Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Ðeo mắt kính

03/05/201311:13(Xem: 9266)
5. Ðeo mắt kính
Bằng Tất Cả Tấm Lòng


5. Đeo Mắt Kính

Thích Chân Tính
Nguồn: Thích Chân Tính

Nếu tôi không lầm, mắt kính được sáng chế ra nhằm mục đích giúp cho những người mà cặp mắt bị sự cố. Dần dần nó đã chuyển thành công cụ bảo vệ đôi mắt, rồi tiến đến tạo mốt cho gương mặt. Do vậy đã có bao nhiêu kiểu kính ra đời. Có những cặp tạo cho gương mặt thêm dễ thương, nhưng cũng không ít loại xem càng dị dạng. Nhìn một người đeo mắt kính, nếu không phải là cận thị, tôi đều nghĩ ngay anh hay chị đang làm duyên đây! Do đã có thành kiến như vậy nên việc đeo kính của tôi bây giờ chẳng dễ dàng chút nào.

Trong đợt hội diễn vòng sơ kết văn nghệ Phật giáo nghiệp dư, do Tổ công tác Văn hóa Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh tổ chức tại giảng đường chùa Xá Lợi, tôi phụ trách hướng dẫn nhóm Phật tử huyện Hóc Môn lên tham dự. Buổi chiều đi dự thì sáng hôm đó tôi bị đau mắt đỏ. Để khích lệ tinh thần các em Phật tử, mặc dù đau mắt tôi vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tuy có người cho mượn mắt kính đeo để tránh gió bụi khi đi đường, tôi vẫn thấy ngài ngại và cầm nó trong tay nhiều hơn là đeo! Sau buổi hội diễn trở về chùa mắt tôi bị sưng đỏ lên. Các Phật tử đổ lỗi tại tôi không đeo kính, đi ra phố nhiều, tiếp xúc với nữ giới v.v... Để mau khỏi bệnh, từ hôm đó tôi tập đeo kính trước công chúng. Tuy việc đeo kính là do đau mắt chứ không phải làm duyên như tôi vẫn thường quan niệm trước đây, nhưng khi gặp ai tôi cũng giới thiệu cho họ biết trước là mình bị đau mắt đỏ!

Do Phật sự, tôi đi lại từ thành phố về Hóc Môn bằng xe Honda rất thường xuyên. Lần nào về đến chùa, mắt tôi cũng “sản xuất” ra hai cục bụi ghèn! Có hôm, tôi bị những con vật li ti bay vào mắt làm cay xé, không thể mở mắt ra được, tôi phải dừng xe lại dụi mắt, đợi cho êm êm mới dám đi tiếp. Từ những sự thật trên khiến tôi phải xét lại quan niệm xấu về việc đeo kính của mình trước đây. Và khi nhận rõ sự lợi ích của nó rồi, tôi mong mình có được cặp kính để đeo.

Quả là Trời cao có mắt. Lòng mong ước đã được cảm ứng. Một hôm, mở gói quà nhân dịp lễ Vu Lan, tôi ngạc nhiên khi thấy cặp kính trong đó. Lòng thầm vui, tôi cứ ngắm nhìn nó mãi.

Mặc dù đã biết rõ lợi ích của mắt kính rồi, nhưng cái tư tưởng đeo kính để làm duyên chưa bị “loại khỏi vòng chiến” hoàn toàn, nên tuy có kính trong tay tôi vẫn coi như là không. Một hôm tôi đánh bạo đem ra xài thử khi đang trên đường đi từ thành phố về Hóc Môn, nhưng chẳng đơn giản chút nào. Tôi phải giấu nó vào trong túi xách đợi đi cách thật xa chùa mới lấy ra đeo và khi về gần đến nơi lại tháo ra cất vào túi. Nhất là trong lúc đi đường tôi cảm thấy mất tự nhiên về cặp kính nơi gương mặt của mình. Mọi lần, có khi nào tôi quan tâm đến người đi đường đâu? Thế mà hôm nay tôi thấy dường như ai ai cũng nhìn tôi đến là lạ. Chẳng may gặp người quen là tôi tháo vội kính ra và giấu ngay lập tức.

Nghĩ cũng lạ, có những cái không ai chê trách, chẳng giới luật nào ngăn cấm, vậy mà chỉ vì một chút lo ngại cỏn con đã làm mất đi sự tự tại trong hành động. Thú thật, cái câu “Tâm vô quái ngại, vô quái ngại, cố vô hữu khủng bố” trong Kinh Bát Nhã tôi đã thuộc làu hơn mười mấy năm rồi. Ấy thế, cho đến nay tôi vẫn đọc như két chứ chưa ứng dụng trọn vẹn câu kinh ấy trong cuộc sống thường nhật của mình. Do vậy việc đeo mắt kính của tôi chẳng biết sẽ còn bị “khủng bố” đến bao giờ?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4736)
Còn trong tác phẩm Và khi tro bụi của nhà văn Đoàn Minh Phượng, người đọc không bước qua một cánh cửa, không đi theo một đường thẳng mà cứ bị dẫn dắt qua bao lối rẽ. Người đàn bà đi tìm cái chết, nhưng rồi cuối cùng chính chị phải tìm cách ngăn lại một cái chết khác. Mỗi người được sinh ra không phải để đi tìm cho mình một dấu chấm hết, mà là một mắt xích tạo nên dòng đời. Cho dù cuộc đời chỉ được ghi nhận bằng dòng chữ ngắn ngủi “Tôi là một đứa trẻ mồ côi....
10/04/2013(Xem: 13092)
Trên thế giới ngày nay, những sách vở nói về các vấn đề huyền linh có rất nhiều, sau khi sưu tầm sự thật về những bậc làm cho tôi cảm thấy khích lệ tinh thần để trình bày kinh nghiệm riêng của tôi về những đấng Chân Sư của Phương Đông. Trong những chương sách này, tôi không có ý diễn tả một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào. Tôi chỉ đưa ra một tóm lược những kinh nghiệm cá nhân của mình về các đấng Chân Sư, để trình bày những chân lý căn bản trọng đại trong giáo lý của ngài.
10/04/2013(Xem: 9935)
Người du khách cuối cùng đã về; người hướng dẫn viên cuối cùng đã lập lại đến cả ngàn lần những điều hiểu biết của mình để giới thiệu cho du khách ngoại quốc về xứ cổ Ai Cập.
10/04/2013(Xem: 15346)
Theo truyền thuyết Ấn giáo, thần Vishnu có lần hoá sinh làm một vị vương tử sống bên bờ sông Hằng. Tên ông là Ravana. Ravana có một người con trai tên Dasa. Mẹ Dasa chết sớm, vương tử cưới một người vợ khác. Sau khi người đàn bà đẹp và tham vọng này sinh được một con trai, bà đâm ra thù ghét Dasa. Bà muốn cho Nala, con mình kế vị, nên âm mưu chia rẽ cha con Dasa, và chờ cơ hội thanh toán cậu bé.
10/04/2013(Xem: 15777)
Tập: Bàn về Tây Du Ký này viết sau khi đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh trình chiếu bộ phim "Tây Du Ký". Dương Khiết đạo diễn. Tập này được soạn giả xe là Hoa Ngọc lan, tập Ba; tiếp theo Hoa Ngọc Lan, tập Một, xuất bản năm 1998. Nhà Xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh; Hoa Ngọc Lan, tập Hai, xuất bản tháng 03 năm 2000, Nhà Xuất bản Tôn Giáo.
10/04/2013(Xem: 14586)
Điều nầy khiến người viết " Bàn về Tiểu Thuyết Kim Dung " đi tìm lại các cảm xúc của mình khi mải mê đọc võ hiệp Kim Dung vào thập niên 60, đặc biệt là cảm xúc về Phật học, về Văn hoá và Giáo dục. Người viết chỉ có một nguyện vọng khiêm tốn là nói lên một tiếng nói trân trọng về những gì tốt đẹp mà Kim Dung đã cống hiến cho độc giả bốn phương.
10/04/2013(Xem: 14962)
BẰNG TẤT CẢ TẤM LÒNG Thích Chân Tính Nhà Xuất Bản Thuận Hoá - Huế 1996
10/04/2013(Xem: 7796)
Quyển Hồi Ký này của tu sĩ Yogananda có một giá trị độc đáo vì nó là một trong những tác phẩm nói về các bậc thánh nhân, hiền triết Ấn Độ, không phải được viết ra bởi một ký giả hay văn sĩ ngoại quốc, mà bởi một tác giả nòi giống và cùng một nền giáo dục tâm linh với những người mà ông diễn tả. Nói tóm lại, đây là một quyển sách của một người Yogi viết về những người Yogi. Dưới hình thức một truyện trường thuật của một nhân vật tiết lộ cho chúng ta biết cuộc đời và những quyền năng lạ lùng của những bậc hiền giả của xứ Ấn. Quyển sách này có một tầm quan trọng rất lớn trong thời gian và ngoài không gian...
10/04/2013(Xem: 19074)
Ngài Triệu Châu hỏi ngài Nam Tuyền: Thế nào là đạo? Ðáp: Tâm bình thường là đạo. Một câu như thế đủ làm cửa ngỏ để chúng ta đọc tập sách này. Vì trong đây là những mẫu chuyện về các bậc cao tăng có đời sống khác lạ, . . .
10/04/2013(Xem: 14787)
Đọc “Câu chuyện dòng sông”, chúng ta sẽ thấy rằng cuộc đời đáng sống và chứa đựng muôn ngàn hương sắc tuyệt vời, mà chúng ta thường bỏ quên và đánh mất giữa đời sống thường nhật. “Câu chuyện dòng sông” là câu chuyện của mỗi người trong chúng ta; đó cũng là hình ảnh muôn thuở của trần gian và của mộng đời bất tuyệt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]