Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo sư từ trần

28/05/201317:56(Xem: 10945)
Đạo sư từ trần
Con Đường Mây Trắng


3. Tử Vong Và Tái Sinh
Đạo Sư Từ Trần

Nguyễn Tường Bách
Nguồn: Anagarika Govinda. Nguyễn Tường Bách dịch


Sau khi từ Gantok về, tôi rút lui sống trong phòng riêng của Tomo Géché tại Ya-Gah Tscho-Ling một thời gian. Thời gian như ngưng lại trong căn phòng nhỏ này. Kể từ ngày tôi được gặp vị thầy đến bây giờ, không có gì thay đổi. Chỗ ngồi của ông, trên đó chiếc áo choàng dài được xếp cẩn thận, nhìn như ông vừa mới bước chân đi và trên bàn nhỏ trước chỗ ngồi là một bình trà bằng ngọc xanh nhật được để trên một đĩa bạc và bên cạnh là các pháp khí quen thuộc như kim cương chử, chuông và bình bát. Chiếc đèn dầu bạc nằm trước bàn thờ có khắc hoa văn với tượng vàng Dolma cháy với một ngọn lửa đều đặn mà Katschenla, dù tuổi đã cao, vẫn chăm chút lo lắng với sự tươi vui không thay đổi.

Đối với ông thì bậc dạo sư luôn luôn hiện diện và mỗi ngày ông sửa chỗ ngồi, phủi bụi chiếc áo choàng tế lễ và xếp lại đúng chỗ, rót trà trước khi uống chén trà của mình, lau chùi và châm thêm cho chén nước, bình dầu, thắp nhang, tụng niệm kinh tán thán và qui y rồi ngồi thiền định yên lặng trước bàn thờ với tranh tượng khác nhau. Ông làm như thế đúng theo trách nhiệm của một đời sống tôn giáo và của một đệ tử hết lòng vì thầy. Được phụng sự thầy, đối với ông là dạng cao nhất của “phụng sự thượng đế”, vì điều này đồng nghĩa với phụng sự Phật.

Không một hạt bụi nào bán trên bàn thờ đã được trang trí khắc họa và dát vàng. Sàn nhà bóng như một tấm gương và các bức họa thanka cũng như khung tranh quí giá không hề mất một chút màu. Các tấm thảm dệt bằng tay trên kệ hoặc treo tường, chiếc khăn nâu đậm căng dưới trần phòng và bức tranh lụa vẽ bầu trời trên chỗ ngồi của bậc đạo sư và bàn thờ chính cho một cảm giác tôi đang ở trong lều của một bậc trưởng lão người Nomade hay chúa tể xa xưa ở vùng Trung Á chứ không phải trong thế giới và thời đại ngày nay. Căn phòng này mang hơi thở truyền thống của hàng ngàn năm, tăng cường thêm bằng nhân cách của một người với sự hiện diện sinh động của người đó.

Tôi có một cảm giác tương tự như lúc gặp ông lần cuối tại Sarnath(32), khi vườn xoài của trú xứ thiêng liêng này biến thành khu vực cắm lều của người Tây Tạng và vô số đèn dầu sáng trong đêm dưới các tàng cây để cúng dường Tomo Géché Rimpotsché và đoàn đệ tử. Ông ở trong một căn lều lớn ở giữa vườn xoài, dưới ánh sáng mờ nhạt của đèn dầu và lửa trại mà đám khói như tấm màng mỏng lơ lửng giữa cây cối và lều, lúc đó thì khu vườn đối với tôi đã trở thành một ốc đảo nằm xa giữa lòng châu Á, trong đó đoàn người ngựa hành hương sau một chuyến du hành nhọc nhằn có được chỗ nghỉ ngơi. Thực tế thì đó là một chặng cuối của chuyến du hành đời giác ngộ của vị đạo sư - sự từ giã những thánh địa đánh dấu chuyến du hành trên trái đất này của Đức Phật. Đó là chuyến hành hương cuối cùng của Tomo Géché Rimpotsché đi Ấn Độ trong mùa đông 1935-1936 với nhiều học trò theo. Khắp nơi, ông được đón tiếp nồng hậu, mặc dù ông xa lánh mọi sự tôn sùng cá nhân và các buổi tổ chức công cộng.

Trên đường ông về tại Yi-Gah-Tscho-Ling và Tây Tạng, qua Calcutta, báo chí tại đó đưa tin: “Một vị lạt ma nổi tiếng, được xem như đứng hàng thứ tư sau Đại lai lạt ma, hiện đang ở Calcutta. Vị Géché Rimpotsché cao quí hiện trên đường về Tây Tạng, sau khi đã chấm dứt chuyến hành hương đến các thánh địa Phật giáo tại Bắc Ấn. Người ta cho rằng Ngài có nhiều thần thông. Phần lớn thời gian của Ngài dành để học tập kinh điển, giáo hóa học trò và thiền định. Ngài tránh đám đông, không bao giờ ra khỏi phòng và không bao giờ ngủ. Ngài được một đoàn gồm bốn mươi vị lạt ma hộ tống. Các vị đó thăm Sarnath, Gaya và Rajgir. Tại Sarnath các vị sống trong lều”.

Thông tin cho rằng Tomo Géché không bao giờ ngủ dựa trên thực tế là ông - như đã nói - không bao giờ nằm ngủ, mà luôn giữ thế ngồi thiền định suốt đêm, thế nên dù có ngủ ông cũng không mất sự điều khiển thân mình. Vì vậy ngay cả giấc ngủ, theo phép tu thiền định cao nhất, cũng chỉ là sự tiếp tục của một diệu pháp, nhưng ở trong một bình diện ý thức khác. Hiển nhiên là không ai nghi ngờ Tomo Géché có trình độ tâm thức vượt hẳn so với người thường không tu tập, nhưng chắc ông sẽ không nhận từ “thần thông” và nhất là chống lại cách phổ biến như thế trong quần chúng. Khi giới ký giả vì tò mò đã tìm cách hỏi ông về các năng lực siêu nhiên và các lễ nghi huyền bí của Phật giáo Tây Tạng, ông chấm dứt câu chuyện và nói thêm những điều đó không có lợi ích gì cho việc hiểu giáo lý căn bản của Đức Phật.

Thế nên giới ký giả đành ghi chép những chuyện xảy ra bên lề của chuyến hành hương. Họ biết thêm rằng Sardar Bahadur Ladenla là trưởng đoàn. Ông là người phục vụ cho Đại lai lạt ma thứ 13 với nhiều cương vị khác nhau và được Ngài trao tặng hàm của một tướng lãnh. Họ còn viết thêm là Tomo Géché và Ladenla đã nạm vàng cho bức tượng Phật ở Sarnath và vị tiểu vương xứ Bhutan đã gửi theo tặng một tấm vải bạc cho bức tượng.

Tôi tìm thấy các mẫu báo này trong nhật ký và bá tước Veltheim-Ostrau, người được diện kiến Tomo Géché Rimpotsché tại Calcutta ngày 2.2.1936. Vì quá nhiều người đến viếng, ông không nói chuyện được với vị lạt ma. “Giữa đám đông người đến rồi đi, lạt ma như cái trục của sự tĩnh lặng. Ông ngồi trên một tấm thảm, mỉm cười yên lặng. Vị này gây nên một ấn tượng vô cùng cao quí, già dặn tri thức, như người đã đạt đến tình trạng giải thoát”.

Và thực là như vậy; vì đây là giai đoạn cuối cùng của đời Tomo Géché và nhất là sự chủ động bước qua một cuộc sống mới đã xảy ra trong năm sau, điều đó nói lên ý nghĩa chữ “giải thoát” ở trên, đó là sự chiến thắng thần chết.

Katschenla kể cho tôi nghe điều gì đã xảy ra trong những ngày cuối đời của vị đạo sư; và về sau trong một chuyến thăm tại Dungkar, tu viện của Tomo Géché tại thung lũng Tomo miền Nam Tây Tạng, tôi nghe thêm chi tiết về cái chết của ông từ chính các tu sĩ có mặt lúc đó. Vị thầy biết đến lúc đã phải rời bỏ tấm thân nay đã trở thành gánh nặng. “Nhưng”, ông nói, “không có lý do để buồn phiền. Ta không rời các con, chẳng bỏ làm chuyện đạo pháp. Nhưng thay vì kéo lê tấm thân già này, ta sẽ trở về thân mới. Ta hứa với các con sẽ trở lại. khoảng ba bốn năm nữa các con có thể tìm thấy ta”.

Không bao lâu sau khi nói những lời này ông rút vào phòng thiền quán và không cho ai được quấy rầy, mặc dù vẫn ở trong phòng thường ngày của mình. Ông đi vào tình trạng nhập định sâu xa liên tục mấy ngày liền. Sau mười ngày trôi qua và thấy ông vẫn bất động trên bồ đoàn, các tu sĩ chuyên lo lắng cho ông bắt đầu thấy ấy náy. Một vị cầm một tấm gương đưa trước mặt ông. Khi thấy gương không bị mờ, người ta biết hơi thở ông đã dứt. Vị đạo sư đã từ bỏ thân mình ra đi trong lúc thiền định và chủ động bước qua ngưỡng cửa sinh tử - hay đúng hơn: ngưỡng cửa của đời này và đời sau.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/08/2021(Xem: 2877)
Hình 1: Chư tôn tịnh đức Tăng già Phật giáo Butan thực hiện nghi lễ gia trì sái tịnh, chúc phúc cát tường 500.000 liều Vaccine Moderna do Hoa Kỳ viện trợ. Sân bay Quốc tế Paro ngày 12/7/2021. Ảnh: apnews.com Vương quốc Phật giáo Bhutan, đất nước nhỏ nhắn cheo leo trên những triền núi của dãy Hy Mã Lạp Sơn hùng vĩ, đã được khen ngợi bởi đã nhanh chóng triển khai chương trình tiêm chủng Covid-19, đã chứng kiến quốc gia Phật giáo Kim Cương thừa tiêm phòng đầy đủ cho 90% dân số từ tuổi trưởng thành trở lên trong một tuần. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã miêu tả Vương quốc Phật giáo Bhutan là “Ngọn hải đăng hy vọng cho khu vực, vào thời điểm đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng và tàn phá nhiều gia đình”. (UNICEF)
31/07/2021(Xem: 25740)
Chủ đề: Thiền Sư Thảo Đường, Sơ Tổ Thiền Phái Thảo Đường tại VN Đây là Thời Pháp Thoại thứ 266 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 31/07/2021 (22/06/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com Tel: 03. 9357 3544 Email: [email protected]
28/07/2021(Xem: 4188)
Một chàng cưới được vợ xinh Nàng tuy rất đẹp, tính tình lại hoang Chàng thương vợ thật nồng nàn Nhưng nàng trái lại phũ phàng chẳng yêu
28/07/2021(Xem: 4427)
Hồi còn tại thế xưa kia Trên đường giáo hóa Phật đi qua làng Ngài đi cùng ông A Nan Khai tâm gieo ánh đạo vàng giúp dân
28/07/2021(Xem: 4693)
Ở bên Ấn Độ thuở xưa Nơi thành Xá Vệ, buổi trưa một ngày Gia đình kia thật duyên may Phật thương hóa độ, dừng ngay tại nhà
27/07/2021(Xem: 11204)
Thật không ngờ trong bối cảnh xã hội mà toàn cầu thế giới đang khẩn trương đối phó với đại dịch kinh hoàng của thế kỷ 21 thế nhưng những người con đầy tâm huyết của Đức Thế Tôn chỉ trong nửa năm đầu 2021 đã thành lập được hai trang Website Phật học tại hải ngoại : Thư viện Phật Việt tháng 2/2021. do nhóm cư sĩ sáng tạo trang mạng của HĐHP, ( hoangpháp.org ) do ban Báo chí và xuất bản của Hội đồng Hoằng pháp tháng 6/2021 thành lập với sự cố vấn chỉ đạo của HT Thích Tuệ Sỹ Từ ngày có cơ hội tham học lại những hoa trái của Phật Pháp ( không phân biệt Nguyên Thủy, Đại Thừa ) , Tôi thật sự đã cắt bỏ rất nhiều sinh hoạt ngày xưa mình yêu thích và để theo kịp với sự phát triển vượt bực theo đà tiến văn minh cho nên đã dùng toàn bộ thời gian còn lại trong ngày của một người thuộc thế hệ 5 X khi về hưu để tìm đọc lại những tác phẩm , biên soạn, dịch thuật của Chư Tôn Đức,qua Danh Tăng, Học giả nghiên cứu khắp nơi .
27/07/2021(Xem: 7978)
Chuông là một pháp khí linh thiêng, quan trọng trong nghi thức Phật giáo, nhất là Đại Hồng Chung (chuông lớn, còn gọi là chuông u minh). Tiếng chuông chùa hằng ngày thong thả vang xa khắp chốn không gian, thâm trầm giữa bao náo nhiệt của cuộc đời, ngân nga giữa những tang thương dâu bể, thức tỉnh biết bao khách trọ trần gian, còn mãi mê lo “hướng ngoại tìm cầu” chạy theo đuổi bắt ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy), gọi thế nhân đang mê đắm nơi bể khổ trầm luân, trở về cõi an nhiên. Cho đến nay nhiều ngôi chùa, nhất là chùa Việt Nam đã có mặt khắp nơi trên thế giới, cho nên "Tiếng chuông chùa thật là gần gũi, không thể thiếu trong đời sống dân lành của mọi thời đại, mọi quốc độ”. Kinh Tăng Nhất A Hàm có bàn về vấn đề này: “Mỗi khi tiếng chuông chùa ngân vang thì những hình phạt trong ác đạo được tạm thời dừng nghỉ, chúng sanh chịu hình phạt được tạm thời an vui”.
27/07/2021(Xem: 25829)
Chủ đề: Thiền Sư Định Hương (Đời thứ 6, dòng Vô Ngôn Thông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 264 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 27/07/2021 (18/06/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com
26/07/2021(Xem: 8141)
Hòa thượng thế danh là Nguyễn Minh Có, pháp danh Huệ Đạt, pháp hiệu Hoàn Thông, sinh năm Đinh Tỵ (1917) triều Khải Định năm đầu, tại ấp Hội An, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, trong một gia đình nông dân nghèo. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Phuông, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Sửu, Ngài mồ côi cha lúc 13 tuổi. Thiện duyên đưa đến cho hạt mầm Bồ đề trong tâm Ngài phát triển. Năm 1930, trong thân tộc có ông Hồ Trinh Tương, gia tư khá giả, phát tâm phụng sự Tam Bảo, xuất tiền của xây một ngôi chùa, lấy hiệu là Hội Thắng Tự. Ông xuất gia đầu Phật, húy là Tường Ninh, pháp danh Đắc Ngộ, pháp hiệu Niệm Hưng và làm trú trì chùa này để hoằng dương đạo pháp. Ngài được thân mẫu cho phép xuất gia với Sư cụ trú trì chùa Hội Thắng khi vừa mồ côi cha, được ban pháp danh Huệ Đạt. Năm 16 tuổi (1933) Ngài được Bổn sư cho thọ giới Sa Di.
26/07/2021(Xem: 3036)
Đêm văn nghệ của bọn con nít tuổi chỉ 11, 12, 13 do cô bé Trần Anh Nam đầu nêu làm bầu show đã thành công mỹ mãn về mặt nội dung cũng như «tài chánh» (thu bằng dây thun). Từ ban tổ chức đến đám khán giả con nít đã vô cùng hỉ hả với những trận cười thoải mái. Tản hát về nhà, đứa nào cũng mong đợi, hứa hẹn sẽ có những trò như thế tiếp tục nữa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]