Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ

23/11/201517:02(Xem: 5039)
Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ


Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (23)
Phật giáo Trung Quốc
Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ       


     

Bắt đầu từ ngày 05/11/2015 các tỉnh thành Phật giáo Trung Quốc đều long trọng tổ chức lễ Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (21/05/1907-05/11/2015).

Lễ Tưởng niệm ngày Sinh nhật cố Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, Triệu Phác Sơ với nhiều hoạt động phong phú, thiết thực.

Cư sĩ Triệu Phác Sơ (趙樸初) sinh ngày 05/11/1907 (30.09/Đinh Mùi), tại thị trấn An Khánh, huyện Thái Hồ, tỉnh An Huy, Trung Quốc.

Cư sĩ Triệu Phác Sơ, vị lãnh tụ Phật giáo xuất sắc, Thư pháp gia kiệt xuất, nhà thơ, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng, nhà ái quốc vĩ đại, Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Trung Quốc-Nhật Bản, Cố vấn, Chủ tịch danh dự Hội Hồng Thập tự, Phó hội trưởng nhân dân Trung Quốc giải trừ quân bị tranh thủ hòa bình, Đại biểu Quốc hội Trung Quốc các khóa 1,2,3, khóa 4, Ủy viên Ủy ban Quốc gia CPPCC Trung Quốc , khóa 4,5 Ủy viên thường vụ Ủy ban Quốc gia CPPCC Trung Quốc.

Cư sĩ Triệu Phác Sơ, xuất thân trong một gia đình họ Triệu, Tổ tiên bốn đời làm quan viện Hàn Lâm trung Quốc.

Năm 1926 (Bính Dần), Cư sĩ học Đại học Đông Ngô ở tỉnh Giang Tô. Sau khi tốt nghiệp Đại học, Cư sĩ đảm nhiệm Thư ký Hiệp hội Phật giáo Thượng Hải, Chiết Giang, Thư ký Hiệp hội Phật giáo Thượng Hải.

Từ năm 1938 (Mậu Dần) về sau, Cư sĩ tham gia các tổ chức văn hóa xã hội, Tôn giáo như Tổng Thư ký Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, Ủy viên Hội cứu tế chiến khu Thượng Hải, Phó viện trưởng viện Giáo dưỡng Thanh thiếu niên, Thôn trưởng Thanh thiếu niên Thượng Hải.

Năm 1949 (Kỷ Sửu), Tổng Giám đốc Ủy ban lâm thời cứu tế Thượng Hải, Ủy viên Thường vụ bảo vệ Hòa bình thế giới, Phó Chủ tịch Thường vụ Ủy ban Đoàn kết.

Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Nhật Bản xâm lược, Cư sĩ Triệu Phác Sơ (Zhao Puchu) đã tham gia vào các hoạt động chống Nhật.

Từ những năm 1950 (Canh Dần) trở đi, sau khi thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cư sĩ đã đã cho thấy rằng sự phát triển của Phật giáo ở Trung Quốc thời bấy giờ bằng con đường nhân văn, nói cách khác là được sự kết nối chặt chẽ với đời sống thế tục.

Đại cách mạng văn hóa (文化大革命) được Mao Trạch Đông khởi xướng và lãnh đạo từ ngày 16 tháng 05 năm 1966, là một giai đoạn hỗn loạn toàn bộ xã hội Trung Quốc diễn ra trong 10 năm từ năm 1966-1976, gây tác động rộng lớn và sâu sắc lên mọi mặt của cuộc sống Chính trị, Văn hóa, Xã hội Trung Quốc.

Ngoài ra, cuộc Cách mạng này đã làm thay đổi quan niệm Xã hội, Chính trị và Đạo đức của quốc gia này một cách sâu sắc và toàn diện. Tệ hại hơn, trong suốt cuộc Cách mạng này, tất cả những gì liên quan đến các Tôn giáo đều bị Hồng vệ binh tàn phá thẳng tay. Nhiều công trình Tôn giáo như Cơ sở Tự viện Phật giáo, Nhà thờ, Tu viện của các tôn giáo khác và cả các nghĩa trang đều bị đóng cửa, bị cướp phá hoặc bị đập bỏ.

Điều khủng khiếp nhất của chiến dịch là việc sử dụng bừa bãi hình thức tra tấn, giết chóc những người vô tội, trong đó có các bậc Thánh tăng Hiền triết Phật giáo, dẫn đến các vụ tự tử do nạn nhân không chịu được tra tấn và nhục nhã. Riêng Phật giáo Trung Quốc trải qua 10 năm đại nạn “Đại cách mạng văn hóa” (文化大革命) Phật giáo đứng mũi chịu sào, Cơ sở Tự viện bị chiếm, Phật tượng bị đập phá, tăng ni bị trục xuất khỏi chùa.

 

Trong cuộc Cách mạng Văn hóa, những nỗ lực của mình để kích hoạt Phật giáo tồn tại và phát triển ở Trung Quốc trong những thập niên 1980-1990, Cư sĩ Triệu Phác Sơ là nhân vật trung tâm trong việc liên lạc giữa vòng tròn Phật giáo ở đại lục, Đài Loan, Hồng Kông, và Macao.

Vào thập niên 80 (Canh Thân), Trung Quốc thực hiện Chính sách cải cách đổi mới, bắt đầu toàn diện quán triệt thực hiện Chính sách Tự do Tín ngưỡng Tôn giáo, Cơ sở Tự viện Phật giáo phát triển, Tăng ni xuất gia càng ngày càng đông, nhưng Tăng tài của Phật giáo thì lại quá giới  hạn, không đủ nhân lực kế tục sự nghiệp hoằng dương Chính pháp, tiếp dẫn hậu lai, làm sao có thể thay đổi được vận mệnh của Phật giáo ? Cư sĩ Triệu Phác Sơ, Hội trưởng Hội Phật giáo Trung Quốc, phát biểu : "Vấn đề quan trọng trước mắt của Phật giáo là: điều thứ nhất là Giáo dục Đào tạo Tăng tài, điều thứ hai là Giáoc dục Đào tạo Tăng tài, điều thứ ba vẫn là Giáo dục Đào tạo Tăng tài". Dưới mục tiêu lãnh đạo của Hội trưởng Triệu Phác Sơ, để Chấn hưng Giáo dục Tăng già Phật giáo Trung Quốc, Trung Quốc Phật giáo giới nỗ lực tiến hành thành lập Phật học viện, đặt ra các quy hoạch giáo dục Phật giáo, đưa ra hàng loạt phương châm giáo dục.

Cư sĩ Triệu Phác Sơ đã tạo điều kiện cho 05 thanh niên tăng đi du học tại Sri Lanka, lần đầu tiên trong lịch sử của Trung Quốc. Trong những vị thanh niên Tăng đi du học tại Sri Lanka thành đạt có Hòa thượng Tiến sĩ Tịnh Nhân (Dr. Jing Yin) (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Triết học cuộc sống và cựu Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phật học HKU), Giáo sư Xue Yu (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo Nhân văn, Đại học phật giáo, thuộc Đại học Trung Quốc của Hồng Kông. (CUHK). Hòa Thượng Guang Xing (phó giáo sư tại Trung tâm nghiên cứu Phật HKU). Bây giờ những vị ấy đã trở thành những nhân vật quan trọng trong giới Phật giáo Hồng Kông, Trung Quốc.

Trung Quốc cải cách đổi mới hơn 20 năm, các cấp Phật học viện Phật giáo Trung Quốc về phương diện đào tạo bồi dưỡng nhân tài đã đạt được thành quả lớn lao, thành tích nổi bật, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Triệu Phát Sơ, sự phối hợp mật thiết của Thầy trò các cấp Phật học viện, các cấp Phật học viện nhất định sẽ đi trên con đường quang minh thích ứng với chủ nghĩa xã hội, khế cơ với thời đại văn minh hiện nay, tiếp nối truyền thống tốt đẹp của Phật giáo.

Cư sĩ Triệu Phác Sơ (Zhao Puchu) sinh ra và lớn lên trong thời kỳ Phật giáo Trung Quốc suy giảm trầm trọng và các sự kiện nêu trên và ý thức hệ vô thần cực đoan của các nước Cộng sản quốc tế đã gây ra sự thiệt hại hơn nữa cho sự phát triển của nó và thậm chí đe dọa sự tồn tại của nó ở Trung Quốc.

Nhân sinh thất thập cổ lai hy, Cư sĩ Triệu Phác Sơ tuổi quá cửu tuần thượng thọ. Nhân duyên trụ thế nhân sinh, với nhiệm vụ Sứ giả Như Lai Hộ trì Tam Bảo, góp phần Hộ Quốc An Dân, Tốt Đời Đẹp Đạo, Hoằng dương Chính pháp Phật đà viên mãn.

Cư sĩ Triệu Phác Sơ đã trút hơi thở cuối cùng, an tường xã báo thân tại Bắc Kinh vào ngày 21/05/2000 (18/04Canh Thìn). Hưởng thượng thọ 93 Xuân.

Với tuổi cửu tuần của cố Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, Triệu Phác Sơ đã trải qua thời gian một chuỗi dài với một trong những thời kỳ hỗn loạn nhất của lịch sử Trung Quốc, quá trình chuyển đổi từ đế quốc cai trị, sự hỗn loạn nội bộ của cuối triều đại nhà Thanh và sự ra đời của Cộng hòa Trung Hoa, chia rẽ giữa Quốc Dân Đảng (KMT) và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), cuộc xâm lược của Nhật Bản và cuộc kháng chiến của Trung Quốc, kết quả của cuộc nội chiến (Quốc Cộng Nội chiến - kéo dài từ tháng 04 năm 1927 đến tháng 05 năm 1950, là một cuộc nội chiến ở Trung Quốc giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc) do đấu tranh quyền lực giữa Quốc Dân Đảng (KMT) và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), phong trào chính trị gây tai họa cho Phật giáo đó là cuộc Cách mạng Văn hóa.

Cư sĩ Triệu Phác Sơ (趙樸初), người bạn tốt và nhân vật nổi bật trong Chính trị, Văn hóa xã hội, Giáo dục và các lĩnh vực Tôn giáo.

Hình ảnh hoạt động Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, Triệu Phác Sơ. Trân trọng kính mời quý bạn đọc cùng chia sẻ:

Thích Vân Phong

Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (1)Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (10)Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (11)Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (12)Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (13)Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (14)Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (15)Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (16)Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (17)Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (18)Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (19)Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (2)Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (20)Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (21)Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (22)Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (23)Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (24)Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (25)Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (26)Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (27)Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (28)Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (29)Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (3)Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (30)Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (31)


 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/04/2015(Xem: 5466)
Tháng trước, ngành Bưu điện Thụy Điển đã phát hành một con tem miêu tả Đức Phật ngồi trên tòa sen như một phần của loạt kỷ niệm Kỷ nguyên của người Viking. Đây là hình minh họa của một tượng Phật nhỏ bằng đồng, được các nhà khảo cổ học tìm thấy tại một thị trấn nhỏ của Thụy Điển vào năm 1954. Họ đã xác định tượng này có niên đại thế kỷ thứ 5, nhiều khả năng đến từ Kashmir, bắc Ấn Độ. Các dây da trên tượng chứng tỏ tượng được đeo như một bùa hộ thân bởi các thương nhân. Các sử gia đưa ra giả thuyết rằng tượng Phật này được mang theo qua hàng nghìn dặm, ngược xuôi các dòng sông và các thảo nguyên Âu Á, trước khi đến một ngôi nhà người Viking ở Thụy Điển, có lẽ là sau hai hoặc ba trăm năm du hành.
08/04/2015(Xem: 7705)
Ngày 2-4-2015, một lễ tưởng niệm lớn đã diễn ra trên núi Koya ở tỉnh Wakayama để đánh dấu 1,200 năm khánh thành một học viện được thành lập bởi Kukai (774-835), nhà sư sáng lập Phật phái Koyasan Shingonshu (Chơn Ngôn tông). Sau khi viên tịch ngài được tôn xưng là Kobo Đại sư. Một lễ mừng sự hoàn thành cổng Chumon, vốn được xây dựng lại lần đầu tiên trong 172 năm, cũng đã được tổ chức tại chùa Kongobuji, trụ sở của phái Koyasan Shingonshu tọa lạc trên núi này. Chùa lên kế hoạch tổ chức các sự kiện kỷ niệm cho đến ngày 21-5 và các bảo vật văn hóa tại chùa sẽ được trưng bày trước công chúng.
08/04/2015(Xem: 5575)
Ngày 2-4-2015, một lễ tưởng niệm lớn đã diễn ra trên núi Koya ở tỉnh Wakayama để đánh dấu 1,200 năm khánh thành một học viện được thành lập bởi Kukai (774-835), nhà sư sáng lập Phật phái Koyasan Shingonshu (Chơn Ngôn tông). Sau khi viên tịch ngài được tôn xưng là Kobo Đại sư. Một lễ mừng sự hoàn thành cổng Chumon, vốn được xây dựng lại lần đầu tiên trong 172 năm, cũng đã được tổ chức tại chùa Kongobuji, trụ sở của phái Koyasan Shingonshu tọa lạc trên núi này. Chùa lên kế hoạch tổ chức các sự kiện kỷ niệm cho đến ngày 21-5 và các bảo vật văn hóa tại chùa sẽ được trưng bày trước công chúng.
26/03/2015(Xem: 9924)
Khẩn bạch Tang Lễ Đại Đức Nhuận Thư, trụ trì chùa Từ Nghiêm
21/03/2015(Xem: 4358)
MIẾN ĐIỆN: Các tác phẩm Phật giáo khắc đá cần sự phục chế Các tác phẩm Phật giáo khắc đá nổi tiếng hơn 150 năm tuổi trên vách núi Akauktaung ở Khu Pegu rất cần được phục chế, các ủy viên quản trị của khu hành hương và du lịch này cho biết. Nhận định rằng những tượng Phật khắc đá tại đây đang hỏng dần mà không được bảo quản hoặc giữ gìn, Ye Myint Thein, một thành viên của ban quản trị Akauktaung, nói, “Di tích này từng nổi tiếng là ‘Một nghìn tượng Phật của Akauktaung’, nhưng ngày nay chỉ còn khoảng 370 tượng. Một số đang trong tình trạng tốt nhưng những tượng khác đã quá xuống cấp. Mong ước của chúng tôi là thấy di tích này được bảo tồn. Việc phục chế là rất cần thiết”. Akauktaung nghĩa là “Ngọn núi Thử thách”, được đặt tên theo truyền thuyết rằng một chiếc thuyền với các thủy thủ bị mắc kẹt gần vách núi và phải chống chọi một trận bão và lốc kéo dài một tuần. Các thuyền viên đã cầu nguyện cho sinh mạng của mình và khắc những tượng Phật vào vách núi trong khi họ chịu đựng trận bão n
21/03/2015(Xem: 8684)
Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Từ Bi nhằm tôn vinh Đức Đạt Lai Lạt Ma, người đã cống hiến suốt đời mình truyền bá thông điệp hòa bình, lòng nhân ái và từ bi phổ quát trên toàn thế giới. Hòa thượng Lama Tenzin Dhonden, Sứ giả Hòa bình của Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 và người sáng lập tổ chứcNhững Người bạn của Đức Đạt Lai Lạt Ma, phối hợp cùng với trường đại học Univeristy of California, Irvine vàTrung tâm Sống Hòa bình sẽ tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Toàn cầu về Từ bi và lễ kỷ niệm sinh nhật Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 lần thứ 80.
17/03/2015(Xem: 6864)
Chuyến Hoằng Pháp đầu năm Ất Mùi 2015 của HT Thích Như Điển ( Phương Trượng Chùa Viên Giác) & HT Thích Minh Tuyền (Chùa Việt Nam, Nhật Bản) tại Đan Mạch qua các Chùa Giác Hãi, Quảng Hương và Vạn Hạnh, quốc gia Đan Mạch
15/03/2015(Xem: 6627)
Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc lo sợ rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ không tái sinh nữa sau khi ngài qua đời. Họ lo lắng suốt tuần này, các quan chức liên tục cảnh báo rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma phải tái sinh, ngài không có quyền quyết định tái sinh hay không tái sinh. Căng thẳng đã bốc cháy nghị trường tại cuộc họp thường niên của các nhà lập pháp của Trung Quốc ở Bắc Kinh về những gì sẽ xảy ra khi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, hiện nay 79 tuổi sẽ qua đời, và đặc biệt là đối với những người lập quyết định ai sẽ kế nhiệm ngài - nhà lãnh đạo nổi bật nhất của Phật giáo Tây Tạng.
15/03/2015(Xem: 4813)
Người sáng lập Phật phái Phật Quang Sơn, Đại sư Hsing Yun (Tinh Vân) người Đài Loan, đã chính thức khánh thành khu đại học Wollongong của học viện Nam Thi trong chuyến thăm Úc một tuầncủa mình . Đến Úc vào ngày 28-2 và lưu trú cho đến ngày 4-3, ông khánh thành khu đại học này vào ngày 1-3. Chương trình sự kiện gồm lễ khánh thành chính thức, các cuộc tham quan khu đại học, hội chợ thực phẩm, các buổi trình diễn và hoạt động văn hóa, và các buổi nói chuyện về học viện. Khu đại học này bao gồm các cơ sở giảng dạy và cộng đồng, một bảo tàng và phòng triển lãm, quán ăn, cửa hàng quà lưu niệm và các giảng đường. Hơn 5.000 người đã dự lễ khánh thành, trong số đó có các quan chức như thủ tướng Úc Tony Abbott, thị trưởng Gordoan Bradbery của Wollongong và nhiều vị cao tăng từ các truyền thống Phật giáo khác nhau, cũng như các vị lãnh đạo liên tôn giáo và cộng đồng. Đại sư Hsing Yun, 87 tuổi, là một nhân vật quan trọng của Phật giáo Đại thừa trong các cộng đồng người Hoa trên toàn thế giới
11/03/2015(Xem: 4573)
Dưới đây là một bài báo phân tích tình hình chính trị liên quan đến Phật Giáo hiện nay tại Trung Quốc. Bài báo này được đăng tải ngày 06 tháng 2 năm 2015 trên trang mạng của một tổ chức tín ngưỡng Thiên Chúa Giáo rất uy tín gồm các Giáo Hội các nước Á Châu (Eglises d'Asie - EDA), và các giáo hội này lại trực thuộc vào một tổ chức mang một tầm cỡ to lớn hơn gọi là "Hội Thừa Sai Paris" (Sociétés des Missions Etrangères de Paris - MEP), được thành lập từ thế kỷ XIII.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567