Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ

23/11/201517:02(Xem: 5042)
Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ


Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (23)
Phật giáo Trung Quốc
Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ       


     

Bắt đầu từ ngày 05/11/2015 các tỉnh thành Phật giáo Trung Quốc đều long trọng tổ chức lễ Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (21/05/1907-05/11/2015).

Lễ Tưởng niệm ngày Sinh nhật cố Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, Triệu Phác Sơ với nhiều hoạt động phong phú, thiết thực.

Cư sĩ Triệu Phác Sơ (趙樸初) sinh ngày 05/11/1907 (30.09/Đinh Mùi), tại thị trấn An Khánh, huyện Thái Hồ, tỉnh An Huy, Trung Quốc.

Cư sĩ Triệu Phác Sơ, vị lãnh tụ Phật giáo xuất sắc, Thư pháp gia kiệt xuất, nhà thơ, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng, nhà ái quốc vĩ đại, Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Trung Quốc-Nhật Bản, Cố vấn, Chủ tịch danh dự Hội Hồng Thập tự, Phó hội trưởng nhân dân Trung Quốc giải trừ quân bị tranh thủ hòa bình, Đại biểu Quốc hội Trung Quốc các khóa 1,2,3, khóa 4, Ủy viên Ủy ban Quốc gia CPPCC Trung Quốc , khóa 4,5 Ủy viên thường vụ Ủy ban Quốc gia CPPCC Trung Quốc.

Cư sĩ Triệu Phác Sơ, xuất thân trong một gia đình họ Triệu, Tổ tiên bốn đời làm quan viện Hàn Lâm trung Quốc.

Năm 1926 (Bính Dần), Cư sĩ học Đại học Đông Ngô ở tỉnh Giang Tô. Sau khi tốt nghiệp Đại học, Cư sĩ đảm nhiệm Thư ký Hiệp hội Phật giáo Thượng Hải, Chiết Giang, Thư ký Hiệp hội Phật giáo Thượng Hải.

Từ năm 1938 (Mậu Dần) về sau, Cư sĩ tham gia các tổ chức văn hóa xã hội, Tôn giáo như Tổng Thư ký Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, Ủy viên Hội cứu tế chiến khu Thượng Hải, Phó viện trưởng viện Giáo dưỡng Thanh thiếu niên, Thôn trưởng Thanh thiếu niên Thượng Hải.

Năm 1949 (Kỷ Sửu), Tổng Giám đốc Ủy ban lâm thời cứu tế Thượng Hải, Ủy viên Thường vụ bảo vệ Hòa bình thế giới, Phó Chủ tịch Thường vụ Ủy ban Đoàn kết.

Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Nhật Bản xâm lược, Cư sĩ Triệu Phác Sơ (Zhao Puchu) đã tham gia vào các hoạt động chống Nhật.

Từ những năm 1950 (Canh Dần) trở đi, sau khi thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cư sĩ đã đã cho thấy rằng sự phát triển của Phật giáo ở Trung Quốc thời bấy giờ bằng con đường nhân văn, nói cách khác là được sự kết nối chặt chẽ với đời sống thế tục.

Đại cách mạng văn hóa (文化大革命) được Mao Trạch Đông khởi xướng và lãnh đạo từ ngày 16 tháng 05 năm 1966, là một giai đoạn hỗn loạn toàn bộ xã hội Trung Quốc diễn ra trong 10 năm từ năm 1966-1976, gây tác động rộng lớn và sâu sắc lên mọi mặt của cuộc sống Chính trị, Văn hóa, Xã hội Trung Quốc.

Ngoài ra, cuộc Cách mạng này đã làm thay đổi quan niệm Xã hội, Chính trị và Đạo đức của quốc gia này một cách sâu sắc và toàn diện. Tệ hại hơn, trong suốt cuộc Cách mạng này, tất cả những gì liên quan đến các Tôn giáo đều bị Hồng vệ binh tàn phá thẳng tay. Nhiều công trình Tôn giáo như Cơ sở Tự viện Phật giáo, Nhà thờ, Tu viện của các tôn giáo khác và cả các nghĩa trang đều bị đóng cửa, bị cướp phá hoặc bị đập bỏ.

Điều khủng khiếp nhất của chiến dịch là việc sử dụng bừa bãi hình thức tra tấn, giết chóc những người vô tội, trong đó có các bậc Thánh tăng Hiền triết Phật giáo, dẫn đến các vụ tự tử do nạn nhân không chịu được tra tấn và nhục nhã. Riêng Phật giáo Trung Quốc trải qua 10 năm đại nạn “Đại cách mạng văn hóa” (文化大革命) Phật giáo đứng mũi chịu sào, Cơ sở Tự viện bị chiếm, Phật tượng bị đập phá, tăng ni bị trục xuất khỏi chùa.

 

Trong cuộc Cách mạng Văn hóa, những nỗ lực của mình để kích hoạt Phật giáo tồn tại và phát triển ở Trung Quốc trong những thập niên 1980-1990, Cư sĩ Triệu Phác Sơ là nhân vật trung tâm trong việc liên lạc giữa vòng tròn Phật giáo ở đại lục, Đài Loan, Hồng Kông, và Macao.

Vào thập niên 80 (Canh Thân), Trung Quốc thực hiện Chính sách cải cách đổi mới, bắt đầu toàn diện quán triệt thực hiện Chính sách Tự do Tín ngưỡng Tôn giáo, Cơ sở Tự viện Phật giáo phát triển, Tăng ni xuất gia càng ngày càng đông, nhưng Tăng tài của Phật giáo thì lại quá giới  hạn, không đủ nhân lực kế tục sự nghiệp hoằng dương Chính pháp, tiếp dẫn hậu lai, làm sao có thể thay đổi được vận mệnh của Phật giáo ? Cư sĩ Triệu Phác Sơ, Hội trưởng Hội Phật giáo Trung Quốc, phát biểu : "Vấn đề quan trọng trước mắt của Phật giáo là: điều thứ nhất là Giáo dục Đào tạo Tăng tài, điều thứ hai là Giáoc dục Đào tạo Tăng tài, điều thứ ba vẫn là Giáo dục Đào tạo Tăng tài". Dưới mục tiêu lãnh đạo của Hội trưởng Triệu Phác Sơ, để Chấn hưng Giáo dục Tăng già Phật giáo Trung Quốc, Trung Quốc Phật giáo giới nỗ lực tiến hành thành lập Phật học viện, đặt ra các quy hoạch giáo dục Phật giáo, đưa ra hàng loạt phương châm giáo dục.

Cư sĩ Triệu Phác Sơ đã tạo điều kiện cho 05 thanh niên tăng đi du học tại Sri Lanka, lần đầu tiên trong lịch sử của Trung Quốc. Trong những vị thanh niên Tăng đi du học tại Sri Lanka thành đạt có Hòa thượng Tiến sĩ Tịnh Nhân (Dr. Jing Yin) (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Triết học cuộc sống và cựu Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phật học HKU), Giáo sư Xue Yu (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo Nhân văn, Đại học phật giáo, thuộc Đại học Trung Quốc của Hồng Kông. (CUHK). Hòa Thượng Guang Xing (phó giáo sư tại Trung tâm nghiên cứu Phật HKU). Bây giờ những vị ấy đã trở thành những nhân vật quan trọng trong giới Phật giáo Hồng Kông, Trung Quốc.

Trung Quốc cải cách đổi mới hơn 20 năm, các cấp Phật học viện Phật giáo Trung Quốc về phương diện đào tạo bồi dưỡng nhân tài đã đạt được thành quả lớn lao, thành tích nổi bật, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Triệu Phát Sơ, sự phối hợp mật thiết của Thầy trò các cấp Phật học viện, các cấp Phật học viện nhất định sẽ đi trên con đường quang minh thích ứng với chủ nghĩa xã hội, khế cơ với thời đại văn minh hiện nay, tiếp nối truyền thống tốt đẹp của Phật giáo.

Cư sĩ Triệu Phác Sơ (Zhao Puchu) sinh ra và lớn lên trong thời kỳ Phật giáo Trung Quốc suy giảm trầm trọng và các sự kiện nêu trên và ý thức hệ vô thần cực đoan của các nước Cộng sản quốc tế đã gây ra sự thiệt hại hơn nữa cho sự phát triển của nó và thậm chí đe dọa sự tồn tại của nó ở Trung Quốc.

Nhân sinh thất thập cổ lai hy, Cư sĩ Triệu Phác Sơ tuổi quá cửu tuần thượng thọ. Nhân duyên trụ thế nhân sinh, với nhiệm vụ Sứ giả Như Lai Hộ trì Tam Bảo, góp phần Hộ Quốc An Dân, Tốt Đời Đẹp Đạo, Hoằng dương Chính pháp Phật đà viên mãn.

Cư sĩ Triệu Phác Sơ đã trút hơi thở cuối cùng, an tường xã báo thân tại Bắc Kinh vào ngày 21/05/2000 (18/04Canh Thìn). Hưởng thượng thọ 93 Xuân.

Với tuổi cửu tuần của cố Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, Triệu Phác Sơ đã trải qua thời gian một chuỗi dài với một trong những thời kỳ hỗn loạn nhất của lịch sử Trung Quốc, quá trình chuyển đổi từ đế quốc cai trị, sự hỗn loạn nội bộ của cuối triều đại nhà Thanh và sự ra đời của Cộng hòa Trung Hoa, chia rẽ giữa Quốc Dân Đảng (KMT) và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), cuộc xâm lược của Nhật Bản và cuộc kháng chiến của Trung Quốc, kết quả của cuộc nội chiến (Quốc Cộng Nội chiến - kéo dài từ tháng 04 năm 1927 đến tháng 05 năm 1950, là một cuộc nội chiến ở Trung Quốc giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc) do đấu tranh quyền lực giữa Quốc Dân Đảng (KMT) và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), phong trào chính trị gây tai họa cho Phật giáo đó là cuộc Cách mạng Văn hóa.

Cư sĩ Triệu Phác Sơ (趙樸初), người bạn tốt và nhân vật nổi bật trong Chính trị, Văn hóa xã hội, Giáo dục và các lĩnh vực Tôn giáo.

Hình ảnh hoạt động Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, Triệu Phác Sơ. Trân trọng kính mời quý bạn đọc cùng chia sẻ:

Thích Vân Phong

Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (1)Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (10)Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (11)Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (12)Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (13)Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (14)Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (15)Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (16)Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (17)Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (18)Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (19)Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (2)Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (20)Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (21)Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (22)Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (23)Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (24)Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (25)Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (26)Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (27)Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (28)Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (29)Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (3)Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (30)Phật giáo Trung Quốc Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (31)


 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/07/2015(Xem: 5226)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thăm Garden Grove hôm Chủ Nhật 5-7-2015, chia sẻ thông điệp về hòa bình, cảm thông, trách nhiệm và từ bi với cộng đồng. Ngài nói trước cử tọa hơn 1,100 người tới dự “Lễ hội Từ Bi” tại hội trường khách sạn Garden Grove Hyatt Regency.
28/06/2015(Xem: 4293)
Giáo hoàng Francis gặp gỡ các nhà lãnh đạo Phật giáo: “những hành động này là hạt giống của hòa bình” Một cuộc đối thoại giữa các nhà lãnh đạo hoạt động xã hội và Phật giáo, Thiên Chúa Giáo đã bắt đầu từ hôm nay (24/06/2015) tại Vatican. Giáo hoàng Francis ghé thăm buổi họp và Hồng y Jean-Louis Tauran chào đón bằng một bài phát biểu. "Chúng tôi đã và đang cùng nhau thảo luận cách thức hợp tác với nhau trong một thế giới bị chia cắt.” Giáo hoàng cũng nói một vài lời để chia sẽ: "Đây là một chuyến viếng thăm của tình huynh đệ, của sự đối thoại và tình bằng hữu. Điều này rất tốt. Điều này rất hữu ích. Và trong những thời điểm như thế này, khi chúng ta bị tổn thương bởi chiến tranh và thù hận, những việc làm nhỏ này chính là những hạt giống cho hòa bình và tình hữu nghị. Xin cám ơn các bạn vì điều này và mong Chúa phù hộ các bạn.” Và Ngài đi chào mọi người. Giáo hoàng Francis được tặng vô số quà: từ các món quà nghệ thuật cho đến sách. 46 thành viên tham dự đều sống ở Mỹ. H
19/06/2015(Xem: 4317)
GIÁO ĐIỆP TẤN PHONG: Điều 1: Cung thỉnh Chư Thượng Tọa: Thượng tọa Thích Nhựt Huệ Thượng tọa Thích Minh Dung Đăng lâm phẩm vị Hòa Thượng. Cung thỉnh Đại Đức: Đại đức Thích Minh Quang Đăng lâm phẩm vị Thượng Tọa. Cung thỉnh Chư Sư Cô: Sư cô Thích nữ Tâm Nhựt Sư cô Thích nữ Giới Định Sư cô Thích nữ Chơn Viên Sư cô Thích nữ Huệ Chiếu Sư cô Thích nữ Như Thủy Sư cô Thích nữ Diệu Phước Sư cô Thích nữ Tịnh Hòa Sư cô Thích nữ Thiền Tuệ Sư cô Thích nữ Chúc Hà Đăng lâm phẩm vị Ni Sư
15/06/2015(Xem: 20729)
Một trận động đất mạnh 7,8 độ Richter xảy ra ở Nepal hôm nay khiến 1.130 người thiệt mạng và gây tàn phá rộng khắp. Động đất xảy ra vào 11h56 giờ địa phương (GMT+5:45) tại Lamjung, Nepal. Nhiều tòa nhà bị sập, gồm tháp cổ Dharhara nổi tiếng Kathmandu. Nhiều người kẹt trong đống đổ nát. Lở tuyết ở núi cao nhất thế giới Everest, 18 người leo núi chết. Nepal ban bố tình trạng khẩn cấp, kêu gọi quốc tế hỗ trợ. Đây là trận động đất nghiêm trọng nhất ở Nepal trong hơn 80 năm qua.
09/06/2015(Xem: 4921)
Vào ngày 02-03/06/2015 – Dịp Phật đản PL. 2559, Đoàn Tăng sĩ Phật giáo Hàn Quốc 51 vị cùng hành cước tham học tại Đại Phật Cổ Tự, Thành phố Quảng Châu, Tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, được chư tôn đức Tăng già Bản tự tiếp đón nồng nhiệt trong tình Linh Sơn pháp lữ. Trong đoàn 51 vị hành cước tham học, có 20 vị Tỳ khưu, 03 vị Tỳ Khưu Ni, 23 vị Cư sĩ Hộ pháp. Do Pháp sư Weon Deok làm Trưởng đoàn, buổi trưa ngày 02/06 đến Thành phố Quảng Châu, 04:00 giờ đoàn đến Đại Phật Cổ Tự tham quan cầu học.
09/06/2015(Xem: 8072)
Đông đảo dân địa phương và du khách đã đến tham quan tu viện Takht-i-Bhai, di tích cổ xưa có niên đại từ đầu thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên. Được liệt kê trong danh sách Di sản Thế giới, nó được xem là một trong những tu viện Phật giáo có cầu trúc tốt nhất tại huyện Gandhara. Tu viện Takht-i-Bhai tọa lạc cách phía đông của khu chợ Takht Bhai ở quận Mardan thuộc tỉnh Khyber Pakhtunkhwa. Nằm ở độ cao khoảng 500 feet trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ, tu viện từng được biết đến như là trung tâm của nền văn minh Gandhara vốn thu hút du khách, các sử gia, các nhà khảo cổ và Phật tử khắp thế giới. Theo lời người dân địa phương, khu tu viện và ngôi làng được đặt tên theo 2 cái giếng được tìm thấy trên đỉnh ngọn đồi gần tu viện. Tuy nhiên, đa số tin rằng “takht” nghĩa là ngai vàng, và “bhai” nghĩa là nước theo tiếng Ba Tư. “Chúng tôi tin rằng nó được đặt tên theo dòng suối ở bên trái của di tích Phật giáo này”, một cư dân địa phương nói.
29/05/2015(Xem: 8200)
Seoul, Hàn quốc – Để tôn vinh lễ Phật Đản, trẻ em ở Seoul đã được tìm hiểu qua về cuộc sống của một tăng sĩ. Các bé đã cạo đầu, mặc áo tràng và nhận tràng hạt trong một buổi lễ gọi là “Trẻ em trở thành tăng sĩ”, được tổ chức vào ngày 11-5-2015. Lễ diễn ra tại chùa Chogye (Jogyesa) ở Seoul, thánh địa chính của tông phái Tào Khê. Các em sẽ ở tại chùa tổng cộng 14 ngày để tìm hiểu về Phật giáo. Phật tử Hàn quốc mừng lễ Phật Đản, được gọi là Seokga tansinil, vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch. Mặc dù chỉ có 23% người Hàn quốc nhận mình là Phật tử, lễ Phật Đản vẫn được cử hành như một ngày công lễ. Mọi người kỷ niệm ngày này với lễ hội đèn lồng, trong khi các đền chùa cung cấp miễn phí trà và một bữa ăn chay ngon gọi là “bibimbab” cho tất cả khách viếng.
24/05/2015(Xem: 7331)
125 nhà lãnh đạo Phật giáo Mỹ tập họp tại Thủ đô Washington cùng dự Hội nghị, nhằm tập trung vào việc đưa các cộng đồng đức tin của họ vào công chúng, đời sống dân sự. Sau buổi họp, đoàn Đại biểu Phật giáo Mỹ sẽ gặp gỡ các quan chức Chính phủ Mỹ tại tòa Bạch Ốc. Buổi chiều ngày 14/05/2015 tại Tòa Bạch Ốc, các nhà lãnh đạo Phật giáo bao gồm Chư tôn đức Tăng già - Hòa thượng Bhikku Bodhi, Phật giáo Nguyên thủy Mỹ, sẽ cùng tham gia vào việc trình bày giáo lý đạo Phật tại Hội nghị US Buddhist Leadership Conference. Các khóa họp cho Hội nghị được tổ chức tại Viện Đại học George Washington, sau đó di chuyển đến tòa Bạch Ốc – phòng Hiệp Ước (Treaty Room) của tòa nhà Hành pháp cũ, nhìn xuống cánh Tây tòa Bạch Ốc.
22/05/2015(Xem: 6103)
Là nơi có nhiều hiện vật có niên đại từ thời kỳ đầu của Phật giáo, Phòng Triển lãm Nghệ thuật của Greater Victoria (AGGV) ở tỉnh British Columbia sẽ triển lãm về nền nghệ thuật Phật giáo 2,000 năm, tạo nên một bức chân dung tuyệt đẹp của Phật giáo, một trong những tôn giáo lớn nhất trên thế giới. Triển lãm mang tên “Nghệ thuật Phật giáo của Á châu”, diễn ra từ ngày 22-5 đến 30-8-2015, giới thiệu các phong cách và ảnh hưởng của nghệ thuật Phật giáo qua hơn 100 bức tranh, tác phẩm điêu khắc và vật dụng nghi lễ từ bộ sưu tập nghệ thuật châu Á nổi tiếng của AGGV, bao gồm cả nhiều hiện vật được mua gần đây.
15/05/2015(Xem: 5753)
Lễ hội Đèn lồng Hoa sen, hay là Yeondeunghoe, sẽ diễn ra từ ngày 15 đến 17-5-2015 , bao gồm một lễ rước đèn lồng và các sự kiện văn hóa truyền thống để mừng Ngày Phật Đản, năm nay nhằm ngày 25-5. Không giống như hầu hết các lễ hội có mục đích thương mại, Lễ hội Đèn lồng Hoa sen hướng đến ý nghĩa chia sẻ cùng nhau. Những đèn lồng thắp sáng trong lễ hội sẽ được tặng miễn phí cho những người tham gia. Người đi xem lễ hội cũng có thể học miễn phí cách làm những bông hoa nhân tạo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567