Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tại thầy nóng quá

14/05/201317:33(Xem: 9442)
Tại thầy nóng quá
Chuyện Bình Thường


Tại Thầy Nóng Quá

Thích Chân Tính
Nguồn: Thích Chân Tính


Được tin thầy gọi, tôi đi vội lên nhà khách. Bước vào phòng tôi hơi ngạc nhiên thấy ngoài thầy ra còn có hai chú tiểu ngồi đó. Sau khi xá chào thầy, thầy chỉ tay về phía chiếc ghế đối diện với hai chú tiểu và bảo tôi ngồi xuống. Tôi đang phân vân chưa hiểu chuyện gì thì thầy lên tiếng:

- Từ nay về sau tôi giao hai chú này cho thầy trông nom, uốn nắn. Thầy nhớ trách nhiệm này chứ?

- Dạ nhớ.

Quay qua hai chú, thầy nhấn mạnh:

- Mấy chú có nghe tôi dặn không?

Hai chú khép nép thưa:

- Mô Phật, nghe.

- Sáng nay hai chú này có chuyện xô xát lẫn nhau. Bây giờ thầy điều tra xem sự việc xảy ra thế nào? Ai phải ai trái rồi thuật lại cho tôi rõ.

Dứt lời thầy đứng dậy và bước ra khỏi phòng. Chúng tôi cũng đứng dậy tiễn thầy.

Từ trước tới nay, những chuyện xích mích xảy ra giữa hai chú Lâm và Ly này, tôi cũng đã khuyên nhiều lần nhưng đều vô hiệu quả. Hôm nay trước mặt hai chú, sư phụ chính thức giao quyền dạy dỗ hai chú cho tôi, tôi thấy mình có thêm sức mạnh về uy quyền. Tôi đưa mắt nhìn hai chú một lượt để thị uy rồi với giọng đàn anh tôi nói:

- Sao, bộ mấy chú định quậy nữa phải không?

Hai chú ngồi im re, mặt cúi xuống. Thấy vậy tôi tiếp:

- Đây là nơi trang nghiêm thanh tịnh chứ có phải võ đài hoặc nơi chợ búa đâu mà mấy chú cãi nhau, đánh nhau ỏm tỏi như vậy. Thật là quá lắm, quá lắm! Ở chùa mà không biết luật nghi, không kiêng nể ai gì hết ráo! Bây giờ chú Lâm hãy trình bày cho tôi rõ câu chuyện xảy ra giữa hai người như thế nào để tôi còn biết đường phân xử.

Tôi ngồi nghiêm nét mặt ra vẻ như một quan tòa. Tuy vậy, nhìn gương mặt bình thản của chú, tôi biết những lời nói và cử chỉ thị uy của mình vẫn chưa có hiệu quả bao nhiêu. Chú ung dung trả lời:

- Thưa thầy, sáng nay, sau khi quét dọn chính điện xong, con trở về phòng và thấy lọ mực để trên bàn bị đổ. Lúc con vừa vào phòng thì thấy thằng nhóc này đi ra.

- Nè, nè, trước mặt tôi chú phải ăn nói nghiêm túc lễ phép nghe chưa. Chú có biết cách xưng hô với người trên kẻ dưới như thế nào không?

- Dạ biết.

- Biết sao đâu, chú nói tôi nghe thử nào?

- Dạ, lớn kêu là huynh, nhỏ kêu là đệ.

- Tốt, tiếp tục trình bày.

- Thấy lọ mực đổ, con biết chỉ có cái thằng đệ này chứ...

- Ơ, ơ... lại ăn nói hàm hồ nữa rồi. Đệ là đệ chứ sao lại thằng đệ. Nếu không gọi đệ thì gọi là chú, nghe chưa?

Chú gật đầu rồi tiếp:

- Thấy vậy con kêu chú lại hỏi, nhưng chú cứ một mực chối là không có làm đổ. Nhìn mấy cuốn sách bị mực làm cho loang lổ, con tức quá tát cho chú một bạt tay.

- Úi chà, như vậy là nóng nảy quá không được. Chưa gì đã gây chiến rồi. Tôi xen vào.

- Dạ, nhưng chú đã đưa tay ra đỡ nên không trúng. Thấy đánh tay không được, tức quá con giơ chân lên đá thật mạnh vào mình chú một cái.

- Bậy, bậy, chơi đòn nguy hiểm như vậy thì chết người ta rồi còn gì! Tôi lắc đầu than.

- Dạ, nhưng chú đã nhanh tay chụp chân con lại và xô con một cái ngã chổng kềnh xuống đất.

Đáng đời, ai biểu lớn ăn hiếp nhỏ. Tôi cười thầm.

- Tội nghiệp quá! Té có đau không?

- Dạ hơi ê ẩm một tí!

- Thôi được, không bể đầu là tốt rồi. Cứ tự nhiên kể tiếp.

- Lúc đó, lửa giận trong người con sôi lên sùng sục ...

- Nói ngắn gọn thôi, không cần văn chương lúc này – tôi chỉnh – chỉ cần nói giận quá là tôi hiểu rồi, khỏi phải nói sôi sùng sục gì cả.

- Dạ, lúc đó con giận quá vớ ngay chiếc dép phang cho chú một cái.

Trời đất! Chơi tay, chơi chân không lại, bây giờ còn dở trò chơi dép nữa ta.

- Đúng là giận quá mất khôn rồi. Chú có biết là phang như vậy nguy hiểm lắm không?

- Dạ, nhưng chú ấy lại chụp được chiếc dép và phang lại trúng ngay trán con.

Chú đưa tay chỉ vết bầm nơi trán. Tôi cố nín cười và nhủ thầm: Tội nghiệp không! Lớn đánh nhỏ không lại còn bị nhỏ cho đo đất và choảng u đầu nữa. Tôi động lòng thương nói:

- Chú cầm đỡ lọ dầu cù là này xoa lên chỗ bầm. - Tôi đưa tay vào túi áo lấy lọ dầu nhưng lại rút tay ra không – À quên, vừa nãy để trong phòng không có đem theo.

- Cám ơn lòng tốt của thầy.

- Không có chi, thương người như thể thương thân. Chú đau cũng như tôi đau tiếc chi chút dầu. Thôi bây giờ chú tiếp tục trình bày đi.

- Lúc chiếc dép chạm vào trán con thấy nháng lửa một cái, tiếp theo đó ba bốn ông sao hiện ra chớp chớp nhảy múa trước mắt. Đau quá con đưa tay ôm đầu rồi lom khom đứng dậy định trả đũa thì chú ấy đã phi thân mất tiêu rồi. Buồn cho thân phận, giận vì u đầu, con liền thẳng đến phòng thầy trụ trì trình bày sự việc.

Lớn đánh nhỏ mà không biết xấu hổ còn đi thưa nữa. Đã vậy, mở miệng ra còn bày đặt nói văn chương.

- Thôi được, phần của chú coi như tạm xong. Bây giờ tới lượt chú Ly cứ thật thà mà khai báo. Có sao nói vậy, bất tăng bất giảm.

- Dạ thưa thầy, sáng nay khi vào phòng chú Lâm con đã thấy lọ mực đổ trên bàn rồi.

- Tại sao chú vào phòng người ta?

- Dạ con đem trả cuốn truyện.

- Truyện gì?

- “Chiến tranh và hòa bình” của Lép Tonxtôi. Lúc chú Lâm vào phòng thấy lọ mực đổ và kêu con lại hỏi. Con thật thà trình bày đầu đuôi chú nghe, nhưng chú không tin và cứ khăng khăng đổ lỗi cho con và còn đánh con nữa.

Tôi quay qua chú Lâm hỏi:

- Chú đã coi truyện “Chiến tranh và hòa bình” chưa?

- Dạ rồi.

- Vậy mà hai người đã không hòa bình lại còn gây chiến tranh nữa. Coi truyện như vậy thật là vô ích quá.

Chú Ly nhanh miệng xen vào:

- Dạ, con cũng muốn hòa bình lắm chứ nhưng vì chú Lâm gây chiến trước, bắt buộc con phải tự vệ. Dù sao cuộc chiến tranh vệ quốc của con vẫn là chính nghĩa.

- Chà, hai người đánh nhau mà kêu là “vệ quốc”. Vệ cái con khỉ mốc, vệ cái thân của chú còn chưa xong nữa ở đó mà bày đặt vệ quốc. Thế chú có biết nguyên do nào mực đổ không?

- Dạ không.

- Lẽ ra chú Lâm đánh chú như vậy, chú phải lên thưa với thầy mới đúng. Tại sao chú đánh lại như thế?

- Dạ con đâu có đánh, con chỉ đỡ theo thói quen đó thôi. Nếu con thực tâm đánh thì chú ấy không còn cái răng ăn cháo nữa.

- Mày nói cái gì?

Mặt chú Lâm xám ngắt, đứng phắt dậy định đánh chú Ly.

- Nè, nè, chuyện đâu còn có đó, chú nóng nảy như vậy là không được, ngồi xuống đi.

– Quay qua chú Ly tôi tiếp

– Còn chú nữa, từ nay tôi cấm chú không được ăn nói hỗn láo như vậy nghe chưa! Dù sao người ta cũng lớn hơn mình, tu trước mình, mình phải nể trọng một tí chứ! Bây giờ chú phải trả lời thật cho tôi biết, có phải chú có võ không?

- Dạ, phải.

- Võ gì?

- Thiếu Lâm Tự.

- Tại sao lúc vào chùa chú không kê khai lý lịch cho rõ để người ta biết mà phòng ngừa?

- Vì con thấy không cần thiết.

- Thôi được, thế chú nói là không làm đổ mực. Vậy thì ai làm đổ, trong khi một mình chú vào phòng người ta?

- Dạ con cũng không rõ nữa.

- Vô lý quá! Chú xuất gia rồi mà còn nói dối.

- Con xin thề danh dự với thầy – chú giơ tay lên – nếu con nói dối cho quỷ sứ bắt hồn con ngay tức khắc.

- Thôi, thôi, bỏ tay xuống đi, thề với thốt cái gì. Quỷ sứ đến bắt chú không được lại bị đo ván nữa, mất công tôi phải xử thêm một vụ khác. Chú có biết người phạm lỗi mà dám nhận lỗi là đáng phục, đáng quý nhường nào không?

- Nhưng con không phạm lỗi mà bắt con phải nhận thì con đâu có chịu.

- Chú có biết thế nào là nhẫn nhục không?

- Dạ biết.

- Biết làm sao chú nói tôi nghe thử nào?

Nhẫn là điều dù có họ nói không
Không nói có mặc tình ai thêu dệt
Con đã tu thì chi chi nhịn hết
Nhịn nhịn hoài, nhịn nhịn mãi không thôi.

- Giỏi, thuộc lòng như vậy là rất tốt. Tuy nhiên tôi nói cho chú rõ, người tu chỉ quý ở chỗ thực hành đúng chứ không ai chuộng cái lối học như két đâu. Từ nay trở đi tôi cấm chú không được giở võ nghệ ra nữa. Nếu có gì oan ức chú cứ lên thưa lại cho tôi rõ để tôi phân xử. Lần sau còn tái phạm đánh nhau nữa tôi sẽ phạt quỳ một cây nhang nửa thước. Chú nghe rõ chưa?

- Dạ rõ.

Quay sang chú Lâm tôi nói:

- Còn chú nữa! Dù sao chú cũng phải tỏ ra mình là bậc đàn anh một chút chứ. Chưa chi đã ẩu đả với đàn em như vậy thì làm sao nó phục mình cho được! Chú có biết trong vấn đề này chú có hai điểm đáng trách không? Thứ nhất chú để lọ mực trên bàn mà không đậy nắp lại. Thứ hai chưa rõ nguyên nhân nào lọ mực đổ mà chú đã vội vã đánh người. Giả sử nếu chú đậy nắp lọ mực cẩn thận sau khi xài xong, cho dù lọ mực có đổ thì mực cũng không thể chảy ra ngoài được, mực không chảy thì đâu có chuyện xô xát như thế. Chú có thấy rõ cái hậu quả của sự bất cẩn chưa? Còn việc lọ mực đổ có nhiều nguyên nhân chứ đâu phải gán ép một cách vô căn cứ cho chú Ly được. Nếu chú thấy rõ chú Ly làm đổ mà chú ấy chối thì mình có quyền la rầy hoặc bắt đền. Đằng này chú chỉ thấy người ta trong phòng đi ra rồi đoán mò đâu có được. Có thể là con mèo hoặc con chuột nào đó chạy ngang làm đổ thì sao! Thế nên bất cứ một việc gì mình phải tìm hiểu cho rõ ngọn nguồn rồi hãy kết luận. Nóng nảy chỉ đem đến sự thất bại lớn lao và hậu quả không thể lường được. Chú thấy tôi từ trước đến giờ có nóng nảy việc gì không?

- Dạ không.

- Tại sao chú không noi gương ấy mà học tập?

- Dạ, từ nay trở đi con sẽ cố gắng học tập theo gương của thầy.

- Tốt. Nếu lần sau chú tái phạm nữa tôi sẽ phạt quỳ cây nhang một thước.

Mắt chú Lâm trợn lên nhìn tôi:

- Sao chú Ly nửa thước mà con tới một thước lận?

- Lớn rồi phải gấp đôi.

- Trước pháp luật mọi người đều bình đẳng mà.

- Một thước mốt.

- Thầy xử ép con quá!

- Một thước hai.

- Dạ .........

- Một thước ba. Càng khiếu nại càng tăng.

- Thôi con không dám khiếu nại nữa. Xin thầy hoan hỷ lượng thứ mà hạ xuống mức cũ cho con nhờ.

- Quân tử nhất ngôn, không nói đi nói lại.

Thấy chú im lặng, tôi hỏi:

- Sao còn ai khiếu nại gì nữa không?

Chú Lâm lên tiếng:

- Dạ không.

- Tốt, cho phép giải tán.

- Dạ khoan, nhân tiện có thầy đây con xin hỏi việc này.

- Được, cứ hỏi.

- Thưa thầy, dù sao con cũng là kẻ hậu sinh khả úy – tôi nhìn chú và rủa thầm: Dốt chữ mà còn bày đặt xổ nho nữa – tuổi đời tuổi đạo còn non nớt, trình độ Phật pháp lại càng không thể so sánh với thầy được. Do đó, hôm nay con xin phép trình bày với thầy việc này. Sau khi nghe xong xin thầy cho con biết là con có phạm giới hay không?

- Được, cứ tự nhiên.

- Dạ thưa thầy, đêm qua có một cô gái ôm con.

- Thôi thôi! Vậy là đủ hiểu rồi! Để con gái ôm là quá lắm rồi! Quá lắm rồi!

- Dạ thưa.........

- Không có dạ với thưa gì nữa cả. Chú có biết Tăng là gì không?

- Dạ biết.

- Biết làm sao hả? Nói mau!

- Tăng là thanh tịnh ạ.

- Tại sao chú lại để trò bất chính xảy ra nơi cửa Thiền?

- Nhưng con.........

- Không có nhưng gì cả. Tại sao đêm khuya thanh vắng chú dắt gái vào phòng?

- Nhưng con có dắt gái vào phòng đâu!

- Láo! Chú làm như chú đẹp trai nhất thiên hạ, đến nỗi các cô gái phải mò vào phòng chú không bằng!

- Con xin thề danh dự.

- Không thề với thốt gì cả. Chú đừng hòng ngụy biện với tôi. Nếu chú không tình ý gì thì ai mở cửa cho người ta vào phòng?

- Thật tình con không có mở.

- Thôi đừng có loanh quanh lắm lời. Chẳng lẽ tiên trên trời bay xuống phòng chú à? Giả sử có đúng như vậy tại sao chú không la lên, lại để cho cô ta ôm? Rõ là dấu đầu lòi đuôi.

- Lúc cô ta vừa ôm, con liền giật mình tỉnh giấc và mới rõ là mình nằm mơ.

- Trời đất! Tại sao nãy giờ chú không nói sớm?

- Dạ tại thầy nóng quá!

-!?!? ..........
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/10/2010(Xem: 3011)
Hằng Nga trong cung trăng: Theo sách của Hoài Nam Tử, Hậu Nghệ xin thuốc trường sinh của bà Tây Vương Mẫu, Hằng Nga là vợ của Hậu Nghệ uống trộm...
27/10/2010(Xem: 20301)
Mục đích của chúng tôi trong khi sưu tập những mẫu chuyện kể này là để mọi người thưởng thức những tinh hoa hay đẹp của giáo – lý qua những câu chuyện tươi sáng đẹp đẽ. Nếu công việc sưu tập ca – dao là một việc khó thì công việc sưu tập và trình bày những mẩu chuyện cổ của đạo Phật cũng là một việc khó khăn và đòi hỏi sự hợp lực của nhiều người. Hàng chục ngàn mẫu chuyện đạo, nào thuộc loại tiền thân, nào thuộc loại lịch sử, nào thuộc loại thí dụ, nào thuộc loại triết lý. . . những câu chuyện đó thật là phong phú và chứa đựng những tinh hoa của giáo - lý, từ - bi và trí tuệ. . . Ðọc những mẫu chuyện đạo ấy, không ai thấy chán nản cả. Các em thiếu nhi thích đã đành, người lớn chúng ta cũng vẫn thích và hơn thế nữa, lắm lúc cũng phải suy nghĩ nhiều để có thể hiểu được triết – lý của một câu chuyện. Chúng tôi sức lực không bao lăm thành thử trông mong rất nhiều ở các vị học giả thâm uyên và dày công nghiên cứu. Chúng tôi chỉ muốn làm công việc nói lên những nguyện vọng, và tr
22/10/2010(Xem: 3873)
Tại biên giới của tỉnh Tây Khương sát với Tây Tạng, có một bà lão sống cô độc, chồng và đứa con trai duy nhất của bà đã qua đời. Bà sống nhờ một thửa đất nhỏ trồng những hạt ngũ cốc. Vì cuộc đời đã trải qua nhiều gian truân từ nhỏ, bà lão cảm thấy nghiệp chướng trong người rất nặng nên đã cố công tìm hỏi những người chung quanh phương pháp chuộc tội để cầu xin cho tâm hồn được bình yên.
21/10/2010(Xem: 8396)
Bị xổng một lần trong khóa tu học kỳ 6 tại Bỉ, vì chọn ngày hè trật đường rầy (hãng tôi làm việc phải chọn hè từ đầu tháng 2); năm sau, tôi quyết tâm canh ngày giờ cho đúng để tham dự cho bằng được khóa tu học kỳ 7 tại Đan Mạch, do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu tổ chức.
19/10/2010(Xem: 7968)
Khi xe chúng tôi đến nơi, đồng hồ chỉ đúng 12 giờ khuya. Phòng ốc dành cho 300 giường đã không còn chỗ trống. Ban Tổ Chức đành trưng dụng phòng họp, phòng học - một cho phái nữ, một cho phái nam - với các tấm nệm lót dưới đất cho chúng tôi ngủ tạm. Giải quyết một lúc cho phái đoàn Thụy Sĩ 30 người - chưa kể các nước khác - đâu phải dễ. Vả lại đi chùa thì phải chấp nhận "ăn chay nằm đất". Nằm "đất" còn phải chịu, lựa là nằm "nệm", nên chúng tôi vui vẻ nhận lời, không than van gì cả. Mà than van nỗi gì được khi đã hiểu giáo lý (dù chút chút) của đạo Phật. Mọi sự phải do "duyên" mà có. Và "duyên" này khởi từ "nhân" chiều nay.
17/10/2010(Xem: 9470)
Hơn 6 tiếng xe lửa từ Aschaffenburg, tôi trở về đến nhà gần 10 giới tối. Lục đục tắm rửa, ăn chén súp nóng (do chồng nấu cho) huyên thuyên kể chuyện, rồi đánh răng... mãi gần 12 giờ khuya tôi mới lên giường đi ngủ. Sáng sớm hôm sau 6 giờ thức dậy sửa soạn đi... cày. Công việc ứ đọng của 2 ngày thứ 5, thứ 6 (lấy hè, cộng với công việc của thứ 2 đầy ắp trên bàn. Tôi một mình chịu trách nhiệm một phòng không ai thay thế). Ông xếp trước khi về văn phòng còn đứng đó chờ đợi, vẻ lo âu. Tôi trấn an ông:
17/10/2010(Xem: 4735)
Tết Trung Thu ăn vào ngày rằm tháng 8. Nguyên cuối đời nhà Tây Hán (206 trước 23 sau D.L.), Vương Mãng nhân được cầm giữ chính quyền...
17/10/2010(Xem: 2921)
Một vị thương gia lập nghiệp từ tay trắng, sau kiếm được rất nhiều tiền nhưng vì buôn bán trong thời kinh tế không ổn định, khiến anh ta trở nên phá sản, nợ nần chồng chất. Nghĩ mãi không tìm ra cách giải quyết, anh ta bèn ra bờ sông tự tử. Vào lúc canh ba một đêm nọ, anh ta đến trước bờ sông, bỗng nhiên nhìn thấy một thiếu nữ đang ngồi khóc thảm thiết, anh bèn đến hỏi cô gái: - Có chuyện gì mà đêm hôm khuya khoắt cô ngồi khóc một mình ở đây?
16/10/2010(Xem: 4076)
Hàng ngàn năm trước tây lịch, khi thổ dân Dravidian còn ngự trị khắp lãnh thổ Ấn Độ cổ thời, vùng phía tây Hy Mã Lạp Sơn là lãnh địa của rắn. Vốn là vùng rừng núi bạc ngàn nằm trên nóc nhà thế giới, Hy Mã Lạp Sơn là nơi thâm u bí hiểm với sơn lam chướng khí trùng trùng và vô số loài thú dữ cư ngụ sẵn sàng lấy mạng người để làm thức ăn. Thời đó, thổ dân Dravidian không có đủ vũ khí hùng mạnh để chống cự với các loài mãnh thú và tự bảo vệ mình. Từng người vào rừng săn tìm thức ăn đã không thấy trở về. Độc địa nhất không phải chỉ là những hổ, cọp, gấu, beo nằm lồ lộ chờ mồi bên bờ suối, dưới gốc cây hay trong khe đá, mà ngay bên dưới lớp lá khô mục của đường rừng là những loài rắn nguy hiểm chực chờ bước chân người.
16/10/2010(Xem: 3740)
Trong thiền không có đầu đuôi, khúc chiết, lý luận. Nó đập vỡ lý luận. Đó là thế giới lý tưởng của câu thơ lớp ba mồ côi luận lý. Thế giới của những câu cuối lấc cấc, mẹ gà con vịt. Đừng bắt tôi giải thích; hãy lang thang với tôi trong câu cuối của dăm ba chuyện thiền nổi tiếng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]