Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 3: Bản Tế Hư Huyền

15/04/201113:45(Xem: 6615)
Phẩm 3: Bản Tế Hư Huyền

BỬU TẠNGLUẬN
Tác Giả: Đại Sư Tăng Triệu - Việt dịch: Hòa Thượng ThíchDuy Lực


PHẨMBẢN TẾ HƯ HUYỀN
(thứba)

(Bảnthể của tự tánh, vốn trống rỗng nhiệm màu, nên gọi bảntế hư huyền).

Nóibảntế tức là cái tánh niết bànvô ngại của tấtcả chúng sanh. Sao bỗng có vọng tâm và đủ thứ điên đảonhư thế này? Chỉ vì một niệm mê hoặc, niệm mê này từ"một" sanh khởi, "một" từ bất tư nghì sanh khởi, nói bấttư nghì tức là chẳng có chỗ khởi. Nên Kinh nói "sự bắtđầu của đạo là sanh ra một". "Một" là vô vi, từ mộtsanh ra hai, "hai" là vọng tâm, vì có tâm biết một thì cónăng biết sở biết, nên chia thành hai, từ hai sanh ra âm dương,nói âm dương cũng là động tịnh vậy. Dương là thanh (trong),âm là trược (đục), thanh khí trống rỗng bên trong là tâm,trược khí kết tụ bên ngoài là sắc, thành có hai pháp tâmvà sắc. Tâm tương ưng nơi dương, dương tương ưng nơi động;sắc tương ưng nơi âm, âm tương ưng nơi tịnh, tịnh vớihuyền tẩn (loại cái nhiệm màu, chẳng có thật chất) thôngnhau nên có trời đất giao hợp. Tất cả chúng sanh đều bẩmthụ hư khí của âm dương mà sanh. Cho nên từ một sanh hai,từ hai sanh ba, từ ba sanh vạn pháp vậy. Đã duyên theo vôvi mà có tâm, lại duyên theo có tâm mà có sắc, nên Kinh nói"tâm sanh muôn niệm, sắc khởi muôn loài", đủ thứ tâm sắchòa hợp thành nghiệp nhân, bèn thành hạt giống của tam giới.

Tạisao có tam giới? Vì có tâm chấp thật làm căn bản, cái chấptâm này mê muội chơn nhất, thì có ác trược sanh ra vọngkhí, vọng khí trong lặng thành vô sắc giới, cũng gọi làtâm; trược khí hiện hành thành sắc giới, cũng gọi là thân,cặn bã của ác trược xao động thành dục giới cũng gọilà cảnh trần vậy. Nên Kinh nói "tam giới hư vọng chẳngthật, chỉ do một niệm vọng tâm biến hóa". Bên trong có"một" sanh khởi tức bên ngoài có vô vi; bên trong có "hai"sanh khởi tức bên ngoài có hữu vi; bên trong có "ba" sanh khởitức bên ngoài có tam giới, trong và ngoài đã tương ứng vớinhau, bèn sanh đủ thứ chư pháp và hằng sa phiền não. Hễ"một" chẳng sanh thì chẳng có vô vi, nếu có người nói tachứng vô vi, ấy là hư vọng; hễ "hai" chẳng sanh thì chẳngcó hữu vi, nếu có người nói ta chứng hữu vi ấy là hưvọng; hễ "ba" chẳng sanh thì chẳng có tam giới, nếu có ngườinói thật có tam giới ấy là hư vọng. Nên Kinh nói "có hữutức có khổ, chẳng hữu tức niết bàn", bậc Thanh Văn chứngquả? vô vi còn là hữu dư, cho đến Thập địa Bồ tát vẫncòn sự chướng ngại vi tế của căn bản vô minh, nên nói"một" là vô vi, "hai"là hữu vi, "ba" là tam giới vậy. Vô vicó hai: một là chứng diệt vô vi, hai là tánh vốn vô vi. Nóichứng diệt vô vi, ấy là những bậc thánh tu đạo đoạnchướng, chứng được bản thể như như, nên Kinh nói "tấtcả hiền thánh đều vì pháp vô vi mà có sai biệt". Nói tánhvốn vô vi, ấy là căn bản của pháp tánh, vốn như vậy,phi tu phi chứng, chẳng do người làm nên, chẳng do pháp khếhợp, người và pháp vốn không, bản thể của chơn đế trongsạch, nên Kinh nói "diệu lý của thật tướng chẳng hữuvi, chẳng vô vi, chẳng bờ bên đây, chẳng bờ bên kia, cũngchẳng ở giữa". Vì chẳng hữu vi nên chẳng thể tu học,chẳng vô vi nên chẳng thể chứng diệt, nếu có tu có chứng,tức là bản tánh chẳng phải vốn vô vi vậy. Nên Kinh nói"tất cả lấy chẳng sanh làm tông", tông nếu chẳng sanh tứcchẳng vô sanh, vô sanh chẳng sanh thì chẳng thể chứng lấy.Tại sao? Hễ có chứng tức có sanh, hễ chẳng chứng tứcvô sanh, cũng là thuận theo tự tánh vậy.

Nóichẳng sanh tức là bản tế, chẳng xuất chẳng nhập,cũng như hư không, chẳng vật nào để thí dụ, chỉ vì tấtcả pháp hữu vi hư vọng chẳng thật, nhờ nhân duyên giãlập với nhau mà có sanh diệt, nếu truy cứu cùng tận nguồngốc thì cuối cùng trở về thực tế. Nhưng tất cả chúngsanh vì thất lạc căn bản, hướng ngoại tìm cầu, cam chịukhổ nhọc, tu tập nhiều kiếp mà chẳng ngộ chơn tánh, chonên hễ lấy gốc tìm ngọn thì ngọn vọng chẳng chơn, lấyngọn tìm gốc thì gốc hư chẳng thật, gốc tức chẳng cầncầu. Tại sao? Vì gốc chẳng cầu nơi gốc, cũng như vàngchẳng cầu nơi vàng vậy. ngọn tức chẳng cần tu. Tại sao?Vì vọng chẳng cầu nơi vọng, cũng như nắm đất chẳng thểthành vàng. Pháp của thân tâm hư vọng chẳng thật, mà ngườithế gian phần nhiều khổ tu thân tâm để tìm đạo, cũngnhư nắm đất để tìm vàng, nếu cho thân tâm tức là đạothì tại sao bậc thánh nói lìa thân tâm? Nên biết chẳng phảiđạo. Bản thể chân thật cũng chẳng cần tu. Tại sao? Vìtự tánh chẳng có nhị pháp.

Bậcthánh thị hiện sống mà chẳng phải có, chết mà chẳng phảikhông, chẳng có vọng tâm lấy bỏ, dù trải qua muôn ngànsanh tử chỉ tùy theo pháp tánh tự nhiên mà chẳng nổi ýphân biệt, khi ấy chẳng có ngã và vô ngã; phàm phu vì cóvọng tưởng, trong tâm mê hoặc, bèn sanh đủ thứ tri kiến,vì chẳng chơn thật nên tự tánh chẳng được sáng tỏ.

Bảntếcủa tự tánh trong sạch, vi diệu thâm sâu, vốn chẳngcáu bẩn, các bậc Thánh Hiền đủ thứ ngôn luận đều làlời nói tùy cơ giáo hóa. Thật ra, nói chơn thật hay chẳngchơn thật, giáo hóa hay chẳng giáo hóa, chỉ là tùy nghi giảlập. Bản tế vốn là vô danh. Bản tế vô danh mà gán tênnơi vô danh, bản tế vô tướng mà gán tên nơi vô tướng,danh tướng đã lập thì vọng tưởng liền sanh, từ đó chơnnhất chôn vùi, đại đạo ẩn mất.

Bảntế của vô danh cùng khắp tất cả, chẳng có tên gọi,siêu việt số lượng, chẳng một chẳng hai, nên Kinh nói "sumla cập vạn tượng, nhất pháp chi sở ấn", ấn tức là bảntế, nhưng nghĩa lý của bản tế chẳng mình chẳng người,chẳng một chẳng nhiều, bao hàm nhất khí (tự tánh), gồmđủ vạn hữu. Nếu có người tự tánh trong sạch, hàm nhất(ôm theo tự tánh) mà sanh, chẳng có vọng tưởng tức là bậcthánh. Nếu tự mê hoặc, loạn khởi vọng tưởng, tức làphàm phu. Kỳ thật thì chẳng có bậc thánh cũng chẳng cóphàm phu, thánh phàm chẳng phải khác nhau nên Kinh nói "Phậttánh bình đẳng, mênh mông khó lường, thánh phàm bất nhị,tất cả viên mãn", cây, cỏ, muỗi, kiến đều sẵn đầyđủ, cho đến một vi trần, một sợi tóc đều hàm nhấtmà có, nên Kinh nói "hễ liễu tri nhất thì muôn việcđều xong". Bởi vì tất cả chúng sanh đều từ nhất thừamà sanh, nên gọi là Phật thừa là nhấtthừa, kẻ ngộtức nhất, kẻ mê tức dị. Kinh nói "tiền niệm là phàm,hậu niệm là thánh", lại nói "nhấtniệm biết tấtcả pháp", cho nên nhấtlà tất cả, tất cả là nhất,do công dụng của nhấtpháp mà thành tựu vạn tượng.Nên Kinh nói "tất cả nếu có, cótâm là mê tất cả nếu không, không tâm thì khắp mười phương".Vậy thì chơnnhấtcó muôn ngàn sai biệt, muôn ngànsai biệt tức là chơn nhất. Ví như biển nổi ngàn sóng,ngàn sóng tức biển, nên tất cả đều nhất, chẳngcó khác biệt. Nhất là đối với dị (khác biệt) mànói, dị đã phi dị, nhấtcũng phinhất, phi nhấtbất nhất, giả lập chơn nhất, chơn nhấtthì phải lập văn tự lời nói có thể diễn tả. Dođó, phi nhấtthấy nhất,hễ có sở thấy, tứclà có nhị, chẳng được gọi là chơn nhất, cũng chẳnggọi là trinhất. Nếu dùng nhấtđể tri nhất,tức gọi là nhị, chẳng gọi là nhất; nếu có sởtri tất có vô tri, có tri và bất tri, tức có nhị vậy. Chonên đại trí vô tri mà vô sở bất tri, mãnh liệt thườngtri, thường tri vô tri giả danh gọi là tri, phi ngã và ngãsở, phi tâm phi ý. Pháp nếu hữu vi tức có sở tri, pháp nếuvô vi, cũng như hư không, chẳng có bờ bến thì chẳng cótri và bất tri. Bậc thánh sở dĩ nói tri là vì có tâm cósố, có làm có pháp, nên có thể tri; sở dĩ nói vô tri làvì chẳng tâm chẳng số, chẳng làm chẳng pháp, nên chẳngthể tri. Nếu dùng hữu tri để tri nơi tri thì chẳng có chỗđúng, ví như có người suốt ngày nói không, ấy chỉ làngười nói, chớ chẳng phải "không" nói; dùng cái tri đểtri vô tri cũng vậy. Bậc thánh sở dĩ hoặc nói ta tri, làvì đối với sự mê, để phá trừ nghi ngờ của những kẻcó bệnh chấp thật. Kỳ thật, tri và vô tri chẳng phải làhai. Sở dĩ nói vô tri, vì phàm phu chẳng liễu đạt chơn nhất,chấp ngã và ngã sở, vọng tâm so đo có năng tri sở tri, nênnói vô tri vô phân biệt. Phàm phu nghe xong liền học vô tri,như người ngu muội, chẳng thể phân biệt, nên bậc thánhvì những kẻ hư vọng mà nói Như lai liễu liễu tri kiến,chẳng phải bất tri. Phàm phu nghe xong liền học hữu tri, hễcó hữu tri thì bị hữu tri chướng ngại, ấy là hư tri, cũnggọi là vọng tri, sự tri như thế lại càng xa với đạo vậy.Nên Kinh nói "chúng sanh thân cận ác tri thức, sanh trưởngác tri kiến". Tại sao? Những người ngoại đạo có thầnthông, biết được quá khứ vị lai của thân tâm; vì thântâm chẳng trong sạch nên chẳng ra khỏi sanh tử. Những kẻhọc vô tri, đều bỏ hữu tri học vô tri, mà chẳng biếtvô tri tức là tri, còn những kẻ bỏ vô tri học hữu tri,chẳng biết có tri tức có giác, có giác thì tâm ý sanh khởimuôn ngàn tư tưởng, chẳng thể lìa khổ. Hai thứ kiến chấptri và vô tri đều chẳng thể khế hợp lý như như, nên chẳngthể đến chỗ chơn thật. Chỗ chơn thật vốn lìa hữu trivà vô tri, vì siêu việt tất cả số lượng vậy.

Hễthấy thì có phương, nghe thì có sở, giác thì có tâm, trithì có lượng (số lượng), nếu liễu đạt bản tế vốnchẳng phương sở, chẳng tâm chẳng lượng, thì chẳng cókiến văn giác tri. Chơn nhất chẳng có hai, mà hiện ra sựbất đồng, cũng như có người niệm Phật thì Phật hiện,niệm Tăng thì Tăng hiện, nhưng sự thật thì phi Phật phiphi Phật mà hiện nơi Phật, cho đến phi Tăng phi phi Tăng màhiện nơi Tăng. Tại sao? Do người niệm có tâm hy vọng đượchiện, thì bất giác tự tâm hiện ra. Những việc thánh hiềndo nhân duyên sanh khởi, luôn luôn tùy theo ngoại cảnh mà cósai biệt, kỳ thật chẳng phải Phật với Tăng có khác. NênKinh nói "kẻ thấy sắc thân và quốc độ của chư Phật cósố lượng, mà vô ngại huệ của tự tánh thì chẳng có sốlượng". Ví như người làm ảo thuật nơi hư không, tùy sứcảo thuật hóa ra đủ thứ hình tượng, những kẻ ngu muộicho là nơi hư không đã có việc này, kẻ niệm Phật, Tăngcũng vậy, ở nơi pháp không, nhờ sức tâm niệm hóa ra đủthứ sắc tướng, mà theo đó vọng khởi kiến chấp. Nên Kinhnói "tâm như người ảo thuật, ý như người phụ tá, ngũthức là bạn bè, vọng tưởng là người xem". Ví như có ngườitự làm khuôn hình nơi lò đúc, vuông tròn lớn nhỏ tùy theoý muốn, vàng chảy vào khuôn làm ra hình tượng, hình tượngtùy theo ý muốn mà thành, kỳ thực bản thể của vàng ròngphi tượng phi phi tượng mà hiện nơi tượng, kẻ niệm PhậtTăng cũng vậy.

Ngườiđúc vàng dụ cho đại trí của Như Lai; khuôn hình dụ chopháp thân của chúng sanh, vì trong tâm mong cầu thấy Phật,nên nhờ nhân duyên niệm Phật, được hiện ra đủ thứ thântướng, mà chẳng biết pháp thân, phi tướng phi phi tướng.Sao gọi phi tướng? Vốn chẳng có tướng nhất định vậy.Sao gọi phi phi tướng? Vì có chư tướng duyên khởi. Phápthân phi hiện phi phi hiện, lìa tánh và vô tánh, phi hữu phivô, chẳng tâm chẳng ý, chẳng thể so đo suy lường. Phàmphu tùy theo vọng tưởng cho là thấy Phật, xưa nay chấp thậtngoài tâm có Phật, chẳng biết do tự tâm vọng hiện mà có;hoặc nói ngoài tâm chẳng Phật, ấy là phỉ báng chánh pháp.Nên Kinh nói: "cảnh giới của bậc thánh lìa phi hữu phi vô,chẳng thể đo lường", nếu chấp thật có thật không, tứclọt vào nhị biên, cũng là tà vọng. Tại sao ? Vì vọngsanh nhị kiến, sai trái với chân lý vậy. Ví như có ngườiở trong kho chứa đồ vàng, chỉ thấy nơi vàng, chẳng thấycác tướng, dù thấy các tướng, cũng chỉ là vàng. Chẳngbị các tướng mê hoặc thì lìa phân biệt, thường thấybản thể của vàng nên chẳng hư vọng, dụ cho bậc thánhthường quán chơn nhất, chẳng thấy các tướng, dù thấycác tướng cũng là chơn nhất, xa lìa vọng tưởng, chẳngcó điên đảo, trụ nơi thật tế, nên gọi bậc thánh. Cònnhư có người ở trong kho chứa đồ vàng, thường thấy cáctướng, chẳng thấy bản thể là vàng, vọng khởi đủ thứtri kiến, phân biệt tốt xấu, làm mất tánh vàng, bèn cótranh luận, dụ cho phàm phu, thường thấy sắc tướng, namnữ xấu đẹp, đủ thứ sai biệt, mê muội bản tánh, chấptrước tâm tướng, vọng sanh yêu ghét lấy bỏ, kiến chấpđiên đảo, trôi lăn trong vòng sanh tử, thọ thân này thânkia, vọng tưởng sum la, che khuất chơn nhất. Cho nên, nhữnghành giả có đạo, thông đạt Phật pháp, xa lìa chư kiến,mới tương ưng với đạo, khế hợp chơn nhất.

Chơnnhất khó tả, phải nhờ lời thí dụ để tỏ bày, kỳ thậtlý cứu cánh của đạo chẳng phải lời nói có thể diễnđạt được. Cũng như cho nhãn là nhãn thì sanh nhãn đảo(điên đảo), cho nhãn là vô nhãn thì sanh vô nhãn đảo, ấyđều là vọng tưởng. Nếu chấp có nhãn tức mê nơi vô nhãn,do chấp có nhãn thì diệu kiến chẳng thông, nên Kinh nói "vônhãn, vô sắc"; nếu chấp vô nhãn tức mê nơi nhãn, do chấpvô nhãn thì lạc mất chơn nhãn, như người mù chẳng phânbiệt màu sắc; nên Kinh nói "ví như những người lục cănbị tàn phế thì chẳng thể lãnh thọ ngũ dục". Các bậcThanh văn cũng vậy. Chỉ có Như lai được chơn thiên nhãn,thường ở nơi chánh định, thấy khắp tất cả quốc độPhật, vì chẳng nhị tướng, nên chẳng đồng với cái sởkiến của phàm phu; vì thấy khắp nên khác với cái vô sởkiến của Thanh văn. Nói "nhị kiến" ấy là vọng kiến hữuvô, nhưng bản thể của chơn nhất chẳng phải hữu vô, chỉdo vọng tưởng kiến lập mà có hữu vô. Nên bậc thánh hoặcnói ta liễu liễu kiến, hoặc nói chẳng kiến, chỉ là tùybệnh phá chấp mà nói kiến và chẳng kiến, kỳ thật diệulý của chơn nhất lìa kiến và chẳng kiến, siêu việt thánhphàm và số lượng, nên được liễu liễu kiến, chẳng phảihư vọng. Vì chẳng phải sắc pháp nên nhục nhãn chẳng thểkiến; vì chẳng phải pháp chứng nên pháp nhãn chẳng thểkiến, chỉ có Phật nhãn trong sạch, phi kiến phi bất kiến,nên liễu liễu kiến, chẳng thể suy lường, chẳng thể sođo; phàm phu thì tuyệt phần, nhị thừa chỉ được ít phần,Bồ tát được thấy hết mà mơ hồ, nên biết Phật tánhkhó thấy vậy. Mặc dù như thế, Kinh nói "Phật tánh phổbiến, chẳng kể thánh phàm". Người học đạo chỉ cần thểcứu chơn nhất nơi tự thân, đâu cần tìm kiếm bên ngoài!Nếu dụng công ngày đêm chẳng ngừng, cuối cùng sẽ đượctự chứng ngộ, nên Kinh nói "quán thân thật tướng, quánPhật cũng vậy". Quán thân thật tướng tức là nhất tướng.Nhất tướng tức không tướng, không tướng chẳng tướngnên phi dơ phi sạch, phi phàm phi thánh, phi hữu phi vô, phi tàphi chánh, thể tánh thường trụ, chẳng sanh chẳng diệt tứclà bản tế. Lục căn của Như Lai tại sao hỗ dụng lẫn nhau?Vì liễu ngộ chơn nhất, chẳng số lượng, chẳng ngằn mé,thì pháp thân trống rỗng, tất cả vô ngại; lục căn củaphàm phu tại sao chẳng được hỗ dụng lẫn nhau? Vì có vọng tưởng phân biệt, mỗi căn ngăn cách với nhau, tinh thần cógiới hạn, thành có ngằn mé, vì mê muội chơn nhất, nênchẳng được hỗ dụng. Nên Kinh nói "phàm phu vì có vọngtưởng, mê hoặc chẳng thông, chấp trước căn trần nên cóđủ thứ sai biệt, bậc thánh thông đạt chơn nhất, chẳngcó vọng tâm ngăn cách căn trần, tâm chẳng số lượng nênđược đồng dụng".

Saogọi là chơn nhất? Chơn thì chẳng dị, chẳng dị nên vạnvật hàm nhấtmà sanh. Nói vạn vật cũng là nhấtvậy.Tại sao? Vì bản thể vốn nhất, nhấttức làbất nhị, cũng như cây trầm là cây trầm, chẳng phải câynọc. Chơn Nhất có đủ thứ tên gọi, dù có đủ thứ têngọi, đều đồng một nghĩa, hoặc gọi pháp tánh, hoặc gọipháp thân, cho đến chơn như, thực tế, Hư không, Phật tánh,Niết bàn, Pháp giới, Bản tế, Như Lai Tạng vô lượng têngọi đều là biệt danh của chơn nhất, cùng là một nghĩa.Nghĩa lý của ba phẩm này đều như thế.

Saogọi là phẩm Quảng Chiếu? Vì sự chiếu soi của Đạitrí mênh mông khắp nơi, như huệ nhựt viên chiếu, bao hàmvật lý, soi thấu vạn linh, nên gọi Quảng Chiếu. Sao gọilà phẩm Ly Vi? Vì tự tánh gồm sẵn chơnly, cùngtột nguồn gốc nhiệm mầu, Thật tế trống rỗng, vốn tịnhchẳng nhiễm, nên gọi ly vi. Sao gọi là phẩm Bản tế? Vìdiệu lý thiên chơn, bản thể sáng soi, chẳng do tu mà thành,tánh vốn trống rỗng mà sẵn đủ vạn vật, nên gọi BảnTế vậy.

Tựtánh bất nhị, thuyết lý dù chia ba phẩm, hợp lại chỉ làmột nghĩa. Dù một nghĩa mà có sự dụng vô cùng, tổng danhThật Tạng, là để bàn luận căn nguồn của tánh nhận vật,xiển dương ý nghĩa sum la, trống rỗng thấu triệt – thái– thanh, âm thầm khế hiệp diệu lý. Kẻ biết được sẵnđầy đủ thì tự thể khế hợp chơn nhất, kẻ liễu ngộthì huyền chỉ tự thông, nên lập luận để tỏ rõ lý nhưnhư của pháp giới, hiển bày pháp yếu của đại đạo vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]