Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển Hạ - Oai Nghi

15/01/201617:44(Xem: 6075)
Quyển Hạ - Oai Nghi

 

TÓM LƯỢC

BỘ  SA  DI  LUẬT  NGHI

QUYỂN HẠ

 

 

THIÊN DƯỚI NÓI VỀ MÔN OAI NGHI

 

 

            Đức Phật chế hàng Sa Di khi tuổi đúng hai mươi, muốn thọ giới Cụ Túc; nếu luật sư hỏi không trả lời được các việc của Sa Di, không thế nào cho thọ giới Cụ Túc.  Nên nói rằng ông làm Sa Di nhưng không biết việc của Sa Di phải làm thế nào, bực Sa Môn việc lớn khó làm.  Ông phải trở về học lại cho thuộc mới được thọ giới Cụ Túc; nếu nay tôi trao giới Cụ Túc cho các vị, người đời sẽ cho rằng Phật Pháp dễ tu, bực Sa Môn dễ đạt nên tôi phải hỏi trước.

            Hai mươi bốn điều luật dưới đây, trích trong Kinh Sa Di Oai Nghi và các bộ Thanh Qui ngày xưa.  Nay trong bộ Sa Di Thành Phạm lược ra từng đoạn.  Lại nữa ngài Đạo Tuyên luật sư thi hành gìn giữ các luật nghi, mặc dù để răn nhắc các vị Tỳ-Kheo mới học nhưng có chỗ nào thông dụng cũng lược chép ra vì đời Mạt Pháp lòng người nhiều sự biếng nhác, nghe nói nhiều thì nhàm chán; vì thế nên cắt bỏ những chỗ nhiều, dùng các đoạn tóm lược, rồi phân từng loại để tiện cho sự học đọc, trong đó có chỗ nào chưa đủ thì theo nghĩa bổ túc, các vị nào muốn xem nhiều hiểu rộng thì nên đọc trọn bộ Tạng Luật (toàn thơ).

 

            Lược giải :  giản dị tóm lược.

            Bốn oai nghi :  Hành, trụ, tọa, ngọa (đi, đứng, nằm, ngồi).

            Cụ Túc Giới  :  giới luật oai nghi đầy đủ, nghiã là 250 giới Tỳ-kheo và 348 giới Tỳ-Kheo-Ni.

            Sa Di Luật Nghi  :  bộ luật nầy rút trong bộ “Sa Di Thành Phạm”, do ngài Tiếu Nham Nguyệt Tâm thiền sư soạn ra, và bộ “Hành Bộ Luật Nghi”, của ngài Tuyên Luật Sư đời Đường soạn.  Tuy các bộ luật nầy dùng để dạy các vị tân Tỳ-kheo, song có chỗ nào thông dùng thì ngài Vân Thê cũng rút ra để dạy các vị Sa Di.  Vì Ngài thương đời mạt pháp tâm người hay biếng nhác, nghe nhiều thì chán, nên ngài tóm tắc, soạn ra từng bài cho dễđọc và dễ học.

 

LUẬT NGHI THỨ NHẤT

KÍNH ĐẠI SA MÔN

 

            Không được kêu pháp tự của vị Đại Sa Môn.  Không được trộm nghe vị Đại Sa Môn thuyết giới.

            Không được đi tuyên truyền nói các lổi của vị Đại Sa Môn.  Không được ngồi thấy vị Đại Sa Môn đi qua mà không đứng dậy, trừ khi tụng Kinh, khi đau ốm, khi cạo tóc, khi làm việc trong đại chúng.

            Trong bộ luật Hành Hộ nói rằng :  năm hạ trở lên tức là vị A Xà Lê (quĩ Phạm Sư), mười hạ trở lên vĩ Hòa Thượng (thân giáo sư, hay là Lực Sanh).  Mặc dù việc của hàng Tỳ-kheo, nhưng các Sa Di, Sa Di Ni phải dự biết đó.

 

            Lược giải :

            Sa Môn tiếng Phạn gọi là Sramana dịch là Cần lao.

            Đai Sa Môn :  Maha Sramana.

            Sa Di :  Sramanera, người nam tập sự xuất gia.

            Sa Di Ni  :  Sramaneri, người nữ tập sự xuất gia.

            Không được trộm nghe Đại Sa Môn thuyết giới  :  vì sợ người tập sự xuất gia thối tâm, cống cao, ngã mạn, loạn chánh niệm và sau đó không được thọ Đại giới.

            Hạ :  Hạ lạp là năm tu của người xuất gia bắt đầu tính từ khi thọ giới Cụ Túc.

            Hòa Thượng :  (Upadhaya : Lực sanh), là vị thầy dạy dỗ sanh giới thân, huệ mạng cho Sa Di.

            Thân giáo sư : người thân cận, đích thân chỉ dạy cho hàng xuất gia tu tập, thọ giới, học giới vậy.

            A Xà Lê :  (Àcarya :  Qủy Phạm Sư) vị thầy làm khuôn khổ cho kẻ hậu học.

 

LUẬT NGHI THỨ HAI

HẦU THẦY

 

            Hầu thầy phải dậy sớm :  muốn vào cửa, trước phải khẩy móng tay ba lần.  Nếu có lỗi lầm, các Hòa Thượng, A Xà Lê dạy răn đó, không được nói trả lại.  Kính Hòa Thượng cùng A Xà Lê cũng như kính Phật.  Nếu sai đi đổ đồ bất tịnh không được nhổ nước miếng cũng không nên giận hờn.

            Nếu muốn lễ lạy, Thầy đang ngồi thiền không nên lễ, Thầy đang kinh hành không nên làm lễ, Thầy thọ trai không nên làm lễ; Thầy thuyết kinh, xỉa răng, tắm gội, ngủ nghỉ, v.v…đều không nên làm lễ; muốn vào cửa làm lễ trước phải khảy móng tay ba lần; Thầy không lên tiếng phải đi.  Dọn đồ ăn, đồ uống cho Thầy đều phải bưng hai tay.  Thầy dùng rồi phải dọn đồ ănđi và làm một cách chậm rãi.

            Hầu thầy, không được đứng đối diện; không được đứng chỗ cao; không được đứng quá xa, phải đứng như thế nào để Thầy nói nhỏ vẫn nghe được, khỏi mệt, khỏi phí sức khỏe của Thầy.

            Nếu muốn hỏi về Phật Pháp, phải đắp y lễ lạy, chắp tay quì gối.  Thầy có giảng dạy lắng lòng nghe, ngẫm nghĩ cho thâm nhập.  Nếu hỏi việc thường trong chùa, viện không cần quì lạy, chỉ đứng ngay thẳng bên Thầy, cứ thật thưa việc.  Nếu Thầy thân tâm mỏi mệt, bảo đi phải đi, không được tỏ thái độ không vui nơi sắc mặt.

            Phàm có những việc phạm giới luật, không được che dấu, phải mau mau đến gặp Thầy cầu xin sám hối.  Thầy hứa khả thì thành thật trình bày, đem tâm chí thành ăn năn sửa đổi để được thanh tịnh trở lại.

            Thầy nói chưa dứt không được ngắt lời Thầy.  Không được ngồi giỡn chơi chỗ Thầy ngồi và nằm giường của Thầy, mặc áo đội mão của Thầy v.v….

            Thầy bảo mang thơ tín đi, không được tự tiện mở ra xem, cũng không được cho người khác xem.  Đến nhà người kia có hỏi.  Điều gì nên đáp cứ thành thật trả lời, điều gì không nên đáp thì dùng lời khôn khéo mà từ chối.  Người kia muốn cầm ở lại, không được tự tiện ở, phải nghỉ đến Thầy đang trông đợi mình về.

            Lúc Thầy nói chuyện với khách, phải đứng chỗ thường đứng, hoặc ở bên Thầy, hoặc đứng sau lưng Thầy, phải luôn luôn nhìn nghe đợi Thầy sai bảo.

            Thầy đau ốm, phải hết lòng lo lắng và điều trị.  Phòng, nhà, mền, nệm, thuốc thang, cháo cơm v.v…Đưa áo trao giầy, giặc giũ, phơi hong v.v…Nếu muốn biết rõ ràng các chi tiết này nên xem trong Đại Luật, ởđây vì văn nhiều nên không ghi hết ra.

           

            Lời giải của Tổ CHÂU HOẰNG :

            Phàm hầu Thầy, Thầy không bảo ngồi chẳng dám ngồi.  Thầy không hỏi chẳng dám thưa, trừ khi có việc mình muốn thưa hỏi.  Phải đứng một bên Thầy không được dựa ghế, nương vách, thân phải đoan trang đứng thẳng một bên.  Muốn lễ lạy, nếu Thầy bảo thôi, phải thuận theo ý Thầy chớ lạy.

            Phàm Thầy cùng người khách đàm luận những lời hợp đạo lý, có lợi cho thân tâm ta đều phải ghi chép.

            Thầy có sai khiến việc gì, phải kịp thời làm liền không được trái trể.  Phàm ngủ nghĩ không được ngủ trước Thầy, phàm người hỏi tên húy của Thầy phải nói rằng tên Thầy chữ trên là (thượng)..chữ dưới là (hạ).

            Phàm là đệ tử phải chọn một vị minh sư, lâu lâu gần gũi Thầy, không được lìa Thầy quá sớm.  Nếu như Thầy thật không tỏ đạo, phải đi tìm vị lương đạo khác.  Mặc dù lìa Thầy phải nhớ lời Thầy dặn bảo, không được buông lòng tự tiện làm theo các việc thế tục, tức là các việc bất chánh.

            Cũng không được ở nơi chợ giếng ồn ào.  Không được ở trong miểu thờ thần,, không được ở phòng người dân, không được ở gần chỗ chùa ni, không được cùng ở với Thầy rồi làm các việc ác trong thế gian.

 

            Lược giải :

            Kinh hành  :  thiền hành hay đi bách bộ.

            Tên húy :  tức là Pháp danh của Thầy thì phải nói thượng gì, hạ gì.

            Minh sư:  thầy tỏ đạo, thông suốt đạo lý….sự lý dung thông.

            Lương đạo :  vị sư đạo cao đức trọng thông kinh hiểu luật, biết luận thấu đáo.

 

LUẬT NGHI THỨ BA

THEO THẦY ĐI RA NGOÀI

 

            Khi theo Thầy, không được ghé qua nhà người.

            Không được đứng bên đường cùng người nói chuyện.

                Không được liếc ngó hai bên, phải cúi đầu theo sau Thầy.  Đến nhà người Đàn Việt phải đứng ở một bên, Thầy bảo ngồi mới ngồi.

               Đến chốn Tự Viện khác, Thầy lạy Phật hoặc mình lạy, không được tự tiện đánh chuông, đánh khánh.

                Nếu Thầy đi núi phải mang tọa cụ theo.

                Nếu Thầy đi phương xa, không được cách Thầy quá xa.

                Nếu Thầy lội qua sông phải cầm gậy rải rải dò coi sâu cạn.

               Còn các việc mang bình bát, cầm tích trượng v.v… có giải thích trong đại luật, ởđây vì dài dòng nên không chép ra.

 

            Lời giải của Tổ CHÂU HOẰNG :

            Nếu tình cờ Thầy trò chia đi mỗi nơi, hẹn đến gặp chỗ nào, mình không được đến sau giờhẹn.!

            Thầy thọ trai, phải đứng hầu suất sanh, thọ trai rồi phải đứng hầu thâu của cúng dường.

 

            Lược giải :

               Dàn  :Dàna từ tiếng Phạn, có nghĩa là bố thí cúng dường.

               Việt  :vượt, vượt qua những cảnh nghèo cùng, ra khỏi sanh tử luân hồi.

               Tự  :Chùa, nơi thờ cúng tín ngưỡng.

               Viện  :là một nơi, Tự viện là nơi Tăng chúng vừa tu, vừa học, vừa hoằng hóa.

               Tọa cụ : dịch từ Nisidati, Ni sư đàn.

               Xuất sanh :Thí đồăn cho quỉ thần và chúng sanh.

               Đạt thần :daksina, của cúng thí.

 

LUẬT NGHI THỨ BỐN

SỐNG TRONG ĐẠI CHÚNG

 

            Ở trong đại chúng không được dành chỗ ngồi.  Không được tại chỗ ngồi kêu nhau hay nói cười v.v…Trong chúng nếu có ai mất oai nghi phải che dấu việc xấu, nêu bày việc tốt ra.

            Không được khoe khoang công lao của mình.  Phàm ở trong đại chúng ngủ thì không được ngủ trước, dậy thì không được dậy sau người.  Phàm rửa mặt không xử dụng quá nhiều nước.  Đánh răng nhổ nước phải cúi đầu đưa nước xuống.  Không được phun nước làm dơ người.  Không được khạc nhổ, hỉ mũi lớn tiếng.  Không được ở nơi đại điện, bửu tháp, nhà sạch, đất sạch, khạc nhổ hỉ mũi.  Việc đó phải làm nơi vắng vẻ.

            Khi uống nước trà, không được một tay cầm tách uống, một tay mời người.

            Không được chà răng trước bửu tháp, trước các vị Hòa Thượng, A xà-lê v.v…

            Phàm nghe tiếng chuông phải thầm niệm bài kệ rằng :

                        Văn chung thinh, phiền não khinh,

                        Trí huệ trưởng, Bồ đề sanh,

                        Ly địa ngục, Xuất hóa khanh,

                        Nguyện thành Phật, độ chúng sanh,

                        Án dà ra đế da ta bà ha (3 lần).

            Dịch nghĩa :

                        Nghe tiếng chuông, buồn rầu nhẹ,

                        Trí huệ lớn, Bồ Đề sanh,

                        Lìa địa ngục, ra hầm lửa,

                        Nguyện thành Phật, độ chúng sanh.

                        Án dà ra đế da ta bà ha. (3 lần)

            Ở trong đại chúng không được cười nhiều.  Khi cười lớn tiếng và ợ, ngáp, phải lấy tay áo che miệng.  Ở trong đại chúng không được đi nhanh, không được đem bàn Phật tới chỗ riêng mình dùng, nếu có thấp đèn phải dùng bóng tốt che kín để ngừa loài trùng bay vào.

            Hoa cúng Phật phải dùng thứ nở tròn, không được ngửi trước, loại bỏ hoa héo, dâng cúng hoa mới.  Thứ héo cũng không được bỏ xuống đất dẫm đạp lên, phải để chỗ khuất.

            Ở trong chúng không được nghe kêu mà không trả lời, phàm nghe kêu phải dùng tiếng niệm Phật mà đáp lại.  Khi nhặt được các vật đánh rơi thì phải báo liền cho vị Tri sự.

 

            Lời giải của Tổ CHÂU HOẰNG

            Không được cùng các Sa Di tuổi trẻ kết bạn.  Không được ba pháp y thiếu thốn.  Không được sắm nhiều y phục, nếu có dư phải bố thí.  Không được mua dây lưng, phất trần đồ chơi, quai nón thắt v.v..Những loại trang điểm theo kiểu giang hồ làm cho hàng thức giả cười.

            Không được mặc y phục màu sắc tươi và bắt chước theo người thế tục may áo cổ ủi.  Tay không sạch không được đắp y.  Phàm lên trên bửu điện phải bó buộc óng quần, không được phóng ý tự tiện, không được chạy rong, không được nói nhiều, không được ngồi nhìn đại chúng làm việc cực nhọc hay trốn tránh để tìm nơi yên cho mình.  Không được lấy của chùa dùng riêng cho mình như tre cây, hoa trái, rau lá, mọi thứ đồ ăn đồ uống, mọi thứ đồ vật v.v..Không được bàn tán sự lợi và sự hại của việc chính trị thuộc triều đình công phủ, và những sự hay, dở, tôt, xấu của người cư sĩ.  Khi xưng tên thì nên dùng pháp danh, không được dùng chữ “ ta” hay “tiểu tăng”.  Không được nhân việc nhỏ gây tranh chấp.  Khi gặp việc lớn.  Không nhẩn được thì tâm phải giữ bình tỉnh, dùng lời lẻôn hòa để thảo luận.  Nếu như thế vẫn không có kết quả thì từ bỏ màđi.  Mỗi khi ai động đến, liền nổi giận thô tháo, thìđó không phải là tăng sĩ tốt.

            Lược giải :

            Bồ đềsanh :Tánh giác ngộ nảy sanh.

            Vị Tri sự  :Vị trông coi việc Chùa Viện, biết các việc trong lẩn ngoài.

            Ba pháp y  :Thượng y, trung y và hạ y.

 

LUẬT NGHI THỨ NĂM

THEO ĐẠI CHÚNG THỌ THỰC

 

            Khi nghe tiếng kiền chùy liền phải sửa y phục chỉnh tề.  Khi ngồi ăn phải nhất tâm chú nguyện một cách cung kính.  Cơm xuất sanh không quá 7 hột, bún không quá một phân, bánh mang đầu không quá móng tay.  Nhiều thì tham, ít thì bỏn xẻn, còn bao nhiêu rau canh tương đậu khác không được xuất sanh.  Phàm xuất sanh phải để trong bàn tay trái tưởng niệm bài kệrằng :

                        Nhữ đẳng quỉ thần chúng,

                        Ngã kim thí nhử cúng,

                        Thử thực biến thập phương,

                        Nhất thiết quỉ thần cộng,

                        Án mục đế tóa ha (7 lần).

            Dịch nghĩa :

                                    Chúng quỉ thần các người,

                                    Nay ta thí đồ cúng,

                                    Cơm nầy khắp mười phương,

                                    Quỉ thần đều dùng chung,

                                    Án mục đế tóa ha (7 lần).

            Khi ăn phải quán tưởng năm điều :

               1.  Tính công mình nhiều hay ít, so sánh với thức ăn kia đem đến.

               2.   Suy xét đức hạnh của mình đủ hay thiếu để lảnh thọ của cúng.

               3.  Ngăn ngừa vọng tâm lìa tội lỗi, nhất là tánh tham ăn.

               4.  Thức ăn chính là thuốc hay để trị bịnh khô gầy.

               5.   Vì muốn thành tựu đạo nghiệp nên thọ nhận thức ăn nầy.

            Chớ chê đồ ăn ngon dở, không được đem thức ăn để dùng riêng hoặc trích bỏ cho chó, đồ ăn đem thêm không được nói không dùng.  Nếu đã no thì phải lấy tay nhường lui đi.  Không được gãy đầu khiến bụi rơi trong bát người ngồi gần.  Không được miệng ngậm đồăn mà nói chuyện.  Không được cười nói chuyện tạp.  Không được nhai đồăn có tiếng.  Như muốn xỉa răng phải lấy tay áo che miệng.  Trong đồăn nếu có sâu bọ phải che dấu bỏđi, chớ cho người ngồi gần thấy sanh lòng nghi hoặc.  Phải ngồi một chỗ để ăn, không được ăn nửa chừng rời chỗ ngồi rồi lại tiếp tục ngồi ăn nữa.  Không được ăn rồi lấy ngón tay vét chén bát ăn.  Phàm ăn không được quá mau, cũng không được quá chậm.  Thức ăn chưa kịp mang đến không được sanh tâm phiền não.  Khi cần dùng món chi phải yên lặng lấy ngón tay ra hiệu, không được kêu lớn.  Không được khua chén bát ra tiếng.  Không được ăn rồi đứng dậy trước.  Nếu trái phép tăng chế, nghe tiếng kèn chùy không được cự nự chóng đối.  Trong cơm có hột thóc lột vỏ mà ăn.  Không được thấy đồ ăn ngon mà sanh lòng tham ăn.  Không được ở trong chúng màăn riêng.

 

            Lược giải :

               Kiền chùy :như tấm bảng làm bằng đồng, hiệu lịnh thông tri cho đại chúng biết.

               Chúnguyện :chú tâm cầu nguyên, một lòng giữ chánh niệm, không nên nghỉ chuyện tạp.

               Xuất sanh  :mang vật thực ra bố thí cho chúng sanh.

               Mang đầu  :bánh mì hấp.

 

LUẤT NGHI THỨ SÁU

LỄ LẠY

 

            Phàm lễ lạy không được đứng ngay giữa chánh điện, vì đó là vị trí của trụ trì.  Khi có người lễ Phật, không được bước qua hay đi tắt ngang trước đầu người kia.  Khi chắp tay không được mười ngón so le, không được trống rỗng ở giữa, không được cắm ngón tay vào lỗ mũi, phải trên dưới cao thấp đúng chỗ.  Không lễ lạy không đúng lúc, như muốn lễ lạy phi thời cần phải bạch trước và đợi khi vắng người.  Thầy lễ Phật không được cùng Thầy đồng lạy, phải lạy theo từ sau xa.  Thầy xá người không được cùng thầy đồng xá.  Đứng trước thầy không được xá người đồng hàng và không được nhận người lạy.  Tay cầm kinh tượng không được xá lạy người.

 

            Lời giải của ngài  CHÂU HOÀNG

                        Phàm lễ lạy phải nhất tâm quán tưởng.  Trong kinh giáo có dạy 7 cách lạy, người học đạo không thể không biết.

 

            Lược giải :

               Trụ trì :  có hai nghĩa  :  1.  Trụ pháp vương gia (ở nhà Phật) và Trì Như Lai tạng (giữ kho của Như Lai).   2.  Giữ tam tạng giáo điển và duy trì Như Lai tạng tánh.

               Thất chúng lễ :  bảy cách lạy :  1.  Ngã mạn lễ.   2.  Cầu danh lễ.   3.  Thân tâm cung kính lễ.   4.  Phát trí thanh tịnh lễ.   5.  Biến nhập pháp giới lễ.   6.  Chánh quán tinh thành lễ.   7.  Thật tướng bình đẳng lễ.

 

LUẬT NGHI THỨ BẢY

NGHE PHÁP

            Khi thấy bảng yết trên giảng đường, ta phải sớm lên nhà giảng, chớ đợi trống bố cáo rồi mới đến.  Sửa soạn y phục cho tề chỉnh, nghiêm chỉnh tiến tới giảng đường.  Phải ngồi đoan trang, nghiêm chánh.  Không được nói chuyện loạn.  Không được ho khạc nhổ lớn tiếng.

 

            Lởi giải của ngài CHÂU HOẰNG :

 

               Khi nghe pháp, phải suy ngẫm rồi thực hành.  Không được chuyên ghi những danh ngôn để tranh luận.  Không được chưa lãnh hôi mà xưng đã lãnh hội; vừa vào tai đã thoát ra miệng.  Vị Sa Di tuổi còn trẻ, giới luật chưa vững chải, cần phải học luật.  Không được sớm đến chỗ giảng kinh.

 

            Lược giải :

               Trống bố cáo :trước khi thuyết pháp có ba hồi trống, đánh chậm rãi, cho mọi người biết là có thuyết pháp.

               Danh ngôn danh từ ngôn thuyết.  Chuyên ghi nhớ các lời hay lẽ phải, rồi ra tranh luận hơn thua, làm loạn động tâm hồn.

 

LUẬT NGHI THỨ TÁM

TẬP HỌC KINH ĐIỂN

 

            Người xuất gia trước phải học luật, sau mới học kinh, không được trái vượt thứ tự đó.  Khi học một quyển kinh, phải trước thưa với Thầy; học xong quyển quyển ấy rồi lại thưa để học kinh khác.  Không được dung miệng thổi bụi trên kinh.  Không được trên ghế kinh để các thứ trà nước, đồ vật tạp nhạp.  Khi gặp người đang xem kinh, không được đi ngang qua gần chổ người đó.  Khi kinh sách bị rách hư, phải mau tu bổ.  Các vị Sa Di đạo nghiệp chưa thành, không được học tập sách vở ngoại đạo, sách sử thế gian, và các loại sách trị đời.

 

            Lời giải của ngài  CHÂU HOẰNG :

               Không được lực chọn các loại kinh điển dùng để ứng phú đạo tràng mà tập học.  Không được tập học kinh sách ngụy tạo.  Không được tập học sách coi số mạng, sách tướng, sách thuốc, sách binh bị, sách bói toán, sách thiên văn, sách địa lý, sách đồ sấm, cho đến các sách lư hỏa, huỳnh bạch, thần kỳ, quỉ quái, phù thủy v.v…Không được tập học các nghề tuyên quyển xướng kệ.  Không được tập học các sách ngoài Phật Pháp.  Trừ khi trí lực có dư, vì muốn tìm hiểu chỗ nông sâu của nội giáo và ngoại giáo thì nên xem qua, song chớ sanh tâm tưởng tập học.  Không được tập học làm thơ làm phú.  Không được để tâm học viết chữ cho tốt, chỉ chép viết ngay thẳng là đủ.  Tay dơ không được cầm, nắm quyển kinh.  Đối kinh điển như đối Phật, không được giỡn cười, không đươc lớn tiếng động chúng.  Không được trên kệ để kinh làm bừa bãi, xài xạt.  Không được mượn kinh người khác xem mà không trả lại và không gia tâm quý trọng, làm hư rách.

            Lược giải:

               Đạo nghiệp Nghiệp căn bản của người tu tức là giới, định, huệ.  Ba vô học lậu chưa thành, không nên học kinh sách bên ngoài.

               Kinh điển ứng phúđạo tràng :tức là kinh điển để đi làm đám, cúng kiến bên ngoài, làm loạn đạo tâm.

               Kinh sách ngụy tạo :  những sách đời sau biên soạn, chớ không phải do Phật thuyết ra.

               Sách thiên văn :  sách dạy xem các vì tinh tú.

               Sách địa lý :  sách dạy về phong thủy, linh huyệt mồ mã.

               Sách đồsấm :  sách tiên tri, sấm giảng, tiên đoán những việc xãy ra trong tương lai.

               Sách lư hỏa huỳnh bạch :  sách dạy về tiên thuật, luyện linh đan của Lão giáo.

               Sách phùthủy :  sách trừ ma ếm quỉ.

 

LUẬT NGHI THỨ CHÍN

VÀO CÁC TỰ VIỆN

 

            Khi vào các Tự Viện, chùa tháp, không được đi chính giữa, phải theo bên trái, hoặc bên phải màđi.  Khi đi bên trái phải bước chân trái trước, lúc đi bên phải thì bước chân phải trước.  Vô sự không được lên chánh điện dạo chơi.  Vô cớ không được lên bửu tháp.  Khi vào đại điện hay bửu tháp, phải đi quanh về bên phải, không được đi vòng bên trái.  Không được nhổ nước miếng, hỉ mũi trong đại điện hay bửu tháp.  Khi nhiểu tháp ba vòng, bảy vòng cho đến mười vòng, trăm vòng đều phải nhớ số vòng.  Không được đem nón gậy v.v… dựng nơi vách chánh điện.

            Lược giải :

               Tháp :nơi để thờ Phật, hoặc Xá-lợi.

               Nhiểu tháp :  đi kinh hành quanh tháp để tỏ lòng tôn kính đức Phật, Tổ.  Đi quanh bên phải là kiết tường, thuận thiện.  Đi quanh bên trái gọi là hung bạo, nghịch, ác.

               Đi ba vòng :tiêu biểu sự cúng dường Tam Bảo, trừ Tam Độc, tịnh Tam Nghiệp.

               Đi bảy vòng :trừ Thất Chi Tội (thân tam, khẩu tứ) để được Thất Bồ Đề Phần (Trạch pháp, Tinh Tấn, Hỷ, Khinh An, Niệm, Định, Xả).

               Đi mười vòng :  trừ Thập Sử (Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Ác kiến.  Ác kiến lại chia làm năm :  thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ).  Để được Thập Lực (Thị xứ phi xứ trí lực, Nghiệp trí lực, Thiền Định trí lực, Căn tánh trí lực, Nguyện dục trí lực, Giới trí lực, Đạo xứ trí lực, Túc mạng trí lực, thiên nhãn trí lực, Lậu tận trí lực),

               Đi trăm vòng :trừ trăm phiền não đểđược trăm pháp món tu.

               Công đức nhiểu tháp :được năm phước đức :  1.  Đời sau được sắc tướng đoan trang, nghiêm chánh (Thấy sắc tướng Phật). 2.  Được giọng tốt (vìđọc tụng kinh).  3.  Sanh lên cõi trời (nhờý không phạm tội).  4.  Sanh vào các nhà quan hầu, vương tướng (đầy đủ mọi mặt là vì nhờ đầu mặt đảnh lễ xá tượng).  5.  An vui Niết Bàn (nhờ phước tích tụ).

 

LUẬT NGHI THỨ MƯỜI

VÀO THIỀN ĐƯỜNG

 

            Ngồi trên đơn không được đập giũ y phục, quạt gió có tiếng động, khiến người ngồi đơn gần đó động chánh niệm.  Xuống đơn thầm niệm bài kệrằng :

                        Tùng triêu dần đán trực chí mộ,

                        Nhất thiết chúng sanh tự hồi hộ,

                        Nhược y túc hạ tán kỳ hình,

                        Nguyện nhữ tức thời sanh Tịnh độ

                        Ánđịa rị, nhật rị tóa ha (3 lần).

            Dịch nghĩa :

                        Từsáng giờ Dần suốt đến tối,

                        Hết thảy chúng sanh tự lánh giữ;

                        Nếu rủi mất mình dưới chân tôi,

                        Cầu nguyên tức thì sanh Tịnh độ.

                        Ánđịa rị, nhật rị tóa ha (3 lần).

            Không được nói lớn tiếng động chúng.  Thả bức sáo nhẹ tay, tay sau phải đở tấm sáo.  Không được kéo guốc, dép có tiếng.  Không được ho tằng hắng lớn tiếng.  Không được ngồi cùng người đơn gần giao đầu, tiếp tai, nói chuyện thế sự.  Hoặc có bạn thân tình đến thăm trong nhà thiền, không được nói chuyện lâu phải đưa nhau xuống gốc cây, bên mé nước, mới được đem hết câu chuyên luận nói.  Nếu xem kinh, phải đoan trang nghiêm chánh, lóng lòng thầm xem, không được đọc ra tiếng.  Nghe đánh tiếng bảng thứ hai, liền phải sớm đến nhà thiền; khi về chỗ cũ, thầm niệm bài kệrằng :

                        Chánh thân đoan tọa,

                        Đương nguyện chúng sanh,

                        Tọa Bồ đề tòa,

                        Tâm vô sở trước.

            Dịch nghĩa :

                        Ngay mình ngồi vững,

                        Cầu cho chúng sanh,

                        Ngồi tòa Bồ đề,

                        Lòng không cố chấp.

 

            Lời giải của ngài  CHÂU HOẰNG :

               Không được đi băng qua thiền đường.  Lên đơn xuống đơn, đều phải giữ hạnh kiểm, chớ cho người đơn gần bên động chánh niệm.  Trên đơn không được viết văn tự, trừ khi nào trong đại chúng xem kinh giáo.  Không được trên đơn, nhóm nhau bày nước trà, ngồi uống banđêm nói chuyên tạp.  Không được trên đơn may vá quần áo.  Không được nằm ngủ trên đơn hay cùng người đơn gần, nói chuyện động chúng.

            Lược giải :

               Đơn :giường ngủ hay sập ngồi thiền.

               Động chánh niệm  :Giao động suy nghỉ chân chánh, làm giao động đại chúng.

               Chuyện thếsự  : việc thế gian, việc làm ăn buôn bán, việc ích kỷ hại nhơn.

               Chấp trước :vin vào việc gìđó rồi cố chấp, vọng tưởng điên đảo liên chuyền tiếp nối.

               Chuyện tạp :  Các việc xen tạp của thế gian, những chuyện làm phiền não trongt cuộc đời.

 

LUẬT NGHI THỨ MƯỜI MỘT

CHẤP TÁC

 

            Phải quí tiếc của chúng tăng.  Phải theo thầy Tri sự dạy bảo, không được trái nghịch.  Khi rửa rau, phải rửa ba lần.  Khi múc nước, trước phải rửa tay cho sạch.  Khi dùng nước phải xem có vi trùng hay không.   Nếu có vi trùng phải lấy lụa là lượt qua mới dùng.  Về mùa đông, không được lượt nước sớm, phải đợi mặt trời mọc mới lượt.  Khi đốt lửa trong bếp không được nhen củi mục.  Khi làm đồăn, không được để dính bụi trong móng tay.  Khi đổ nước dơ, không được đỗ giưã đường.  Không được cao tay đổ tạt, phải cách đất bốn hoặc năm tấc, phải chậm rãi đổ nước xuống.  Khi quét nhà, không được quét ngược gió.  Không được nhóm đất, rác ở sau cánh cửa.  Khi giặt áo trong, phải bắt bỏ rận lớn, rận nhỏ rồi mới giặt.  Tháng mùa hạdùng nước rồi, phải úp chậu xuống.  Nếu còn nước sợ sanh vi trùng.  Không được đổ tạt nước sôi trên mặt đất.  Tất cả gạo, bún, rau, trái v.v..Không được khinh bỏ, bậy bạ, phải gia tâm quí trọng.

            Lược giải :

               Lượt :lọc cho sạch nước.

               Ý của bài nầy  :   1.  Oai Nghi.  2.  Tiếc của chúng tăng.  3.  Từ Bi.

               Quét dọn  :  Kinh Bá Duyên nói quét dọn được năm thứ công đức :  1. Trừ tâm dơ của mình.  2.  Trừ dơ cho người.  3.  Bỏ tánh kiêu mạn.  4.  Trừ dẹp vọng tâm.  5.  Công đức tăng trưởng, được sạch cõi tịnh.

 

LUẬT NGHI THỨ MƯỜI HAI

VÀO NHÀ TẮM

 

            Khi vào nhà tắm, trước phải dùng nước nóng lau từ mặt đến dưới một cách chậm rãi.  Không được thô tháu làm nước văng làm dơ bẩn người gần đó.  Trong nhà tắm, không được tiểu tiện, không được cùng người nói chuyện cười đùa.  Bộ Nhơn Thiên Bửu Giám nói :  Một vị sa di vào nhà tắm giỡn cười, bằng cảm theo nghiệp báo như vào địa ngục Phất Than.  Không được tắm chỗ vắng vẻ.  Phàm có ghẻ chốc, phải tắm sau người; hoặc có ghẻ đáng sợ, cần phải tránh lánh mọi người, chớ để người trông thấy nhờm gớm.  Không được buông lung tắm quá lâu, phải nghỉ đến người sau.

 

            Lời giải của ngài CHÂU HOẰNG :

               Khi tắm cõi áo, mặc áo, phải chậm rãi thông thả.  Trước khi tắm, phải lấy tịnh và giữ gìn tế hạnh.   Không được đem nước tẩy tịnh đỗ vào thùng tắm.  Nước nóng, lạnh, ấm theo lệđánh mỏ ra hiệu, không được kêu la lớn tiếng.

            Lược giải :

               Địa ngục Phất Than :địa ngục nước sôi sùng sục.

               Tẩy tịnh :rửa sạch các chỗ dơ rồi sau mới tắm.

 

LUẬT NGHI THỨ MƯỜI BA

VÀO NHÀ XÍ

 

            Khi có nhu cầu đại tiện, tiểu tiện thì phải đi liền, chớ để cho thúc bách.  Trước khi vào nhà xí, phải treo áo trực chuyết ở trên sào tre, vuốt cho ngay thẳng, lấy khăn tay hoặc dây lưng buộc để ghi nhớ và để cho khỏi rơi xuống đất.  Phải thay đổi giày dép, không được mang giày dép sạch vào nhà xí.  Đến nơi phải khảy móng tay ba lần, khiến cho người bên trong hay biết.  Không được hối thúc người ở trong phải mau ra.

            Trước khi đại tiện hay tiểu tiện phải khảy móng tay ba lần, thầm niệm bài kệ :

                        Đại tiểu tiện thời,

                        Đương nguyện chúng sanh,

                        Khí tham sân si,

                        Quyên trừ tội pháp,

                        Án ngận lốđà da tóa ha (3 lần).

            Dịch nghĩa :

                        Khi đại, tiểu tiện,

                        Cầu cho chúng sanh,

                        Bỏ tham, sân, si

                        Dứt trừ pháp tội.

                        Án ngận lốđà da tóa ha (3 lần).

            Khi đại tiểu tiện, không được cúi đầu dòm xuống.  Không được cầm cỏ vẽ xuống đất.  Không được ráng hơi ra tiếng.  Không được cùng người cách vách nói chuyện.  Không được nhổ nước miếng trên vách.  Khi đến nhà xí, gặp người không được làm lễ, phải nghiêng mình tránh lánh.  Không được vừa đi, vừa buộc dải áo.  Khi đi đại tiện xong, phải rửa tay sạch, không được cầm nắm đồ vật.  Khi rửa tay thầm niệm bài kệ :

                        Dĩ thủy quán chưởng,

                        Đương nguyên chúng sanh,

                        Đắc thanh tịnh thủ,

                        Thọ trì Phật pháp,

                        Án chủ ca ra gia tóa ha (3 lần).

            Dịch nghĩa :

                        Dùng nước rửa tay,

                        Cầu cho chúng sanh,

                        Đặng tay trong sạch,

                        Gìn giữ pháp Phật.

                        Án chủ ca ra gia tóa ha (3 lần).

           

            Lời giải của ngài CHÂU HOẰNG :

               Nếu khi tiểu dải, cũng phải xén xăng tay áo lên. Không được mặc áo thiên sam, đi tiểu dải.

            Lược giải :

               Trực chuyết :áo dài mặc thường ngày.

               Thiên sam :giống nhưáo tràng vậy.

               Khảy móng tay :  khi đại tiện hay tiểu tiện phải khảy móng tay ba lần để các nhà quỉ trong nhà tiêu biết tránh đi.  Kinh Thí Dụ nói :  có một thầy Sa Môn khi tiểu tiện không khảy móng tay, nước tiểu xối trên mặt con quỉ trong nhà tiêu.  Quỉ nổi giận muốn giết thầy sa môn, nhưng nhờ giới hạnh nên quỉ không hại được.

 

LUẬT NGHI THỨ MƯỜI BỐN

NGỦ NGHỈ

 

            Nằm ngủ phải nghiêng bên phải, đó gọi là kiết tường ngọa.  Không được nằm ngửa, nằm sắp hay nằm nghiêng bên trái.  Không được cùng Thầy đồng nhà, đồng giường.  Hoặc có thể đồng một nhà nhưng không được đồng giường.  Cũng không được cùng các Sa Di đồng sự, ngủ chung một giường.  Khi máng giày, dép hoặc làáo lót v.v..không được quá đầu, mặt người.

 

            Lời giải cũa ngài CHÂU HOẰNG :

               Không được cõi áo lót khi nằm ngủ.  Không được trên giường ngủ cười nói lớn tiếng.  Không được mang các bình chứa đồ nhơ đi ngang qua các thánh tượng và nơi pháp đường.

            Lời giải :

               Kiết tường :  giấc ngủ được sự tốt lành, không có chiêm bao, mộng mị.  Nằm ngửa làcách nằm của Tu La.  Nằm sắp là cách nằm của ngạ quỉ.  Nằm nghiêng bên trái là lối nằm của người tham dục.  Người xuất gia phải nằm như sư tử vương, nghiêng về bên phải.  Nằm như thế thân không day trở, tâm không thất niệm, ngủ ít và không ác mộng.  Thế nằm đó gọi là kiết tường ngọa.

               Sa Di đồng sự : hàng Sa Di đồng một sự việc, ngang hàng với mình.  Luật cấm vì e có sự đùa giỡn không hay trong lúc ngủ.

               Đồ nịch khí :  đồ vật không sạch có mùi hôi thối.

               Pháp đường :  nhà để giảng kinh, thuyết pháp.

 

LUẬT NGHI THỨ MƯỜI LĂM

SƯỞI ẤM

 

            Trong khi sưởi, không được giao đầu tiếp tai nói chuyện.  Không được cạy đất dơ trong móng tay bỏ trong lửa.  Không được hong hơ giày dép.  Không được sưởi ấm quá lâu, sợ trở ngại cho người sau.  Khi vừa ấm là phải trở về chổ cũ.

            Lời giải :

               Giao đầu  : dụm đầu nói chuyện giỡn cười.

               Chỗcũ :chỗ thường trú của mỗi người.

 

LUẬT NGHI THỨ MƯỜI SÁU

Ở CHUNG PHÒNG

 

            Khi ở chung phòng, phải chào hỏi nhau, phải biết kẻ lớn người nhỏ.  Khi muốn đem đèn lửa vào, trước phải hỏi người trong phòng :  “Tôi đem đèn vào có được không ?” Muốn tắt đèn phải hỏi người cùng phòng có còn cần dùng không và không được lấy miệng thổi.  Trong phòng không được niệm tụng lớn tiếng.  Nếu trong phòng có người bịnh, phải đem lòng từ bi, trước sau phải hỏi thăm săn sóc.  Khi có người đang ngủ, không được gây tiếng động và lớn tiếng nói cười.  Vô cớ, không được vào phòng người khác.

            Lược giải :

               Chào hỏi với nhau :cùng nhau hoan hỷ, sách tấn tu tập, hòa hợp luôn luôn.

               Nếu có ai bịnh :  Phật dạy trong tám thứ phước điền, nuôi dưỡng, săn sóc người bịnh là phước điền thứ nhứt.  Ở chung trong chúng, nếu có ai bịnh phải hết lòng giúp đở.  Trong Đại Luật nói : nuôi bịnh có năm món công đức, nhưng cần phải hết lòng mới được.  Thế nào là năm món công đức.  1.  Phải biết món đáng ăn và món không đáng ăn.  2.  Chẳng nhờm gớm đồđại tiện, tiểu tiện vàđàm dãi.  3.  Cólòng từ bi, không vì danh lợi.  4.  Hết lòng lo liệu thuốc thang cho đến ngày lành bịnh, hay cho đến lúc chết.  5.  Hay vì người bịnh thuyết pháp khiến người sanh tâm hoan hỉ.

 

LUẬT NGHI THỨ MƯỜI BẢY

ĐẾN CHÙA NI HAY TĂNG

 

            Khi Tăng vào chùa Ni hay Ni vào chùa Tăng, phải có chỗ mới ngồi.  Nếu không có chỗ thì không được ngồi.  Không được vì Ni hay Tăng chúng mà nói chuyện phi thời.  Lúc trở về không được phê phán nơi chùa đó cái này đẹp, cái kia xấu.  Không được gởi thư qua lại, và cậy mượn may vá giặt giũ v.v…Tăng không được cạo tóc cho các Ni cô và ngược lại.  Tăng không được cùng Ni cô ngồi nơi chỗ vắng và ngược lại.

            Lời giải của ngài  CHÂU HOẰNG :

               Không có hai người, Tăng không được đến chùa Ni hay Ni đến chùa Tăng một mình.  Không được đưa biếu đồ vật qua lại.  Tăng không được dặn bảo các cô ni, và ngược lại, vào nhà giàu để hóa duyên và cầu niệm kinh, bái sám v.v…Tăng không được cùng các vị ni cô kết nghĩa mẹ, chị, em, đạo bạn; và Ni không được cùng tăng kết nghĩa cha, anh, em.

            Lược giải :

               Nói chuyện phi thời :nói chuyện không đúng lúc, không đúng chỗ.

               Chỗ vắng ngồi chung :sợ thiên hạ dị nghị hay Phật tử chê hiềm, không đúng tư cách người xuất gia.

               Hóa duyên  :tạo nhơn duyên giáo hóa đề cầu cúng dường.

 

LUẬT NGHI THỨ MƯỜI TÁM

ĐẾN NHÀ NGƯỜI

 

            Đến nhà người, có chỗ mới ngồi, không nên ngồi xen lộn với cư sĩ.  Khi có người hỏi kinh pháp, phải biết thời gian nào nên nói, khi nói phải cẩn trọng, chớ nên nói pháp phi thời.  Đến nhà người, không được cười nhiều.  Người chủ dọn cơm, mặc dù không phải là pháp hội, cũng chớ để mất oai nghi.  Ban đêm không nên đi nhiều.  Tăng không được trong nhà trống hoặc chỗ vắng vẻ cùng phụ nữ ngồi chung nói chuyện, và Ni không được trong nhà trống hoặc chỗ vắng vẻ cùng đàn ông ngồi chung nói chuyện.Không được gởi thư qua lại v.v..đồng như trước đã nói.  Nếu đến nhà thế gian thăm bà con trước phải vào nhà lễ Phật, hoặc thánh tượng, phải đoan trang bái xá.  Sau đó mới chào cha mẹ, bà con v.v.. hỏi han mỗi người, mỗi việc.  Không được về nhà cha mẹ nói quy luật của Thầy quá nghiêm, củng các việc xuất gia khó khăn, côđơn, đạm bạc, khổ khó, cay đắng.. Phải vì cha mẹ, nói giáo pháp của Phật khiến cho cha mẹ sanh lòng tin thêm phước báo.  Không được cùng người, thế tục hoặc các trẻ con v.v… ngồi lâu, đứng lâu nói chuyện tạp nhạp giỡn cười.  Cũng không được hỏi các việc phải quấy tốt xấu trong họ hàng.  Nếu trời tối ở lại, phải ở riêng một chỗ, ngồi nhiều, nằm ít, một lòng niệm Phật, xong việc rồi trở về không được ở lâu.

            Lời giải của ngài CHÂU HOẰNG :

               Không được liếc ngó hai bên cũng không được nói chuyên tạp.  Nếu vị Tăng cùng người phụ nữ hay cô ni cùng nam nhơn nói chuyện, không được hạ vọng nói nhỏ, không được nói chuyện nhiều.  Không được dối trá làm bộ oai nghi, giả trang tướng mạo nhà Thiền để cầu mọi người cung kính.  Không được vọng nói sai giáo pháp nhà Phật, loạn đáp lời người khác hỏi để chứng tỏ mình nghe nhiều, hiểu rộng, cầu người kia cung kính.  Không được trao đổi lễ vật qua lại, bắt chước người bạch y.  Không được liềc ngó hai bên, cũng không được nói chuyên tạp nhạp.  Không được trông nom, quán lý công việc nhà người.  Không được ngồi xen trong tiệc rượu.  Không được kết bạn cùng người thế gian để làm cha mẹ, anh chị em.  Không được nói những lỗi lầm trong chúng tăng với người tại gia.

            Lược giải :

               Nói pháp phi thời :  giảng đạo không đúng thời gian, làm mất vẻ tôn kính làm cho người đời xem thường pháp bảo.  Trong Đại Luật nói có năm hạng câu hỏi thì không nên trả lời:  1.  Hỏi để thử khả năng.  2.  Không nghi vấn mà hỏi.  3.  Không chấp nhận lỗi lầm, vẫn cứ cố hỏi để biện bạch.  4.  Không phục câu trả lời, vẫn cứ tiếp tục hỏi.  5.  Hỏi để vấn nạn, hỏi vặn cho bí.  Nếu có kẻ thật tâm muốn hỏi cho biết để làm lành lánh dữ thì nên phương tiện sẳn lòng để nói.  Khi gặp điều chưa rõ thì không nên trả lời.

               Pháp hội :nói đủ là pháp hội đạo tràng, nơi đạo tràng trai đường, nơi cử hành đàn tràng đúng theo nghi thức Phật giáo.

               Người thếtục :người hoàn toàn sống theo thế gian, chưa thọ giới pháp của Phật.

               Giả trang tướng của nhàThiền  :làm ra vẻ tu hành nhiều, nhưng chỉ là dối trá biện bày, không đúng sự thật.

               Người bạch y :người đời ưa mặc áo trắng, chỉ cho người thế gian.

 

LUẬT NGHI THỨ MƯỜI CHÍN

KHẤT THỰC

 

            Khi đi khất thực phải cùng với bậc lão thành.  Nếu không có bậc lão thành thì phải biết chỗ nên đến mới đến.  Đến cửa ngỏ nhà người phải giữ gìn cử chỉ, không được mất oai nghi.  Nhà không có nam tử hay nữ nhơn thì không được vào.  Nếu muốn ngồi, trước phải xem chỗ ngồi, có đồ binh khí không nên ngồi; có vật báu không nên ngồi; có những đồ y phục trang nghiêm v.v…của người phụ nữ hay nam nhơn, không nên ngồi.  Muốn thuyết kinh, phải biết lúc nào nên thuyết và lúc nào không nên thuyết.  Không nên nói hãy cúng dường cho ta ăn để cho các người được phước.

           

            Lời giải của ngài CHÂU HOẰNG  :

               Phàm khất thực không được cầu xin nài nỉ.  Không được nói nhân quả phước báo để trông người kia cúng nhiều.  Được nhiều chớ sanh lòng tham trước, được ít chớ sanh lòng lo buồn.  Không được chuyên đến những nhà thí chủ quen biết và các chỗ thân tình của chủa viện để khất thực.

            Lược giải :

               Bãc lão thành  :  bậc tuổi cao, tăng lạp lớn, tu hành làm đạo lâu năm.

               Muốn thuyết kinh :muốn giảng đạo, nói pháp cho thiên hạ nghe.

               Cầu xin nài nỉ :năn nỉ xin dai với thí chủ là muốn đồăn nhiều và ngon vì tu hành quá khổ cực.

 

LUẬT NGHI THỨ HAI MƯƠI

VÀO CHỖ XÓM LÀNG

 

            Không có nhân duyên thiết yếu không được vào.  Không được đi quá nhanh, không được đi đánh dòng xa.  Không được cốý liếc xem người vật khi đi.  Không được với hàng sa di nhỏ tuổi cùng đi, nói cười đùa giỡn.  Tăng không được với người phụ nữ trước sau lẫn lộn đi, hay Ni cùng nam nhân.  Tăng không được cùng Ni chúng trước sau lẫn nhau đi, hay Ni cùng Tăng chúng.  Không được cùng người say, người khùng, trước sau lẫn nhau đi.  Tăng không được đi sau để liếc xem phụ nữ, hay Ni liếc xem nam nhân.  Không được liếc mắt nhìn ngắm phụ nữ hay nam nhân.  Khi gặp các ngài tôn túc cùng kẻ thân thức đều phải đứng một bên, trước hết chào  hỏi.  Khi gặp các vật hí huyển, kỳ quái v.v…đều không nên xem, chỉ thân đoan trang đi trên con đường chánh.  Khi gặp hầm nước, hoặc chỗ nước lở, không được nhảy qua.  Có đường phải đi vòng quanh.  Nếu không có đường vàđại chúng nhảy thì mới cùng nhảy.  Không có duyên sự bệnh, hoặc vì việc gấp, không được cỡi ngựa.  Khi cỡi không được giỡn cợt dùng roi, gậy đánh ngựa.

            Lời giải của ngài CHÂU HOẰNG :

               Phàm gặp các vị quan chức, không luận lớn hay nhỏ đều phải tránh lánh, không được đứng xem.   Không được lúc trở về Tự Viện khoe khoang những việc tốt đẹp đã thấy trong thành phố.

            Lược giải :

               Nhơn duyên thiết yếu : việc rất quan trọng của Phật pháp, cho chúng sanh, mình phải có mặt nơi đó.

               Tôn túc  :các vị Hòa Thượng, A Xà Lê hay các vị tu hành lâu, đạo cao đức trọng.

               Thân thức  :những người trí thức thân cận.

               Hìhuyển  :xướng hát ca ngâm, huyển thuật biến hiện đủ cách gạt người.

               Kỳquái  :  các việc gì, làm cho mắt người vừa thấy là tâm bắt rùng rợn.

 

LUẬT NGHI THỨ HAI MƯƠI MỐT

ĐI CHỢ MUA SẮM

 

            Chớ nên tranh cải vật tốt, vật xấu.  Chớ ngồi quán phụ nữ (đối với tăng) hay nam nhơn (đối với ni).  Nếu có người dành mua thì nên phương tiện nhường cho người chớ nên tranh giành làm giảm giá trị của mình.  Đã hứa mua vật gì, mặc dù vật đó hèn xấu, chớ nên bỏ không mua, khiến người bán sanh lòng giận.  Cẩn thận đừng bảo lãnh kẻo mắc phải lỗi lầm và mang nợ.

 

            Lược giải  :

               Đã hứa mua vật gì..khiến người bán sinh lòng giận :   vật trước là vật của anh A, vật sau là vật của chị B, nghĩa làđã hứa mua vật của anh A trước đó, sau nầy dù của chị B có rẻ hơn, cũng chớ bỏ vật trước mắc, mua vật sau rẻ, làm cho người chủ bán vật trước buồn giận.  Như vậy chẳng phải tâm người tu hành.

 

LUẬT NGHI THỨ HAI MƯƠI HAI

KHÔNG ĐƯỢC TỰÝ HÀNH ĐỘNG

 

            Khi ra đi, trở về, tới lui, trước phải thưa Thầy.  May pháp y mới, trước phải thưa Thầy.  Mặc pháp y mới, trước phải thưa Thầy.  Cạo tóc trước phải thưa Thầy.  Đau ốm, uống thuốc, trước phải thưa Thầy.  Muốn sắm các dụng cụ riêng, bút giấy trước phải thưa Thầy.  Nếu người đem vật cho mình làm ơn, trước phải thưa Thầy, rồi sau mới nhận lãnh.  Người theo mình cậy mượn vật gì, trước phải thưa Thầy.  Thầy cho phép rồi sau mới cho mược đồ vật.  Mình muốn theo người cậy mượn vật gì, trước phải thưa Thầy, Thầy cho thì mới được đi.  Thưa thầy cho hay không cho, đều phải làm lễ.  Khi Thầy không cho không được cóý buồn giận.

 

            Lời giải của ngài CHÂU HOẰNG :

               Cho đến việc lớn nhưđi du phương, hoặc nghe giảng, hoặc vào đại chúng, hoặc giữ sơn môn (chùa), hoặc làm các việc khác đều phải thưa Thầy, không được tự tiện.

 

            Lược giải :

               Đi du phương :đi phương xa để tìm các bậc thiện tri thức.

               Đi nghe giảng :đến Pháp hội để nghe giải Kinh, Luật, Luận.

               Hoặc giữ núi   :  giự gìn chùa tháp …coi ngó ngôi già lam.

 

LUẬT NGHI THỨ HAI MƯƠI BA

ĐI THAM HỌC XA

 

            Khi đi xa cần phải nương vào bạn lành.  Người xưa khi tâm địa chưa khai thong, không quán ngại đường xa ngàn dặm để cầu thầy học.

            Lời giải của ngài CHÂU HOẰNG :

               Tuổi đạo còn ít, giới đức còn cạn, không nên đi xa.  Như muốn đi xa, không được cùng bạn bất lương cùng đi, phải vì mục đích tìm Thầy học đạo, quyết đoạn sự sanh tử luân hồi.  Không nên đi để xem núi, coi sông, hoặc du lịch thấy rộng biết xa để khoe khoang với mọi người.  Khi đến nơi, phải để hết hành lý bên ngoài, không được mang vào điện đường trong chùa.  Một ngưòi trông hành lý, một người vào trong thưa bẩm và hành xửtheo nghi tắc của thường trụ, sau đó mới cho mang hành lý vào trong.

            Lược giải :

               Bạn lành :  Kinh Nhân Quả nói bạn lành có ba việc cần yếu :  1.  Thấy mình có lỗi liền biết can cho nhau.  2.  Thấy mình có việc tốt liền sanh tâm hoan hỷ.  3.  Lúc mắc nạn khổ không bỏ nhau.

               Tâm địa chưa khai thông :lòng dạ chưa sáng tỏ, chưa hiểu biết nội tâm của mình.

               Sanh tử luân hồi  :sống rồi chết, chết lại sống, quay theo bánh xe luân hồi mãi mãi.

               Nghi tắc của thường trụ :bởi qui củ của mỗi chùa không đồng nhau, phép tắc mổi nơi không như một, nên mỗi khi đến nơi khác phải hỏi phép tắc cho tường tận để hành xử.

 

LUẬT NGHI THỨ HAI MƯƠI BỐN

DANH TƯỚNG CỦA Y BÁT

 

            Y NĂM ĐIỀU :  tiếng Phạn gọi là An Đà Hội, tiếng Trung Hoa dịch là Trung Túc Y, cũng gọi là Hạ Y, cũng gọi là Tạp Tác Y.  Phàm ở trong chùa làm các việc nhọc, đường sá ra vào, qua lại, phải đắp y nầy.  Khi đắp y đọc bài kệ :

                        Thiện tai giải thoát phục,

                        Vô thượng phước điền y,

                        Ngãkimđảnh đới thọ,

                        Thế thế bất xá ly.

                        Án, tất đà da ta bà ha (3 lần)

            Dịch nghĩa :

                        Lành thay áo giải thoát,

                        Áo vô thượng phước điền,

                        Con cúi xin lảnh thọ,

                        Đời đời không lìa xa,

                        Án, tất đà da ta bà ha (3 lần).

 

            Y BẢY ĐIỀU :  tiếng Phạn gọi làUất Đa La Tăng, tiếng Trung Hoa dịch làThượng trước Y, cũng gọi làNhập chúng Y,  phàm lễ Phật, tụng kinh, bái sám, tọa thiền, phó trai, nghe giảng, bố tát, tự tứ, nên đắp y nầy.  Bài kệ đắp y :

                        Thiện tai giải thoát phục,

                        Vô thượng phước điền y,

                        Ngãkimđảnh đới thọ,

                        Thế thế thường đắc phi,

                        Án, độ ba, độ ba ta bà ha (3 lần).

            Dịch giải :

                        Lành thay áo giải thoát,

                        Áo vô thượng phước điền,

                        Con cúi xin lãnh thọ,

                        Đời đời thường được mang.

                        Án độ ba, độ ba ta bà ha (3 lần).

 

            Y HAI MƯƠI LĂM ĐIỀU  :   tiếng Phạn gọi làTăng già Lê, Trung Hoa dịch làHiệp cũng gọi làTrùng Y, cũng gọi làTạp Toái Y, phàm vào cung vua, thăng tòa thuyết pháp, khất thực nơi tụ lạc, chứng minh các đại lễ nên đắp y nầy.  Y nầy chia ra chín bực :

  • Bực dưới có ba tức là Y chín điều, Y mười một điều và Y mười ba điều (may hai miếng dài, một miếng ngắn).
  •  Bực trung có ba tức là Y mười lăm điều, Y mười bảy điều và Y mười chín điều (may ba miếng dài, một miếng ngắn).
  •  Bực thượng có ba tức là Y hai mươi mốt điều, Y hai mươi ba điều và Y hai mươi lăm điều (may bốn miếng dài, một miếng ngắn).  Bài kệ đắp y :

      Thiện tai giải thoá phục,

      Vô thượng phước điền y,

      Ngãkimđảnh đới thọ,

      Quảng độchư quần mê,

      Án ma ha ca, bà ba tra tất đế ta bà ha (3 lần).

            Dịch nghĩa :

                        Lành thay áo giải thoát,

                        Áo vô thượng phước điền,

                        Con cúi đầu lãnh thọ,

                        Độ khắp chúng mê mờ,

                        Án ma ha ca bà ba tra tất đế ta bà ha (3 lần).

 

            BÌNH BÁT :  tiếng phạn gọi làBát đa la.  Trung Hoa dịch làỨng lượng nghĩa làThế,

sắc và lượng ba thứ đều đúng như pháp vậy.  Thế thì dung sành và thiếc hai vật.  Sắc thì dung màu khói lam hoặc màu đà đế làm.  Lượng thì chỉ có ba bực :  thượng, trung, hạ.

 

            TỌA CỤ  :   tiếnng phạn gọi làNi SưĐàn.  Trung Hoa dịch là Tọa Cụ,  cũng gọi làTùy Túc Y.  Bài kệ trải Tọa Cụ :

                        Tọa cụNi SưĐàn,

                        Trưởng dưỡng tâm miêu tánh,

                        Triển khai đăng thánh địa,

                        Phụng trì Như Lai mạng,

                        Án, đàn ba đàn bat a bà ha (3 lần).

            Dịch nghĩa :

                        Tọa cụ (tên) Ni SưĐàn,

                        Nuôi lớn long dạ tốt,

                        Mở mang lên bậc thánh,

                        Giữ sứ mạng Như Lai,

                        Án, đàn ba đàn ba ta bà ha (3 lần).

 

            Lược giải :

               An ĐàHội  :Antarvàsaka  :  Y năm điều.

               Uất Đa La Tăng  :Uttaràsanga  :  Y bảy điều.

               Tăng giàLê :Sanghàti  :  Y chin điều.

               Bát đa la  :Pàtra  :  Bình Bát.

               Ni SưĐàn  :  Nisidana  :  Tọa Cụ.

               TựTứ  :Pravàrana  :  Tự do để cho người kháv chỉ lỗi của mình, nếu họ thấy, nghe và nghi.

 

 

 

Het chapter III

 

CẢNH  SÁCH

 

ĐẠI VIÊN  THIỀN SƯ (1) SOẠN THÍCH HUYỀN VI DỊCH

 

 

            1.  NGHIỆP NHƠN, KHỔ QUẢ.

               Luận về nghiệp, khi buộc vào thì có thân thể, chưa  ai khổ lụy hình hài.

 

            2.  SANH, GIÀ, BỆNH, CHẾT.

                 Bẩm thọ di thể cha mẹ để lại, nương nhờ các duyên (2) bên ngoài tạo thành.  Mặc dù, do bốn đại (3) nương nhau, nhưng luôn luôn trái chống.  Cơn vô thường, già, đau, không cho người giờ hẹn.

 

            3.  SANH DIỆT THỜI MAU

                 Chiều còn mai mất, trong một sát na (4) đã qua đời khác.  Ví như sương mùa xuân, móc buổi sớm, chợt có liền không;  như cây mọc bờ sông, dây leo miệng giếng, đâu được lâu dài.  Mỗi niệm qua mau, trong một giây phút, dứt hơi liền sanh đời khác.  Làm sao an nhiên nhìn đời trôi qua lãng phí ?

 

            4.  BỎ TỤC VÀO ĐẠO.

                 Không dâng thức ngon phụng dưỡng cha mẹ, sáu hàng bà con (5) đành phải giả từ.  Chẳng ra trị nước an dân, nghiệp nhà bỏ quên thừa kế, rời xa làng xóm, cạo tóc theo thầy.   Nội tâm thường tư duy công năng chánh niệm, bên ngoài hằng giữ gìn đức hạnh không tranh.  Vượt thoát trần ô, mong cầu giải thoát.

 

            5.  VÌ DANH LỢI LỖI ĐẠO

                 Sao lại mới vừa thọ giới, liền tự thị ta Tỳ kheo (6 ).  Dùng của đàn na (7), ăn của thường trụ (8), không hiểu của ấy từđâu mang đến.  Lại nói rằng phép phải cúng dường như vậy.  Ăn rồi dụm đầu huyên náo, nói toàn chuyện tạp thế gian.  Như thế trong giây phút được vui đùa, nhưng đâu biết vui là nhân của khổ ! Nhiều kiếp chạy theo trần thế, chưa từng phản tỉnh quay đầu.  Ngày giờ lặn mất, năm tháng trôi qua, thọ dụng càng nhiều, ân nợ thâm nặng, trải qua năm tháng, chẳng nghỉ xa lìa.  Dồn chứa càng nhiều, chỉ để bảo trì xác thân hư huyển.  Đức Đạo sư có dạy, nhắc nhở các vị Tỳ-kheo, hãy tiến tu đạo nghiệp để trang nghiêm thân thể.  Còn ba việc hằng ngày (9), chớ nên hưởng dụng sung túc.  Nhưng nhiều người lại tham đắm, say mê chẳng dứt, ngày qua tháng lại, thoạt đã bạc đầu.  Nếu kẻ học hậu chưa thông tôn phong nghĩa lý, thì cần phải học ỡ nơi những bậc tiên sinh.  Đâu phải miệng nói xuất gia, nhưng chỉ để cầu cơm áo !

 

            6.  MỞ BÀY PHÉP TAM HỌC (10).

                 Đức Phật trước chế Luật, mở mang kẻ ngu tối.  Phép tắc oai nghi (11), sạch như băng tuyết.  ‘Chỉ vì tác phạm’ (12),  làm nguyên tắc thúc liểm sơ tâm (13).  Điều mục đầy đủ, chương tiết rõràng, để từ bỏ các thói hư tật xấu.  Nếu giới luật chưa có lần học hỏi, làm sao hiểu kinh liễu nghĩa thượng thừa (14).  Thật đáng tiếc, để một đời trôi qua vôích, về sau đâu có thểăn năn.  Giáo lý chưa từng suy cứu, làm sao tỏ ngộđạo mầu.

 

            7.  LỖI KHÔNG TU HỌC.

                 Đến lúc, tuổi đời đã lớn tuổi hạ (15) cao, kiến thức thìlòng không bụng trống.  Nhưng không chịu gần bạn hiền, chỉ biết cống cao ngã mạn (16).  Vì kinh luật không thông, nên không thu nhiếp được.  Hoặc lớn tiếng cao thanh, nói năng vô độ.  Không kính bậc thượng tọa, trung tọa, hạ tọa, tụ tập ồn ào nhưđám Bà la môn.  Khua chén bác lào xào, ăn xong liền đứng lên đi trước.  Hành động không theo khuôn phép, không còn thể thống sư tăng; đứng ngồi lăng xăng, động tâm kẻ khác.  Chẳng giữ chút gì phép tắc, đâu còn lịch sự oai nghi.  Như thế, lấy gì thúc liễm kẻđi sau, người mới học theo đâu bắt chước.  Nếu có người nhắc nhở, liền nói ta thầy tu ở núi rừng.  Quả là kẻ chưa hành trì phép Phật, nên tánh tình vẫn thô tháo y nguyên.  Cung cách đến như thế, vì ban đầu biếng nhác.  Ham muốn xấu xa, sống theo thói cũ, lây lắc trong đời, trở thành quê dốt.  Thế rồi bất giác già nua lụ khụ, gặp việc bí lối xây mặt vào tường.  Kẻ hậu học có hỏi thưa, cũng không biết đường chỉ dẫn.  Dù cho cố gắng nói ra, cũng không kế hợp kinh luật.  Lúc bị khinh khi, liền tránh hậu sanh vô lễ, lòng sân phát khởi, lớn tiếng át người.

 

            8.  NGHIỆP QUẢ THỜI ĐẾN.

                 Thế rồi một sớm, đau nằm trên giường, đủđiều thống khổ, ép buộc vây quanh, sớm tối lo toan, trong lòng khiếp sợ.  Đường trước mờ mịt, chưa biết vềđâu.  Bấy giờ mới biết hối hận ăn năn, đợi chết khát mới ra tay đào giếng !  Hận mình sớm chẳng lo tu, tuổi già gây nhiều tội lỗi.  Lâm chung chợt đến, lo sợ bàng hoàng.  Khát nào lưói rách chim bay, tâm thức tùy theo nghiệp lực.  Như mắc nợ người, kẻ mạnh đời trước, tâm thức chứa đầy ác nghiệp, chỗ nào nặng thì sa vào.  Quỉ dữ vô thường, luôn luôn chờ chực.  Mạng sống không thể kéo dài, thời giờ không hề chờ đợi.  Người, trời ở trong ba cõi (17), chưa ai thoát khỏi trùng vây.  Như vậy thác sinh, biết bao số kiếp.

 

            9.  NHẮC NHỞ KHUYÊN TU.

                 Cảm thương than thở, đau xót tâm can, đâu nở làm thinh, thay nhau nhắc nhở.  Tủi hận chúng ta, đồng sanh cúi đời tượng pháp (18), cách Phật nay đã quá xa, giải pháp lưa thưa, người nhiều biếng nhác.  Nay tôi, lược bày thiển kiến, chỉ bảo người sau.  Nếu không trừđoạn kiêu căng, thật khó tránh đường đọa lạc.

 

            10. LẬP HẠNH.

                 Hạnh người xuất gia, hướng về siêu thoát.  Thân tâm nay đà khác tục, chỉ muốn hưng thịnh Phật môn, nhiếp phục ma quân, đáp đền bốn ơn (19), cứu vớt chúng sanh, khắp trong ba cõi (20).

 

            11. RĂN NHẮC.

                  Người xuất gia, nếu không được như thế, tức lạm dụng Tăng đoàn.  Khi lời nói, hành động sổsàng, tức lường gạt đàn na tín thí (21).  Chí hướng năm xưa, không thêm một bước.  Một đời lây lấc, lấy đâu nương nhờ!  Huống chi. Tăng tướng đường hoàng, dung mạo đoan trang, đều do quả báo khác thường, căn lành gieo trồng nhiều kiếp.  Sao lại, khoanh tay ngồi ngó, không tiếc thời gian !  Nếu sự nghiệp không siêng năng, công quả lấy đâu thành tựu ?  Không những lãng phí hết vả một đời, hạnh nghiệp đời sau cũng thành vôích !

 

            12.  CẦU ĐẠO.

                 Giả biệt mẹ cha, quyết mặc ca sa, chỉ mong thành đạt, vượt thoát luân hồi.  Sớm tối ưu tư như thế, thìđâu lần lửa qua ngày.  Tự hứa trong tâm, (phải là) cột trụ Phật pháp, mục đích làm như vậy, để hậu thế noi gương.  Tâm thường nguyện như thế, mới xứng nghĩa xuất gia.  Nói năng phải khế hợp luật kinh, luận bàn phải tham cầu cổđiển.  Hình tướng oai nghiêm, tâm hồn cao thượng.

 

            13.  CHỌN BẠN.

               Đi xa phải nương thiện hữu, cốt để thanh lộc mắt tai.  Lưu trú cần nên chọn bạn, để nghe lẽ phải điều hay.  Ngạn ngữ có câu : “Sanh ra ta là cha mẹ, thành đạt ta là bạn bè”.  Gần gũi bạn hiền, nhưđi trong sương, tuy không ướt áo, nhưng được đượm nhuần.  Nếu thân cận người ác, chỉ tăng trưởng thói hư.  Sớm tối tạo tác nghiệp dữ, liền có quả báo hiện tiền.  Khi rời trần thế, biển khổ trầm luân, thân người mất đi, muôn đời khóđược.

 

            14.  KẾT LỜI DẠY.

               Lời nói ngay thẳng thường nghịch lỗ tai, như thế làm sao không ghi tạc dạ ?

 

            15.  ẨN CHỖ VẮNG, CHUYÊN LO TU.

               Thường hay, rửa tâm nuôi đức, ẩn tích mai danh, tịnh dưỡng tinh thần, ngăn ngừa náo nhiệt.

 

            16.  DẠY PHÁP.

               Nếu muốn tham thiền học đạo, vượt qua phương tiện pháp môn.  Tâm phải hợp huyền tôn, thâm cầu nơi tinh yếu.  Quyết chọn đường thâm diệu, đểđạt ngộ nguồn chân, phải tham học những bậc kiến văn (22), thân cận thiện nhân tri thức (23).  Thiền Tông khóđạt lý mầu, cần phải dụng tâm chin chắn.  Như thế mới đốn ngộ chánh nhân (24), làm bực thang tiến lên giải thoát.  Được vậy, mới thoát hăm lăm nơi (25) xa rời ra ba cõi (26).  Biết các pháp trong ngoài không thật, từ vọng tâm sanh khởi đều giả danh.  Nếu không nương vào vật, vật đâu chướng ngại người.  Để mặc cho pháp tánh chàu lưu, chẳng cắt đứt cũng đừng nối tiếp.  Nghe tiếng thấy hình đều là thường sự, bên sự bên lý thực hiện viên dung.

 

            17.  KHEN GẮNG.

               Khi hành động, lúc nghỉ dừng, cố tất cả đều là như thế, thì không uổng mang mặc pháp y.  Chắc chắn báo đền bốn ơn, cứu vớt chúng sanh ba cõi.  Đời đời nếu không thoái chuyển, quả vị vô thượng quyết định thành công.  Ra vào làm khuôn phép cho chúng sanh, thường là khách quá du trong ba cõi.  Pháp môn Thiền học rất nhiệm mầu, phải nhất tâm, quyết không dối gạt.

 

            18.  NÊU PHÁP.

                 Với những bậc căn cơ trung đẳng, chưa đủ duyên đốn ngộ thiền cơ, hãy lưu tâm nơi giáo pháp Như Lai, ôn kinh luật, xét sâu nghĩa lý.  Truyền bá sâu mọi loài khắp chốn, tiếp độ người sau để đền đáp Phật ân.  Không nên lãng phí thời gian, quyết dùng nó để phụng trì chánh pháp.  Động tỉnh đều uy nghi nghiêm túc, mình phải là pháp khí (27) trong Tăng đoàn.  Tổ Quy Sơn dạy:  “Sao không thấy dây mơ dây sắn, nương cây tùng ngàn thước leo lên.  Người nương nhờ chí lớn, mới lợi ích rộng sâu.  Hãy khẩn thiết nghiêm trì trai giới, chớ nên khiếm khuyết vượt qua.  Đây nhân lành cho quả vô thượng bồ đề, kiếp kiếp đời đời, gắng gieo trồng nuôi dưỡng.

 

            19.  RĂN GẮNG.

                 Không nên, lây lất qua ngày, dần dà hết buổi.  Đừng phí thời gian trôi qua vôích, trong khi chí nguyện cao thượng chưa thành.  Tiêu phí của mười phương tín thí (28), và cũng là phụ bạc bốn ơn (29).  Hệ lụy dồn chứa càng sâu, bụi bậm lu mờ tâm trí.  Khi gặp việc trở thành chướng ngại, bị người khinh thoái chí chùn tâm.  Đức Bổn Sư có dạy : “Nếu người kia là trượng phu, nay đã thành công giác ngộ; thì ta đây cũng trượng phu, có lẽđâu lại thua sút.  Đừng tự khinh mình, thối tâm lùi bước.  Nếu không chuyển hóa, thìở cửa thiền, chỉ lây lất một đời, không lợi ích gìcả !.

 

            20.  MỞ BÀY.

               Xin phủ phục cầu mong chư vị, hãy phát khởi tráng chíhùng tâm.  Quyết khai thông hoài bảo cưu mang, mọi việc hãy noi gương người trước.  Đừng bao giờ tựý, sống theo hạng ngu hèn.  Đời nầy phải giải thoát trầm luân, chớỷ lại trông nhờ kẻ khác.

 

            21.  NÊU  GIÁO PHÁP.

               Vọng niệm dừng, trợ duyên tan, đối tượng còn đâu tác động.  Bản tâm vốn không, ngoại cảnh tịnh tịnh, lâu ngày trì trệ, nên chẳng khai thông.

 

            22.   KHUYÊN GẮNG.

               Xin đọc thuộc bản văn, để thường xuyên cảnh tỉnh, hảy cố gắng để luôn luôn tự chủ, chớ buông lung theo tập khí tình đời.          

 

            23.   RÕ BÀY NHƠN QUẢ.

               Khi nghiệp quả kéo lôi, thật khó mà trốn lánh.  Âm thanh hòa hợp, âm hưởng vang vang, thân thể nghiêm trang, bóng hình ngay thẳng, nhơn quả rõ ràng, làm sao không sợ.  Trong kinh đã nói : “Mặc cho đến trăm nghìn muôn kiếp, nghiệp tạo ra mãi mãi vẫn còn.  Khi nào gặp đủ nhơn duyên, quả báo tự mình phải chịu”.  Thế nên biết : Sống trong ba cõi, là hình phạt trói buộc hại người.  Gắng sức tiến tu, đừng để ngày tháng, hờ hững trôi qua, ân hận tiếc nuối.

 

            24.   MÌNH TU, CHỈ NGƯỜI KHÁC.

               Nhận thức sâu xa, căn nguyên tội lỗi, mới khuyên người khác, cùng nhau tu trì.  Nguyện trăm ngàn kiếp luân hồi, khắp nơi đồng làm bạn pháp (30).  Liền ghi bài tụng.

 

            25.   NÊU TỤNG ĐỀ.

            Nay tôi làm bài tụng ghi lại sau :

            Huyễn sắc :                 Thân huyễn như nhà mộng

                                                Hoa đớm giữa hư không

 

            Thời tiết:                     Đời trước không cùng tận

                                                Kiếp sau đâu chấm dứt.

 

            Sanh diệt:                    Đây chết thìkia sanh

                                                Lên xuống quá mỏi mệt.

 

            Lưu chuyển:                Chưa thoát ra ba cõi

                                                Biết đời nào thôi ngưng ?

 

            Ái, thủ, hữu :               Tham luyến cảnh thế gian

                                                Ấm Duyên (31) thành thân thể.

           

            Sống hưdối :               Từ sanh đến lúc già

                                                Đều không được gì hết.

 

            Vô minh:                     Vì cội gốc vô minh (32)

                                                Làm mê mờ bản thể

 

            Thời, mạng chóng:      Thời gian cần thương tiếc

                                                Giây phút ngắn không lường.

 

            Trước sau:                   Đời nầy để luống qua

                                                Kiếp sau bị bế tắc.

 

            Sở do:                         Mê hoặc đến mê lầm

                                                Đều do sáu tên giặc (33).

 

            Xoay vần :                   Qua lại trong sáu đường (34)

                                                Lăn lóc trong ba cõi.

 

            Nương thầy:                Sớm tìm đấng minh sư (35)

                                                Thân cận bậc cao đức.

 

            Chọn pháp:                  Thân tâm quyết thanh lọc

                                                Trừ khử sạch chông gai.

           

            Liễu vọng:                   Khi biết đời hư dối

                                                Trần duyên đâu bức người.

 

            Quy chơn:                   Tham cứu sâu Phật lý

                                                Đến tỏ ngộ mới ngừng.

 

            Vong tưởng:               Tâm và cảnh đều quên

                                                Chẳng ghi cũng chẳng nhớ.

 

            Lặng soi:                     Sáu căn được an nhiên

                                                Động tĩnh đều vắng lặng.

 

            Đều dứt:                      Một vọng tâm (36) không sanh

                                                Muôn pháp (37) đều thanh tịnh.

 

 

CHÚGIẢI :

 

      (1)  Đại Viên Thiền Sư:  ngài họ Triệu, tên Linh Hựu.  Người quận Trường Khê, tỉnh Phúc Châu.Năm mười lăm tuổi xuất gia, hai mươi tuổi thọ Cụ Túc Giới, chuyên nghiên cứu Kinh Luật của Đại Thừa và Tiểu Thừa.  Hai mươi ba tuổi qua Giang Tây ra mắt Tổ Bách Trượng Hoài Hải vàởđó tu học.  Ngài trở nên người tài giỏi xuất chúng.  Một hôm đứng hầu, Tổ sư dạy bươi lò lấy lửa.  Thầy bươi mãi không thấy lửa.  Tổ đứng dậy bươi sâu trong lò, gắp lửa đưa lên và nói: “Thầy nói không có, vậy chớ gìđây?”.  Ngài nhân đó tỏ ngộ, đảnh lễ tạ và trình kiến giải.  Tổ sư dạy : “Ngộ không khác Mê, không Tâm cũng không Pháp, chân thật không hư huyễn, phàm hay thánh cũng đồng một Tâm.  Tâm Pháp như thế, xưa nay vốn đầy đủ”.  Thầy sau được Tổ cử làm chức điển tọa.

      Bấy giờ cóông Tư Mã Đầu Đà, thông hiểu địa lý, từ Hồ Nam đến bạch với Tổ rằng : “Thưa Ngài, đệ tử tìm thấy ngọn núi Đại Quy ở Hồ Nam là đất tu của một ngàn năm trăm thiện tri thức”.  Tổhỏi : “Lão tăng này qua ởđó đặng chăng ?” Đàbạch : “Chẳng phải chỗ của hòa thượng”. Tổhỏi : “Sao vậy?” Đà thưa : “Hòa thượng là người già, núi kia là núi trẻ.  Nếu hòa thượng qua ởđó, đồ chúng cũng không đến ngàn người".  Lúc đó Tổ sai thị giả gọi vị thủ tọa đến và hỏi : “Người này ra sao ?”  Đàđáp : “Xin tằng hắng một tiếng vàđi vài bước”.  Sau khi vị thủ tọa y lời làm theo.  Đà nói : “Không được”.  Tổ dạy kêu vịđiển tọa.  Khi thấy mặt, Đà liền nói : “Đây chính là chủ nhân núi Đại Quy”.  Đến đêm Tổ gọi Thầy vào thất dạy rằng: “Non Quy Sơn là thắng cảnh, người phải qua đó tiếp nối tông môn, rộng độ kẻhậu học".  Thầy vâng mệnh qua đó.  Núi kia cao chót vót, cây rặm hang thẳm, suốt mấy ngàn dặm là hang ổ của cọp, gấu, beo, tê giác, không có dấu chân người.  Thầy ởđó bạn cùng vượn khỉ, đói ăn trái rừng, khát uống nước suối, sống như thế được bảy năm.  Dân làng biết được rủ nhau chung cất một ngôi chùa.  Lần hồi, nơi đó trở thành một Đại Tùng Lâm danh tiếng, ngài lập Tông Quy Ngưỡng mở bảy chánh giáo hơn bốn mươi năm.  Ngài tịch năm thứ bảy, đời Đường Thái Trung, hưởng thọ tám mươi ba tuổi, tuổi đạo sáu mươi bốn.  Ngài viết cuốn Quy Sơn Cảnh Sách này vào năm 851, tức là sáu năm sau kỳđại pháp nạn của Phật Giáo Trung Quốc vào đời Đường Vũ Tôn.

 

      (2)  Các duyên  :  tức là mười hai nhân duyên:  vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử.

 

      (3)  Bốn đại :  đất, nước, gió, lửa.

 

      (4)  Sát na :đơn vịđo thời gian ngắn nhất của Phật giáo, một chớp mắt có chín mươi sát na.

 

      (5)  Sáu hàng bàcon :cha, mẹ, anh chị, em, vợ chồng, con cái.

 

      (6)  Tỳ-kheo  : người đã thọ cụ túc giới, có ba nghĩa : pháác, bố ma, khất sĩ.

 

      (7)  Đàn việt  :đàn (tiếng Phạn là dàna) có nghĩa là thí chủ; việt có nghĩa là vượt qua (ởđây là vượt qua sông mê bể khổ).

 

      (8)  Thường trụ :của thường có, của chùa, của chúng tăng.

      (9)  Ba việc hằng ngày :ăn, mặc, ngủ.

 

      (10)  Tam học :giới, định, huệ.

     

      (11)  Oai nghi  :là những hành vi cử chỉ trang nghiêm của người xuất gi trong lúc đi, đứng, nằm,  ngồi.

 

      (12)  Chỉ, trì, tác, phạm : chỉ (ngăn ngừa ba nghiệp), trì (thúc liễm, giữ gìn tâm chí), tác (làm, hành động), phạm (vi phạm).  Đình chỉ là giữ gìn, hành động làvi phạm.

 

      (13)  Sơtâm  :sự phát bồđề tâm lúc xuất gia, tâm chí nầy rất hùng tráng, do đó người xuất gia cố gìn giữ sơ tâm đó lúc nào cũng mạnh mẽ, nhiệt thành.

 

      (14)  Kinh liễu nghĩa thượng nghĩa  :là kinh điển đại thừa, giảng nói chân lý trung đạo tuyệt đối cho hàng có căn trí thượng thừa, không dùng phương tiện tương đối để dẫn dắt hàng sơ cơ mới học.

 

      (15)  Tuổi hạ  :  tuổi của người xuất gia tính theo những năm “an cư kiết hạ” sau khi thọđại giới.  An cư kiết hạ là thời gian tỉnh tu từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy.  Trong thời gian đóchư tăng cấm túc để nghiêm trì giới hạnh, thúc liễm thân tâm, tham cứu giáo lý, tiến tu đạo nghiệp.

 

      (16)  Cống cao ngãmạng :lòng tự cao kêu mạng, tự cho mình là nhất thiên hạ.

 

      (17)  Ba cõi  :dục giới, sắc giới, vô sắc giới.

 

      (18)  Tượng pháp  :  thời kỳ giống như thời chánh pháp.  Đức Phật chia thời gian tồn tại của Phật Pháp trong ba thời kỳ :  thời chánh pháp (một ngàn năm sau khi Đức Phật nhập diệt), thời tượng pháp (một ngàn năm sau đó), thời mạt pháp (mười ngàn năm sau thời tượng pháp).  Cuối đời mạt pháp Đức Di Lặc sẽ hạ sanh.

 

      (19)  Bốn ơn  :ơn sư trưởng, ơn cha mẹ, ơn đất nước, ơn đàn na tín thí (hay ơn chúng sanh).

 

      (20)  Ba cõi  :xem chú thích (17).

 

      (21)  Đàn na tín thí  :cư sĩ tại gia, tín tâm hộ trì Tam Bảo, xem chú thích (7).

 

      (22)  Bậc kiến văn  :người có kiến thức sâu rộng.

 

      (23)  Thân cận thiện hữu tri thức  :gần gũi bạn hiền có kiến thức.

 

      (24)  Chánh nhân  :tức là Phật tánh, là nhân chân chánh để giác ngộ.

 

      (25)  Hai mươi lăm chốn  :  Dục giới có bốn châu (Đông thắng thần châu, Nam thiệm bộ châu, Tây ngưu hóa châu, Bắc cu lô châu), bốn ác thú (tu la, địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh), và sáu cõi trời thuộc dục giới (Trời Tứ Thiên Vương, Trời Đao Lợi, Trời Dạ Ma, Trời Đâu Suất, Trời Hóa Lạc, Trời Tha Hóa Tự Tại); Sắc Giới có bốn cõi Thiền Thiên (Sơ Thiền có ba từng là trời Phạm Chúng, trời Phạm Phụ, trời Phạm Vương.  Nhị Thiền có ba từng là trời Thiểu Quang, trời Vô Lượng Quang, trời Quan Âm.  Tam Thiền có ba từng là trời Thiểu Tịnh, trời Vô Lượng Tịnh, trời Biến Tịnh.  Tứ Thiền có chin từng là trời Vô Vân, trời Vô Tướng, trời Phước Sanh, trời Quảng Quả, trời Vô Phiền, trời Vô Nhiệt, trời Thiện Kiến, trời Thiện Hiện, trời Sắc Cứu Kinh), cõi Phạm Vương, cõi Vô Tưởng, cõi Ngũ Tịnh Cư Thiên (Vô phiền thiên, Vô nhiệt thiên, Thiện kiến thiên, Sắc cứu kính thiên); Vô Sắc Giới có bốn cõi Không thiên (Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ).  Cọng tất cả là hai mươi lăm nơi.

 

      (26)  Ba cõi :xem chú thích (17).

 

      (27)  Pháp khí  :công cụ của Phật pháp, nghĩa đen là những khí cụ dùng trong nghi lễ, nghĩa bóng là người làm cho Phật Pháp trường tồn.

 

      (28)  Đàn na tín thí  :xem chú thích (21).

 

      (29)  Bốn ơn  :xem chú thích (19).

 

      (30)  Bạn pháp  :bạn trong Phật pháp.                        

 

      (31)  Ấm Duyên  :ngũấm (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) và thập nhị nhơn duyên (xem chú thích số 2).

 

      (32)   Cội gốc vôminh :đó là tham, sân, si.

 

      (33)  Sáu tên giặc  :mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.

 

      (34)  Sáu đường  :trời, người, a tu la, địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh.

 

      (35)  Minh sư :bậc thầy sáng suốt, thông hiểu tam tạng kinh điển, chứng đắc đạo lý giải thoát.

 

      (36).  Vọng tâm  :  tâm mê mờ vọng tưởng.

 

      (37)  Pháp  :các sự kiện vật chất và tâm lý.

 

 

 

 

TỔ   HUẤN

 

HAI MƯƠI ĐIỀU TẮC CỐT YẾU TẠI TÙNG LÂM

CỦA TỔ SƯ BÁCH TRƯỢNG ĐẠI TRÍ

 

 

  1. Tùng Lâm dùng sự thanh tịnh làm hưng thịnh.
  2. Tu hành dùng sự niệm Phật làm ổn đáng.
  3. Tinh tấn dùng sự trì giới làm đệ nhứt.
  4. Đau ốm dùng sự giảm ăn làm thuốc thang.
  5. Phiền não dùng sự nhẩn nhục làm bồđề.
  6. Phải quấy dùng sự không biện luận làm giải thoát.
  7. Ở trong chúng dùng bậc lão thành làm chân tình.
  8. Làm việc phải hết lòng làm chỗ có công lao.
  9. Nói năng lấy sự giảm ít làm trực tuyệt.
  10. Lớn nhỏ dùng từ hòa làm việc tiến đức.
  11. Học hỏi dùng sự siêng năng làm chỗ vào cửa.
  12. Nhơn quả lấy sự minh bạch làm chỗ không lầm lỗi.
  13. Già chết lấy sự vô thường để làm răn chắc.
  14. Việc Phật lấy sự tinh tiến nghiêm chỉnh làm thiết thực.
  15. Đãi khách dùng lòng chí thành để cung cấp nuôi dưỡng.
  16. Chốn sơn môn dùng bực kỳ cựu làm trang nghiêm.
  17. Phàm việc gì phải tính trước làm việc không rắc rối.
  18. Ở trong chúng dùng sự khiêm nhường, cung kinh làm việc hữu lý.
  19. Gặp hiểm nạn dùng sự không loạn động làm sức định
  20. Giúp ích nhân vật lấy sự từ bi làm căn bản.

 

 

 

CHƯ TỔ GIÁO HUẤN BA MƯƠI YẾU TẮC

CỦA NGƯỜI XUẤT GIA

 

 

  1. 1.      Người xuất gia phải chơn tham thiền, tham khấu trước khi chưa sanh, một ngày nào đó sẽđược trực ngộ linh quang khắp che cõi người, cõi trời.

 

2.   Người xuất gia phải siêng niệm Phật, mỗi niệm cầu sinh về cõi tịnh, niệm đến chỗ không còn vọng niệm, nhưng niệm Di Đà, không từ bên ngoài đặng.

 

3.   Người xuất gia thường kính lễ chư Phật để tiêu hết tội nghiệp đời trước, đời này.  Thường cúng dường đểđi đúng phép tắc bên trong mỗi người sẳn có.

 

4.  Người xuất gia phải giữ giới hạnh, giới là chánh định của Phật Tổ, thọ giới mà không giữ giới luật, luống nhọc táng thân mất mạng.

 

5.  Người xuất gia phải thường niệm kinh, chí thành đền trả bốn ơn, lòng tin nghĩ ra chữ nhơn, tự thành toàn văn trong đại tạng.

 

6.  Người xuất gia phải học đạo, nghe pháp, như thế Phật, Tổ mới hoan hỷ mỉm cười, không như thế mở miệng loạn đạo, trong tâm nửa chữ cũng không thông.

 

7.  Người xuất gia phải kính sư trưởng theo sức theo thời cúng dường, trăm hiếu không bằng một thuận, không nên xoay đầu cưỡng nghịch, phản bội ơn sư.

 

8.  Người xuất gia phải học với bậc lão thành, thứ nhứt không nên khoe khoang tài năng, cử chỉđiên cuồng thô tháo, người và thần mỗi khi thấy sanh lòng giận.

 

9.  Người xuất gia phải dạy đồ chúng, không nên theo họ du hí, nghiêm trang giáo dưỡng thành người để làm đại pháp khí trong cửa Phật.

 

10.  Người xuất gia phải trừ biếng nhác, phàm làm việc gì phải hướng đến thành công; nếu biếng nhác trộm an, người và thần đâu có hộ vệ.

 

11.  Người xuất gia phải tập xuất định, chỉ nên bỏ hết tư tâm, dần dần khởi thoại đầu, tự nhiên muôn nghìn vin níu dều dứt.

 

12.  Người xuất gia phải gần gũi bạn lành, tâm không, cùng nhau thông cảm, học những gì hay để trong tâm, tự nhiên có ngày thoát tục ly trần.

 

13.  Người xuất gia nên xa lìa bạn xấu. ngườiác lưu lộ tánh xấu, chánh pháp không sợ người ác, người ác sẽ bị gông cùm xiềng xích.

 

14.  Người xuất gia phải xem nhẹ tài vật, không nên trăm phương ngàn kế, một hơi thở nếu không trở lại, thì tội làm nghiệp cảm đều hiển lộ.

 

15. Người xuất gia phải sống đạm bạc, Phật dạy ba thường chẳng đủ, chớ chê cơm hẩm canh rau.  Người chưa khổ hạnh mới đạt đạo quả.

 

16.  Người xuất gia phải đoạn phiền não, một việc liễu ngộ, nghìn trăm việc liễu ngộ, suất ngày mang nặng não phiền, thì làm sao ngộđạo thấn tánh.

 

17.  Người xuất gia phải rõ nhơn quả, cơm cháo của thí chủ tân khổ, ăn rồi nếu không tu hành, làm trâu làm ngựa đền trả nợ trước.

 

18.  Người xuất gia phải hòa đại chúng, cẩn thận chớ tranh đấu lẫn nhau, ngồ chung nói phải, nói trái, ngày giờ trôi qua rất nhanh.

 

19.  Người xuất gia phải giữý thanh tịnh, lại phải mang luôn ba phần nhẩn nhục, tâm giống như tro lạnh cây khô, phải quấy đến từ chỗ nào.

 

20.  Người xuất gia phải thường biết đủ, an tâm lo việc tu trì, nếu tưởng tài vật người khác, không thấy phước mỏng của chính mình.

 

21.  Người xuất gia phải quí tiếc của thường trụ, cây kim cọng rau chớ bỏ, theo tâm theo ý xâm tổn, già lam cùng với ông tính đủ.

 

22.  Người xuất gia phải lúc tuổi trẻ, các việc làm đạo tiến thủ dể dàng, phải có sức khỏe dồi dào, tiếp nối ruộng phước của Tổ nghiệp.

 

23.  Người xuất gia phải thức khuya dậy sớm, trễ lắm tu hành khó khai thông, ngày qua tháng lại, thọ mạng khó gìn giữ, một đời luống qua.

 

24.  Người xuất gia nên cẩn thận khẩu nghiệp, không nên nói năng bừa bãi, rồi bị sái quấy họa từ miệng ra, bệnh từ miệng vào.  Địa ngục ít bị từ chối.

 

25.  Người xuất gia phải chúý lập trường mỗi việc làm cho tâm địa chóng sáng, chớ vọng làm điên đảo phan duyên.  Địa ngục A Tỳ ai là người thay thế.

 

26.  Người xuất gia phải nhẫn nhục, có nhẫn nhục mới hòa mục trong thiên hạ. Điểm nầy Phật Tổ chơn truyền, nhẩn nhục ít tội nhiều phước.

 

27.  Người xuất gia phải xa rời nhà thế tục, nhà thế tục việc nhiều như chợ búa, ngăn dứt duyên trần phiền não, tự nhiên riêng có chỗ sanh nhai.

 

28.  Người xuất gia phải đoạn trừ tâm vọng, tâm vọng thì việc tốt khó thành tựu.  Nếu y theo tâm vọng mà hành sự, quyết có họa hoạn đến thân.

 

29.  Người xuất gia phải đạt đạo lý, cần thiết mỗi việc phải hết lòng, khiêm nhượng hòa thuận, đến mỗi người, gặp nhau người hoan hỷ.

 

30.  Người xuất gia phải tin tưởng Phật pháp, ba tạng một câu thấu suốt, mới biết nguồn xa giòng dài, có thể nối tiếp mạng mạch Phật Tổ.

 

 

 

THANH QUY

TÙNG  -  LÂM    LINH  -  SƠN

 

 

         Toàn chúng đồng giữLỤC HÒA :

 

1)      Thân Hòa đồng trú

2)      Miệng hòa không cải

3)      Ý hòa đồng vui

4)      Thấy hòa cùng giải

5)      Giới hòa cùng tu

6)      Lợi hòa cùng chia

 

            1/      Tăng già nghĩa là hòa hiệp chúng, phải cùng nhau kiến giải khoan dung, cùng nhau  khuyến khích tu trì, đồng đăng bỉ ngạn.  Nếu ai cóý kiến không hợp, phải cùng nhau điều giải, chớ nên cốý chấp ý kiến cá nhân, không khéo sẽđi đến “phá hòa hợp tăng”.

 

            2/      Tăng Ni cùng cộng trú, không nên chê bai lẫn nhau, thường lo nghỉ Phật sự chung cho nền chánh pháp, đồng tâm nhất trí, chung sức hoằng dương đại đạo, kỵ nhứt vì việc riêng mà bỏ việc chung.  Tăng Ni phải “chí công vô tư”.

 

            3/      Đã có chí xuất gia thì nên thường trú trong Tùng Lâm, tuân giữ Thanh Quy của Tùng Lâm và luôn luôn nghiêm trì giới luật mà chính mình đã lãnh thọ.

 

            4/      Tăng Ni cùng sống một trụ xứ, phải kính trọng hòa thuận với nhau trong chánh pháp, đối xử nhau hơn ruột thịt, không nên sanh “tà tâm tà kiến”.

 

            5/   Không nên biếng nhác ưa nhàn, buông bỏ nhiệm vụ thiêng liêng, đểđi tìm sự yên vui cho riêng mình “tị lại thâu an”.

 

            6/   Tăng Ni không lạm dụng của thường trú.  Nếu cần việc gì, nên bạch lên vị Quản sự, để giải quyết vấn đề.

 

            7/   Tăng Ni ra đường phải đoan trang, nghiêm chánh, không được thân rung, tay động, chạy nhảy mất oai nghi.  Nhiễu Phật Kinh hành, không được liếc ngó hai bên, cười nói hí luận.

 

            8/   Sư trưởng từ bi giáo huấn, phải nên biết ơn trảơn, thường xuyên phụng sự sư trưởng, thỉnh cầu giáo giới, thấy mình có lỗi, tức thì sửa đổi, phát lồ sám hối.

 

            9/   Nếu có lỗi lầm, khi sư trưởng nhắc nhở, không nên cãi lại, hay trong tâm không vui, hoặc tỏ thái độ bất bình.

 

         10/    Luôn luôn nhớơn sư trưởng giáo huấn, tán đồng luật nghi nghiêm cách của Tùng Lâm và lúc nào cũng muốn cho “Giáo Hội Linh Sơn” như khi đức Phật còn tại thế.

 

         11/    Sớm tối nên hướng về Đức Hóa Chủ Tùng Lâm cung kính tác lễ, đối với các vị tôn túc, tiền bối cũng phải cung kính như vậy.  Khi các ngài đến cũng nhưđi, Tăng Ni Phải đảnh lễ cúng dường.

 

         12/    Đến ngày Bố tát, phải y hậu chỉnh tề, đến phương trượng nơi Hóa Chủ cư trú thành tâm đảnh lễ, thỉnh vấn Phật pháp hay sự tu hành.  Đối với các bậc tôn túc khác cũng thế, đó là trọng đạo, tôn sư.  Những tân học Tỳ-kheo, Tỳ-kheo Ni.hoặc Sa Di, Sa Di Ni lúc nào cũng kính nhường các bậc Sa môn, những vị thọ giới trước mình.

 

         13/    Không nên phê bình sư trưởng, chê bai tiền bối, cũng không được hủy báng các bạn đồng tu đồng học cư sĩ, vìđó chỉđạo them ác nghiệp, khẩu nghiệp.

 

         14/    Cùng đại chúng đi ra ngoài hành Phật sự, khi đi cũng như lúc ngồi, phải biết tôn ti thứ tự, mỗi người một việc, nghiêm chỉnh thi hành.

 

         15/    Trên đường đi, nếu gặp Hóa chủ hay các bậc Sư trưởng tôn túc, phải cung kính đứng tránh một bên, đợi các ngài đi qua rồi mới đi.

 

         16/    Khi đứng không được vòng tay trước ngực mà cũng không nên để hai tay phái sau, mặt mày dớn dác.

 

         17/    Cùng ngồi nói chuyện không nên múa tay loạn động, nhéo mày, nhướng mắt, lúc nào cũng phải giữ oai nghi, tế hạnh.

 

         18/    Nếu trường hợp đi ra ngoài lễ tụng, đi, đứng, ngồi, nằm cần phải giữ đức tướng trang nghiêm, khi ngồi nghiêm túc, cặp mắt phải đoan trang, tâm khí bình hòa, chớ để mất oai nghi.

 

         19/    Khi ngồi trên ghế, hai chân dũ xuống hoặc xếp bằng, hai tay để trên đầu gối hay như tư thế tọa thiền, không nên ngồi phách đốc, nếu ngồi trên đất, hai vai cần phải bằng thẳng, thân thể chánh trực đoan nghiêm.  Vào nhà thế gian, không nên ngồi chồm hổm, không cùng với người ngồi chổ thấp, không nên ngồi chỗ vắng với phụ nữ.

 

         20/    Ngủ phải nằm nghiên bên mặt, gọi là ngủ kiết tường;  phải một chỗ ngồi ăn, ăn xong mới đứng dậy, không nên lìa chỗ ngồi lại ngồi ăn lại.  Muỗng, đũa, chén, bát phải như pháp mà dùng.

 

         21/    Không được thấy đồăn ngon sanh lòng tham ăn nhiều, cần phải suy nghĩ đức hạnh của mình, khiêm cung ứng cúng.

 

         22.    Ra vào Tùng Lâm trước phải đảnh lễ vị Hóa Chủ, không  nên tự tiện ra vào.  Tùng Lâm nếu có Phật sự, phải hết lòng giúp đỡ.

 

         23/    Khi về lại Tùng Lâm, phải lên Chánh điện lễ Phật, lễ Tổ, rồi lễ vị Hóa Chủ và các bậc Tôn đức.

 

         24/    Khi đi hành Phật sự bên ngoài, cần phải chánh tâm, ngồi nhiều nằm ít, thiền định hoặc niệm Phật, việc rồi liền trở về Tùng Lâm.

 

         25/    Cùng với người tại gia nói chuyện, nên đem việc hay của đoàn thể hay của Tùng Lâm mà luận nghị, thanh nghiêm, nhẫn đến tán than các bậc bề trên.

 

         26/    Khi đồng đi đường, không được nói chuyện tạp giỡn cười, đưa tay đồng đi, nếu không duyên cớ quan trọng, không được đi ra ngoài, không nên kết làm bèđảng, đi đảo đóđây.

 

         27/    Tăng, Ni không nên thường giao thiệp với người thế tục, lại càng không nên thân cận với người nữ (Tăng), hay người nam (Ni), lén thơ tín, trao kỷ vật qua lại, sẽ gây tổn thương cho đoàn thể.

 

         28/    Đúng theo thời khóa thượng đường; học tập, lễ tụng, tọa thiền, trì chú…. giữđúng theo thanh quy, y trong Phật pháp, rộng trồng đạo tâm vững mạnh.

 

         29/    Lúc nghe giảng hay học tập, ngồi phải nghiêm trang đoan chánh, y phục chỉnh tề không được làm ồn, nhiễu loạn trật tự, học tập cần phải siêng năng tinh tiến, đoạn trừ biếng nhác, hết lòng học tập, ôn cố tri tân.

         30/    Tăng, Ni cần phải lễ tụng, tọa thiền, vìđây làđạo nghiệp Tăng già, làm tăng trưởng phước huệ, phải chí thành hành sự.  Không được lớn tiếng động chúng, nói ra những lời thô vàác, việc quấy cho là phải, không được kêu thẳng danh hiệu, phải xưng hôtheo cách tôn ti, kính trọng Phật tánh lẫn nhau tối đa.

 

         31/    Lời nói phải thanh nhã, không nên hũy báng đại chúng, nên dùng lời hòa nhã đối xử nhau.  Lúc nào cũng thực hiện bốn thiện nghiệp về khẩu, ấy là không nói dối, không nói thêu dệt; không nói lưỡi hai chiều; và không nói lời thôác.

 

         32/    Không được tự tiện bước vào phòng chúng, bàn luận phải trái, náo loạn đại chúng, không được kết bèđảng, đàm luận việc đời, phê bình người khác, hành động hết sức tao nhã, không được cử chỉ thô tháo, để giữ gìn tư cách người tu theo Phật.

 

         33/    Nếu muốn đến vị Hóa Chủ để thỉnh vấn Phật Pháp nhân duyên hay cầu đạo nên chấp tay, quì gối, cung kính, lắng lòng lặng nghe.

 

         34/    Nơi điện Phật, cửa Tùng Lâm, cửa Tăng Xá, Ni viện v..v. không nên ngồi nói tạp loạn, khiến mất sự trang nghiêm nơi Tùng Lâm.

 

         35/    Phàm đến chùa, viện khác, trước phải đảnh lễ vị tọa chủ (nếu vịđó cao hạ hơn mình), sau phải lễ Tổ, lễ Phật, vào cửa không được đi chánh giữa, phải vin đi hai bên tả hay bên hữu.

 

         36/    Khi lên đại điện cùng thánh địa, không được mang giày dép nhơ, cũng không nên khạc nhổ hỷ mũi nơi đại điện hay thánh địa.

 

         37/    Lúc tắm gội, phải tắm rửa từ từ, không được thô tháo, đổ nước nhơ đến hai hay cùng người nói chuyện cười giởn.

 

         38/    Khi đại tiểu tiện, không nên đi thẳng trên cây cỏ tươi, cũng không nên đại tiểu tiện các chỗ sạch sẽ.

 

         39/    Khi vào phòng tắm, khăn tắm nên vắt trên cánh tay, không được quấn cổ che đầu hay vác trên vai.

 

         40/    Đồng bảo trì chỗ vệ sinh chung và giữ gìn sạch sẽ trong nhà tắm nhà cầu.  Sau khi đại tiểu tiện phải dùng nước dội thật sạch.

 

         41/    Đại chúng hãy nên hiểu biết, thường thật hành hạnh tinh tấn, phá trừ phiền não ác độc, đoạn trừ bệnh biếng nhác.

 

         42/    Quên mình để lợi ích cho người, vì người, vì chúng sanh khác.  Đó là mỹ đức của người con Phật.

 

         43/    Nếu đủ nhân duyên, nên khuyên cha mẹ, cô bác, anh chị em, quy y Phật pháp, chí tâm làm các việc thiện, rộng trồng duyên phước.

 

         44/    Những vị có nhân duyên xuất gia, chính do phúc đức đã tạo nhiều đời, cần phải giữ tâm sáng suốt, thân thanh tịnh, hướng về con đường giải thoát và giác ngộ.

 

         45/    Nếu có thân bằng quyến thuộc đến thăm Tùng Lâm, trước mời các vịấy đến chào hỏi hay đảnh lễ vị Hóa Chủ sau lên đại điện lễ Tổ, lạy Phật.  Nếu quyến thuộc gặp các vị tôn túc cũng nên giới thiệu để lễ bái.  Khi cha mẹ hay thân nhân đến viếng Tùng Lâm, không nên mời vào phòng riêng tiếp chuyện, mà phải mời đến phòng khách khoản đãi.

 

         46/    Đến giờ lễ tụng phải y hậu chỉnh tề, chí tâm tụng niệm, chữ nào, chữ nấy rõ ràng, câu nào, câu nấy phân minh.  Không nên lễ lạy người tại gia, cho đến cha mẹ, vương chúa, đại thần, cho đến tất cả quỉ thần cũng không nên lễ…

 

         47/    Khi đảnh lễ Hóa Chủ, không nên ở sau người cư sĩ hay thấp hơn họ.  Không được cùng người nữ (Tăng), người nam (Ni) ngồi chung một bàn, mà không có người thứ ba làm trung gian.

 

         48/    Khi thọ lãnh vật gì của người nữ (Tăng), người nam (Ni) cũng không nên trao trực tiếp mà phải để trên khay, hoặc để trên đồ vật khác, sau đó mới nhận.

 

         49/    Vào cửa Tùng Lâm hay vào cửa người tại gia, không nên đạp trên ngạch cửa, cần phải bước qua từ tốn.

 

         50/    Khói là vật làm hại cho sức khoẻ, phải cẩn thận, không nên đốt nhiều.  Cẩn thận người ngoài không nên vào Tùng Lâm nấu thức ăn ngoại trừ cóđám, có lễ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567