Mỗi khi tiếng chuông chùa ngân vang thì những hình phạt trong ác đạo được tạm thời dừng nghỉ, chúng sanh chịu hình phạt được tạm thời an vui”.
27/07/2021(Xem: 25831)
Chủ đề: Thiền Sư Định Hương (Đời thứ 6, dòng Vô Ngôn Thông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 264 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 27/07/2021 (18/06/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com
26/07/2021(Xem: 8141)
Hòa thượng thế danh là Nguyễn Minh Có, pháp danh Huệ Đạt, pháp hiệu Hoàn Thông, sinh năm Đinh Tỵ (1917) triều Khải Định năm đầu, tại ấp Hội An, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, trong một gia đình nông dân nghèo. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Phuông, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Sửu, Ngài mồ côi cha lúc 13 tuổi. Thiện duyên đưa đến cho hạt mầm Bồ đề trong tâm Ngài phát triển. Năm 1930, trong thân tộc có ông Hồ Trinh Tương, gia tư khá giả, phát tâm phụng sự Tam Bảo, xuất tiền của xây một ngôi chùa, lấy hiệu là Hội Thắng Tự. Ông xuất gia đầu Phật, húy là Tường Ninh, pháp danh Đắc Ngộ, pháp hiệu Niệm Hưng và làm trú trì chùa này để hoằng dương đạo pháp. Ngài được thân mẫu cho phép xuất gia với Sư cụ trú trì chùa Hội Thắng khi vừa mồ côi cha, được ban pháp danh Huệ Đạt. Năm 16 tuổi (1933) Ngài được Bổn sư cho thọ giới Sa Di.
26/07/2021(Xem: 3036)
Đêm văn nghệ của bọn con nít tuổi chỉ 11, 12, 13 do cô bé Trần Anh Nam đầu nêu làm bầu show đã thành công mỹ mãn về mặt nội dung cũng như «tài chánh» (thu bằng dây thun). Từ ban tổ chức đến đám khán giả con nít đã vô cùng hỉ hả với những trận cười thoải mái. Tản hát về nhà, đứa nào cũng mong đợi, hứa hẹn sẽ có những trò như thế tiếp tục nữa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]