Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trung Quốc căng thẳng về việc Đức Đạt Lai Lạt Ma không tái sinh

15/03/201521:56(Xem: 6631)
Trung Quốc căng thẳng về việc Đức Đạt Lai Lạt Ma không tái sinh
TRUNG QUỐC CĂNG THẲNG
VỀ VIỆC ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA SẼ KHÔNG TÁI SANH

By Chris Buckley, March 11, 2015 |Tịnh Thủy chuyển ngữ 

dalailama-sydney




HONG KONG – Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc lo sợ rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ không tái sinh nữa sau khi ngài qua đời. Họ lo lắng suốt tuần này, các quan chức liên tục cảnh báo rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma phải tái sinh, ngài không có quyền quyết định tái sinh hay không tái sinh.

Căng thẳng đã bốc cháy nghị trường tại cuộc họp thường niên của các nhà lập pháp của Trung Quốc ở Bắc Kinh về những gì sẽ xảy ra khi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, hiện nay 79 tuổi sẽ qua đời, và đặc biệt là đối với những người lập quyết định ai sẽ kế nhiệm ngài - nhà lãnh đạo nổi bật nhất của Phật giáo Tây Tạng.

Các quan chức đã khuếch đại lập luận của họ rằng chính phủ Cộng sản Trung Quốc là người giám hộ thích đáng việc bổ nhiệm vị Đạt Lai Lạt Ma kế qua một tiến trình tuyển lựa.

Các quan chức Đảng đã tức giận bởi suy đoán gần đây của Đức Đạt Lai Lạt Ma lưu vong rằng ông có thể kết thúc dòng tâm linh của mình và không tái sinh nữa. Điều đó sẽ làm đảo lộn kế hoạch của chính phủ Trung Quốc dự trù cho ra đời một Đạt Lai Lạt Ma thứ 15 giả định, người sẽ chấp nhận sự hiện diện và các chính sách của Trung Quốc ở Tây Tạng. Sự tức giận của nghị trường dâng cao vào ngày thứ tư.

Zhu Weiqun, một quan chức Đảng Cộng Sản, người xử lý lâu năm các vấn đề Tây Tạng, nói với các phóng viên tại Bắc Kinh hôm thứ Tư rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma đã, về cơ bản, không có nói về việc liệu ông có tái sinh nữa không. Đó là cơ hội cuối cùng cho chính phủ Trung Quốc quyết định, ông cho biết, theo một bản sao ý kiến ​​của mình trên website của tờ Nhân dân, tờ báo chính của đảng.

“Thẩm quyển quyết định về sự tái sinh của Đạt Lai Lạt Ma và sự sống còn của dòng truyền thừa này, nằm trong chính quyền trung ương của Trung Quốc,” Ông Zhu nói như vậy. Ông Zhu nguyên là Phó chủ tịch Mặt trận Thống nhất của Đảng Cộng sản, chuyên giám sát các giao dịch với các nhóm tôn giáo và trung lập khác. Hiện tại ông là Chủ tịch Ủy ban Sắc tộc và Tôn giáo trong Quốc hội Trung Quốc.

Ông Zhu cáo buộc Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chà đạp lên truyền thống linh thiêng của Phật Giáo Tây Tạng.

"Về phương diện tôn giáo, đây là một việc phản bội của sự kế thừa ngôi vị Đạt Lai Lạt Ma trong Phật giáo Tây Tạng," ông nói.

"Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã có một thái độ cực kỳ phù phiếm và thiếu tôn trọng đối với vấn đề này," ông Zhu nói thêm.

Ý tưởng của các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc bảo vệ thuyết luân hồi, chấp nhận niềm tin tôn giáo trong cộng đồng trong khi Đảng lại cam kết chủ nghĩa vô thần trong hàng ngũ của họ có thể làm ông Marx sống lại trong mộ phần của ông. Và chính chủ tịch Tập Cận Bình đã tuyên thệ trung thành chủ nghĩa Mác-Lênin duy vật biện chứng.

Nhưng những tranh chấp về thuyết luân hồi có ý nghĩa sâu sắc đối với Bắc Kinh và họ vẫn duy trì nó trên các vùng Tây Tạng, nơi mà các cuộc biểu tình và tự thiêu đã dấy lên sự bất mãn trong công luận. Chính phủ Trung Quốc đã xác định quản lý tất cả các khía cạnh của truyền thống Phật giáo Tây Tạng, bao gồm các nghi lễ thiêng liêng nhất của việc kế thừa, nhằm đảm bảo rằng các khu vực bất ổn vẫn còn vững chắc dưới sự kiểm soát của chính quyền Trung Quốc.

Các nhà lãnh đạo Đảng muốn lén lút đặt để người kế vị trong một quy trình tuyển lựa theo truyền thống Tây Tạng hơn là cài đặt một Đạt Lai Lạt Ma mới, mà gần như chắc chắn sẽ làm suy yếu uy tín các nhà lãnh đạo tôn giáo mới bên trong Tây Tạng.

Vì vậy, nếu vị Đạt Lai Lạt Ma đương nhiệm (Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14), người vẫn được tôn kính ở Tây Tạng hơn nửa thế kỷ sau khi ngài đã trốn đi lưu vong vào năm 1959, sử dụng sức mạnh của mình để vô hiệu hóa các quá trình lựa chọn lịch sử, Trung Quốc phải đối mặt với những bất mãn của dân chúng sau khi ngài viên tịch. Thực chất đây là một hành động thách thức cuối cùng của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Lobsang Sangay

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã không bình luận về những lời cảnh báo mới nhất từ ​​Trung Quốc, nhưng Lobsang Sangay, thủ tướng của chính phủ Tây Tạng lưu vong, có trụ sở tại Dharamsala, miền Bắc Ấn Độ, đã gay gắt hôm thứ Ba, sau khi cựu thống đốc Tây Tạng Padma Choling do Bắc Kinh bổ nhiệm đã nói với phóng viên rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma đã xúc phạm đến niềm tin Phật giáo Tây Tạng bởi gợi ý rằng ngài có thể không tái sinh nữa sau khi viên tịch.

"Nó giống như Fidel Castro nói," Tôi sẽ chọn vị Giáo hoàng mới và tất cả những tín hữu Ki Tô Giáo phải vâng lời theo. "Đó là vô lý", ông Sangay nói với Reuters hôm thứ Ba. "Đó không phải là Padma Choling hoặc bất kỳ hoạt động kinh doanh nào của Đảng Cộng sản, chủ yếu là vì chủ nghĩa cộng sản tin vào vô thần và tôn giáo là thuốc độc."

Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ bước qua tuổi 80 vào tháng Bảy năm nay, và như ngài đã lớn tuổi, ngài và chính phủ Trung Quốc vẫn còn có một ví dụ để nhớ đến việc kế thừa vị Ban Thiền Lạt Ma (Panchen Lama), một nhân vật cao cấp trong Phật giáo Tây Tạng trước đây. Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ 10 viên tịcch vào năm 1989.  Năm 1995, sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma công bố kết quả tìm kiếm cho thấy một bé trai ở Tây Tạng chính là Ban Thiền Lạt Ma tái sinh, Trung Quốc bèn bắt giữ cả gia đình đem đi giấu biệt và đưa một cậu bé khác lên thay thế. Nhiều người dân Tây Tạng không chấp nhận Ban Thiền Lạt Ma này, coi đây là Ban Thiền Lạt Ma giả. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói rằng ngài không muốn trải nghiệm những số phận tương tự.

"Cho dù ngôi vị Đạt Lai Lạt Ma nên tiếp tục hay không là tùy thuộc vào người dân Tây Tạng," Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết trong một cuộc phỏng vấn với BBC vào tháng Mười Hai, "Không có gì đảm bảo rằng một Đạt Lai Lạt Ma ngu ngốc sẽ không được chọn. Điều này sẽ rất buồn, chỉ làm xấu đi vai trò của Đạt Lai Lạt Ma. Vì vậy, tốt hơn nhiều là một truyền thống hàng trăm năm tuổi nên chấm dứt tại thời điểm này."

Từ năm 1995, nhà chức trách Trung Quốc đã đóng một vai trò tích cực trong việc tuyển chọn người thừa kế của Đức Đạt Lai Lạt Ma và các nhà lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng khác, ông Barnett, giám đốc nghiên cứu về Tây Tạng tại viện đại học Columbia nói. Dưới triều đại nhà Thanh, ông nói, các hoàng đế Mãn Thanh cai trị Trung Quốc đã duy trì một vai trò hạn chế trong việc khẳng định sự tiếp nối của Đức Đạt Lai Lạt Ma và các nhà lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng khác, nhưng Đảng Cộng sản đã tích cực trong vấn đề thừa kế này. "Họ cuối cùng đã kết thúc rằng nhà nước quyết định ai có thể tái sinh," ông nói. "Các vị Lạt Ma chỉ còn một vai trò như là con sắc trong quá trình đó."

Người dân Tây Tạng chắc chắn sẽ từ chối bất kỳ một Đạt Lai Lạt Ma giả định nào trong tương lai được lựa chọn bởi chính phủ Trung Quốc, Dicki Chhoyang, người đứng đầu Sở Thông tin và Quan hệ Quốc tế của chính phủ Tây Tạng lưu vong ở Dharamsala, cho biết trong một cuộc phỏng vấn.

Tây Tạng, tuy nhiên, vẫn tin rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma cuối cùng sẽ tiếp tục dòng truyền thừa của các nhà sư hàng đầu của trường phái Gelugpa của Phật giáo Tây Tạng, một kế thừa mà từ thế kỷ thứ 14, ông Barnett nói. Cảnh báo về sự kế thừa của Đức Đạt Lai Lạt Ma, ông nói, được hiểu tốt nhất là cách khuyến khích người dân Tây Tạng tập trung vào các vấn đề và các giải pháp tuỳ chọn.

"Người dân Tây Tạng sẽ không bao giờ có niềm tin vào một sự tái sinh giả định do chính phủ Trung Quốc dàn dựng", Tsering Woeser, một nhà văn Tây Tạng có trụ sở tại Bắc Kinh, cho biết trong một cuộc phỏng vấn trực tuyến. "Nhưng tôi tin rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ đầu thai tái sinh.”



Tịnh Thủy (theo New York Times)

http://www.nytimes.com/2015/03/12/world/asia/chinas-tensions-with-dalai-lama-spill-into-the-afterlife.html

Ý kiến bạn đọc
16/03/201512:28
Khách
Ai mà không biết Trung Quốc là Cộng Sãn, Mà có người cộng sãn nào lại tin là có tái sanh, nếu tin có tái sanh thì không phải là Công sãn. Nhưng tên cáo già luôn luôn sống bằng lừa dối và gian trá. Khi chúng không ttin tái sanh mà vẫn muốn người khác tin là tái sanh để lội dụng tôn giáo mà cai trị người Tây Tạng. Chúng muốn dựng ra một Đat Lai Lạt Ma như đã từng dựng ra Ban Thiền Lạt Ma vậy. Do đ1o chúng phải rối loạn và tưc giận điên cuồng khi nghe Ngài Đat Lai Lat Ma tuyên bố không tái sanh nửa. Như vậy là chúng không thể lợi dung đê tung ra một kẻ giả hình để lừa dối và làm tan tác niềm tin của Đạo Phật nơi người Tây Tạng. Nhưng thât ra ngài Đạt Lai Lạt Ma cũng sẽ tái sanh với hình thức khác không mang danh nghĩa là Đạt Lai Lạt Ma. Bơi 3vi2 bản nguyên của đạo Bồ tất thì không bao giờ ngừng nghĩ tái sanh để phụng sự chúng sanh. Vì vậy phụng sự chúng sanh là cúng dường các đức Phật, Làm cho các chúng sanh không còn đau khổ là đang phá tà kiến để khai ngộ chánh chiến, NHỮNG TÊN THAM VỌNG ĐIÊN CUỒNG LÊN KHI NGẢI TUYÊN BÔ KHÔNG TÁI SANH. Điếu đó cho thấy quá rõ là chúng chỉ là những tên gian trá và tham vọng cai tri Tấy Tang vĩnh viễn, nên chúng muốn xoá bỏ văn hoá và truyên thống tôn giáo của Tây Tạng bằng cách lợi dụng chính tôn giáo để bức hại tôn giáo. Đao Phật chỉ bị chính những kẻ đôi lốp đạo Phật đễ tiêu diệt đạo Phật. Khi các vị đăc đạo tái sanh sẽ không bao giờ dùng hình thức mà đã bị lợi dungg bởi ác ma. Công sãn trung quốc là những ác ma không còn xa lạ gì với các dân tộc trên thế giới này. Thái đô điên cuông chưởi bới của hộ đã cho thấy quá rõ sự giả dối và ác tâm của họ với toàn thế giới chứ không riên gi với Tấy Tang hay người dân Truing Hoa. Tôn giáo nếu không bị quốc doanh thì họ không bao giờ cho tồn tại mà không bị bưc hại. Tôn giáo mà quốc doanh thì không có là ton giáo chân chánh nửa. Dù đức Đai Lai Đạt Ma không tái sanh với danh nghĩa đức ĐatLai Lạt Ma nửa thì Ngài vẫn hiện thân với những hình thức khác để phụng sự cho sự giải thoát khỏi khổ đau của tất cả chúng sanh. Vì Đao Phật là đạo giải thoát khỏi các khổ đau, nên nơi nào còn khổ đau thì nơi đó còn có đạo Phật dấn thân của những Phật Tử chân chánh không cần mang hình thức tôn
giáo quốc doanh.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/12/2014(Xem: 8838)
Lễ trì tụng tam tạng kinh điển quốc tế đang được tổ chức tại Bồ-đề đạo tràng và dưới gốc cây Bồ đề, nơi Đức Phật thành tựu quả vị giác ngộ tối tôn. Buổi lễ khai mạc vào ngày 3/12 và sẽ kết thúc vào ngày 12/12, được tài trợ bởi một tổ chức quốc tế với tên gọi “Ánh sáng Phật giáo” (LBDFI) và Hội đồng trì tụng kinh tam tạng kinh điển quốc tế (ITCC) phụ trách khâu tổ chức, năm nay tăng đoàn Campuchia đảm nhận vị trí dẫn chúng trong các buổi trì tụng.
10/12/2014(Xem: 4354)
Những ngôi Sơn môn Cổ tự Phật giáo Hàn Quốc đa số đều tựa vách núi, dòng suối uốn lượn chảy róc rách, rêu phong mọc đầy trên đá, đàn cá tung tăng theo dòng suối, đàn chim nhảy nhót hót liếu lo, những cội cổ thụ già cổi hiên ngang hùng dũng.
08/12/2014(Xem: 4706)
“Phật giáo, Internet và Phương tiện truyền thông Kỹ thuật số: Ảnh điểm trong Hoa sen” là cuốn sách đầu tiên trong loạt sách mới của nhà xuất bản Routledge về Nghiên cứu Tôn giáo và Văn hóa Kỹ thuật số. Sách cung cấp một cuộc khảo sát liên ngành tập trung vào sự tồn tại và tính chất của Phật giáo trong thời đại kỹ thuật số và nối mạng ở mức độ cao mà chúng ta đang sống.
02/12/2014(Xem: 7024)
Springdales. Ngài đã được hiệu trưởng, bà Ameeta Mulla Wattal và hội đồng cùng người sáng lập trường, Rajni Kumar, năm nay đã 90 tuổi, cung đón nồng nhiệt tại trường. Trường Springdales được bà thành lập vào năm 1955 với mục đích đem lại cho người học một chương trình đào tạo toàn diện và một hệ thống giá trị nhân văn bao gồm các giá trị phổ quát như tình yêu thương, chân lý và trí tuệ.
29/11/2014(Xem: 7047)
Tờ China đưa tin Tôn tượng Phật A Di Đà tại ngôi Đông Lâm Cổ Tự (東林寺), tọa lạc phía tây bắc sườn núi Lô Sơn (廬山), quận Tinh Tử (星子县) ở tỉnh Giang Tây (江西省) phía Đông Trung Quốc.
29/11/2014(Xem: 4228)
Hlaing Tharyar, Miến Điện – Dưới bóng cây râm giữa trưa, hơn 100 người ngồi trên cỏ hướng mặt nhìn về tu viện Phật giáo ở gần đó. Khi một nhà sư đi qua cổng với một nồi cơm cà ri lớn, những trẻ mồ côi, vô gia cư và những người thất nghiệp cùng xếp hàng với những túi nhựa nhàu nát trên tay. Các tăng sĩ múc thức ăn được cúng dường vài giờ trước đó trong lần khất thực lúc bình minh của họ cho những người dân nghèo này. Nhiều người trong số đó tại Hlaing Tharyar là nạn nhân của trận bão Nargis năm 2008 vốn gây thiệt hại lớn về người và nhà cửa. Do thiếu việc làm và thiếu các mạng lưới an toàn, rất nhiều người phải sống lang thang. Mỗi buổi sáng, ngay trước lúc bình minh và một lần nữa liền sau đó, hơn 50 nhà sư và tiểu tăng từ tu viện Mahar Aung Myae đi lòng vòng qua những con đường tối tăm, gập ghềnh của khu vực để nhận thực phẩm cúng dường từ những cư dân đứng trước khu nhà nhỏ bằng gỗ của họ. Khi trở về tu viện, chư tăng chân đất này tập hợp phần lớn những gì họ đã nhận được vào một
24/11/2014(Xem: 4090)
Quốc tế Tây Tạng bưu báo đưa tin ngày 20 tháng 11 năm 2014 tại Thị trấn Dharamsala, miền bắc của bang Himachal Pradesh, Ấn Độ, Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng lưu vong (Sikyong), Tiến sĩ Lobsang Sangay (洛桑森格- Lạc Tang Sâm Cách), sẽ có chuyến công du hai tuần, khởi hành từ Ấn Độ đến Canada, Hoa Kỳ 21/11 đến 05/12/2014.
22/11/2014(Xem: 5003)
Bão tuyết dữ dội khiến bang New York và nhiều bang khác của Mỹ ngập trong tuyết dày đến hơn 80 cm. Đây được xem là một trong những trận bão tuyết kinh khủng nhất ở New York.
21/11/2014(Xem: 3880)
Ngày 15-11-2014 tại Lâm Tì Ni, Tổng thống Nepal Ram Baram Yadav đã khai mạc Hội nghị Phật giáo Quốc tế diễn ra trong 4 ngày, do Phật học viện Nguyên Thủy (Nepal) và Phật học viện Quốc tế Sitagu (Miến Điện) đồng tổ chức. Có khoảng 400 tu sĩ và học giả Phật giáo từ 30 nước khác nhau tham dự hội nghị, với 94 bài thuyết trình được trình bày.
17/11/2014(Xem: 7835)
Lễ hội cung nghinh Phật Ngọc Hòa bình Thế giới do tịnh xá Ngọc Hòa tổ chức tại Santa Clara County Fairground (344 Tully Road, San Jose, CA 95111) từ ngày 13-11-2014 đến ngày 05 tháng 01 năm 2015.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567