Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo Phật Nhập thế trong Thế giới Chia cắt: Tuyên bố vì Hòa bình tại DMZ Hàn Quốc

11/12/202218:39(Xem: 1641)
Đạo Phật Nhập thế trong Thế giới Chia cắt: Tuyên bố vì Hòa bình tại DMZ Hàn Quốc

Đạo Phật Nhập thế trong Thế giới Chia cắt: Tuyên bố vì Hòa bình tại DMZ Hàn Quốc

 (Engaged Buddhism in a Divided World: Declaration for Peace at the Korean DMZ)

 

Đồng tổ chức Đại hội lần thứ 20, Mạng lưới Phật giáo Nhập thế Quốc tế (INEB), Phật học hội Tịnh Độ Hàn Quốc (한국정토학회), sự kiện được diễn ra từ các ngày 24-30/10 với chủ đề “Phật giáo trong Thế giới bị Chia cắt: Hành tinh Hòa bình và mức độ lây lan của COVID-19 trên toàn cầu” (Buddhism in a Divided World: Peace Planet, Pandemic). Diễn đàn được phân cách giữa cảnh núi non hùng vĩ đầy thơ mộng mùa thu của Mungyeong (Văn Khánh) là một thành phố thuộc tỉnh Gyeongsang Bắc tại Hàn Quốc và sự nhộn nhịp của đô thị Seoul thế kỷ 21, đã quy tụ gần 100 diễn giả và người tham dự, các thành viên của Mạng lưới Phật giáo Nhập thế Quốc tế (INEB) từ khắp nơi trên thế giới, dẫn đầu bởi các nhà lãnh hoạt động xã hội nổi tiếng và Cư sĩ Sulak Sivaraksa, một trong những người cha tinh thần của Mạng lưới Phật giáo nhập thế quốc tế (INEB), Thiền sư Thiền sư Pháp Luân (법륜스님), người sáng lập Phật học hội Tịnh Độ Hàn Quốc, người bảo trợ cho INEB. Các diễn giả bao gồm các vị giáo thụ, học giả nổi tiếng và các nhà hoạt động Phật giáo nhập thế nổi tiếng, những người đã trình bày, thẩm tra và thảo luận về một loạt các chủ đề, quan tâm đến các chủ đề cốt lõi liên quan đến vai trò và nghĩa vụ của các nhà hoạt động Phật giáo nhập thế, đồng chia sẻ với quốc gia đang bị chia cắt, nhân dân hai miền cốt nhục tương tàn và rắc rối ngày nay.

 

Đỉnh điểm của Đại hội là chuyến tham quan hòa bình, đến “Bãi tử thần” hay “vùng đất chết” là vùng đệm dài 250 km và rộng 4 km nằm giữa khu DMZ ngăn cách Triều-Hàn. Tại đây những người tham gia phải đối mặt với  lời nhắc nhở rõ ràng về thế giới bị chia cắt giữa nhân dân hai miền nam bắc Triều Tiên, lý do tồn tại cho chuyến du hành vì hòa bình và cho chủ đề Hội thảo: “Một biểu hiện 70 năm sự chia rẽ do hận thù thúc đẩy giữa các quốc gia, xã hội và con người gây ra vô số đau khổ, đau khổ trên khắp thế giới”.

 

Tâm điểm của chuyến tham quan hòa bình là Lâm Tân Các (임진각), một công viên nằm bên bờ sông Imjin cách đường giới tuyến quân sự 7 km và thuộc địa phận huyện Munsan, thành phố Paju, Hàn Quốc, là đài tưởng niệm bi thảm về nỗi đau và nỗi kinh hoàng của Chiến tranh Triều Tiên, nổ ra vào ngày 25 tháng 6 năm 1950 và kể từ đó đã chia cắt đất nước về thể chất lẫn tinh thần giữa nhân dân hai miền.

 

Lâm Tân Các (임진각), Công viên có nhiều tượng và đài kỷ niệm và di tích của xung đột chiến tranh, liên quan đến Chiến tranh Triều Tiên, được xây dựng để an ủi những người ở hai phía không thể trở về quê hương, với bạn bè và gia đình vì sự chia cắt giữa hai miền đất nước. Không kém phần quan trọng trong số xây dựng những biểu tượng đó là Cầu tự do (자유의 다리, Freedom Bridge), bắc qua sông Sông Imjin (임진강, Bắc Triều Tiên), con sông lớn thứ 7 ở Triều Tiên, chảy qua cả hai miền Bắc và Nam bán đảo Triều Tiên. Trước khi hai miền nam bắc Triều Tiên bị chia cắt, một tuyến đường sắt hoạt động qua hai cây cầu, chạy thẳng đến Sinuiju ở phía bắc Bán đảo Triều Tiên. Cả hai cây cầu đều bị phá hủy trong chiến sự, cắt đứt liên kết quan trọng với miền Bắc. Sau đó, cây cầu phía tây được khôi phục với mục đích trao đổi tù binh chiến tranh. Năm 1953, cây cầu có tên như hiện tại sau khi hơn 10.000 tù nhân chiến tranh vượt biên từ Triều Tiên và trở về với tự do.

 

Thiền sư Pháp Luân (법륜스님) chia sẻ với những hành giả tu tập: “Cũng có nhiều người từ nam Hàn chạy trốn sang Bắc Hàn. Hậu quả của cuộc xung đột là hơn 10 triệu người bị chia ly gia đình và những người thân yêu của họ. Vào những ngày lễ quốc gia, tâm tư của những người Hàn Quốc hướng về những người thân trong gia đình của họ ở Bắc Triều Tiên, họ đến đến biên giới giữa hai miền để nhìn về phía Bắc và ngậm ngùi bái tạ Tổ tiên của họ.

 

Khu phi quân sự Triều Tiên (DMZ) này đại diện cho thực tế của Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt. Đây là nơi sông núi, trời mây nối non nước nối liền nhau. Nhưng một ngày nọ, người người dân của vùng đất này trở thành kẻ thù với nhau và không còn có thể tự do đi lại giữa nam bắc Triều Tiên. Do ý thức hệ của Tư bản và Cộng sản thành thế lực chi phối, chia cắt đất nước và gây nhiều sự chém giết lẫn nhau giữa nhân dân hai miền, thâm tâm của nhân dân hai miền lại tràn ngập sự căm hờn. Hố thẳm của sự hận thù này đến mức khi người dân Nam Triều Tiên nghe tin người dân Bắc Triều Tiên sắp chết vì nạn đói khổ, thì người dân miền Nam Hàn lại bỏ mặc. Người dân Nam Triều Tiên đã viện trợ nhân đạo cho châu Phi và các quốc gia xa xôi khác, nhưng nhiều người vẫn từ chối đề nghị giúp đỡ cho Bắc Triều Tiên. Điều đó cho thấy lòng thù hận của họ có thể đáng kinh sợ đến mức nào.

 

Một lượng lớn vũ khí đã được bố trí ở hai bên Khu phi quân sự Triều Tiên (DMZ), sẵn sàng và chờ đợi để tiêu diệt lẫn nhau giữa hai miền Nam Bắc Triều Tiên. Ngoài ra, chúng ta còn có các cường quốc thế giới, Nga, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản. Nếu tiếp tục xảy ra xung đột quân sự trên Bán đảo Triều Tiên, thực tế rất có nguy cơ tác động lan rộng và trở thành một cuộc chiến tranh toàn cầu khác.

 

Nếu chúng ta có thể bình tĩnh và suy nghĩ rõ ràng về thế giới của mình, chúng ta sẽ thấu rằng, chiến tranh dẫn đến gây nhiều đau khổ và thiệt hại, nhưng nó không mang lại lợi ích cho cả hai bên. Tuy nhiên, khi nói đến việc giải quyết xung đột thông qua đối thoại, nhiều người đã vội chỉ trích: “Sao các ông khúm núm như thế, chúng ta nhu nhược?” Tuy nhiên, những lý do tìm kiếm một giải pháp hòa bình không phải vì chúng ta là nô lệ; đó là vì chúng ta cần tìm một giải pháp hòa bình để bảo vệ cuộc sống của rất nhiều người.

 

Tất nhiên, những xung đột như thế này đang diễn ra khắp nơi trên thế giới. Để giải quyết hiệu quả vấn đề này, chúng ta cần có cái nhìn minh bạch và hiểu rằng con người quan trọng hơn bất kỳ hệ tư tưởng hay tín ngưỡng nào.

 

Tôi hy vọng rằng, tất cả chúng ta có tầm nhìn rõ ràng rằng, trong tất cả cuộc sống là món quà quý giá nhất. Nếu chúng ta có thể tĩnh tâm và bình tĩnh lại một chút trước khi nổi giận, chúng ta có thể giúp duy trì hòa bình trên thế giới.

 

Riêng thiền định không mang lại hòa bình, nhưng thiền định giúp tâm tĩnh lặng sẽ giúp cho hòa bình bén rễ. Tôi hy vọng chúng ta có thể cầu nguyện cho hòa bình trên bán đảo Triều Tiên và cho phần còn lại của thế giới cùng với quý vị tại Khu phi quân sự Bán đảo Triều Tiên (DMZ)”.



Tin PG Korea 1Tin PG Korea 7Tin PG Korea 8Tin PG Korea 10Tin PG Korea 11Tin PG Korea 13




 

Trong không khí nặng nề khi nỗi buồn phía sau những lời này, những người thâm  gia tiến đến gần hàng rào dây thép gai đánh dấu ranh giới của khu vực dành cho du khách và nhìn về phía Bắc Triều Tiên. Mỗi người viết một thông điệp hoặc nguyện vọng đơn giản trên một dải ruy băng và buộc nó bào hàng rào thép giá lạnh chắn dọc theo biên giới Nam Bắc Hàn. Những lời cầu nguyện chân thành và khát vọng hòa bình lung linh như những chiếc lá vàng rụng rơi lả chả dưới ánh nắng mùa thu.

 

Sau đó, Thiền sư Pomnyun dẫn đầu những người tham gia trong một buổi lễ long trọng: Cầu nguyện cho hòa bình và thống nhất trên Bán đảo Triều Tiên, tuyên bố hòa bình và cho chúng ta thống nhất bởi thế giới bị chia cắt.

 

Tuyên bố Hòa bình

 

“Vào một ngày đẹp trời mùa thu này, hôm nay khi chúng ta đứng đây được bao quanh bởi vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên, giang sơn tú lệ, chúng ta hãy làm chứng cho lịch sử đau khổ kinh hoàng. Cuộc chiến Triều Tiên bắt đầu nổ ra vào rạng sáng ngày 25/6/1950 và kéo dài trong ba năm. Sau đó, Chiến tranh Lạnh giữa đại diện Chủ nghĩa tự do dân chủ là Mỹ và khối Cộng sản Liên Xô ngày càng căng thẳng khiến xung đột trên bán đảo Hàn Quốc không ngừng leo thang. Cuối cùng, dưới sức ép quân sự của Mỹ và Liên Xô, bán đảo đã bị chia cắt thành hai miền Nam-Bắc, lấy vĩ tuyến 38 độ Bắc làm đường ranh giới tạm thời, phía Bắc do Liên Xô tiếp quản còn Mỹ cử binh lực đóng tại miền Nam, hai miền buộc phải đi theo hai hướng khác nhau. Do ý thức hệ Cộng sản và Tư bản của cường quốc khiến đất nước Hàn Quốc thân yêu  chia cắt  hai miền Nam Bắc, cốt nhục chia ly, rơi vào thảm cảnh gà nhà cùng một mẹ bôi mặt đá nhau, đầu rơi máu chảy, cùng huyết thống phải đọ sức với nhau, cha chống lại con trai, anh em chống lại anh em, mẹ chống lại con gái, chị em chống lại chị em. Giữa thế kỷ 20, Chiến tranh Triều Tiên là cuộc xung đột ngắn nhưng khốc liệt và có sức tàn phá khủng khiếp nhất ở châu Á trong thời kỳ hiện đại với hơn 3 triệu người tử vong sau 3 năm chiến đấu kéo dài 1.129 ngày (25/6/1950 - 27/7/1953) đã có đến ba triệu người đã thiệt mạng, tài sản bị phá hủy và đất đai bị tàn phá. Bán đảo Triều Tiên vẫn bị chia cắt từ đó cho đến ngày nay.

 

Về Hàn Quốc, điều này xảy ra bởi vì những người ảnh hưởng ý thức hệ khác nhau như thế nào và mọi người nên sống như thế nào. Do những khác biệt đó đã trở thành sự thù hận và phân biệt đối xử, miệt thị lẫn nhau, thả bom mìn, đạn pháo và những nhát dao găm chống lại những người vô tội, gây ra những đau khổ không kể xiết và vẫn tiếp tục vang vọng dưới đôi chân chúng ta, trên mảnh đất mang tính biểu tượng này cho đến ngày nay.

 

Thật chẳng may, đau khổ như thế không phải là duy nhất. Đau khổ tương tự đang xảy ra khắp thế giới ngày nay, và đã xảy ra trong suốt lịch sử nhân loại. Chúng ta hãy nhận thức rằng tam độc tham, sân, si tiếp tục tạo ra một cấu trúc bạo lực được thể chế hóa luôn dẫn đến bất công và đau khổ.

 

Hôm nay, chúng tôi với tư cách là những đại diện của tổ chức Phật giáo Nhập thế tập hợp ở đây, bởi chúng tôi nhận ra rằng, thường nhật mỗi ngày, đạo Phật đã giải quyết những đau khổ của con người. Nhập thế cũng có nghĩa là sự kết nối với nhau một cách có chủ ý và nhân đạo trong tình thân thiết của sự trung thực, và sự thật để làm vơi đi những nỗi khổ niềm đau bằng cách dùng ánh sáng từ bi trí tuệ, xua tan đi những bóng đêm bạo lực có cấu trúc ở bất cứ nơi nào chúng ta gặp phải.

 

Vào ngày này, được bao quanh bởi những người pháp hữu đồng nghiệp đáng ngưỡng mộ, chúng ta cùng làm chứng cho nhau và tuyên bố rằng, chúng  ta sẽ luôn cam kết giúp đỡ những người dễ bị tổn thương, đón nhận những người khác biệt và bảo vệ những người bị gạt ra ngoài lề xã hội. Vì thế, chúng tôi tuyên bố:

 

Chứng kiến việc thấy người bị đói khổ và giúp cho họ được no.

Chứng kiến việc thấy người ốm đau tật bệnh và giúp trị liệu cho họ lành mạnh.

Chứng kiến cảnh trẻ em không được đến học đường và giáo dục chúng.

Chứng kiến bởi sự phân biệt đối xử và bảo vệ sự nhân quyền.

Chứng kiến bởi những người tỵ nạn và cung cấp nơi cư trú  cho họ.

Chứng kiến cảnh bạo lực và tìm kiếm giải pháp hòa bình.

Nguyện cầu cho tất cả chúng sinh được hạnh phúc và bình yên.

 

Lành thay! Lành thay! Lành thay!

 

Những người tham gia đều khép mi im lặng trong thiền định, đồng cầu nguyện cho hòa bình và một thế giới thống nhất, đồng nhập Từ bi quán vì sự an lạc hạnh phúc cho chúng sinh.

 

Một tiếng chuông ngân vang.

 

Mạng lưới Phật giáo Nhập thế Quốc tế (INEB) được thành lập vào năm 1989 tại Vương quốc Thái Lan cùng một nhóm các nhà tư tưởng Phật giáo và phi Phật giáo, các nhà hoạt động xã hội với mục đích kết nối phật tử trên khắp thế giới, thúc đẩy sự hiểu biết, hợp tác giữa các nhóm liên tôn giáo để giải quyết các vấn đề cấp bách toàn cầu, giúp đỡ về nhân quyền, giải quyết xung đột và khủng hoảng môi trường,  và bảo vệ môi sinh cho các nước PG nghèo, thiếu dân chủ ở châu Á.

 

INEB được thành lập bởi Cư sĩ Sulak Sivaraksa, nhà phê bình xã hội nổi tiếng và là một nhà hoạt động xã hội. Viện INEB được thành lập như một tổ chức độc lập thuộc “Quỹ Sathirakoses-Nagapradeepa” có trụ sở đặt tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Các thành viên của Viện INEB bao gồm: Chư tôn tịnh đức tăng già, nam nữ cư sĩ  phật tử, nhà hoạt động, học giả và nhân viên xã hội từ hơn 25 quốc gia ở châu Úc, châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Với vai trò một tổ chức Phật giáo, INEB chào đón thành viên từ các truyền thống tâm linh khác và công nhận tầm quan trọng của các hoạt động liên tôn giáo: “Triết lý thực hành của INEB dựa trên từ bi tâm, công lý xã hội và phi bạo lực”. Nhiệm vụ cốt lõi của INEB là trực diện và kết thúc khổ đau bằng cách phân tích và thực hành theo giáo lý căn bản Tứ Diệu Đế.

 

Có trụ sở tại thủ đô Bangkok, Thái Lan, IEB đã thiết lập một loạt các dự án xã hội và chương trình tiếp cận cộng đồng, nhằm khắc phục xoa dịu những nỗi khổ niềm đau, trao quyền cho các cộng đồng dễ bị tổn thương, thông qua thực hành Phật pháp và Phật giáo Nhập thế.

 

Phật học hội Tịnh Độ Hàn Quốc (한국정토학회) là một cộng đồng và tổ chức nhân đạo với mong muốn trình bày Phật pháp theo hướng nhập thế và thúc đẩy lối sống giản dị. Ngoài ra, Phật học hội Tịnh Độ Hàn Quốc tìm cách giải quyết các vấn đề cấp bách và khủng hoảng của xã hội hiện đại, chẳng hạn như nạn nghèo đói, xung đột và suy thoái môi trường, bằng cách áp dụng thế giới quan Phật giáo để tu tập tự thân cũng như tham gia tích cực vào các phong trào xã hội. Tổ chức này kết nối các cộng đồng học viên trên khắp Hàn Quốc và toàn thế giới thông qua các khóa học Phật pháp online và các chương trình ý nghĩa khác.

 

Thiền sư Pháp Luân (법륜스님) là một vị tu sĩ Phật giáo Hàn Quốc, đồng thời là tác giả và nhà hoạt động xã hội được đông đảo quần chúng kính trọng. Thầy đã thành lập nhiều tổ chức, sáng kiến và dự án trên toàn thế giới. Trong số đó, JTS Korea hoạt động như một tổ chức viện trợ quốc tế nhằm xóa đói giảm nghèo, trong khi Phật học hội Tịnh Độ Hàn Quốc là một cộng đồng tình nguyện hoạt động dựa trên giáo lý Phật giáo và chuyên giải quyết các vấn đề đau khổ của xã hội hiện đại.

 

Tác giả Craig C Lewis

Việt dịch Thích Vân Phong

Nguồn Buddhistdoor Global

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/03/2015(Xem: 5151)
Người sáng lập Phật phái Phật Quang Sơn, Đại sư Hsing Yun (Tinh Vân) người Đài Loan, đã chính thức khánh thành khu đại học Wollongong của học viện Nam Thi trong chuyến thăm Úc một tuầncủa mình . Đến Úc vào ngày 28-2 và lưu trú cho đến ngày 4-3, ông khánh thành khu đại học này vào ngày 1-3. Chương trình sự kiện gồm lễ khánh thành chính thức, các cuộc tham quan khu đại học, hội chợ thực phẩm, các buổi trình diễn và hoạt động văn hóa, và các buổi nói chuyện về học viện. Khu đại học này bao gồm các cơ sở giảng dạy và cộng đồng, một bảo tàng và phòng triển lãm, quán ăn, cửa hàng quà lưu niệm và các giảng đường. Hơn 5.000 người đã dự lễ khánh thành, trong số đó có các quan chức như thủ tướng Úc Tony Abbott, thị trưởng Gordoan Bradbery của Wollongong và nhiều vị cao tăng từ các truyền thống Phật giáo khác nhau, cũng như các vị lãnh đạo liên tôn giáo và cộng đồng. Đại sư Hsing Yun, 87 tuổi, là một nhân vật quan trọng của Phật giáo Đại thừa trong các cộng đồng người Hoa trên toàn thế giới
11/03/2015(Xem: 4968)
Dưới đây là một bài báo phân tích tình hình chính trị liên quan đến Phật Giáo hiện nay tại Trung Quốc. Bài báo này được đăng tải ngày 06 tháng 2 năm 2015 trên trang mạng của một tổ chức tín ngưỡng Thiên Chúa Giáo rất uy tín gồm các Giáo Hội các nước Á Châu (Eglises d'Asie - EDA), và các giáo hội này lại trực thuộc vào một tổ chức mang một tầm cỡ to lớn hơn gọi là "Hội Thừa Sai Paris" (Sociétés des Missions Etrangères de Paris - MEP), được thành lập từ thế kỷ XIII.
11/03/2015(Xem: 4777)
Ngày 1-3 2-15, Hiệp hội Phật giáo Penang đã tặng 15,000 RM cho Quỹ Thiên tại NSTP – Madia Prima. Chủ tịch hiệp hội Datuk Seri Khoo Keat Siew đã trao ngân phiếu cho Melissa Darlyne Chow, người đại diện báo New Straits Times. Lễ trao tặng được tổ chức tại trụ sở hiệp hội bên lề 4 dịp đặc biệt , cụ thể là sự ra mắt của lễ kỷ niệm lần thứ 90 của hiệp hội, ra mắt Hội trường tịnh xá Brahma, cầu phúc cho công trình Hội trường Tưởng niệm Cha Sumangalo đang xây dựng cũng như lễ Đại Tăng đoàn Thường niên của Truyền thống Nguyên thủy. Hơn 500 tín đồ đã tập trung tại sự kiên từ thiện hàng năm này, cùng với sự hiện diện của 110 tu sĩ Phật giáo Nguyên thủy. (Big News Network – March 3, 2015)
03/03/2015(Xem: 8803)
Với mục tiêu giúp mọi người hướng đến đời sống tâm linh, tổ chức Dhammakaya đã thiết lập nhiều hoạt động nhằm tác động đến đời sống đạo đức tâm linh xã hội hiện đại, nâng cao phẩm giá của con người, hướng đến một nền hòa bình, hòa hợp cho thế giới mà mọi người chúng ta đang tìm cầu. Thời gian gần đây, hoạt động của Dhammakaya đã thu hút người mộ đạo từ Thái lan đến khắp nơi trên thế giới.Trung tâm luôn duy trì những hoạt động này, vì nó đã đem lại thiết thực cho con người tăng trưởng nhân tâm và phát triển xã hội.
01/03/2015(Xem: 4485)
Các bản in mộc bản Kinh Đà La Ni, được cho là có từ thời nhà Đường, sẽ được trưng bày cho công chúng. Kinh Đà La Ni được in lên một tờ giấy với nhiều câu thần chú Phật giáo được viết bằng chữ Phạn. Giám đốc Han Seon-hak của Bảo tàng Bản in Cổ tại chùa Myeongju ở thành phố Wonju, tỉnh Gangwon, nói, “Một cuộc triển lãm trưng bày hơn 100 tờ, bao gồm 40 tờ in bùa và sách từ các nước khác nhau ở châu Á, chẳng hạn như các bản in Kinh Đà La Ni, sẽ diễn ra cho đến ngày 10-5”. Các bản in mộc bản Kinh Đà La Ni nói trên không cho biết năm in ấn, nhưng nhiều chuyên gia thư mục học ước tính rằng chúng được sản xuất vào thời nhà Đường. Giám đốc Han nói, “Kinh Đà La Ni sẽ triển lãm này đã được phát hiện trong vòng đeo tay vốn được tìm thấy cùng với một tượng Phật ở Thanh Hải, Trung quốc. Vào thời nhà Đường, có truyền thống theo đó kinh Đà La Ni - dành cho việc cầu mong một nhà sư hoặc Phật tử được nhập Niết Bàn sau khi từ trần – được đặt trong vòng đeo tay và chôn cùng với xác”. (The Dong-a Ilbo
16/02/2015(Xem: 3794)
Những nhà làm phim tài liệu về Ruth Denison, một trong những phụ nữ đầu tiên giảng dạy về Phật giáo tại Tây phương, đang kêu gọi sự giúp đỡ để đưa bộ phim của họ đến rạp. Nhà làm phim Aleksandra Kumorek đã đầu tư tiền của cô vào dự án và đã nhận được sự tài trợ của Viện Phim Đức Nordmedia. Bây giờ, để bộ phim về giáo viên Phật giáo lão thành Ruth Denison này ra rạp vào mùa xuân năm 2016, Aleksandra cần sự giúp đỡ qua quyên góp cho việc chỉnh sửa cuối cùng và sản xuất phim.
15/02/2015(Xem: 4890)
Kakre Bihar là một phế tích chùa cổ Ấn giáo-Phật giáo tọa lạc trên một đỉnh đồi nhỏ ở Thung lũng Surkhet. Chính phủ Nepal đã bắt đầu các việc chuẩn bị với một dự án kéo dài nhiều năm để trùng tu ngôi chùa Kakre Bihar ‘Shikhar Saili’ này, vốn được cho là có niên đại từ thế kỷ thứ 12. Được xem là đứng thứ 2 chỉ sau Lâm Tì Ni về mặt ý nghĩa khảo cổ học và lịch sử, chùa Kakre Bihar xây bằng đá rắn với những tượng Đức Phật bằng đồng cùng với rất nhiều tượng thần Ấn giáo là một bi
13/02/2015(Xem: 7270)
Tp. Trondheim, Na Uy, ngày 09/02/2015 - Tại Trung tâm của châu Âu, các quốc gia Pháp, Thụy Sĩ và Đức hội tụ, sáng nay đức Đạt Lai Lạt Ma bước lên chuyến chuyên cơ nhắm hướng Bắc gần thềm Lục địa, bay từ bang Basel, Thụy Sĩ sang Thành phố Trondheim, Na Uy.
10/02/2015(Xem: 6980)
Buổi Điểm tâm Cầu Nguyện Quốc Gia (National Prayer Breakfast) tại Washington, Hoa Kỳ ngày 05/02/2015. Tổng thống Mỹ Barack Obama kính chào đón đức Đạt Lai Lạt Ma trong phòng Khách sạn sang trọng, Tổng thống Hoa Kỳ bất ngờ dành lời ca ngợi về người đoạt giải Nobel Hòa bình, người đang bị bị chỉ trích bởi Bắc Kinh, Trung Quốc. Đức Đạt Lai Lạt Ma người đoạt giải “Nobel Hòa bình”, một “Người bạn quý mến” luôn thể hiện “tinh thần Từ bi” đối với mọi người, một vị khách quý đặc biệt của Mỹ, Tổng thống Obama nói.
08/02/2015(Xem: 5071)
Triển lãm “Các Kiệt tác của Điêu khắc Phật giáo từ miền Bắc Nhật Bản”, khai mạc vào hạ tuần tháng 1-2015 tại Bảo tàng Quốc gia Tokyo ở Ueno, Tokyo, phản ảnh một sự tập trung chú ý đổi mới về các tượng Phật giáo của vùng Tohoku sau trận động đất và sóng thần lớn tại Nhật vào năm 2011. Trong số những tượng trưng bày tại triển lãm này có những tượng đã bị hư hại trong trận động đất ngày 11-3-2011 và các dư chấn, và những tượng mà mọi người hướng nhìn để tìm sự an ủi và sức mạnh khi họ nương tựa tại các chùa trên vùng đất cao của các vùng duyên hải sau khi nhà cửa của họ bị sóng thần cuốn trôi. Có cả một tượng vẫn tồn tại qua 2 thảm họa động đất và sóng thần “một-lần-trong-một-thiên niên kỷ” của vùng Tohoku này. Với 26 tượng được trưng bày, đây không có nghĩa là một cuộc triển lãm lớn. Nhưng rõ ràng là các tác phẩm đã được tuyển chọn kỹ để cho thấy sự đa dạng của điêu khắc Phật giáo tại Tohoku. Triển lãm kéo dài cho đến ngày 5-4-2015. (The Japan News – February 2, 2015)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com