Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Ðeo mắt kính

03/05/201311:13(Xem: 9278)
5. Ðeo mắt kính
Bằng Tất Cả Tấm Lòng


5. Đeo Mắt Kính

Thích Chân Tính
Nguồn: Thích Chân Tính

Nếu tôi không lầm, mắt kính được sáng chế ra nhằm mục đích giúp cho những người mà cặp mắt bị sự cố. Dần dần nó đã chuyển thành công cụ bảo vệ đôi mắt, rồi tiến đến tạo mốt cho gương mặt. Do vậy đã có bao nhiêu kiểu kính ra đời. Có những cặp tạo cho gương mặt thêm dễ thương, nhưng cũng không ít loại xem càng dị dạng. Nhìn một người đeo mắt kính, nếu không phải là cận thị, tôi đều nghĩ ngay anh hay chị đang làm duyên đây! Do đã có thành kiến như vậy nên việc đeo kính của tôi bây giờ chẳng dễ dàng chút nào.

Trong đợt hội diễn vòng sơ kết văn nghệ Phật giáo nghiệp dư, do Tổ công tác Văn hóa Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh tổ chức tại giảng đường chùa Xá Lợi, tôi phụ trách hướng dẫn nhóm Phật tử huyện Hóc Môn lên tham dự. Buổi chiều đi dự thì sáng hôm đó tôi bị đau mắt đỏ. Để khích lệ tinh thần các em Phật tử, mặc dù đau mắt tôi vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tuy có người cho mượn mắt kính đeo để tránh gió bụi khi đi đường, tôi vẫn thấy ngài ngại và cầm nó trong tay nhiều hơn là đeo! Sau buổi hội diễn trở về chùa mắt tôi bị sưng đỏ lên. Các Phật tử đổ lỗi tại tôi không đeo kính, đi ra phố nhiều, tiếp xúc với nữ giới v.v... Để mau khỏi bệnh, từ hôm đó tôi tập đeo kính trước công chúng. Tuy việc đeo kính là do đau mắt chứ không phải làm duyên như tôi vẫn thường quan niệm trước đây, nhưng khi gặp ai tôi cũng giới thiệu cho họ biết trước là mình bị đau mắt đỏ!

Do Phật sự, tôi đi lại từ thành phố về Hóc Môn bằng xe Honda rất thường xuyên. Lần nào về đến chùa, mắt tôi cũng “sản xuất” ra hai cục bụi ghèn! Có hôm, tôi bị những con vật li ti bay vào mắt làm cay xé, không thể mở mắt ra được, tôi phải dừng xe lại dụi mắt, đợi cho êm êm mới dám đi tiếp. Từ những sự thật trên khiến tôi phải xét lại quan niệm xấu về việc đeo kính của mình trước đây. Và khi nhận rõ sự lợi ích của nó rồi, tôi mong mình có được cặp kính để đeo.

Quả là Trời cao có mắt. Lòng mong ước đã được cảm ứng. Một hôm, mở gói quà nhân dịp lễ Vu Lan, tôi ngạc nhiên khi thấy cặp kính trong đó. Lòng thầm vui, tôi cứ ngắm nhìn nó mãi.

Mặc dù đã biết rõ lợi ích của mắt kính rồi, nhưng cái tư tưởng đeo kính để làm duyên chưa bị “loại khỏi vòng chiến” hoàn toàn, nên tuy có kính trong tay tôi vẫn coi như là không. Một hôm tôi đánh bạo đem ra xài thử khi đang trên đường đi từ thành phố về Hóc Môn, nhưng chẳng đơn giản chút nào. Tôi phải giấu nó vào trong túi xách đợi đi cách thật xa chùa mới lấy ra đeo và khi về gần đến nơi lại tháo ra cất vào túi. Nhất là trong lúc đi đường tôi cảm thấy mất tự nhiên về cặp kính nơi gương mặt của mình. Mọi lần, có khi nào tôi quan tâm đến người đi đường đâu? Thế mà hôm nay tôi thấy dường như ai ai cũng nhìn tôi đến là lạ. Chẳng may gặp người quen là tôi tháo vội kính ra và giấu ngay lập tức.

Nghĩ cũng lạ, có những cái không ai chê trách, chẳng giới luật nào ngăn cấm, vậy mà chỉ vì một chút lo ngại cỏn con đã làm mất đi sự tự tại trong hành động. Thú thật, cái câu “Tâm vô quái ngại, vô quái ngại, cố vô hữu khủng bố” trong Kinh Bát Nhã tôi đã thuộc làu hơn mười mấy năm rồi. Ấy thế, cho đến nay tôi vẫn đọc như két chứ chưa ứng dụng trọn vẹn câu kinh ấy trong cuộc sống thường nhật của mình. Do vậy việc đeo mắt kính của tôi chẳng biết sẽ còn bị “khủng bố” đến bao giờ?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 8781)
Ðại sư Lục tổ Huệ Năng, một nhân vật lịch sử đang đi vào huyền thoại. Sự tích của ngài, mặc dù đã được ghi chép trên giấy trắng mực đen là quyễn kinh Lục Tổ Pháp Bảo Ðàn, thế nhưng, những mẫu chuyện huyền hoặc về cuộc đời ngài, thỉnh thoảng vẫn làm mờ đi phần nào sự thực.
08/04/2013(Xem: 15398)
Nói đến luân hồi, nhiều người quan niệm đó như là chuyện xưa tích có, nhưng thật ra vô cùng mật thiết với đời sống thăng trầm của kiếp người mà chẳng mấy ai lưu tâm. Cũng như không khí hít thở hằng ngày rất thiết yếu cho đời sống, nhưng phần đông không mấy người để ý đến.
08/04/2013(Xem: 16741)
Bộ kinh Bách Dụ gồm 98 bài thí dụ của Phật nói do Ngài Pháp Sư Tăng Gia Tư Na sao lục trong kinh tạng. Hai thí dụ rốt sau: "Thuốc hay hòa trong đường phèn", "Dùng là gói thuốc A Dà Ðà" là của Pháp Sư tự soạn, để tổng dụ cho diệu lý đủ trong những thí dụ trên.
08/04/2013(Xem: 33904)
Bởi đời đức Phật Tỳ Bà Thi (Vipasyin), sau khi Phật Niết-bàn, chúng xây tháp thờ Xá-lợi, trong tháp có an trí một pho tượng Phật phết vàng. Lâu ngày pho tượng trên mặt bị lở khuyết. Khi ấy, ngài ca-diếp là thợ đúc vàng, có cô gái nhà nghèo, vì thấy mặt Phật hư khuyết, cô còn một đồng tiền vàng đem đến nhờ Ngài ca-diếp nấu ra để phết lại tượng Phật.Thấy cô phát tâm tu bổ tượng Phật, ngài rất hoan hỷ đứng ra làm chu tất việc nầy, nhơn đó, hai người cùng nguyện đời đời sẽ làm vợ chồng, mà coi như đôi tri-kỷ, chớ không vì tình dục.
08/04/2013(Xem: 12624)
Ước mong rằng người đọc cũng như người nghe truyện sẽ ghi nhớ mãi trong tâm cái nếp sống đạo đức chân chính cùng những lời khuyên dạy quý báu của vị Bồ Tát trong truyện để cùng nhau cố gắng noi theo hầu đạt được cái Chân, Thiện, Mỹ trong cuộc sống hàng ngày.
08/04/2013(Xem: 14953)
Từ ngày Ngài xuất hiện đến nay, trên hai ngàn năm trăm năm đã trôi qua bao nhiêu lớp người trồi sụp, bãi bể nương dâu đã mấy lần thay đổi: những vết tích đã xoá nhoà trong trí nhớ của người đời, những nét chữ đã lu mờ trong sách sử. Di tích của Ngài tuy được giừ gìn trong các đền chùa tháp điện, cũng không khỏi lấm màu sắc thời gian.
08/04/2013(Xem: 16304)
Tôi viết tập truyện nhỏ này với niềm say mê thích thú chưa từng có. Một mình trên căn gác, suốt ngày tâm hồn đắm vào thế giới loài vật những cọp những beo, cáo, gấu, chìa vôi, bìm bịp, chèo bẻo... tôi tưởng như chúng đang chạy nhảy và đối thoại quanh tôi. Thật là những giờ phút kỳ diệu. Viết xong từng đoan, đọc lại, cười. Như đọc văn của ai. Thích hơn khi viết về Người, bởi nghĩ rằng viết về Người đã có nhiều ngòi bút khác viết rồi. Ðằng này do mình tưởng tượng dựng ra thì hy vọng chúng mang trọn vẹn bản sắc của tâm hồn mình.
08/04/2013(Xem: 12670)
Thuyết pháp giảng kinh, viết sách giáo lý nhà Phật hoặc in kinh sách đem phát cho mọi người xem, để họ sớm giác ngộ. Ðược như thế công đức vô lượng, đó gọi là pháp thí. Nếu không đủ điều kiện làm những việc ấy, . . .
08/04/2013(Xem: 16552)
Trong thế kỷ XX, phương Tây có hai người tìm hiểu đất nước Tây Tạng rất sâu sắc, đó là bà Alexandra David Néel và ông Anagarika Govinda. Cả hai vị này đã từng sống nhiều năm tại Tây Tạng, từng tu tập thiền định và đi khắp nơi trong xứ sở huyền bí này hơn bất cứ người nước ngoài nào khác. Có thể nói họ hiểu Tây Tạng với bất tất cả những khía cạnh tâm linh, tâm lý, địa lý nhiều hơn cả phần đông người Tây Tạng.
08/04/2013(Xem: 3803)
Tháng 10 mùa thu, đề tài muôn thuở để bao văn nhân thi sĩ trên thế gian này múa bút. Kẻ tán tụng, người than van. Nhưng tựu trung không ai phủ nhận mùa thu đẹp với những chiếc lá vàng rơi phủ đầy lối đi, đường phố. Rồi thì khách bộ hành, những cặp tình nhân tay đan tay rảo bước đạp xào xạc trên lá vàng khô. Họ kéo cao cổ áo, nép vào nhau khi một làn gió nhẹ mơn man thổi đến.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]