Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trên đường mây trắng

22/05/201313:52(Xem: 10395)
Trên đường mây trắng
Con Đường Mây Trắng


Trên Đường Mây Trắng

Nguyễn Tường Bách
Nguồn: Anagarika Govinda. Nguyễn Tường Bách dịch


“Từ đỉnh tuyết phía đông,
mây trắng vụt lên trời.
Như đám mây đỉnh núi,
hình như đạo sư vươn dậy,
từ trái tim sâu xa.
Quán tưởng lòng từ bi,
sinh niềm tin sâu lắng”

Trước khi định hẳn tại Ghoom (nơi tôi sống trong những năm sau trong một vườn tre gần tu viện) thì mong ước được theo đạo sư mình đến những nơi phủ đầy tuyết trắng trong vùng cấm địa đằng sau chân trời nọ quá to lớn, nên tôi lên đường, theo đường của thươgn nhân mà đi, tìm đến quê hương của ông.

Mặc dù cũng khá gần cuối năm và biết mình không đi được xa trong mùa này (đó là thu 1932) vì người ta chỉ cho một thời gian lưu trú có hạn; và vì vậy không thể trở lui kịp qua những ngọn đèo trong mùa đông, tôi cũng không từ chối dịp lên đường. Mặc dù ngắn ngày, nhưng ấn tượng của tôi về Tây Tạng trong chuyến du hành thật có ý nghĩa lớn lao: nó như “một tiến sét ái tình”. Từ phút đó trở đi, Tây Tạng là một vùng đất của sự ngưỡng mộ và dù tôi trở lại nơi đây lắm lần nhưng ấn tượng của lần đầu không bao giờ quên, là kỷ niệm đẹp nhất đời tôi.

Chuyến đi thật có nhiều điều kỳ lạ như trong mộng. Mưa, sương và mây đã biến rừng sâu, ghềnh núi, vực thẳm, núi đá thành một thế giới đầy những dạng hình hư ảo, kỳ bí. Những ngọn thác đổ nước từ những đỉnh cao vô hình xuống vực sâu không đò tới đáy. Mây phủ trên cao lẫn dưới chân những đường mòn ngoằn ngoèo, từ đáy sâu tăm tối vọt lên cao rồi lại chìm sâu, nơi này nơi kia hiện lên những cảnh tượng kỳ vĩ đến choáng ngợp rồi lại biến mất ngay như không hề có thực.

Các cây cổ thụ với kích thứoc vĩ đại hiện ra như những người khổng lồ nhiều tay, râu dài xanh mướt, với cây dại mọc đầy xung quanh, với những tràng hoa xanh nhạt đu đưa giữa những cành cây. Trong những vùng thấp, có nhiều loại lan muôn sắc nở hoa từ thân cành, dưới chân là một vùng cỏ hoa che kín. Mây, đá, cây và thác nước tạo nên một vùng đất hoang đường, nó như được vẽ từ ngọn bút thủy mạc của một họa sĩ Trung Hoa, trong đó đoàn người và ngựa di động như hình nhân tí hon của một bức tranh cuộn tròn dài vô tận.

Rừng sâu rậm rạp, ẩm ướt, nóng hầm hập, đầy vắt và muỗi, trong đó cây dại mọc thành cổ thụ và rừng tre như nổ thành đám pháo hoa xanh mướt, lại rừng đó dần dần nhường chỗ cho miền rừng ôn đới dễ thương, trong đó các loại cây như lấy lại tính cách riêng biệt của mình và hoa tranh nhau với những chùm cây dại trong rừng thưa, để cuối cùng hoa thắng thế, sáng lên một tấm thảm màu xanh vàng, cam hay tím dưới chân các loại thông giỏi chịu mưa gió.

Không bao lâu sau thì cảnh vật này cũng ở lại đàng sau, chúng tôi đi vào một vùng chỉ còn các loại cây thông thấp bé, bên cạnh cỏ dại và rêu, đầy những núi đá khổng lồ, đỉnh phủ tuyết và những hồ xanh ngắt một màu, nằm giữa những đám mây thấp, thỉnh thoảng ánh sáng mặt trời lọt qua cho thấy một cảnh tượng đổi thay giữa ánh sáng và bóng tối. Cảnh vật tưởng chừng trong một trạng thái đổi thay liên tục, hầu như cứ mỗi giây phút nó được tạo thành cảnh mới. Có những cái mà phút trước còn đó, phút sau biến mất và được cái khác thay chỗ.


Và rồi điều kỳ diệu xảy ra, điều này chiếm lấy tôi mỗi khi tôi qua biên giới Tây Tạng: trên đỉnh cao nhất của đèo, nơi mà mây đen cứ tụ hội thì bầu trời lại mở ra như một cảnh ảo thuật, mây tan đi và thế giới hiện ra dưới một bầu trời xanh thẳm trước ánh mắt sửng sốt, trong lúc đó thì mặt trời rực rỡ chiếu sáng sườn núi đầy tuyết làm mắt ta phải hoa lên.

Sau một quang cảnh đầy sương mù và mây đen của vùng Sikkim thì hầu như sức người không đủ thu nhận quá nhiều màu sắc và ánh sáng như thế. Ngay cả bóng mát đậm nhát cũng có một cường độ màu sắc và vafi đám mây trắng rải rác trên bầu trời xanh ngắt đang trôi về phía các đỉnh xa chỉ tăng cường thêm cảm giác vô tận và sâu xa của không gian và sức sáng của màu sắc.

Chính trong phút này – đó là lần đầu thấy trọn vùng đất thiêng liêng Tây Tạng – tôi mới rõ kể từ đây mình sẽ đi trên con đường mây tdrắng này của miền đất kỳ diệu của đạo sư mình, để học thêm sự minh triết của thầy, tìm cảm khái trong sự an bình và vẻ đẹp của vùng này. Tôi biết, kể từ đây mình sẽ luôn luôn được miền đất này của ánh sáng và màu sắc lôi cuốn và sẽ cống hiến đời mình để tìm hiểu tài sản tâm linh của nó.

Như các vị hành hương tiền bối, tôi đi vòng quanh các tháp đá thờ phượng, được trang trí bằng cờ cầu nguyện, được dựng lên tại điểm cao nhất của đèo và cũng là biên giới Tây Tạng, vừa đi vừa thầm đọc các câu thần chú của thầy trao cho, cho thêm một viên đá và đụn đá để tỏ lòng biết ơn số phận đã đưa mình đến đây, để hứa rằng sẽ tiếp tục đi trên con đường đã chọn, và cũng để chúc lành cho những ai sau mình sẽ đến nơi đây. Sau đó tôi bỗng nhớ những dòng chữ khắc họa Trung Hoa, được xem là của vị Phật tương lai Di Lặc, người đã từng là du sĩ đi khắp bốn phương trời: “Ngàn dặm ta đi khắp, Tìm ra đường mây trắng”.

Trên đường xuống lại bình nguyên Tschumbi, lòng tôi đầy niềm an lạc không tả xiết. Chẳng bao lâu thì tuyết trên đèo đã nhường chỗ cho thảm hoa đầy màu và rừng thông vươn lên, trong đó bướm rừng dập dìu tren cánh hoa và chim reo hót tưng bừng. Trong không khí rực sáng của núi rừng, tôi thấy mình nhẹ như chim và không sao kiềm hãm niềm vui mặc dù tôi biết mình sắp qua lại phía bên kia của đèo, sắp xuống đến rừng rậm hừng hực thở khói. Thế nhưng tôi chắc rằng, không sớm thì muộn mình sẽ theo con đường của mây trắng vượt qua mọi chân trời, qua đỉnh nhọn thiêng liêng của ngọn Tschomolhari, trú xứ của nữ thần Dorje Phagmo hầu như đang réo gọi.

Và thật thế, vượt qua bao nhiêu khó khăn không thể tin được – mà khi nhìn lại tôi không thể tin gì khác hơn là tác động của một năng lực đo số mệnh an bài, đổi dời cho tôi, nó đã bày tỏ trong tôi cũng như trong những người khác giúp tôi giải trừ mọi trở ngại – tôi lại lên đường theo đoàn người ngựa để đến những vùng chưa hề biết bên kia rặng Himalaya.

Lần này thì tôi nhắm hướng tây bắc Tây Tạng và đầu năm 1933, trong đoạn đầu của chuyến đi, tôi gia nhập đoàn người, đi từ Yarkand Sarai tại Sriunagar, thủ đô Kashmir để đi Kargil tại Baltistan. Nhà thông thái Ấn Độ Rahula Sankriyayana và nlà người chuyên nghiên cứu Tây Tạng cùng đi với tôi đến Leh, thủ đô của Tiểu Tây Tạng, ngày xưa gọi là Ladakh, thuộc tiểu quốc Guge của tây bắc Tây Tạng. Tại Leh, chúng tôi chia tay; tôi tiếp tục đi với sự hỗ trợ của hai người Tây Tạng khác mà ngựa của họ mang giúp tôi các hành lý nhỏ nhoi cũng như lương thực cho chuyến đi dài ngày.

Chuyến đi Leh kéo dài cả một tháng trời. Nó tạo cơ hội cho tôi làm quen với khí hậu và tập luyện thân thể bằng cách bắt chước Rahula, tôi ngủ đêm dưới bầu trời không cần che lều. Vật che mưa tuyết của tôi chỉ vỏn vẹn một cái mền dạ, tương đối ít thấm nước mà tôi chỉ cần trải trên loại giường xếp là xong. Rahula (hồi ấy còn là tu sĩ Phật giáo và còn chiến đấu giữ lại một các vô vọng các điều luật không quan trọng lắm của giáo hội Sri-Lanka, cho đến một ngày ông thấy các trách nhiệm khác quan trọng hơn trong đời mình) lúc đó còn xem cái giường xếp này là ít nhiều xa xỉ, cho đến khi chúng tôi phải vượt qua ngọn đèo đầu tiên của dãy Himalaya và rơi đúng vào một cơn bão, lúc đầu chỉ là mưa tuyết và tiếp theo là tuyết đổ mạnh. Sáng hôm sau, khi tôi chui ra khỏi tấm dạ, nó đã nặng hẳn lên vì một lớp tuyết dày, thì không thấy bóng dáng người bạn đồng hành đâu cả; cho tới khi ông co ro, răng đánh lập cập, từ một đống tuyết bò ra. Đã thế, còn thêm từ trừa qua đến bây giờ theo qui định của giáo hội, ông không ăn uống gì cả, mặc dù tôi đã nhắc ông coi chừng rằng hôm nay sợ không có dịp ăn được gì, dù một miếng nhỏ. Đúng, điều đó đã xảy ra vì suốt hai ngày chúng tôi phải lội đường ngập tuyết. Kể từ đó, ông thừa nhận rằng những qui định này dành cho khí hậu ấm áp không thể giữ mãi trong vùng lạnh lẽo hay trong những điều kiện sống khác, và ta, đúng theo tinh thần Phật giáo, không nên chấp vào qui luật và lễ nghi. Chẳng phải chính Phật cũng đã giải phóng đệ tử mình ra khỏi mọi gò bó của qui luật thứ yếu trước khi Người nhập diệt vf để cho đệ tử mình tự giữ lương tâm và tri kiến đó ư?

May thay thời tiết tại Himalaya phần lớn kho ráo và nhiều nắng; phải nói là mặt trời nơi đó còn gắt hơn cả mặt trời ở Ấn Độ, và vì gió lạnh nên người ta ít thấy nóng, cho dù có kem chóng nắng, da vẫn bị lột, môi vẫn sưng và ăn không được, lúc ấy ta mới nhận ra.

Thế nhưng những khó khăn của tuần đầu tiên rồi cũng qua đi. Tôi đã quen với khí hậu và mang một lớp da mới, nâu đen, chịu mưa nắng khi tới Tschang-thang, đất của những hồ màu xanh, của núi màu đồng, của bình nguyên màu lục, của những nương rẫy trải dài mà người Nomade miền bắc sống với đàn trâu, đàn cừu trong những túp lều đen làm bằng lông trâu. Sau khi nghỉ ngơi trong tu viện tại Ladakh tôi ham đi tìm hiểu những vùng nằm bên kia dãy núi tuyết, hồi đó chưa mấy ai khám phá, vùng nằm giữa núi Idus và Karakorum.

Một ngọn đèo cao trên 6000 mét nằm trước mặt chúng tôi. Chúng tôi men theo một thung lủng rộng, đi lên cao dần. Mặt trời từ những tuần này đốt cháy không thương tiếc cả một vùng nương rẫy, mà từ sáng nay nó đã núp sau những đám mây đen nặng nề và những giọt mưa nhẹ va lạnh quất vào mặt. Bỗng nhiên tất cả đều mang một bộ mặt bí ẩn tối tăm và thung lũng dẫn vào bóng tối của các đám mây mà hai bên là đá núi nhe răng, hiện ra với tôi như cổ họng của một con quái vật. Đàn ngựa gõ vó đều đều như chấp nhận số phận, không ai nói một tiếng nào và tôi lo ngại cho đêm sắp tới, liệu sáng hôm sau có qua khỏi ngọn đèo đáng sợ này chăng. Trên cao thế này thì một trận bão tuyết sẽ chấm dứt chuyến du hành.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/10/2010(Xem: 3785)
Trong đời, tôi đã thấy mặt trăng lần nào chưa? Nhìn trăng, tôi nhìn cả đời. Nhưng thấy trăng, tôi không dám nói chắc. Khi tôi nhìn trăng trước mắt, tôi nghĩ đến trăng nửa khuya loáng thoáng trên tàu lá chuối sau vườn cũ. Tôi nghĩ đến đèn trung thu lúc nhỏ. Tôi nghĩ đến cái chõng tre giữa sân trên đó, ngày xưa, tôi nằm nhìn mây bay. Nhìn trăng, tôi không thấy trăng. Chỉ thấy lá chuối, chõng tre. Thấy cả tôi với trẻ con hàng xóm nô đùa. Có lần tôi trốn tìm với chúng nó, bị lộ, tôi nhảy bừa vào bụi tre, bất ngờ có đứa con gái đã ngồi sẵn trong đó. Tôi sợ hoảng, toan vọt ra thì nó kéo tay tôi lại, ấn vai tôi xuống, cười đồng lõa. Trong loáng thoáng của cây lá, tôi thấy hai cái răng cửa của nó sáng ngời ánh trăng. Bây giờ, nhìn trăng non, tôi thấy cái miệng và hai cái răng. Tựa như hai cái răng của nó phát ánh sáng và in hình miệng nó lên bầu trời.
16/10/2010(Xem: 3042)
Ngày xưa, một nhà quan lang họ Cao có hai người con trai hơn nhau một tuổi và giống nhau như in, đến nỗi người ngoài không phân biệt được ai là anh, ai là em
16/10/2010(Xem: 2858)
Ngày xưa, vào hồi Tây Sơn khởi nghĩa, có một chàng trai người vùng Đồng Nai, có tài cả văn lẫn võ, đã vung gươm hưởng ứng sự bất bình của thiên hạ.
16/10/2010(Xem: 2710)
Ngày xửa... Ngày xưa... Có một cô bé rất giàu lòng yêu thương. Cô yêu bố mẹ mình, chị mình đã đành, cô còn yêu cả bà con quanh xóm...
15/10/2010(Xem: 3107)
Một danh tướng về già muốn tặng thanh kiếm báu của mình cho một tướng quân ở xa. Ông giao trọng trách đó cho một gia nhân, cũng là một tay kiếm xuất chúng. Cẩn thận như vậy, ông vẫn không yên lòng, nghĩ rằng kiếm sĩ này chưa chắc đã đủ chín chắn để giữ kiếm không bị cướp dọc đường. Thanh kiếm không những quý về chất thép mà còn quý vì chuôi kiếm có nạm vàng và ngọc vua ban.
13/10/2010(Xem: 2515)
Có hai vợ chồng một ông già tên là Dã Tràng. Trong vườn họ có một hang rắn. Thường ngày làm cỏ gần đấy, ông già vẫn thấy có một cặp vợ chồng rắn...
13/10/2010(Xem: 4089)
Vào Thứ Sáu, ngày 8 tháng 10 năm 2010, Ủy Ban Giải Nobel Hòa Bình Na Uy đã công bố giải Nobel Hòa Bình năm 2010 được trao cho Lưu Hiểu Ba. Lưu Hiểu Ba, sinh năm 1955 tại thủ phủ Trường Xuân của tỉnh Cát Lâm ở đông bắc Trung Quốc, là nhà tranh đấu bất bạo động cho tự do, dân chủ và nhân quyền tại Trung Quốc. Ông đã từng tham gia phong trào sinh viên đấu tranh trong biến cố Thiên An Môn năm 1989 và sau đó liên tục bị sách nhiễu, quản chế tại gia và tù tội. Ngày 8 tháng 12 năm 2008, ông đã bị bắt vì cùng một số nhà tranh đấu dân chủ và nhân quyền Trung Quốc công bố Hiến Chương 2008 đòi xóa bỏ chế độ cai trị độc đảng để tiến tới một xã hội dân chủ cho Trung Quốc. Hiến Chương 2008 cho đến nay đã có hơn 8,500 người tham gia ký tên. Vì Hiến Chương 2008, Lưu Hiểu Ba đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc kết án 11 năm tù. Hiện ông vẫn còn ngồi tù ở Liễu Ninh, Trung Quốc.
11/10/2010(Xem: 3120)
Không ngờ tôi lại có được duyên lành đi chung với Thầy Trụ Trì Chùa Tâm Giác một đoạn đường khá xa. Tôi vẫn thường hay đến chùa, vãn hay gặp Thầy nhưng lúc nào Thầy cũng „Phật sự đa đoan“ nên tôi có rất ít thì giờ gần gũi và tiếp xúc với Thầy nhiều. Chuyến đi này thật hữu ích cho tôi vô cùng, tôi đã nghe và thấm nhuần được rất nhiều điều về Giáo lý Phật Đà - một niềm tin mà tôi luôn luôn tôn thờ và say mê khi vừa mới lớn cho đến tận bây giờ và cũng nhờ Thầy mà đoạn đường đi về 260 km không còn xa vời vợi nữa.
07/10/2010(Xem: 3250)
Hiện nay, truyền thuyết Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài được lưu truyền dưới nhiều hình thức nghệ thuật khác như kể chuyện, ca dao, truyền kỳ, kịch, khúc nghệ, âm nhạc, v.v
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]