Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

75. Phẩm "Các Đức Tướng"

13/09/202013:50(Xem: 9567)
75. Phẩm "Các Đức Tướng"

 TỔNG LUẬN
 KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT

 Biên soạn: Cư Sĩ Thiện Bửu

Trang Nhà Quảng Đức bắt đầu online tháng 4/2022

***
buddha-469

 

PHẨM "CÁC ĐỨC TƯỚNG"

Phần sau quyển 468 đến phần đầu quyển 471, Hội thứ II, ĐBN.

(Tương đương với phẩm “Các Tướng Công Đức”, phần cuối quyển 379

cho đến phần đầu quyển 383, Hội thứ I, ĐBN)

 

Biên soạn: Lão Cư sĩ Thiện Bửu
Diễn đọc: Cư sĩ Quảng Tịnh, Cư sĩ Quảng Thiện Duyên
Lồng nhạc: Cư sĩ Quảng Phước, Cư sĩ Quảng Thiện Hùng Jordan Le

 

 

Gợi ý:

Toàn phẩm “Các Đức Tướng” của Hội thứ II này nói về các thiện pháp, các pháp mầu Phật đạo, còn gọi là các pháp hy hữu, tư lương Bồ đề Bồ Tát hay Bồ Tát đạo đã được liệt kê và giải thích cặn kẽ trong “Phần thứ I Tổng luận”. Nên ở đây chúng tôi không muốn giải thích tỉ mỉ nữa. Đây là một phẩm dài, dễ hiểu, tuy trùng tụng hơi nhiều, chúng tôi không tóm lược, quý vị chịu khó trì tụng và ghi nhớ.

 

Tóm lược:

 

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả pháp đều như mộng, như tiếng vang, như bóng sáng, như ảnh, như quáng nắng, như huyễn, như hóa hoàn toàn không có thật, lấy vô tánh làm tánh, tự tướng là không thì tại sao bày ra là thiện là ác, là hữu ký là vô ký, là hữu lậu là vô lậu, là thế gian là xuất thế gian, là hữu vi là vô vi; như vậy cho đến có quả Dự lưu, có pháp có thể chứng đắc quả Dự lưu, quả Nhất lai; có pháp có thể chứng đắc quả Nhất lai, quả Bất hoàn; có pháp có thể chứng đắc quả Bất hoàn, quả A la hán; có pháp có thể chứng đắc quả A la hán, Độc giác Bồ đề; có pháp có thể chứng đắc Độc giác Bồ đề, các địa của đại Bồ Tát; có pháp có thể chứng đắc các Bồ Tát địa, quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề; có pháp có thể chứng đắc quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề vậy?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Phàm phu ngu si thiếu học ở thế gian đối với mộng thì nắm bắt mộng và nắm bắt người thấy mộng, như vậy cho đến đối với huyễn hóa thì nắm bắt huyễn hóa và nắm bắt người thấy huyễn hóa. Sau khi nắm bắt mộng cho đến nắm bắt huyễn hóa, phàm phu ngu si kém hiểu biết này điên đảo chấp trước hoặc tạo hạnh bất thiện nơi thân, khẩu, ý; hoặc tạo hạnh lành nơi thân, khẩu, ý; hoặc tạo hạnh vô ký nơi thân, khẩu, ý; hoặc tạo hạnh không phước đức nơi thân, khẩu, ý; hoặc tạo hạnh phước đức nơi thân, khẩu, ý; hoặc tạo hạnh bất động nơi thân, khẩu, ý; do các hạnh đó nên qua lại trong các nẻo đường sanh tử, luân chuyển không ngừng.

Lúc thực hành Bát Nhã thẳm sâu, các đại Bồ Tát dùng hai pháp Không để quán sát các pháp. Hai pháp Không đó là:

- Pháp tất cánh Không (Không tối hậu)

- Pháp vô tế Không (Không biên tế).

An trụ trong hai pháp Không này, đại Bồ Tát ấy giảng nói Chánh pháp cho các hữu tình. Vị ấy giảng: Các ông nên biết: Sắc là không, xa lìa ngã và ngã sở; thọ, tưởng, hành, thức là không, xa lìa ngã và ngã sở; mười hai xứ cho đến mười tám giới là không, xa lìa ngã và ngã sở; nhãn xúc là không, xa lìa ngã và ngã sở; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc là không, xa lìa ngã và ngã sở; các cảm thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là không, xa lìa ngã và ngã sở; các cảm thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra là không, xa lìa ngã và ngã sở; địa giới là không, xa lìa ngã và ngã sở; thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không, xa lìa ngã và ngã sở; nhân duyên là không, xa lìa ngã và ngã sở; đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên là không, xa lìa ngã và ngã sở; các pháp do nhân duyên sanh ra là không, xa lìa ngã và ngã sở; vô minh là không, xa lìa ngã và ngã sở; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử là không, xa lìa ngã và ngã sở; pháp lành là không, xa lìa ngã và ngã sở; pháp ác là không, xa lìa ngã và ngã sở; pháp hữu ký là không, xa lìa ngã và ngã sở; pháp vô ký là không, xa lìa ngã và ngã sở; pháp hữu lậu là không, xa lìa ngã và ngã sở; pháp vô lậu là không, xa lìa ngã và ngã sở; pháp thế gian là không, xa lìa ngã và ngã sở; pháp xuất thế gian là không, xa lìa ngã và ngã sở; pháp hữu vi là không, xa lìa ngã và ngã sở; pháp vô vi là không, xa lìa ngã và ngã sở; bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật là không, xa lìa ngã và ngã sở; nội không cho đến vô tính tự tính không là không, xa lìa ngã và ngã sở; chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì là không, xa lìa ngã và ngã sở; Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo là không, xa lìa ngã và ngã sở; bốn niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo là không, xa lìa ngã và ngã sở; pháp giải thoát không, vô tướng, vô nguyện là không, xa lìa ngã và ngã sở; bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc là không, xa lìa ngã và ngã sở; tám giải thoát cho đến mười biến xứ là không, xa lìa ngã và ngã sở; Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa là không, xa lìa ngã và ngã sở; Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa là không, xa lìa ngã và ngã sở; tất cả pháp môn Đà la ni, pháp môn Tam ma địa là không, xa lìa ngã và ngã sở; năm loại mắt, sáu phép thần thông là không, xa lìa ngã và ngã sở; Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là không, xa lìa ngã và ngã sở; ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp của bậc Đại sĩ là không, xa lìa ngã và ngã sở; pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là không, xa lìa ngã và ngã sở; Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí là không, xa lìa ngã và ngã sở; quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ đề là không, xa lìa ngã và ngã sở; tất cả các hạnh của đại Bồ Tát là không, xa lìa ngã và ngã sở; quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề là không, xa lìa ngã và ngã sở. 

Vị ấy lại nói: Các ngươi nên biết! Sắc như mộng cho đến như huyễn hóa hoàn toàn không tự tánh; thọ, tưởng, hành, thức như mộng cho đến như huyễn hóa hoàn toàn không tự tánh; mười hai xứ, mười tám giới như mộng cho đến như huyễn hóa hoàn toàn không tự tánh; nhãn xúc như mộng cho đến như huyễn hóa hoàn toàn không tự tánh; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc như mộng cho đến như huyễn hóa hoàn toàn không tự tánh; các cảm thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra như mộng cho đến như huyễn hóa hoàn toàn không tự tánh; các cảm thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra như mộng cho đến như huyễn hóa hoàn toàn không tự tánh; địa giới như mộng cho đến như huyễn hóa hoàn toàn không tự tánh; thủy, hỏa, phong, không, thức giới như mộng cho đến như huyễn hóa hoàn toàn không tự tánh; nhân duyên như mộng cho đến như huyễn hóa hoàn toàn không tự tánh; đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên như mộng cho đến như huyễn hóa hoàn toàn không tự tánh; các pháp do nhân duyên sanh ra như mộng cho đến như huyễn hóa hoàn toàn không tự tánh; vô minh như mộng cho đến như huyễn hóa hoàn toàn không tự tánh; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử như mộng cho đến như huyễn hóa hoàn toàn không tự tánh; pháp lành như mộng cho đến như huyễn hóa hoàn toàn không tự tánh; pháp ác như mộng cho đến như huyễn hóa hoàn toàn không tự tánh; pháp hữu ký như mộng cho đến như huyễn hóa hoàn toàn không tự tánh; pháp vô ký như mộng cho đến như huyễn hóa hoàn toàn không tự tánh; pháp hữu lậu như mộng cho đến như huyễn hóa hoàn toàn không tự tánh; pháp vô lậu như mộng cho đến như huyễn hóa hoàn toàn không tự tánh; pháp thế gian như mộng cho đến như huyễn hóa hoàn toàn không tự tánh; pháp xuất thế gian như mộng cho đến như huyễn hóa hoàn toàn không tự tánh; pháp hữu vi như mộng cho đến như huyễn hóa hoàn toàn không tự tánh; pháp vô vi như mộng cho đến như huyễn hóa hoàn toàn không tự tánh; bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật như mộng cho đến như huyễn hóa hoàn toàn không tự tánh; nội Không cho đến vô tánh tự tánh Không như mộng cho đến như huyễn hóa hoàn toàn không tự tánh; chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì như mộng cho đến như huyễn hóa hoàn toàn không tự tánh; nói rộng ra, tất cả pháp Phật như mộng cho đến như huyễn hóa hoàn toàn không tự tánh. 

Vị ấy lại nghĩ: Các ngươi nên biết! Ở trong pháp không đó, không có sắc, thọ, tưởng, hành, thức; không có mười hai xứ cho đến mười tám giới; không có nhãn xúc cho đến ý xúc; không có các cảm thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, không có các cảm thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra; không có địa giới cho đến thức giới; không có nhân duyên cho đến tăng thượng duyên; không có các pháp do nhân duyên sanh ra; không có vô minh cho đến lão tử; không có pháp thiện ác; không có pháp hữu ký, vô ký; không có pháp hữu lậu, vô lậu; không có pháp thế gian, xuất thế gian; không có pháp hữu vi, vô vi; không có bố thí cho đến Bát Nhã; không có nội không cho đến vô tánh tự tánh không; không có chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì; không có Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo; không có bốn niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo; nói rộng ra, không có tất cả pháp Phật; cho đến không có mộng và không có người thấy mộng; không có tiếng vang và người nghe tiếng vang; không có ảnh và người thấy ảnh; không có ánh chớp và người thấy ánh chớp; không có quáng nắng và người thấy quáng nắng; không có huyễn và người thấy huyễn; không có hóa và người thấy hóa.

 

Vị ấy lại nói: Các ngươi nên biết! Tất cả pháp này đều không thật, lấy vô tánh làm tánh. Do phân biệt hư dối nên các ngươi phát sanh các tưởng nên đối trong không uẩn khởi tưởng có uẩn, đối trong không xứ khởi tưởng có xứ, đối trong không giới khởi tưởng có giới, đối trong không xúc khởi tưởng có xúc, đối trong không thọ khởi tưởng có thọ v.v... 

Vị ấy lại nói: Các ngươi nên biết! Tất cả pháp tánh uẩn xứ giới thảy đều từ duyên sanh, điên đảo khởi ra các nghiệp nên bị nhiếp thọ dị thục. Vì nguyên nhân nào các ngươi đối pháp không thật hư dối lại khởi tưởng thật.

Khi ấy, Bồ Tát dùng phương tiện thiện xảo đầy đủ đại thần lực, các hữu tình nào tham lam, keo kiệt thì vị ấy tìm cách cứu vớt giúp họ lìa bỏ tham lam keo kiệt. Sau khi các hữu tình đã lìa xan tham rồi, vị ấy dạy họ tu bố thí Ba la mật. Nhờ bố thí nên các hữu tình này được giàu sang tự tại, có nhiều của cải và địa vị cao. Từ vị trí đó, Bồ Tát lại tiếp tục dùng phương tiện cứu giúp, dạy họ tu tịnh giới Ba la mật. Nhờ tịnh giới nên các hữu tình sanh vào đường lành, được địa vị cao sang tự tại. Từ vị trí đó, Bồ Tát lại tiếp tục cứu giúp dạy họ tu an nhẫn Ba la mật. Nhờ an nhẫn các hữu tình này sớm có thể đạt được Vô sanh pháp nhẫn. Từ vị trí đó, Bồ Tát lại tiếp tục phương tiện cứu giúp dạy họ tu tinh tấn Ba la mật. Nhờ tinh tấn cho đến khi đạt quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, các hữu tình này không bị thối chuyển đối với các pháp lành. Từ vị trí đó, Bồ Tát lại tiếp tục tìm cách cứu giúp, dạy họ tu tịnh lự Ba la mật. Nhờ tịnh lự nên các hữu tình này được sanh cõi trời Phạm thiên, an trụ tự tại đối với sơ tịnh lự. Từ sơ tịnh lự, Bồ Tát tìm cách cứu giúp làm cho họ an trụ vào tịnh lự thứ hai. Tuần tự như vậy, Bồ Tát tìm cách cứu giúp làm họ an trụ cho đến định Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Từ vị trí này, vị ấy lại tìm cách cứu giúp làm cho họ an trụ vào ba thừa tùy theo căn cơ của họ, hoặc giúp trụ vào bốn niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo; hoặc giúp trụ vào ba môn giải thoát; hoặc giúp trụ vào tám giải thoát cho đến mười biến xứ; hoặc giúp trụ vào bốn Thánh đế; hoặc giúp trụ vào sáu Ba la mật; hoặc giúp trụ vào nội không cho đến vô tánh tự tánh không; hoặc giúp trụ vào chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì; hoặc giúp trụ vào Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa; hoặc giúp trụ vào pháp môn Đà la ni, pháp môn Tam ma địa; hoặc giúp trụ vào năm loại mắt, sáu phép thần thông; hoặc giúp trụ vào Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc giúp trụ vào pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả, hoặc giúp trụ vào Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí; đại Bồ Tát này có phương tiện thiện xảo, nếu các hữu tình tham đắm phước báo hữu vi của bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát Nhã và pháp lành khác thì vị ấy dùng các phương tiện an ủi cứu giúp, làm cho họ trụ vào cảnh giới vô dư Niết bàn. Đại Bồ Tát này thực hành phương tiện thiện xảo Bát Nhã, thành tựu pháp vô sắc, vô kiến, vô đối chơn thật vô lậu và an trụ trong đó. Các hữu tình nào cần được quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác Bồ đề hoặc là quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề thì vị ấy thị hiện dạy dỗ, khích lệ, vui vẻ tìm cách cứu giúp làm cho họ chứng đắc quả Dự lưu cho đến chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. (Q.468, ĐBN)

Thế nên, Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát thực hành Bát Nhã thẳm sâu, quán hai pháp không, tuy biết các pháp đều như mộng cho đến như hóa đều chẳng thật, tự tướng đều không, lấy vô tánh làm tánh nhưng vị ấy có thể an lập các pháp thiện phi thiện, nói rộng cho đến có thể chứng đắc quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, hoàn toàn không tạp loạn.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Các đại Bồ Tát thật là hy hữu, thực hành Bát Nhã thẳm sâu, quán hai pháp Không, tuy biết tất cả các pháp như mộng, như tiếng vang, như bóng sáng, như ảnh, như quáng nắng, như huyễn, như biến hóa đều chẳng thật, tự tướng đều không, lấy vô tánh làm tánh nhưng vị ấy có thể an lập các pháp thiện, phi thiện khác nhau hoàn toàn không tạp loạn?

Phật bảo Thiện Hiện:

- Đúng vậy! Đúng như lời ngươi nói! Các đại Bồ Tát thật là hy hữu, thực hành Bát Nhã quán hai pháp Không, tuy biết các pháp đều như mộng, không thật, tự tướng đều không, lấy vô tánh làm tánh, nhưng có thể an lập các pháp thiện, phi thiện khác nhau không hề tạp loạn.

Các ngươi nên biết! Các pháp kỳ lạ hy hữu mà các đại Bồ Tát có được khi thực hành Bát Nhã thẳm sâu, là pháp mà Thanh văn, Độc giác đều chẳng thể thành tựu, không thể đo lường. Đối với biện tài của các đại Bồ Tát, tất cả Thanh văn, Độc giác các ngươi còn không thể đối đáp huống là các hữu tình khác mà có thể đối đáp được sao?

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Những gì là pháp kỳ lạ hy hữu mà các đại Bồ Tát có được khi thực hành Bát nhã Ba la mật, là pháp mà Thanh văn, Độc giác đều chẳng thể thành tựu, không thể so lường?

Phật bảo Thiện Hiện:

- Hãy lắng nghe cho kỹ! Hãy lắng nghe cho kỹ! Rồi ghi nhớ điều này ta sẽ giảng nói phân biệt cho ông nghe về pháp kỳ lạ, hy hữu mà các đại Bồ Tát có được lúc hành Bát Nhã thẳm sâu.

Thiện Hiện! Lúc hành Bát Nhã, các đại Bồ Tát an trụ vào kết quả của bố thí cho đến Bát Nhã Ba la mật, hoặc năm thần thông, hoặc ba mươi bảy pháp Bồ đề phần, hoặc Đà la ni, hoặc Tam ma địa, hoặc môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện, hoặc bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, hoặc tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, hoặc vô lượng vô biên Phật pháp khác. Nếu các hữu tình ở khắp mười phương thế giới cần dùng bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật để nhiếp thọ, vị ấy liền dùng bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật để nhiếp thọ họ, người cần dùng sơ tịnh lự cho đến định Phi tưởng phi phi tưởng xứ để nhiếp thọ, vị ấy liền dùng sơ tịnh lự cho đến định Phi tưởng phi phi tưởng xứ để nhiếp thọ họ; người cần dùng từ bi hỷ xả để nhiếp thọ, vị ấy liền dùng từ bi hỷ xả nhiếp thọ họ; người cần dùng bốn niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo để nhiếp thọ, vị ấy liền dùng bốn niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo nhiếp thọ họ; người cần dùng Tam ma địa không, vô tướng, vô nguyện để nhiếp thọ, vị ấy liền dùng Tam ma địa không, vô tướng, vô nguyện nhiếp thọ họ; người cần dùng các thiện pháp khác để nhiếp thọ, vị ấy liền dùng các thiện pháp khác để nhiếp thọ họ.

 

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Lúc hành Bát Nhã thẳm sâu, các đại Bồ Tát làm thế nào an trụ vào kết quả của vô lượng công đức như các pháp Ba la mật, năm thần thông v.v… để bố thí nhiếp thọ các hữu tình?

Phật bảo Thiện Hiện:

- Lúc hành Bát Nhã thẳm sâu, các đại Bồ Tát bố thí cho các hữu tình những vật họ cần dùng, nghĩa là người cần thức ăn thức uống thì bố thí cho thức ăn uống; người cần y phục thì thí cho y phục; người cần xe cộ thì thí cho xe cộ; người cần hoa hương thì thí cho hoa hương; người cần ngọa cụ thì thí cho ngọa cụ; người cần nhà cửa thì thí cho nhà cửa; người cần đèn sáng thì thí cho đèn sáng; người cần thuốc men thì thí cho thuốc men; người cần các đồ vật khác thì đều thí cho không để thiếu thốn; hoặc cúng dường cho Thanh văn, Độc giác, Bồ Tát, chư Phật Thế Tôn các thứ y phục, thức ăn uống, ngọa cụ, thuốc men, nhà cửa, đồ đạc, các loại hương hoa vi diệu, cờ lộng báu, âm nhạc, đèn sáng và các phẩm vật khác v.v… Lúc cúng dường, bố thí như vậy, Bồ Tát giữ tâm bình đẳng, để hành bố thí, bình đẳng bố thí cho người phạm giới và người giữ giới, bình đẳng bố thí cho nhơn hoặc phi nhơn, bình đẳng bố thí cho nội đạo, ngoại đạo, bình đẳng bố thí cho bậc Thánh và phàm phu, bình đẳng bố thí cho người cao sang và kẻ hạ tiện. Trên từ chư Phật xuống cho đến súc sanh vị ấy đều bố thí một cách bình đẳng, không có phân biệt, không quán sự hơn kém sai khác của các phước điền do bố thí mà có. Vì sao? Vì các đại Bồ Tát thông suốt tự tướng của tất cả pháp đều không, trong pháp không hoàn toàn không có cao thấp sai khác, nên vị ấy không tưởng đây kia, phân biệt khi hành bố thí.

Do không tưởng đây kia và phân biệt khi hành bố thí nên đại Bồ Tát này sẽ chứng đắc pháp không phân biệt, nghĩa là được viên mãn Nhất thiết tướng trí và vô lượng công đức khác của chư Phật.

Thiện Hiện nên biết! Nếu đại Bồ Tát thấy các loài bàng sanh… có cầu xin điều gì liền nghĩ: Người đến xin này nếu là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác là ruộng phước chơn chánh thì ta nên cúng dường vị ấy, nếu chẳng phải Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác mà là bàng sanh chẳng phải ruộng phước thì ta không nên bố thí cho chúng. Đại Bồ Tát nào nghĩ như vậy thì mất Bồ đề tâm. Vì sao? Vì đại Bồ Tát cần phải có tâm thanh tịnh thì ruộng phước mới thanh tịnh, thấy người cầu xin thì không nên nghĩ: Hữu tình như vậy có cầu vật chi thì ta nên bố thí, còn hữu tình như vậy có cầu vật chi thì ta không nên bố thí. Bồ Tát nào nghĩ như vậy là trái với tâm Bồ đề rộng lớn đã được phát nguyện trước đây: Ta sẽ làm chỗ nương tựa, cồn đảo, nhà cửa, cứu giúp hữu tình. Thấy người đến xin Bồ Tát phải nghĩ: Nay hữu tình này nghèo thiếu, cô đơn, ta phải dùng việc bố thí để bảo bọc họ. Nhờ đó người kia sẽ không trộm cắp đồ vật của người khác, ít muốn, biết đủ và có thể bố thí trở lại cho người khác. Nhờ vậy, họ có thể lìa bỏ việc giết hại sanh mạng nói rộng cho đến có thể bỏ việc nói lời thô tục, cũng có thể điều phục tham sân tà kiến. Sau khi chết nương theo phước nghiệp đời trước, họ sanh vào các dòng họ lớn như Sát đế lợi, Bà la môn, trưởng giả hoặc cư sĩ hoặc gia đình giàu sang khác, đầy đủ của cải, tu các nghiệp lành, hoặc nhờ được sự bố thí nhiếp thọ nên vị ấy dựa vào ba thừa mà tuần tự tiến đến nơi viên tịch, nghĩa là giúp cho họ chứng đắc Thanh văn, Độc giác và cảnh giới vô thượng thừa bát Niết bàn.

Lại nữa Thiện Hiện! Đại Bồ Tát nào bị các kẻ thù hoặc các hữu tình khác đến làm hại, hoặc có người nghèo thiếu đến xin các bộ phận nơi thân và các thứ của cải, đại Bồ Tát này không nên sanh tâm phân biệt sai khác là nên bố thí vật này, không nên bố thí cho vật nọ, chỉ nên phát sanh tâm bình đẳng, tùy theo họ cầu xin thân thể hay của cải đều bố thí cho họ. Vì sao? Vì để làm lợi ích các hữu tình nên đại Bồ Tát này cầu chứng đắc quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, chớ chẳng phải vì lợi lạc thân mạng mình. Ai phát sanh tâm phân biệt sai khác là nên bố thí vật này, không nên bố thí vật nọ liền bị Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, các Bồ Tát, Độc giác, Thanh văn, thế gian, trời, người, A tu la và các Thánh hiền cùng nhau quở trách: Ai cầu ông phát tâm Bồ đề, ai cầu ông thề nguyền làm lợi lạc khắp các loài hữu tình, làm nơi nương tựa cho người không nơi nương tựa, làm nhà cửa cho người không nhà cửa, làm cồn đảo cho người không có cồn đảo, cứu giúp người không ai cứu giúp, tạo an vui cho người không được an vui mà nay phân biệt bố thí này, không bố thí kia.

Lại nữa Thiện Hiện! Lúc đại Bồ Tát hành Bát Nhã thẳm sâu, nếu có nhơn hoặc phi nhơn đến cầu xin các tay chân, tủy não, đại Bồ Tát này không nên phát sanh hai tâm phân biệt là bố thí và không bố thí, mà chỉ nghĩ: Tùy theo người kia xin gì ta đều bố thí cho. Vì sao? Vì đại Bồ Tát này thường nghĩ: Vì lợi ích cho hữu tình nên ta thọ nhận thân này, nếu có ai đến cầu xin thì ta nhất định bố thí cho. Nếu thấy người đến xin Bồ Tát liền nghĩ: Ta vốn nhận thân này là vì người khác, người kia không đến lấy ta còn phải tự cho huống gì họ đến xin mà ta không cho sao? Nghĩ xong, vị ấy vui mừng, tự cắt tay chân mà đưa cho họ. Vị ấy lại tự vui mừng mà nói: Nay ta đạt được lợi ích lớn là bỏ thân dơ bẩn, được thân trong sạch.

Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát hành Bát Nhã nên học như vậy.

Lại nữa Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát thấy người cầu xin liền nghĩ: Ở trong đây ai bố thí, ai nhận, vật thí là gì, do đâu mà bố thí, vì ai mà thí, vì sao mà thí, tự tánh các pháp đều bất khả đắc. Vì sao? Vì các pháp như vậy hoàn toàn không. Trong pháp không chẳng có thí hay chẳng thí, chẳng thấy cho hay chẳng cho, chẳng thấy nhận hay chẳng nhận…

Thiện Hiện! Lúc hành Bát Nhã thm thâm, các đại Bồ Tát nên học các pháp đều không như vậy, nghĩa là hoặc do nội không nên không cho đến do vô tánh tự tánh không nên không. Đại Bồ Tát này an trụ pháp không để hành bố thí, thường không gián đoạn viên mãn bố thí Ba la mật. Do việc bố thí Ba la mật này được viên mãn nên khi bị người khác cắt chặt, cướp đoạt tất cả các vật bên trong và bên ngoài, tâm vị ấy hoàn toàn không phân biệt, sân hận, chỉ nghĩ: Hữu tình và pháp tất cả đều không, ai cắt chặt ta, ai cướp đoạt ta, ai nhận lấy, ai quán sát.

Lại nữa Thiện Hiện! Ta dùng Phật nhãn quán khắp hằng hà sa số thế giới ở mười phương, thấy có đại Bồ Tát vì muốn làm lợi lạc cho các loài hữu tình nên nguyện vào đại địa ngục, các vị Bồ Tát ấy thấy các hữu tình chịu các nỗi khổ kịch liệt. Sau khi thấy vậy, vị ấy phát sanh ba cách giáo hóa, những gì là ba? Một là giáo hóa bằng thần biến, hai là giáo hóa bằng cách ký thuyết, ba là giáo hóa bằng cách giáo giới.

Đại Bồ Tát này dùng thần biến giáo hóa bằng cách diệt trừ các thứ gây khổ trong địa ngục, như nước sôi, lửa, dao; dùng ký thuyết dạy đạo bằng cách thăm dò tùy theo tâm niệm của các hữu tình ấy mà thuyết pháp cho họ; dùng giáo giới dạy đạo bằng cách phát sanh từ bi hỷ xả đối với họ để thuyết pháp, làm cho các loài hữu tình ở địa ngục ấy phát sanh lòng tin chơn chánh đối với Bồ Tát.

Do nhân duyên này, khi ra khỏi địa ngục, họ được sanh lên cõi trời, hoặc sanh làm người tuần tự dựa vào ba thừa để dứt sạch bờ mé khổ, chứng cảnh giới Niết bàn hoàn toàn an lạc.

Lại nữa Thiện Hiện! Ta dùng Phật nhãn quán sát hằng hà sa số thế giới khắp mười phương, thấy có đại Bồ Tát phụng sự cúng dường chư Phật Thế Tôn. Lúc thừa sự cúng dường chư Phật Thế Tôn, các đại Bồ Tát rất vui mừng, ưa thích, cung kính lắng nghe chư vị Như Lai Chánh Đẳng Giác thuyết chánh pháp, nghe rồi thọ trì, đọc tụng cho đến khi đạt quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề trọn không quên mất. Các vị ấy đem các giáo pháp đã nghe giảng nói chân thật, giúp các hữu tình đạt được an lạc, lợi ích thù thắng.

Lại nữa Thiện Hiện! Ta dùng Phật nhãn quán sát hằng hà sa số thế giới khắp mười phương thấy có đại Bồ Tát vì muốn lợi ích các loài hữu tình trong đường súc sanh nên vị ấy tự xả bỏ thân mạng. Đại Bồ Tát này thấy các súc sanh bị lửa đói áp bức muốn giết hại nhau, nên vị ấy phát sanh lòng thương xót tự cắt các bộ phận của thân, chặt đứt xương cốt quăng khắp mười phương cho chúng tự ý ăn nuốt. Các loài súc sanh được ăn thịt trên thân của Bồ Tát này đều rất kính yêu và hổ thẹn đối với Bồ Tát. Do nhân duyên này, chúng thoát khỏi đường súc sanh và được sanh lên trời hoặc sanh làm người, gặp được Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, nghe giảng chánh pháp, tu hành đúng đắn, tuần tự nương vào ba thừa mà đến nơi viên tịch, nghĩa là chứng đắc đại thừa vô thượng, hoặc Độc giác, hoặc Thanh văn và nhập cảnh giới Niết bàn.

Thế nên, Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát có thể vì thế gian mà làm các việc khó làm, tạo nhiều lợi ích, đó là thực thi phúc lạc cho các hữu tình. Vị ấy tự phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, cũng làm cho người khác phát tâm ấy, tự thực hành các loại chánh hạnh chân thật, cũng làm cho người khác thực hành.

Lại nữa Thiện Hiện! Ta dùng Phật nhãn quán sát khắp hằng hà sa số thế giới ở mười phương, thấy có đại Bồ Tát vì muốn làm lợi ích cho các loài hữu tình trong đường ngạ quỉ, nên nguyện đến cõi ấy tìm cách dứt trừ nỗi đói khổ, làm cho các ngạ quỉ được dứt hết các ni khổ và sanh tâm kính yêu, hổ thẹn đối với Bồ Tát này. Bồ Tát lại giảng nói pháp yếu lìa keo kiệt cho họ nghe, nghe xong họ sanh tâm bố thí. Nhờ căn lành này, họ được thoát khỏi đường ngạ quỉ, được sanh cõi trời hoặc người, được gặp Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, cúng dường, cung kính nghe giảng chánh pháp, tuần tự tu tập chánh hạnh thuộc ba thừa cho đến khi chứng đắc Vô thượng đại thừa, hoặc Độc giác, hoặc Thanh văn, nhập cảnh giới Niết bàn.

Thế nên, Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát an trụ vào đại bi đối với loài hữu tình, phát sanh vô số phương tiện thiện xảo giúp họ chứng đắc Niết bàn thuộc ba thừa.

Lại nữa Thiện Hiện! Ta dùng Phật nhãn quán sát khắp hằng hà sa số thế giới ở mười phương thấy có đại Bồ Tát, dùng phương tiện thiện xảo giảng nói chánh pháp cho chư thiên trời Tứ đại vương, cho đến chư thiên trời Tha hóa tự tại. Sau khi nghe Bồ Tát giảng chánh pháp, chư thiên ấy tuần tự dựa vào ba thừa siêng tu chánh hạnh và chứng nhập cảnh giới Niết bàn.

Thiện Hiện nên biết! Trong cõi trời chúng kia có các thiên tử tham đắm năm loại dục lạc vi diệu của cõi trời và các cung điện mà họ ở. Đại Bồ Tát này hóa hiện lửa dữ thiêu đốt cung điện làm cho họ sanh nhàm chán sợ hãi. Nhân đó Bồ Tát giảng nói cho họ nghe pháp: Các thiên tử, hãy quán sát kỹ các hành vô thường, khổ, không, vô ngã, không đáng tin cậy, người trí không nên say đắm. Nghe pháp âm này, các thiên tử rất nhàm chán và sợ hãi năm dục, tự quán thân mạng giả dối vô thường giống như thân cây chuối, ánh chớp, quáng nắng, quán các cung điện giống như lao ngục. Sau khi quán như vậy họ tuần tự nương vào ba thừa siêng tu chánh hạnh và đạt được viên tịch nghĩa là tuần tự chứng nhập Niết bàn thuộc ba thừa.

Lại nữa Thiện Hiện! Ta dùng Phật nhãn quán sát khắp hằng hà sa số thế giới ở mười phương, thấy có đại Bồ Tát, thấy các vị Phạm thiên chấp trước vào cảnh giới của các kiến, nên dùng phương tiện dạy họ nhàm chán xả bỏ. Bồ Tát dạy: Ở trong các hành rỗng không, vô tướng, hư dối, không thật, vì sao chư thiên các ông lại phát sanh các ác kiến thủ như vậy? Hãy mau xả bỏ nó và tin nhận chánh pháp để giúp cho các ông được an lạc lợi ích lâu dài.

Thế nên, Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát an trụ đại bi giảng nói pháp yếu cho các hữu tình. Thiện Hiện! Đó là pháp kỳ lạ hy hữu mà các đại Bồ Tát có được.

 

(Đoạn Kinh dưới đây nói về Tứ nhiếp pháp)

 

Lại nữa Thiện Hiện! Ta dùng Phật nhãn thanh tịnh không chướng ngại, quán khắp hằng hà sa số thế giới ở mười phương thấy có đại Bồ Tát dùng bốn nhiếp sự để cứu giúp các hữu tình. Những gì là bốn? Một là bố thí, hai là ái ngữ, ba là lợi hành, bốn là đồng sự.

Đại Bồ Tát dùng bố thí để cứu giúp các hữu tình như thế nào? Các đại Bồ Tát dùng hai cách bố thí để cứu giúp các hữu tình. Hai cách thí đó là tài thípháp thí. Lúc thực hành Bát Nhã thẳm sâu, các đại Bồ Tát có thể dùng tài thí là dùng nội tài như đầu mình tay chân lóng đốt…, ngoại tài là tiền bạc nhà cửa, của cải, cơm áo… Pháp thí là giảng các pháp thế gian và xuất thế gian để giúp hữu tình tu học mà thoát khổ, được Niết bàn an vui rốt ráo.

Các đại Bồ Tát dùng ái ngữ giúp đỡ các hữu tình như thế nào? Lúc thực hành Bát Nhã, trước tiên các đại Bồ Tát dùng âm thanh êm dịu thuyết giảng cho hữu tình nghe về bố thí Ba la mật, kế đó nói cho họ nghe về tịnh giới Ba la mật, kế đó nói về an nhẫn Ba la mật, kế đó nói về tinh tấn Ba la mật, nói về tịnh lự Ba la mật, cuối cùng nói về Bát nhã Ba la mật để tìm cách giúp đỡ họ. Lúc thực hành Bát nhã Ba la mật, các đại Bồ Tát dùng âm thanh êm dịu nói kỹ về sáu Ba la mật để giúp đỡ các loại hữu tình. Vì sao? Vì do sáu Ba la mật này có thể thu nhiếp tất cả pháp lành.

Đại Bồ Tát dùng lợi hành để giúp đỡ các hữu tình như thế nào? Lúc thực hành Bát Nhã thẳm sâu, trong một thời gian dài các đại Bồ Tát dùng đủ mọi phương tiện để khuyên các hữu tình tinh tấn tu học bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát nhã Ba la mật và các pháp lành thù thắng khác không biếng nhác phế bỏ.

Các đại Bồ Tát dùng đồng sự để cứu giúp các hữu tình như thế nào? Lúc thực hành Bát Nhã thẳm sâu, các đại Bồ Tát dùng thần thông thù thắng và đại nguyện lực thị hiện sống ở địa ngục, bàng sanh, cõi quỷ, nhơn, thiên… cùng làm việc chung với họ, để tìm cách giúp đỡ họ đạt được lợi ích an lạc thù thắng.

Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát có thể dùng bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự giúp đỡ các hữu tình. Đó là pháp hy hữu, kỳ lạ.

(Tứ nhiếp pháp là pháp thường được nhắc nhở, vì đó là pháp dùng để truyền đạo,  nên Kinh nhắc nhở nhiều nhất).

 

(Thế nào là tài thí và pháp thí?)

 

- Thiện Hiện! Đại Bồ Tát dùng tài thí để cứu giúp các hữu tình như thế nào?

Lúc thực hành Bát nhã Ba la mật thẩm sau, các đại Bồ Tát có thể đem các loại đồ ăn, uống, y phục, nhà ở, ngọa cụ, xe cộ, đèn sáng v.v… bố thí cho các hữu tình, hoặc đem vàng bạc, bảo châu, báu phả chi ca (lưu ly), ngọc bích kha bối, chơn châu đế thanh, đại thanh, mạc ni, báu thạch tàng, xử tàng, hoa sen hồng… bố thí cho các hữu tình, hoặc đem vợ, con trai, con gái, tôi tớ lớn nhỏ, người hầu, voi, ngựa, trâu, dê và thuốc thang bố thí cho các hữu tình, hoặc đem các loại của báu, kho tàng, thành ấp, xóm làng, ngôi vua bố thí cho các hữu tình, hoặc đem các bộ phận trên thân như tay chân, xương cốt, đầu mắt, tủy não bố thí cho các hữu tình.

Sau khi bố thí cho các hữu tình những vật cần dùng rồi, đại Bồ Tát này lại khuyến khích họ quy y Phật, Pháp, Tăng; hoặc khuyến khích họ thọ trì năm giới cận sự; hoặc khuyến khích thọ trì tám giới cận trụ; hoặc khuyến khích thọ trì thập thiện đạo; hoặc khuyến khích tu học tịnh lự thứ nhất cho đến tịnh lự thứ tư; hoặc khuyến khích tu học từ vô lượng cho đến xả vô lượng; hoặc khuyến khích tu học định Không vô biên xứ cho đến định Phi tưởng phi phi tưởng xứ; hoặc khuyến khích tu học tùy niệm về Phật cho đến tùy niệm về Thiên; hoặc khuyên tu học quán bất tịnh, quán hơi thở; hoặc khuyên tu học tưởng vô thường cho đến tưởng diệt; hoặc khuyên tu học bốn niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo; hoặc khuyên tu học ba môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện; hoặc khuyên người tu học tám giải thoát cho đến mười biến xứ; hoặc khuyên tu học bố thí Ba la mật-đa cho đến Bát nhã Ba la mật; hoặc khuyên an trụ vào pháp nội không cho đến vô tính tự tính không; hoặc khuyên an trụ vào chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì; hoặc khuyên an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo; hoặc khuyên tu học tất cả pháp môn Đà la ni, pháp môn Tam ma địa; hoặc khuyên tu học Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa; hoặc khuyên tu học Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa; hoặc khuyên tu học năm loại mắt, sáu phép thần thông; hoặc khuyên tu học mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc khuyên tu học ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp của bậc Đại sĩ; hoặc khuyên tu học pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; hoặc khuyên tu học Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí; hoặc khuyên tu học quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ đề; hoặc khuyên tu học tất cả Bồ Tát hạnh; hoặc khuyên tu học quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.

Thế nên, Thiện Hiện! Sau khi thực hành phương tiện thiện xảo Bát Nhã thẳm sâu, bố thí của cải cho các hữu tình, các đại Bồ Tát lại khéo an lập các loài hữu tình, giúp họ trụ trong pháp vô thượng an ổn cho đến giúp họ chứng đắc Nhất thiết trí trí.

Đó là pháp kỳ lạ hy hữu mà đại Bồ Tát có được lúc thực hành Bát Nhã thẳm sâu.

 

(Đoạn Kinh dưới đây nói về Bố thí pháp(pháp thí) tức nói về

bố thí tất cả pháp Phật, còn gọi là các pháp mầu Phật đạo)

 

Thiện Hiện! Lúc thực hành Bát Nhã thẳm sâu, các đại Bồ Tát dùng pháp thí cứu giúp các hữu tình như thế nào?

Pháp thí có hai loại. Đó là pháp thí thế gianpháp thí xuất thế gian:

 

1- Thế nào là pháp thí thế gian?

 

- Thiện Hiện! Đó là lúc thực hành Bát Nhã thẳm sâu, các đại Bồ Tát giảng nói, khai thị, phân biệt rõ ràng cho các hữu tình nghe về pháp vi diệu của thế gian, như là quán bất tịnh, đếm hơi thở, hoặc bốn tịnh lự, hoặc bốn vô lượng, hoặc bốn định vô sắc, hoặc năm thần thông hoặc các pháp thế gian và phàm phu khác. Như vậy, gọi là pháp thí của thế gian.

Thiện Hiện! Vì sao pháp này được gọi là pháp thế gian? Bởi vì học pháp này thì chưa thể hoàn toàn lìa thế gian nên gọi là thế gian.

Thiện Hiện! Sau khi thực hành pháp vi diệu của thế gian, đại Bồ Tát này lại tìm đủ cách dạy dỗ các hữu tình giúp họ xa lìa các pháp thế gian, dùng mọi phương tiện dạy dỗ hữu tình giúp họ trụ Thánh pháp và kết quả của Thánh pháp.

 

2- Thế nào là Thánh pháp và kết quả của Thánh pháp?

 

- Thiện Hiện! Đó là những pháp mà các đại Bồ Tát giảng nói, khai thị, phân biệt rõ ràng cho các hữu tình, gọi là bố thí pháp.

Thiện Hiện! Tất cả các pháp lành không đồng với phàm phu, pháp mà nếu tu đúng đắn thì giúp cho các hữu tình vượt hẳn thế gian và sống an ổn. Đó là ba mươi bảy Bồ đề phần pháp, ba môn giải thoát, tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, trí bốn Thánh đế, trí Ba la mật và trí của các pháp Không, mười địa Bồ Tát, năm loại mắt, sáu phép thần thông, Như Lai mười lực, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp của bậc Đại sĩ, tất cả pháp môn Đà la ni, pháp môn Tam ma địa. Tất cả pháp lành, vô lậu như vậy đều được gọi là Thánh pháp xuất thế. Đại Bồ Tát nào giảng nói, khai thị, phân biệt rõ ràng cho các hữu tình nghe các pháp như vậy thì gọi Bồ Tát bố thí pháp xuất thế.

Thiện Hiện! Trong đây những gì gọi là ba mươi bảy Bồ đề phần pháp? Đó là bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi Thánh đạo. (Q.469, ĐBN)

Thiện Hiện! Bốn niệm trụ là: Đối với nội thân, ngoại thân, nội ngoại thân, đại Bồ Tát nương theo thân để quán với đầy đủ chánh cần, chánh tri, chánh niệm, trừ bỏ tham ái, lo buồn ở đời, dựa vào sự nhóm hợp của thân để quán, dựa vào sự hoại diệt của thân để quán. Do người kia nương vào thân để quán, dựa vào sự nhóm hợp của thân để quán, dựa vào sự hoại diệt của thân để quán, thấy không có chỗ nương dựa nên không nắm giữ đối với các thế gian. Đó là pháp niệm thứ nhất. Đối với thọ, đối với tâm, đối với pháp cũng vậy, gọi là bốn niệm trụ.

Thiện Hiện! Bốn chánh đoạn là: Đại Bồ Tát vì muốn làm cho pháp ác chưa sanh vĩnh viễn không sanh, vì muốn làm cho pháp ác đã sanh vĩnh viễn bị diệt trừ, vì muốn làm cho pháp lành chưa sanh được sanh, vì muốn làm cho pháp lành đã sanh bền lâu không mất, gia tăng tu tập để chứng đắc trí rộng lớn nên vị ấy phát sanh ý muốn siêng năng tinh tấn, kềm thúc tự tâm. Đó gọi là bốn chánh đoạn.

Thiện Hiện! Bn thần túc là: Đại Bồ Tát tu tập thần túc, thành tựu đoạn hành nhờ dục Tam ma địa, tu tập thần túc, thành tựu đoạn hành nhờ cần Tam ma địa, tu tập thần túc, thành tựu đoạn hành nhờ tâm Tam ma địa, tu tập thần túc, thành tựu đoạn hành nhờ quán Tam ma địa, dựa vào sự nhàm chán, dựa vào sự lìa bỏ, dựa vào sự tiêu diệt, hồi hướng đối với xả. Đó là bốn thần túc.

Năm căn là: Tín căn, tinh tấn căn, niệm căn, định căn, huệ căn của đại Bồ Tát. Đó là năm căn.

Thiện Hiện! Năm lực là: Tín lực, tinh tấn lực, niệm lực, định lực, huệ lực của đại Bồ Tát. Đó là năm lực.

Thiện Hiện! Bảy chi đẳng giác là: niệm đẳng giác chi, trạch pháp đẳng giác chi, tinh tấn đẳng giác chi, hỷ đẳng giác chi, khinh an đẳng giác chi, định đẳng giác chi, xả đẳng giác chi của đại Bồ Tát. Đó là bảy chi đẳng giác.

Thiện Hiện! Tám chi Thánh đạo là: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định của đại Bồ Tát. Đó là tám chi Thánh đạo.

Thiện Hiện! Ba môn giải thoát là pháp môn không, vô tướng, vô nguyện của đại Bồ Tát. Thế nào là pháp môn giải thoát không? Đó là đại Bồ Tát dùng hành tướng rỗng không của vô ngã thu nhiếp tâm về một nẻo. Đó gọi là không giải thoát môn. Thế nào là pháp môn giải thoát vô tướng? Đó là đại Bồ Tát dùng hành tướng vắng lặng, tịch diệt thu nhiếp tâm về một nẻo. Đó gọi là pháp môn giải thoát vô tướng. Thế nào gọi là pháp môn giải thoát vô nguyện? Đó là đại Bồ Tát dùng hành tướng khổ, vô thường thu nhiếp tâm về một nẻo. Đó gọi là pháp môn giải thoát vô nguyện.

Thiện Hiện! Tám giải thoát là: Đại Bồ Tát tự có sắc quán các sắc bên ngoài. Đó là giải thoát thứ nhất. Tưởng bên trong không có sắc quán các sắc bên ngoài là giải thoát thứ hai, chứng đắc sự thanh tịnh trong thân là giải thoát thứ ba. Vượt qua tất cả sắc tưởng, diệt trừ hữu đối tưởng, không tư duy các loại tưởng, nhập vào định vô biên không, Không vô biên xứ định và hoàn toàn an trụ trong đó, là giải thoát thứ tư. Vượt qua tất cả không vô biên xứ nhập vào định vô biên thức, Thức vô biên xứ và an trụ hoàn toàn trong đó, là giải thoát thứ năm. Vượt qua tất cả thức vô biên xứ, nhập vào định vô thiểu sở hữu, Vô sở hữu xứ và hoàn toàn an trụ trong đó, là giải thoát thứ sáu. Vượt qua tất cả vô sở hữu xứ, nhập vào định Phi tưởng phi phi tưởng xứ và hoàn toàn an trụ trong đó, là giải thoát thứ bảy. Vượt qua tất cả Phi tưởng phi phi tưởng xứ nhập vào định diệt tưởng thọ và hoàn toàn an trụ trong đó là giải thoát thứ tám.

Thiện Hiện! Chín định thứ đệ là: Đại Bồ Tát lìa pháp dục ác bất thiện, có tầm có tứ, ly sanh hỷ lạc, nhập vào sơ tịnh lự và an trụ hoàn toàn trong đó, là lớp định thứ nhất. Vắng mặt tầm tứ, trong tâm yên tịnh chỉ còn tánh không tầm không tứ, định sanh hỷ lạc, nhập vào tịnh lự thứ nhì và hoàn toàn an trụ trong đó, là lớp định thứ hai. Lìa hỷ, trụ vào xả chánh niệm chánh tri thân thọ lạc mà bậc Thánh dạy nên xả bỏ, đầy đủ niệm lạc trụ nhập vào tịnh lự thứ ba và an trụ hoàn toàn trong đó, là lớp định thứ ba. Dứt vui dứt khổ khiến vui khổ trước đây chấm dứt, hoàn toàn không còn khổ, không vui, xả niệm thanh tịnh, nhập tịnh lự thứ tư và an trụ trong đó, là lớp định thứ tư, vượt qua tất cả sắc tưởng, diệt trừ tưởng hữu đối, không tư duy các loại tưởng, nhập vào định vô biên không Không vô biên xứ và hoàn toàn an trụ trong đó, là lớp định thứ năm. Như vậy cho đến vượt qua tất cả Phi tưởng phi phi tưởng xứ, nhập vào định diệt tưởng thọ và hoàn toàn an trụ trong đó, là lớp định thứ chín.

Thiện Hiện! Trí bốn Thánh đế là: Khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí của đại Bồ Tát.

Thiện Hiện! Ba la mật là bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát Nhã, phương tiện thiện xảo, diệu nguyện, lực, trí, Ba la mật của đại Bồ Tát. Đó là Ba la mật.

Thiện Hiện! Trí về các pháp Không là trí hiểu biết pháp nội không cho đến trí vô tánh tự tánh không, và trí hiểu biết chơn như cho đến trí cảnh giới bất tư nghì của đại Bồ Tát. Đó là trí của các pháp Không.

Thiện Hiện! Mười địa Bồ Tát là: Cực hỷ địa, Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm tuệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện tuệ địa, Pháp vân địa. Đó là Bồ Tát thập địa.

Thiện Hiện! Năm loại mắt là: Nhục nhãn, thiên nhãn, Thánh huệ nhãn, pháp nhãn, Phật nhãn mà đại Bồ Tát đã mong cầu

Thiện Hiện! Sáu phép thần thông là: Các thần thông mà đại Bồ Tát tu học như thần cảnh trí chứng thông, thiên nhãn trí chứng thông, thiên nhĩ trí chứng thông, tha tâm trí chứng thông, túc trụ tùy niệm trí chứng thông, lậu tận trí chứng thông. Đó là sáu thần thông.

Thiện Hiện! Như Lai Mười lực là: Các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối với đạo lý biết như thật là đạo lý, đối với phi đạo lý biết như thật là phi đạo lý. Đó là lực thứ nhất. Các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác biết như thật về các nghiệp quá khứ, hiện tại, vị lai của các hữu tình và nhơn dị thục của các pháp thọ xứ. Đó là lực thứ hai. Các Như Lai biết rõ như thật về đủ loại cảnh giới khác nhau của các chúng sanh là lực thứ ba. Các Như Lai biết rõ như thật về các loại hiểu biết tầm tứ khác nhau là lực thứ tư. Các Như Lai biết rõ như thật căn cơ hơn kém của các hữu tình và chúng sanh là lực thứ năm. Các Như Lai biết rõ như thật các hạnh nghiệp của các cảnh giới là lực thứ sáu. Các Như Lai biết rõ như thật sự an lập sai khác của tất cả tịnh lự, giải thoát, đẳng trì, đẳng chí, tạp nhiễm trong sạch là lực thứ bảy. Các Như Lai dùng thiên nhãn thanh tịnh hơn hẳn loài người, thấy các việc thiện ác lúc sống, chết của các loài hữu tình. Do ba nghiệp ác nơi thân, miệng, ý, do các tà kiến, do hủy báng Thánh hiền nên các hữu tình này đọa vào các đường ác. Nhờ các loại diệu hạnh nơi ba nghiệp thân, miệng, ý, nhờ các chánh kiến, nhờ ca ngợi Thánh hiền nên hữu tình này sanh vào các đường lành. Các Ngài lại dùng thiên nhãn thanh tịnh hơn loài người, thấy các sắc đẹp, sắc xấu của các hữu tình lúc sống, chết và do đó lại sanh vào các đường lành đường dữ. Như thật biết việc các hữu tình sanh vào đường lành dữ tùy theo thế lực của họ. Đó là lực thứ tám. Các vị Như Lai biết rõ như thật đối với vô số việc trong đời quá khứ của các hữu tình, biết rõ các việc làm, lời nói, tướng mạo của họ trong một đời, mười đời, trăm đời, ngàn đời hoặc vô lượng đời hoặc một kiếp, mười kiếp, trăm kiếp, ngàn kiếp hoặc vô lượng kiếp đó là lực thứ chín. Các vị Như Lai biết rõ như thật về các lậu tận, về tâm giải thoát vô lậu, về tuệ giải thoát vô lậu, đối với pháp giải thoát chơn chánh, dứt sạch phiền não, vị ấy chứng đắc thông suốt và hoàn toàn an trụ trong đó, nhận biết như thật sự sống đã hết, không còn tham ái, việc làm đã xong, không còn tái sanh. Đó là lực thứ mười. Đó là Như Lai mười lực.

Thiện Hiện! Bốn vô sở úy là: Các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác tự xưng: Ta là bậc Chánh Đẳng Giác. Giả sử có Sa môn hoặc Bà la môn, hoặc thiên ma và trời Phạm thiên vương, hoặc thế gian khác dựa vào pháp để vấn nạn, hoặc làm cho nghĩ nhớ lại đối với pháp này Phật chẳng phải là Chánh Đẳng Giác thì đối với sự vấn nạn đó, Ta thấy rõ nó không có căn cứ. Do thấy rõ sự vấn nạn ấy là không căn cứ nên Ta được an ổn không lo sợ và tự xưng Ta ở ngôi vị của Phật Thế Tôn, nên ở giữa đại chúng Ta rống tiếng rống của sư tử, chuyển vận bánh xe Đại Phạm mà tất cả Sa môn, Bà la môn hoặc Thiên ma, Phạm thiên hoặc thế gian khác chắc chắn không có ai có thể chuyển vận như pháp ấy. Đó là vô úy thứ nhất.

Hoặc các vị Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác tự xưng, Ta đã vĩnh viễn diệt sạch các phiền não, giả sử có Sa môn, Bà la môn, Thiên ma, Phạm thiên, hoặc các thế giới khác y theo pháp vấn nạn muốn nghĩ làm cho Phật vẫn chưa vĩnh viễn dứt trừ các phiền não này thì đối với sự vấn nạn ấy Ta thấy rõ là không căn cứ. Do thấy rõ sự vấn nạn ấy là không căn cứ nên Ta được an ổn không lo sợ và tự xưng là Ta ở ngôi vị Phật Thế Tôn, ở giữa đại chúng Ta rống tiếng rống của sư tử, vận chuyển bánh xe Đại Phạm mà tất cả Sa môn, Bà la môn, Thiên ma, Phạm thiên hoặc các thế gian khác chắc chắn không có ai có thể vận chuyển đúng pháp ấy. Đó là vô úy thứ nhì.

Hoặc các vị Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác tự xưng, Ta nói cho các đệ tử nghe pháp có thể ngăn cản sự nhiễm ô. Giả sử có Sa môn hoặc Bà la môn, hoặc Thiên ma, Phạm thiên hoặc thế gian khác y pháp vấn nạn hoặc làm cho suy nghĩ có sự nhiễm ô pháp này không thể ngăn cản được thì đối với sự vấn nạn đó, Ta thấy rõ nó không có căn cứ. Do thấy rõ sự vấn nạn đó là không căn cứ nên Ta được an ổn không lo sợ và tự xưng là Ta ở ngôi vị Phật Thế Tôn, ở giữa đại chúng Ta rống tiếng rống của sư tử, vận chuyển bánh xe Đại Phạm mà tất cả Sa môn, Bà la môn, Thiên ma, Phạm thiên hoặc các thế gian khác chắc chắn không có ai có thể chuyển vận đúng pháp ấy. Đó là vô úy thứ ba.

Hoặc các vị Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác tự xưng, Ta nói cho các đệ tử nghe về đạo xuất ly mà các bậc Thánh tu tập, quyết định xuất ly, chắc chắn thông đạt, dứt sạch các khổ đến tận bờ mé. Giả sử có Sa môn hoặc Bà la môn, hoặc Thiên ma, Phạm thiên hoặc thế gian khác dựa vào pháp vấn nạn hoặc làm cho suy nghĩ có người nào tu theo đạo này thì chẳng phải xuất ly đúng đắn, chẳng phải thông đạt đúng đắn, chẳng hoàn toàn dứt khổ, không thể vượt hết khổ thì Ta thấy rõ sự vấn nạn ấy là không có căn cứ. Do thấy rõ sự vấn nạn ấy là không căn cứ nên Ta được an ổn, không lo sợ, và tự xưng là Ta ở ngôi vị Phật Thế Tôn, ở giữa đại chúng Ta rống tiếng rống của sư tử, vận chuyển bánh xe Đại Phạm mà tất cả Sa môn, Bà la môn, Thiên ma, Phạm thiên hoặc các thế gian khác chắc chắn không có ai có thể chuyển vận đúng pháp ấy. Đó là vô úy thứ tư. Đó là bốn vô sở úy.

Thiện Hiện! Bốn vô ngại giải là: Nghĩa vô ngại giải, pháp vô ngại giải, từ vô ngại giải và biện vô ngại giải.

Thiện Hiện! Thế nào là nghĩa vô ngại giải? Đó là trí biết rõ nghĩa lý không bị ngưng trệ. Thế nào là pháp vô ngại giải? Đó là trí không bị ngăn ngại đối với giáo pháp. Thế nào là từ vô ngại giải? Đó là trí thông đạt về ngôn từ. Thế nào là biện vô ngại giải? Đó là trí biện bác, nói năng không bị ngưng trệ.

Thiện Hiện! Mười tám pháp Phật bất cộng là: Các vị Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thường không lầm lỗi, không nói giọng thô bạo, ý niệm không sai sót, tâm luôn ở thắng định, không có các loại tưởng, luôn lựa chọn xả bỏ, không lui mất ý muốn làm việc thiện, tinh tấn không giảm, nhớ nghĩ không thối chuyển, trí tuệ không thối chuyển, giải thoát không thối chuyển, giải thoát tri kiến không thối chuyển, trí tuệ hiểu biết về đời quá khứ không bị dính mắc, ngăn ngại, trí tuệ hiểu biết về đời hiện tại không bị dính mắc, ngăn ngại, trí tuệ hiểu biết về đời vị lai không bị dính mắc, ngăn ngại, tất cả thân nghiệp đều được trí tuệ dẫn dắt và chuyển động theo trí tuệ, tất cả ngữ nghiệp được trí dẫn dắt và chuyển vận theo trí huệ, tất cả ý nghiệp được trí dẫn dắt và chuyển vận theo trí huệ. Đó là mười tám pháp Phật bất cộng.

Lại nữa Thiện Hiện! Ba mươi hai tướng tốt của bậc Đại sĩ là:

1- Lòng bàn chân bằng phẳng đầy đặn giống như đáy hộp, tuy đất gập ghềnh nhưng hễ bước đến chỗ nào thì bàn chân liền tiếp xúc đều với mặt đất, không có chỗ nào chẳng tiếp xúc. Đó là tướng thứ nhất.

2- Dưới chân Như Lai có hoa văn hình bánh xe ngàn căm, các tướng vành và trục đều tròn trịa. Đó là tướng thứ hai.

3- Tay chân Như Lai đều mềm dịu như bông đổ la (bông sợi) hơn hết tất cả. Đó là tướng thứ ba.

4- Giống như nhạn chúa giữa các ngón tay ngón chân của Như Lai đều có màn da và hoa văn bằng màu vàng ròng giao nhau như bức tranh thêu. Đó là tướng thứ tư.

5- Các ngón tay ngón chân của Như Lai tròn trịa thon dài rất khả ái. Đó là tướng thứ năm.

6- Gót chân Như Lai rộng dài đầy đặn, tương xứng với mu bàn chân, hơn hẳn các hữu tình khác. Đó là tướng thứ sáu.

7- Mu bàn chân của Như Lai dài, cao, đầy đặn, mềm mại, xinh đẹp, tương xứng với gót chân. Đó là tướng thứ bảy.

8- Hai bắp chân Như Lai tuần tự thon tròn như bắp chân của nai chúa Ế nê da tiên. Đó là tướng thứ tám.

9- Đôi cánh tay Như Lai tròn trịa dài thẳng như vòi voi chúa, khi đứng thẳng thì đụng gối. Đó là tướng thứ chín.

10- Âm tướng của Như Lai ẩn kín giống như long mã hoặc như voi chúa. Đó là tướng thứ mười.

11- Mỗi lỗ chân lông của Như Lai đều sanh một sợi lông mềm mại xanh biếc xoay về phía phải. Đó là tướng thứ mười một.

12- Lông tóc Như Lai ngay thẳng và lướt lên trên xoay về phía phải mềm mại xanh biếc, trang nghiêm thân kim sắc rất xinh đẹp. Đó là tướng thứ mười hai.

13- Da trên thân Như Lai mịn, mỏng, trơn, láng, bụi, đất, nước… đều không thể bám. Đó là tướng thứ mười ba.

14- Da trên thân Như Lai thuần một màu vàng ròng, sáng sạch, lóng lánh như đài bằng vàng xinh đẹp được các vật báu trang sức mọi người đều thích. Đó là tướng thứ mười bốn.

15- Bảy chỗ là lòng hai bàn chân, lòng hai bàn tay, cổ và hai vai của Như Lai đều đầy đặn. Đó là tướng thứ mười lăm.

16- Vai, ót Như Lai tròn trịa xinh đẹp. Đó là tướng thứ mười sáu.

17- Bắp tay và nách Như Lai đều đầy đặn. Đó là tướng thứ mười bảy.

18- Dung mạo Như Lai cao lớn, ngay thẳng. Đó là tướng thứ mười tám.

19- Thân tướng Như Lai cao lớn trang nghiêm. Đó là tướng thứ mười chín.

20- Thể tướng Như Lai cao rộng, tròn đầy như cây Nặc cù đà. Đó là tướng thứ hai mươi.

21- Cằm, ngực và nửa thân trên của Như Lai oai phong rộng lớn như sư tử chúa. Đó là tướng thứ hai mươi mốt.

22- Quanh mình Như Lai thường có ánh sáng chiếu ra một tầm. Đó là tướng thứ hai mươi hai.

23- Như Lai có bốn mươi cái răng đều đặn, bằng phẳng, kín, sạch, gốc sâu, trắng hơn ngọc Kha tuyết. Đó là tướng thứ hai mươi ba.

24- Bốn răng cửa của Như Lai trắng đẹp, bén. Đó là tướng thứ hai mươi bốn.

25- Như Lai ăn gì cũng biến thành vị ngon nhất trong các vị. Đó là tướng thứ hai mươi lăm.

26- Tướng lưỡi Như Lai mỏng, sạch, dài, rộng có thể che kín mặt cho đến tai và mí tóc. Đó là tướng thứ hai mươi sáu.

27- Phạm âm của Như Lai có từ ngữ và âm vận rộng và tao nhã, dù chúng nhiều ít cũng đều nghe được âm thanh vang rền giống như tiếng trống trời, phát ngôn thánh thót như tiếng chim Tần ca. Đó là tướng thứ hai mươi bảy.

28- Lông mi Như Lai giống như mi trâu chúa xanh biếc, ngay thẳng, không lẫn lộn nhau. Đó là tướng thứ hai mươi tám.

29- Con ngươi mắt của Như Lai xanh biếc, trắng trong, có vòng hồng trang sức xung quanh, lóng lánh, rõ ràng. Đó là tướng thứ hai mươi chín.

30- Khuôn mặt Như Lai giống như trăng rằm, lông mày sáng và sạch như cây cung của vua trời. Đó là tướng thứ ba mươi.

31- Giữa chặng mày Như Lai có tướng lông trắng mềm mại, xoay qua phải như bông đổ la, trắng trong sáng sạch hơn ngọc Kha tuyết. Đó là tướng thứ ba mươi mốt.

32- Nhục kế trên đảnh của Như Lai nhô cao tròn trịa giống như lộng trời. Đó là tướng thứ ba mươi hai.

Đó là ba mươi hai tướng tốt của bậc Đại sĩ. (Q.470, ĐBN)

 

Lại nữa Thiện Hiện! Tám mươi vẻ đẹp là:

1- Móng tay Như Lai hẹp, dài, mỏng, láng, sáng sạch, trong trắng như hoa hoặc như đồng.

2- Ngón chân ngón tay Như Lai tròn, thon dài, ngay thẳng, mềm mại, đốt xương không lộ.

3- Các ngón tay ngón chân của Như Lai đều bằng nhau không so le, giữa k các ngón đều khít kín.

4- Tay chân Như Lai tròn đầy như ý, mềm sạch, sáng mịn, màu như hoa sen.

5- Gân mạch Như Lai buộc ràng chắc chắn, ẩn sâu chẳng hiện.

6- Hai mắt Như Lai đều ẩn chẳng lộ.

7- Bước đi Như Lai tiến tới thong thả như long tượng chúa.

8- Như Lai bước đi oai nghi tề chỉnh như sư tử chúa.

9- Như Lai bước đi vững vàng thong thả, không nhanh không chậm giống như trâu chúa.

10- Như Lai bước đi tiến dừng nhẹ nhàng giống như ngỗng chúa.

11- Khi ngó lui thì Như Lai xoay từ phải sang trái và toàn thân chuyển theo như voi chúa.

12- Các bộ phận của Như Lai thẳng tròn và sắp xếp khéo léo.

13- Các đốt xương Như Lai kết nhau không hở giống như rồng lượn.

14- Xương đầu gối của Như Lai được sắp xếp khéo léo, rắn chắc, tròn đẹp.

15- Chỗ kín của Như Lai có hoa văn xinh đẹp đầy đủ oai thế viên mãn thanh tịnh.

16- Thân Như Lai trơn láng mềm mại, sáng láng, sạch đẹp, đất bụi không dính.

17- Dung mạo của Như Lai rất nghiêm nghị, không sợ hãi, không hèn nhát.

18- Các bộ phận của thân Như Lai chắc chắn, đầy đặn, khéo kết dính vào nhau.

19- Thân phần của Như Lai tròn đầy, an ổn vững vàng, chưa từng lay động, không hư hoại.

20- Thân tướng của Như Lai giống như vua trời, trông rất đoan trang, sáng sạch, không bị ngăn che.

21- Thân Như Lai có ánh sáng tròn đầy bao xung quanh, khi đi thường tự chiếu sáng.

22- Bụng Như Lai vuông vức không lệch, mềm mại, không lộ, ẩn kín, các tướng trang nghiêm.

23- Rốn sâu có xoáy về bên phải, tròn đẹp, sạch sẽ, sáng láng.

24- Rốn Như Lai dày, chẳng lõm, chẳng lồi, xoáy tròn rất đẹp.

25- Da Như Lai không bị ghẻ lỡ, nốt ruồi, thịt dư.

26- Lòng bàn tay Như Lai đầy đặn, mềm mại, lòng bàn chân bằng phẳng.

27- Chỉ tay Như Lai sâu, dài, rõ, thẳng, trơn láng không đứt đoạn.

28- Môi Như Lai có màu đỏ tươi sáng như trái Tần bà, trên dưới tương xứng.

29- Khuôn mặt Như Lai đoan trang, kích thước trung bình, không dài không ngắn, không to không nhỏ.

30- Tướng lưỡi Như Lai mềm mỏng, dài rộng màu đỏ như đồng.

31- Như Lai phát tiếng, chấn động rất xa, rõ ràng trong trẻo như tiếng rống của voi chúa.

32- Giọng nói Như Lai nghe âm vang như tiếng vọng từ hang sâu.

33- Mũi Như Lai cao và ngay thẳng, lỗ mũi ẩn kín.

34- Các răng Như Lai vuông vức đều đặn trắng đẹp.

35- Răng cửa Như Lai tròn, trắng, sáng sạch, bén.

36- Mắt Như Lai trong xanh và sáng rõ.

37- Mắt Như Lai dài rộng giống như hoa sen xanh, trông rất đẹp.

38- Lông mi Như Lai trên dưới ngay thẳng và không bạc.

39- Cặp mày Như Lai dài mà không bạc, rậm mà mềm mại.

40- Cặp mày Như Lai đẹp đẽ có thứ lớp màu xanh biếc như lưu ly.

41- Cặp mày Như Lai cao rõ, sáng láng, hình như mặt trăng đầu tháng.

42- Tai Như Lai dày, rộng lớn, trái tai dài và tròn trịa.

43- Hai tai Như Lai xinh đẹp, bằng phẳng, không có các lỗi.

44- Dung nhan Như Lai làm cho người nhìn thấy không bị khó chịu, không đắm nhiễm, sanh kính yêu.

45- Trán Như Lai rộng, tròn đầy, bằng phẳng hình dạng xinh đẹp.

46- Thân phần Như Lai trên dưới tròn đầy như sư tử chúa, oai nghiêm không có đối thủ.

47- Tóc trên đầu Như Lai dài, xanh biếc, dày và không bạc.

48- Tóc trên đầu Như Lai thơm sạch mềm mại, óng mượt và xoay về phía bên phải.

49- Tóc Như Lai gọn gàng, không rối, cũng chẳng dính đùm.

50- Tóc Như Lai chắc chắn không gãy, không bao giờ rụng.

51- Tóc Như Lai trơn bóng đẹp đẽ, không dính bụi bặm.

52- Thân phần Như Lai vững chắc, đầy đặn hơn Na la diên.

53- Thân thể Như Lai cao lớn ngay thẳng.

54- Các khiếu (lỗ tai, mũi…) của Như Lai thanh tịnh tròn đẹp.

55- Thân Như Lai có thế lực thù thắng không ai sánh bằng.

56- Thân tướng Như Lai được mọi người thích xem, không hề biết chán.

57- Khuôn mặt Như Lai dài rộng vừa phải, sáng láng rạng rỡ như mặt trăng tròn mùa thu.

58- Dung nhan Như Lai thư thái, rạng rỡ, mỉm cười trước khi nói, chỉ ngó trước không quay lui.

59- Diện mạo Như Lai sáng láng, vui vẻ, xa lìa các lỗi nhăn nhó, đổi sắc xanh đỏ.

60- Thân Như Lai thanh tịnh không bẩn, không hôi hám.

61- Các lỗ chân lông trên thân Như Lai đều tiết ra mùi hương vi diệu như ý.

62- Miệng Như Lai thường phát ra mùi hương thù thắng bậc nhất.

63- Tướng đầu Như Lai tròn trịa, xinh đẹp như quả Mạt đạt na hoặc như lộng trời.

64- Lông thân Như Lai sáng sạch xanh biếc như cổ chim công, đỏ hồng xinh đẹp giống như đồng đỏ.

65- Pháp âm Như Lai lớn nhỏ tùy chúng, không tăng không giảm, đúng lý không sai.

66- Tướng đảnh Như Lai không ai thấy được.

67- Tay chân Như Lai k ngón phân minh, trang nghiêm xinh đẹp như màu đồng đỏ.

68- Lúc Như Lai đi, chân cách đất bốn ngón tay nhưng hiện dấu ấn.

69- Như Lai tự đứng vững không cần ai đỡ, thân không nghiêng ngã, xiêu vẹo.

70- Oai đức Như Lai chấn động tất cả, người ghét thấy sanh mừng, người lo sợ thấy thì được an ổn.

71- Âm thanh Như Lai không cao không thấp, tùy theo ý thích của chúng sanh mà vui vẻ nói cho họ.

72- Tùy theo ý thích và ngôn ngữ của các loại hữu tình mà Như Lai thuyết pháp cho họ.

73- Như Lai dùng một loại ngôn ngữ để thuyết pháp mà các loại hữu tình đều hiểu được.

74- Như Lai thuyết pháp đều theo thứ lớp, chắc chắn có nhân duyên, lời lẽ đều khéo léo.

75- Như Lai quán sát các loại hữu tình, khen người thiện, chê người ác nhưng không thương ghét.

76- Khi phải làm gì, Như Lai quán trước làm sau, đầy đủ khuôn phép giúp họ biết việc thiện trong sạch.

77- Tướng hảo của Như Lai tất cả hữu tình không ai có thể quán sát hết.

78- Xương đảnh của Như Lai rắn chắc tròn đầy.

79- Dung nhan Như Lai thường trẻ không già, phần tốt thay thế phần cũ.

80- Tay chân và trước ngực Như Lai đều có đức tướng kiết tường xoay về phía phải giống như bức họa thêu, sắc màu đỏ tươi.

Đó là tám mươi vẻ đẹp.

Thiện Hiện! Do Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thành tựu các tướng hảo như vậy nên ánh sáng trên thân có thể tùy ý chiếu đầy khắp tam thiên đại thiên thế giới. Khi nào Như Lai tác ý ánh sáng liền có thể chiếu khắp vô số thế giới nhưng vì thương xót các hữu tình nên Như Lai thu ánh sáng chỉ thường chiếu ra xung quanh mặt một tầm. Nếu phóng ánh sáng của thân ra thì ánh sáng của mặt trời và mặt trăng đều lặn mất, thì các loài hữu tình không thể biết thời gian ngày, đêm, năm tháng… và các việc làm của họ không được thành tựu.

Âm thanh Phật nếu để tự do thì có thể biến khắp Tam hiên đại thiên thế giới, hoặc lúc tác ý liền có thể biến khắp vô số thế giới nhưng vì muốn làm lợi ích cho hữu tình nên âm thanh ấy tùy theo số lượng chúng, không giảm không tăng.

Thiện Hiện! Công đức thù thắng như vậy, trước kia khi còn là Bồ Tát tu hành Bát nhã Ba la mật, Ta đã thành tựu trọn vẹn cho nên nay có tướng hảo viên mãn trang nghiêm, tất cả hữu tình thấy đều hoan hỷ, đạt được an lạc lợi ích thù thắng.

Thế nên, Thiện Hiện! Lúc thực hành Bát Nhã thẳm sâu, các đại Bồ Tát có thể dùng hai loại bố thí là tài thí và pháp thí để giúp đỡ các hữu tình. Đó là pháp kỳ lạ hy hữu.

 

Lại nữa Thiện Hiện! Ta dùng Phật nhãn quán sát mười phương hằng hà sa số thế giới, thấy có đại Bồ Tát lúc thực hành Bát Nhã thẳm sâu, dạy dỗ các đại Bồ Tát khác: Đến đây thiện nam tử, ông nên khéo học làm phát sanh các văn tự Đà la ni, nghĩa là nên học một chữ, hai chữ cho đến mười chữ như vậy cho đến hai mươi, ba mươi, cho đến hoặc trăm, hoặc ngàn hoặc vạn, cho đến vô số làm phát sanh một cách tự tại, lại nên khéo học tất cả ngôn ngữ đều nhập vào một chữ, nhập hai chữ, cho đến mười chữ, như vậy cho đến hoặc nhập vào hai mươi, hoặc nhập vào ba mươi cho đến hoặc trăm, hoặc ngàn, hoặc vạn cho đến vô số hoạt dụng một cách tự tại. Lại nên khéo học ở trong một chữ bao gồm tất cả chữ, trong tất cả chữ bao gồm một chữ sử dụng một cách tự tại. Lại nên khéo học một chữ có thể bao gồm bốn mươi hai chữ cái, bốn mươi hai chữ cái có thể bao gồm một chữ.

Thiện Hiện! Đại Bồ Tát này nên khéo học bốn mươi hai chữ cái(chữ gốc) nhập vào một chữ, một chữ cũng nhập vào bốn mươi hai chữ cái. Sau khi đã học như vậy vị ấy phát sanh thiện xảo đối với các chữ. Sau khi đã làm phát sanh thiện xảo đối với chữ rồi, họ lại làm phát sanh thiện xảo đối với không chữ. Giống như các vị Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác khéo léo đối với pháp, khéo léo đối với chữ. Do khéo léo đối với các pháp và các chữ nên vị ấy cũng khéo léo đối với không chữ. Nhờ khéo léo nên vị ấy có thể giảng cho hữu tình nghe về pháp có chữ và pháp không chữ, vì pháp không chữ mà nói về pháp có chữ. Vì sao? Vì lìa chữ, không chữ thì không khác Phật pháp, vượt qua tất cả chữ thì gọi là chơn Phật pháp. Vì sao? Vì do tất cả pháp, tất cả hữu tình đều hoàn toàn không, vô tế không.

 

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả pháp, tất cả hữu tình đều hoàn toàn không, vô tế không, vượt qua các văn tự, thì tự tánh của tất cả pháp, tất cả hữu tình đều hoàn toàn bất khả đắc. Vậy các đại Bồ Tát làm sao tu hành bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật? Làm sao tu hành bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc? Làm sao tu hành bốn niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo? Làm sao tu hành pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện? Làm sao an trụ pháp nội không cho đến vô tánh tự tánh không? Làm sao an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì? Nói rộng ra, làm sao an trụ tất cả pháp Phật?

Bạch Thế Tôn! Tất cả hữu tình đều bất khả đắc. Các việc làm của hữu tình cũng bất khả đắc. Do tất cả hữu tình bất khả đắc nên sắc cho đến thức cũng bất khả đắc; mười hai xứ cho đến mười tám giới cũng bất khả đắc; nhãn xúc cho đến ý xúc cũng bất khả đắc; các cảm thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến các cảm thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng bất khả đắc; địa giới cho đến thức giới cũng bất khả đắc; nhân duyên cho đến tăng thượng duyên cũng bất khả đắc; các pháp do nhân duyên sanh ra cũng bất khả đắc; vô minh cho đến lão tử cũng bất khả đắc; bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật cũng bất khả đắc; bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng bất khả đắc; bốn niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo cũng bất khả đắc; pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện cũng bất khả đắc; pháp nội không cho đến vô tánh tự tánh không cũng bất khả đắc; chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì cũng bất khả đắc; nói rộng ra, cho đến tất cả pháp Phật cũng bất khả đắc?

Bạch Thế Tôn! Trong bất khả đắc không hữu tình, cũng không thi thiết(an lập) hữu tình. Không sắc cho đến thức, cũng không thi thiết uẩn kia. Không mười hai xứ cho đến mười tám giới, cũng không thi thiết các xứ giới kia. Không nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ, cũng không thi thiết kia. Không có địa giới cho đến thức giới và sự thi thiết của nó. Không có nhân duyên cho đến tăng thượng duyên và sự thi thiết của nó. Không có các pháp do nhân duyên sanh ra và sự thi thiết của nó. Không có vô minh cho đến lão tử và sự thi thiết của nó. Không có bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật và sự thi thiết của nó. Không có pháp nội không cho đến vô tính tự tính không và sự thi thiết của nó. Không có chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì và sự thi thiết của nó. Nói rộng ra, không có tất cả pháp Phật và sự thi thiết của nó?

Bạch Thế Tôn! Tất cả các pháp hữu tình và thi thiết hữu tình bất khả đắc và hoàn toàn vô sở hữu, vậy lúc thực hành Bát Nhã thẳm sâu, các đại Bồ Tát có thể thuyết những pháp gì cho các hữu tình?

Bạch Thế Tôn! Không thể cho rằng các đại Bồ Tát tự an trụ vào pháp bất chánh để giảng cho các hữu tình nghe về pháp bất chánh, khuyên các hữu tình trụ vào pháp bất chánh, dùng pháp điên đảo để an lập hữu tình. Vì sao? Vì lúc thực hành Bát Nhã thẳm sâu, các đại Bồ Tát còn không chứng đắc Bồ đề phần huống là chứng đắc pháp Bồ đề, còn không chứng đắc đại Bồ Tát huống là chứng đắc pháp đại Bồ Tát?

Phật bảo Thiện Hiện:

- Đúng vậy! Đúng như lời ông nói! Tất cả hữu tình đều bất khả đắc, sự thi thiết hữu tình cũng bất khả đắc, tất cả các pháp đều bất khả đắc, sự thi thiết của tất cả các pháp cũng bất khả đắc. Do bất khả đắc nên chúng hoàn toàn vô sở hữu, do vô sở hữu nên biết được pháp nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán vô tán không, bản tính không, tự cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tính không, tự tính không, vô tính tự tính không; nên biết chơn như không, pháp giới không, pháp tánh không, tánh chẳng hư vọng không, tánh chẳng đổi khác không, tánh bình đẳng không, tánh ly sanh không, pháp định không, pháp trụ không, thật tế không, cảnh giới hư không không, cảnh giới bất tư nghì không; nên biết Thánh đế khổ không, Thánh đế tập diệt đạo không; nên biết sắc uẩn cho đến thức uẩn không; nên biết mười hai xứ cho đến mười tám giới không; nên biết nhãn xúc cho đến ý xúc không; nên biết các cảm thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến các cảm thọ do ý xúc làm duyên sanh ra không; nên biết địa giới cho đến thức giới không; nên biết nhân duyên cho đến tăng thượng duyên không; nên biết các pháp do nhân duyên sanh ra không; nên biết vô minh cho đến lão tử không; nên biết ngã hữu tình cho đến người biết, người thấy không; nên biết bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật không; nói rộng ra, nên biết tất cả pháp Phật không.

Thiện Hiện! Lúc thực hành Bát Nhã thẳm sâu, các đại Bồ Tát thấy tất cả pháp đều hoàn toàn không, giảng nói cho các hữu tình nghe về các pháp giúp họ lìa điên đảo. Tuy giảng nói các pháp cho các hữu tình nghe nhưng hoàn toàn vô sở đắc đối với hữu tình, cũng hoàn toàn vô sở đắc đối với tất cả các pháp.

Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát khi hành Bát Nhã thẳm sâu, thấy tất cả pháp thảy đều không rồi, vì các hữu tình tuyên nói các pháp khiến lìa điên đảo. Tuy vì hữu tình tuyên nói các pháp mà đối hữu tình đều vô sở đắc, đối tất cả pháp cũng vô sở đắc, đối các không tướng chẳng tăng chẳng giảm, không lấy không bỏ. Do nhân duyên này, tuy nói các pháp nhưng không có chỗ nói.

Thiện Hiện! Lúc quán sát tất cả pháp như vậy, đại Bồ Tát này chứng đắc vô ngại trí. Nhờ trí này, vị ấy không hủy hoại các pháp, không có phân biệt thành hai, giảng giải như thật cho các hữu tình, giúp họ lìa điên đảo, vọng tưởng chấp trước, tùy theo căn cơ của họ mà đạt đến quả ba thừa, chứng đắc Niết bàn thường an lạc rốt ráo. Như có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hóa làm một vị Phật. Vị Phật này lại có thể hóa làm vô lượng trăm ngàn, trăm ức, muôn ức chúng. Khi ấy, vị hóa Phật kia dạy dỗ chúng đã được hóa ra, giúp họ tu hành bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật; hoặc giúp tu hành bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc giúp tu hành bốn niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo; hoặc giúp tu hành pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện; hoặc giúp an trụ pháp nội không cho đến vô tánh tự tánh không; hoặc giúp an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì; hoặc nói rộng ra, giúp họ an trụ tất cả pháp Phật.

 

(Tất cả pháp do biến hóa ra không phân biệt).

 

Thiện Hiện! Ý ông nghĩ sao? Lúc ấy hóa Phật và chúng đệ tử đã được hóa ra có chỗ phân biệt và có phá hoại đối với các pháp không?

Thiện Hiện đáp:

- Không, thưa Thế Tôn! Vì tất cả pháp do biến hóa ra không phân biệt.

Phật bảo Thiện Hiện:

- Vì lý do này nên biết các Đại Bồ Tát thực hành Bát Nhã thẳm sâu cũng như vậy, thuyết pháp thích hợp cho các hữu tình, tuy không phân biệt phá hoại pháp tướng nhưng có thể như thật an lập hữu tình, giúp họ an trụ vào địa vị thích hợp. Đối với hữu tình và tất cả pháp, tuy hoàn toàn vô sở đắc nhưng vị ấy giúp hữu tình giải thoát vọng tưởng điên đảo chấp trước, do lấy không trói, không mở làm phương tiện. Vì sao? Thiện Hiện! Vì bản tánh của sắc cho đến bản tánh của thức không trói không mở. Nếu pháp nào có bản tánh không trói không mở thì pháp ấy chẳng phải sắc cho đến chẳng phải thức. Vì sao? Vì sắc cho đến thức hoàn toàn vắng lặng(tịch diệt). Bản tánh của mười hai xứ cho đến bản tánh của mười tám giới không trói không mở. Pháp nào có bản tánh không trói không mở thì pháp ấy chẳng phải mười hai xứ cho đến chẳng phải mười tám giới. Vì sao? Vì xứ cho đến giới hoàn toàn vắng lặng. Bản tánh của nhãn xúc cho đến bản tính của ý xúc không trói không mở. Pháp nào có bản tánh không trói không mở thì pháp ấy chẳng phải nhãn xúc cho đến chẳng phải ý xúc. Vì sao? Vì nhãn xúc cho đến ý xúc hoàn toàn vắng lặng. Bản tánh của các cảm thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến bản tánh của các cảm thọ do ý xúc làm duyên sanh ra không trói không mở. Pháp nào có bản tánh không trói không mở thì pháp ấy chẳng phải là các cảm thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến chẳng phải là các cảm thọ do ý xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì các cảm thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến các cảm thọ do ý xúc làm duyên sanh ra hoàn toàn vắng lặng. Bản tánh của địa giới cho đến thức giới không trói không mở. Pháp nào có bản tánh không trói không mở thì pháp ấy chẳng phải địa giới cho đến chẳng phải thức giới. Vì sao? Vì địa giới cho đến thức giới hoàn toàn vắng lặng. Bản tánh của nhân duyên cho đến bản tánh của tăng thượng duyên không trói không mở. Pháp nào có bản tánh không trói không mở thì pháp ấy chẳng phải nhân duyên cho đến chẳng phải tăng thượng duyên. Vì sao? Vì nhân duyên cho đến tăng thượng duyên hoàn toàn vắng lặng. Bản tánh của các pháp do nhân duyên sanh ra không trói không mở. Pháp nào có bản tánh không trói không mở thì pháp ấy chẳng phải các pháp do nhân duyên sanh ra. Vì sao? Vì các pháp do nhân duyên sanh ra hoàn toàn vắng lặng. Bản tánh của vô minh cho đến bản tánh của lão tử không trói không mở. Pháp nào có bản tánh không trói không mở thì pháp ấy chẳng phải vô minh cho đến chẳng phải lão tử. Vì sao? Vì vô minh cho đến lão tử hoàn toàn vắng lặng. Bản tánh của bố thí cho đến bản tánh của Bát nhã Ba la mật không trói không mở. Pháp nào có bản tánh không trói không mở thì pháp ấy chẳng phải bố thí cho đến chẳng phải Bát nhã Ba la mật. Vì sao? Vì bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật hoàn toàn vắng lặng. Bản tánh của pháp nội không cho đến bản tánh của vô tánh tự tánh Không không trói không mở. Pháp nào có bản tánh không trói không mở thì pháp ấy chẳng phải là pháp nội không cho đến chẳng phải vô tánh tự tánh không. Vì sao? Vì pháp nội không cho đến vô tánh tự tánh không hoàn toàn vắng lặng. Bản tánh của chơn như cho đến bản tánh của cảnh giới bất tư nghì không trói không mở. Pháp nào có bản tánh không trói không mở thì pháp ấy chẳng phải là chơn như cho đến chẳng phải là cảnh giới bất tư nghì. Vì sao? Vì chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì hoàn toàn vắng lặng. Nói rộng ra, bản tánh của tất cả pháp Phật không trói không mở. Pháp nào có bản tánh không trói không mở thì pháp ấy chẳng phải là tất cả pháp Phật. Vì sao? Vì tất cả pháp Phật hoàn toàn vắng lặng.

Thiện Hiện! Bản tánh của pháp thiện và pháp ác không trói không mở. Pháp nào có bản tánh không trói không mở thì pháp ấy chẳng phải là pháp thiện và pháp ác. Vì sao? Vì pháp thiện và pháp ác hoàn toàn vắng lặng. Bản tánh pháp hữu ký và bản tánh pháp vô ký không trói không mở. Pháp nào có bản tánh không trói không mở thì pháp ấy chẳng phải pháp hữu ký và pháp vô ký. Vì sao? Vì pháp hữu ký và pháp vô ký hoàn toàn vắng lặng. Bản tánh pháp hữu lậu và pháp vô lậu không trói không mở. Pháp nào có bản tánh không trói không mở thì pháp ấy chẳng phải hữu lậu, chẳng phải vô lậu. Vì sao? Vì pháp hữu lậu và pháp vô lậu hoàn toàn vắng lặng. Bản tánh pháp thế gian và bản tánh pháp xuất thế gian không trói không mở. Pháp nào có bản tánh không trói không mở thì pháp ấy chẳng phải pháp thế gian và pháp xuất thế gian. Vì sao? Vì pháp thế gian và pháp xuất thế gian hoàn toàn vắng lặng. Bản tánh của pháp hữu vi và pháp vô vi không trói không mở. Pháp nào có bản tánh không trói không mở thì pháp ấy chẳng phải pháp hữu vi, chẳng phải pháp vô vi. Vì sao? Vì pháp hữu vi và pháp vô vi hoàn toàn vắng lặng.

Thế nên, Thiện Hiện! Lúc thực hành Bát Nhã thẳm sâu, tuy các đại Bồ Tát giảng nói các pháp cho các hữu tình nhưng hoàn toàn vô sở đắc đối với hữu tình và các pháp tánh. Vì sao? Vì các hữu tình và tất cả pháp đều bất khả đắc.

 

(Để giải thích đoạn Kinh này, Đại Trí Độ Luận, phẩm thứ 78, “Tứ Nhiếp Pháp”(Bốn Pháp Nhiếp Độ Chúng Sanh), tập 5, quyển 89, Đại Trí Độ Luận, nói:

“Trong thế đế thì có trói (phược), có mở (giải); trong đệ nhất nghĩa thì chẳng có trói, chẳng có mở. Vì sao? Vì sắc... dẫn đến thức đều là nhất tướng, là vô tướng.

Bồ Tát dùng pháp như vậy, mà chẳng trú pháp; dùng “không” để vì chúng sanh nói pháp, mà vẫn biết rõ là chúng sanh cùng hết thảy các pháp đều là bất khả đắc.

Phật dạy “Vô sở hữu chẳng trú vô sở hữu. Ví như hư không chẳng trú trong hư không vậy. Pháp tự tánh chẳng trú trong pháp tự tánh; ví như trong tánh nước chẳng có tánh lửa vậy”.

Nếu biết được như vậy, mà thanh tịnh thuyết pháp, thì dù thuyết Phật pháp, Bồ Tát pháp, Thanh Văn pháp... cũng đều chẳng có lỗi lầm. Vì sao? Vì chư Phật, chư Bồ Tát, chư Thành Hiền chẳng chấp hết thảy các pháp. Người bố thí pháp cũng chẳng chấp mình có bố thí pháp. Vì sao? Vì các ngài đều y nơi tướng tịch diệt mà thuyết pháp vậy.

Chư Phật, chư Bồ Tát và chư Thánh Hiền đã thâm nhập vào 3 giải thoát môn, nên vào được nơi thật tánh của các pháp, là vô dư Niết Bàn.

Phật dạy “Người được pháp ấy rồi mà vì chúng sanh thuyết pháp thì chẳng chuyển pháp tánh. Vì sao? Vì pháp tánh là không, là vô tướng vậy”).

 

(Dùng vô sở đắc làm phương tiện để trụ tất cả các pháp không)

 

Lại nữa Thiện Hiện! Lúc thực hành Bát Nhã, các đại Bồ Tát dùng vô sở đắc làm phương tiện để trụ vào tất cả pháp vô sở đắc, nghĩa là dùng vô sở đắc làm phương tiện để trụ vào sắc không cho đến thức không; dùng vô sở đắc làm phương tiện để trụ vào mười hai xứ không cho đến mười tám giới không; dùng vô sở đắc làm phương tiện để trụ vào nhãn xúc không cho đến ý xúc không; dùng vô sở đắc làm phương tiện để trụ vào các cảm thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra không, cho đến các cảm thọ do ý xúc làm duyên sanh ra không; dùng vô sở đắc làm phương tiện để trụ vào địa giới không cho đến thức giới không; dùng vô sở đắc làm phương tiện để trụ vào nhân duyên không cho đến tăng thượng duyên không; dùng vô sở đắc làm phương tiện để trụ vào các pháp do nhân duyên sanh ra là không; dùng vô sở đắc làm phương tiện để trụ vào bố thí không cho đến Bát nhã Ba la mật không; dùng vô sở đắc làm phương tiện để trụ vào pháp nội không không cho đến vô tính tự tính không không; dùng vô sở đắc làm phương tiện để trụ vào chơn như không cho đến cảnh giới bất tư nghì không; dùng vô sở đắc làm phương tiện để trụ vào tất cả pháp Phật không; dùng vô sở đắc làm phương tiện để trụ vào pháp thiện, pháp ác không; dùng vô sở đắc làm phương tiện để trụ vào pháp hữu ký, pháp vô ký không; dùng vô sở đắc làm phương tiện để trụ vào pháp hữu lậu, pháp vô lậu không; dùng vô sở đắc làm phương tiện để trụ vào pháp thế gian, pháp xuất thế gian không; dùng vô sở đắc làm phương tiện để trụ vào pháp hữu vi, pháp vô vi không.

Thiện Hiện nên biết! Sắc, thọ, tưởng, hành, thức không có chỗ trụ; sắc không cho đến thức không cũng không có chỗ trụ. Vì sao? Vì sắc cho đến thức không có tự tánh và bất khả đắc; sắc không cho đến thức không, cũng không có tự tánh và bất khả đắc; pháp không có tự tánh và bất khả đắc thì chẳng có chỗ trụ. Như vậy, cho đến tất cả pháp không có chỗ trụ, tất cả pháp Phật không cũng không có chỗ trụ. Vì sao? Vì tất cả các pháp Phật không có tự tánh và bất khả đắc; tất cả pháp Phật không, cũng không có tự tánh và bất khả đắc; pháp không có tự tánh và bất khả đắc thì chẳng có chỗ trụ. Pháp thiện pháp ác không có chỗ trụ; pháp thiện pháp ác không, cũng không có chỗ trụ. Vì sao? Vì pháp thiện pháp ác không có tự tánh và bất khả đắc; pháp thiện pháp ác không, cũng không có tự tánh và bất khả đắc; pháp không có tự tánh và bất khả đắc thì chẳng có chỗ trụ; pháp hữu ký và pháp vô ký, pháp hữu ký và pháp vô ký không; pháp hữu lậu và pháp vô lậu, pháp hữu lậu và pháp vô lậu không; pháp thế gian và xuất thế gian, pháp thế gian và xuất thế gian không; pháp hữu vi và pháp vô vi, pháp hữu vi và pháp vô vi không, cũng không có chỗ trụ . Vì sao? Vì tất cả pháp đó không có tự tánh và bất khả đắc; pháp không có tự tánh và bất khả đắc thì chẳng có chỗ trụ.

Thiện Hiện nên biết! Chẳng phải pháp vô tánh trụ vào pháp vô tánh, chẳng phải pháp hữu tánh trụ vào pháp hữu tánh, chẳng phải pháp vô tánh trụ vào pháp hữu tánh, chẳng phải pháp hữu tánh trụ vào pháp vô tánh. Chẳng phải pháp tự tánh trụ vào pháp tự tánh, chẳng phải pháp tha tánh trụ vào pháp tha tánh, chẳng phải pháp tự tánh trụ vào pháp tha tánh, chẳng phải pháp tha tánh trụ vào pháp tự tánh. Vì sao? Vì tất cả pháp này đều bất khả đắc. Pháp bất khả đắc thì trụ ở đâu?

Như vậy, Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát khi hành Bát Nhã thẳm sâu, đem các pháp không này tu khiển các pháp, cũng năng như thật dạy hữu tình. Nếu đại Bồ Tát năng hành Bát Nhã thẳm sâu như thế, đối Phật, Bồ Tát, Độc giác, Thanh văn, tất cả Hiền Thánh đều không lầm lỗi. Vì sao? Chư Phật, Bồ Tát, Độc giác, Thanh văn, tất cả Hiền Thánh đối pháp tánh này đều năng tùy giác. Đã tùy giác rồi, vì các hữu tình tuyên nói không trái. Tuy vì hữu tình tuyên nói các pháp mà đối các pháp tánh không chuyển không vượt. Vì sao? Thật tánh các pháp tức chơn như thật tế như thế đều chẳng thể chuyển, cũng chẳng thể vượt. Vì sao? Pháp giới chơn như thật tế như thế đều không tự tánh, trọn bất khả đắc. Chẳng phải pháp bất khả đắc có thể chuyển vượt vậy. (Q.470, ĐBN)

 

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu chân pháp giới, chơn như, thật tế không thể chuyển, không thể vượt qua thì sắc cho đến thức cùng với chân pháp giới, chơn như, thật tế có gì khác nhau không? Mười hai xứ cho đến mười tám giới cùng với chân pháp giới, chơn như, thật tế có gì khác nhau không? Nhãn xúc cho đến ý xúc cùng với chân pháp giới, chơn như, thật tế có gì khác nhau không? Các cảm thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến các cảm thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cùng với chân pháp giới, chơn như, thật tế có gì khác nhau không? Địa giới cho đến thức giới cùng với chân pháp giới, chơn như, thật tế có gì khác nhau không? Nhân duyên cho đến tăng thượng duyên cùng với chân pháp giới, chơn như, thật tế có gì khác nhau không? Các pháp do nhân duyên sanh ra cùng với chân pháp giới, chơn như, thật tế có gì khác nhau không? Vô minh cho đến lão tử cùng với chân pháp giới, chơn như, thật tế có gì khác nhau không? Bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật cùng với chân pháp giới, chơn như, thật tế có gì khác nhau không? Pháp nội Không cho đến vô tánh tự tánh Không cùng với chân pháp giới, chơn như, thật tế có gì khác nhau không? Nói rộng ra, cho đến tất cả pháp Phật cùng với chân pháp giới, chơn như, thật tế có gì khác nhau không? Pháp thiện pháp ác cùng với chân pháp giới, chơn như, thật tế có gì khác nhau không? Pháp hữu ký, pháp vô ký cùng với chân pháp giới, chơn như, thật tế có gì khác nhau không? Pháp hữu lậu, pháp vô lậu cùng với chân pháp giới, chơn như, thật tế có gì khác nhau không? Pháp thế gian, pháp xuất thế gian cùng với chân pháp giới, chơn như, thật tế có gì khác nhau không? pháp hữu vi và pháp vô vi cùng với chân pháp giới, chơn như, thật tế có gì khác nhau không?

 

(Để trả lời những câu hỏi này, Phật bảo: “Tất cả pháp

không khác với chơn như, pháp giới, pháp tánh, thật tế…”)

 

Phật bảo Thiện Hiện:

- Sắc cho đến thức không khác với chân pháp giới, chơn như, thật tế. Như vậy, cho đến tất cả pháp Phật không khác với chân pháp giới, chơn như, thật tế; pháp thiện, pháp ác không khác với chân pháp giới, chơn như, thật tế; pháp hữu ký, pháp vô ký không khác với chân pháp giới, chơn như, thật tế; pháp hữu lậu, pháp vô lậu không khác với chân pháp giới, chơn như, thật tế; pháp thế gian, pháp xuất thế gian không khác với chân pháp giới, chơn như, thật tế; pháp hữu vi và pháp vô vi không khác với chân pháp giới, chơn như, thật tế.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu các pháp như sắc, thọ tưởng v.v… không có gì khác với chân pháp giới, chơn như, thật tế thì vì sao gây ra nghiệp ác thì chịu quả báo ác như là quả địa ngục, bàng sanh, cõi quỷ; tạo nghiệp lành thì nhận quả báo lành, nghĩa là sanh vào trời, người; tạo nghiệp vừa lành vừa dữ thì nhận quả báo vừa lành vừa dữ, nghĩa là chiêu cảm một phần bàng sanh, cõi quỷ và một phần người; tạo nghiệp chẳng lành chẳng dữ thì có quả báo chẳng lành chẳng dữ, nghĩa là nhận lấy quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác Bồ đề, quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề?

Phật bảo Thiện Hiện:

- Ta dựa theo thế tục mà tạo ra nhân quả sai khác như vậy. Không phải dựa vào thắng nghĩa, vì trong thắng nghĩa không thể nói có sự khác nhau của nhân quả. Vì sao? Vì trong thắng nghĩa đế, tánh tướng của các pháp không phân biệt, không nói, không chỉ bày thì làm sao có sự khác nhau về nhân quả.

Thiện Hiện nên biết! Đối với thắng nghĩa đế sắc cho đến thức không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì rốt ráo không, vô tế không vậy. Mười hai xứ cho đến mười tám giới không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì rốt ráo không, vô tế không vậy.. Nhãn xúc cho đến ý xúc không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì rốt ráo không, vô tế không vậy. Các cảm thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến các cảm thọ do ý xúc làm duyên sanh ra không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì rốt ráo không, vô tế không vậy. Địa giới cho đến thức giới không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì rốt ráo không, vô tế không vậy. Nhân duyên cho đến tăng thượng duyên không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì rốt ráo không, vô tế không vậy. Các pháp do nhân duyên sanh ra không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì rốt ráo không, vô tế không vậy. Vô minh cho đến lão tử không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì rốt ráo không, vô tế không vậy. Bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì rốt ráo không, vô tế không vậy. Pháp nội không cho đến vô tánh tự tánh không không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì rốt ráo không, vô tế không vậy. Chơn như cho đến, cảnh giới bất tư nghì không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì rốt ráo không, vô tế không vậy. Nói rộng ra, tất cả pháp Phật không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì rốt ráo không, vô tế không vậy. Pháp thiện pháp ác không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì rốt ráo không, vô tế không vậy. Pháp hữu ký, pháp vô ký không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì rốt ráo không, vô tế không vậy. Pháp hữu lậu, pháp vô lậu không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì rốt ráo không, vô tế không vậy. Pháp thế gian, pháp xuất thế gian không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì rốt ráo không, vô tế không vậy. Pháp hữu vi và pháp vô vi không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh vì rốt ráo không, vô tế không vậy.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Nếu dựa vào thế tục tạo ra phần vị sai khác của nhân quả, không nương vào thắng nghĩa thì đáng lẽ tất cả phàm phu ngu si cũng có quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác Bồ đề và quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề?

Phật bảo Thiện Hiện:

- Ý ông nghĩ sao? Phàm phu ngu si vì như thật giác nghĩa lý của hai đế, thắng nghĩa và thế tục không? Nếu như thật giác nghĩa lý của hai đế thì có thể chứng quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác Bồ đề và quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Nhưng vì các phàm phu ngu si không thật giác thế tục và thắng nghĩa nên không có Thánh đạo, không tu Thánh đạo, không thể tạo ra các phần vị sai khác của Thánh quả. Chỉ có các bậc Thánh mới có thể như thật giác thế tục và thắng nghĩa nên có Thánh đạo, có tu Thánh đạo. Do đó có sự sai khác giữa các Thánh quả.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu như vậy thì tu Thánh đạo được Thánh quả phải không?

Phật bảo:

- Không phải.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Không tu Thánh đạo có chứng đắc Thánh quả không?

Phật bảo:

- Không được.

Thiện Hiện nên biết! Chẳng phải tu Thánh đạo có thể chứng đắc Thánh quả, cũng chẳng phải không tu Thánh đạo có thể chứng đắc Thánh quả, chẳng phải lìa Thánh đạo có thể chứng đắc Thánh quả, cũng chẳng phải trụ vào trong Thánh đạo có thể chứng đắc Thánh quả. Vì sao? Vì đối với thắng nghĩa đế đạo và đạo quả, tu và không tu đều bất khả đắc.

Thế nên, Thiện Hiện! Lúc các đại Bồ Tát hành Bát Nhã, tuy vì hữu tình tạo ra các loại Thánh quả sai khác nhưng không phân biệt là tạo ra phần vị Thánh quả sai khác ở cảnh giới hữu vi hay cảnh giới vô vi.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Nếu không phân biệt các phần vị sai khác của Thánh quả được tạo ra ở cảnh giới hữu vi hoặc cảnh giới vô vi thì vì sao Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nói đoạn trừ ba kết(2) gọi là Dự lưu; mỏng bớt tham dục, sân hận gọi là Nhất lai; đoạn trừ vĩnh viễn ngũ thuận hạ phần kết(3) gọi là Bất hoàn; đoạn trừ vĩnh viễn ngũ thuận thượng phần kết(4) gọi là A la hán, biết các pháp được tập khởi (pháp nhóm) là pháp diệt gọi là Độc giác Bồ đề; đoạn trừ vĩnh viễn sự tập khí phiền não tương tục gọi là quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề? Bạch Thế Tôn! Làm sao con biết được nghĩa lý sâu xa mà Phật dạy, nghĩa là không phân biệt phần vị sai khác của Thánh quả được tạo ra ở cảnh giới hữu vi hoặc cảnh giới vô vi?

Phật bảo Thiện Hiện:

- Ý ông nghĩ sao? Quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác Bồ đề và quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, các Thánh quả như vậy là hữu vi hay là vô vi?

Thiện Hiện đáp:

- Bạch Thế Tôn! Thánh quả như vậy chỉ là vô vi.

Phật bảo Thiện Hiện:

- Trong pháp vô vi có phân biệt không?

Thiện Hiện đáp:

- Thưa Thế Tôn! Không!

Phật bảo Thiện Hiện:

- Ý ông nghĩ sao? Nếu thiện nam, thiện nữ nào thông đạt tất cả hữu vi, vô vi đều đồng một tướng chỗ gọi là vô tướng thì lúc bấy giờ đối với các pháp vị ấy có phân biệt đây là hữu vi hoặc đây là vô vi không?

Thiện Hiện đáp:

- Bạch Thế Tôn! Không!

Phật bảo Thiện Hiện:

- Cũng như vậy, lúc thực hành Bát Nhã thẳm sâu, tuy giảng nói chánh pháp cho các hữu tình nhưng các đại Bồ Tát không phân biệt pháp tướng đã nói, đó là do pháp nội không cho đến vô tánh tự tánh không. Đại Bồ Tát này không chấp trước đối với các pháp, cũng có thể dạy người khác không chấp trước đối với các pháp, nghĩa là không chấp trước đối với bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật; không chấp trước đối với bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; cũng không chấp trước đối với bốn niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo; không chấp trước đối với pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện; không chấp trước đối với pháp nội Không cho đến vô tính tự tính Không; không chấp trước đối với chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì, cũng không chấp trước đối với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo; không chấp trước đối với tám giải thoát cho đến mười biến xứ, cũng không chấp trước đối với Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa; không chấp trước đối với tất cả pháp môn Đà la ni, pháp môn Tam ma địa; cũng không chấp trước đối với năm loại mắt, sáu phép thần thông; không chấp trước đối với Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; không chấp trước đối với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; không chấp trước đối với Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí, cũng không chấp trước đối với tất cả các hạnh của Bồ Tát; không chấp trước đối với quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, cũng không chấp trước đối với Nhất thiết trí trí. Do đại Bồ Tát này không chấp trước nên được vô ngại ở mọi thời.

Đại Bồ Tát này không chấp trước nên đối tất cả xứ đều được vô ngại. Như kẻ được các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác biến hóa, dù hành bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật mà đối quả kia chẳng thọ chẳng trụ, chỉ vì hữu tình vào Niết bàn vậy. Như vậy, cho đến dù hành Nhất thiết trí trí mà đối quả kia chẳng thọ chẳng trụ, chỉ vì hữu tình vào Niết bàn vậy. Các đại Bồ Tát cũng lại như thế, khi hành Bát Nhã thẳm sâu đối tất cả pháp thiện hoặc phi thiện, hoặc hữu ký hoặc vô ký, hoặc hữu lậu hoặc vô lậu, hoặc thế gian hoặc xuất thế gian, hoặc hữu vi hoặc vô vi đều không chấp trước, cũng không bị ngại. Vì sao? Vì khéo đạt thật tướng của các pháp vậy.

 

Thích nghĩa:

(1). Chánh biến tri(S samyak-saṃbuddha, 正遍知、正徧知): còn gọi là Chánh Biến Trí (正遍智), Chánh Biến Giác (正遍覺), Chánh Chân Đạo (正眞道), Chánh Đẳng Giác (正等覺), Chánh Đẳng Chánh Giác (正等正覺), Chánh Giác Đẳng (正覺等), Chánh Đẳng Giác Giả (正等覺者); âm dịch là Tam Miệu Tam Phật Đà (三藐三佛陀), Tam Da Tam Phật Đàn (三耶三佛檀); là một trong 10 hiệu của Như Lai. Cái biết cùng khắp không gian thời gian chẳng có năng sở đối đãi, tức là cái biết bản thể Phật tánh, khắp thời gian thì chẳng sanh diệt, gọi là Niết Bàn; khắp không gian thì chẳng khứ lai, gọi là Như Lai.

(2). Kết(): Phạm là Bandhana hoặc Saôyojana, cũng gọi Kết sử (hay kiết sử) có nghĩa là trói buộc, chỉ cho phiền não. Vì phiền não trói buộc chúng sinh vào cảnh mê, khiến cho không thể thoát khỏi cái khổ sinh tử, nên gọi là Kết (trói buộc). Kết có nhiều loại: 1- Nhị Kết: Theo Kinh Trung a hàm quyển 33, thì Kết có 2 loại là Khan (bỏn sẻn) và Tật(ghen ghét). 2- Tam Kết. - Kinh Tăng nhất a hàm quyển 17 nêu 3 loại kết là: Thân tà kết (cũng gọi Thân kiến kết), Giới đạo kết (cũng gọi Giới cấm thủ kiến kết) và Nghi kết. Sáu phiền não: 5 kiến và nghi cũng bao hàm 3 kết này. - Luận A tì đàm cam lộ vị và luận Câu xá quyển 31 thì gọi 3 thứ Ái, Khuể, Vô minh là Tam kết. Nếu dứt trừ 3 kết này thì đoạn được tất cả Kiến hoặc mà chứng quả Dự lưu. - Kinh Quang tán Bát Nhã quyển 2 thì gọi 3 thứ Tham thân, Hồ nghi và Hủy giới là Tam kết. 3- Tứ kết. - Kinh Tăng nhất a hàm quyển 20 nêu 4 loại Kết: Dục kết, Sân kết, Si kết và Lợi dưỡng kết. - Luận thành thực quyển 10, luận Đại tì bà sa quyển 2 và Đại thừa nghĩa chương quyển 5 phần đầu, nêu ra 4 loại thân kết: Tham tật thân kết, Sân khuể thân kết, Giới thủ thân kết và Tham trước thị thực thủ thân kết(cũng gọi Kiến thủ thân kết). 4- Ngũ kết. - Kinh Trung a hàm quyển 56, luận A tì đạt ma phát trí quyển 3, luận Tập dị môn túc quyển 12 và luận Câu xá quyển 21, chia Ngũ kết thành 2 loại: Ngũ hạ phần kết và Ngũ thượng phần kết. a) Ngũ hạ phần kết là 5 loại phiền não trói buộc chúng sinh trong cõi Dục, đó là: Hữu thân kiến kết, Giới cấm thủ kiến kết, Nghi kết, Dục tham kết và Sân khuể kết. b) Ngũ thượng phần kết là 5 loại phiền não trói buộc chúng sinh ở cõi Sắc và cõi Vô sắc, đó là: Sắc tham kết, Vô sắc tham kết, Điệu cử kết, Mạn kết và Vô minh kết. - Thu tóm cả 5 kết của cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc nói trên là 5 món: Tham kết, Sân kết, Mạn kết, Tật kết và Khan kết. 5- Cửu kết. Kinh Tạp a hàm quyển 18, luận A tì đạt ma phát trí quyển 3 và luận Biện trung biên quyển thượng liệt kê 9 loại phiền não là Ái, Khuể, Mạn, Vô minh, Kiến, Thủ, Nghi, Tật và Khan. Cửu kết này là do 6 phiền não căn bản(chia Ác kiến thành 3 kiến: Thân kiến, Biên kiến, Tà kiến, gọi là Kiến kết và gom chung 2 kiến: Kiến thủ kiến và Giới cấm thủ kiến, gọi là Thủ kết) rồi thêm vào Tật kết, Khan kết mà thành. Luận Đại tì bà sa quyển 50 nói rằng thể (tự tính) của 9 kết gồm có 100 loại. (Phỏng theoTự điển Phật Quang).

(3). Ngũ thuận hạ phần kết và (4). Ngũ thuận thượng phần kết: Xem lại thích nghĩa ở phẩm “Các Tướng Công Đức”, phần cuối quyển 379 cho đến phần đầu quyển 383, Hội thứ I, ĐBN.

 

Sơ giải:

 

1. Phần đầu của phẩm này của Hội thứ II tương đương với phẩm “Các Tướng Công Đức” tức phần cuối của quyển 379 cho đến phần đầu quyển 383, Hội thứ I, ĐBN, nhất là quyển 380, thuyết nhiều về các pháp Phật mà Kinh còn gọi là các pháp mầu Phật đạo, các pháp hy hữu, tư lương Bồ đề Bồ Tát, Bồ Tát đạo hay Bồ Tát hạnh. Phật thuyết các pháp này cả trăm cả ngàn lần. Nên chúng tôi phải tách các pháp này ra thành một phần riêng đặt tên là “phần thứ I tổng luận” một trong ba phần của thiên tổng luận này, chỉ đặc biệt thuyết riêng về các pháp Phật hay các pháp mầu Phật đạo, tư lương Bồ đề Bồ Tát hay Bồ Tát đạo mà thôi.

Đây cũng là phần hết sức quan trọng không những cho việc tu tập và thực hành Đại Bát Nhã mà còn là những giáo lý chính của việc tu Phật nói chung. Không có những pháp này không có Bát Nhã, không có Bồ Tát, không có Phật, không có Tam thừa, không có Phật đạo. Tới đây có lẽ Quý vị hiểu thâm ý của chúng tôi tại sao tách các pháp Phật làm một phần riêng(1). Đó cũng chính là lý do mà các nhà khảo cứu Phật học thường nói Đại Bát Nhã là một đại tùng thư bao gồm tất cả các pháp môn Phật học và Kinh cũng bảo Đại Bát Nhã là mẹ của chư Phật chư Bồ Tát thường sanh tất cả pháp thế gian và xuất thế gian.

Vậy, mỗi lần đọc Kinh sách nếu không hiểu một pháp nào đó trong 81 khoa danh tướng Bát Nhã, Quý vị có thể quay lại tra cứu phần thứ I tổng luận.

 

2. Phần thứ hai của phẩm này nói nhiều về các pháp như:

 

1- Tất cả pháp đều không thể nắm bắt được:

Nên hoàn toàn vô sở hữu, bất khả đắc. Vì vô sở hữu nên biết nội không, nên biết ngoại không, nội ngoại không… cho đến vô tánh tự tánh cũng không. Nên biết chơn như không, nên biết pháp giới, pháp tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế… cũng không, cho đến quả vị Giác ngộ tối cao cũng không.

Đại Bồ Tát khi hành Bát nhã Ba la mật, thấy tất cả pháp đều không rồi, vì các hữu tình tuyên thuyết các pháp, khiến lìa điên đảo. Đại Bồ Tát đối với tất cả pháp quán như thế, chứng được trí vô ngại. Do trí này nên chẳng hoại các pháp, không phân biệt hai vì hữu tình như thật tuyên thuyết, khiến lìa chấp trước vọng tưởng điên đảo, tùy theo căn cơ mà đạt quả tam thừa.

 

2- Bản tánh tất cả pháp không buộc không mở:

Nếu bản tánh của tất cả pháp không buộc không mở thời chẳng pháp. Vì tất cả pháp đều bất khả đắc, bất khả đắc tức không thể nắm bắt được. Nếu không nắm bắt được thì vọng niệm điên đảo chẳng sanh. Nếu vọng niệm chẳng sanh, thì tâm thể vắng lặng, tâm thể vắng lặng nên nói tất cả pháp trong ngoài đều thanh tịnh như nhau! Nên kinh nói: “Bản tánh của pháp thế gian không buộc không mở, bản tánh của pháp xuất thế gian cũng không buộc không mở; bản tánh của pháp thế gian không buộc không mở thì chẳng phải là pháp thế gian, bản tánh của pháp xuất thế gian không buộc không mở thì chẳng phải là pháp xuất thế gian. Vì sao? Vì pháp thế gian, pháp xuất thế gian rốt ráo thanh tịnh vậy”.

Để giải thích tại sao tất cả pháp không trói không mở, Đại Trí Độ Luận, phẩm thứ 78, “Tứ Nhiếp Pháp”(Bốn Pháp Nhiếp Độ Chúng Sanh), tập 5, quyển 89, nói:

“Trong thế đế thì có trói (phược), có mở (giải); trong đệ nhất nghĩa thì chẳng có trói, chẳng có mở. Vì sao? Vì sắc... dẫn đến thức đều là nhất tướng, là vô tướng.

Bồ Tát dùng pháp như vậy, mà chẳng trú pháp; dùng “không” để vì chúng sanh nói pháp, mà vẫn biết rõ là chúng sanh cùng hết thảy các pháp đều là bất khả đắc.

Phật dạy “Vô sở hữu chẳng trú vô sở hữu. Ví như hư không chẳng trú trong hư không vậy. Pháp tự tánh chẳng trú trong pháp tự tánh; ví như trong tánh nước chẳng có tánh lửa vậy”.

Nếu biết được như vậy, mà thanh tịnh thuyết pháp, thì dù thuyết Phật pháp, Bồ Tát pháp, Thanh Văn pháp... cũng đều chẳng có lỗi lầm. Vì sao? Vì chư Phật, chư Bồ Tát, chư Thành Hiền chẳng chấp hết thảy các pháp. Người bố thí pháp cũng chẳng chấp mình có bố thí pháp. Vì sao?

Vì các ngài đều y nơi tướng tịch diệt mà thuyết pháp vậy.

Chư Phật, chư Bồ Tát và chư Thánh Hiền đã thâm nhập vào 3 giải thoát môn, nên vào được nơi thật tánh của các pháp, là vô dư Niết Bàn.

Phật dạy “Người được pháp ấy rồi mà vì chúng sanh thuyết pháp thì chẳng chuyển pháp tánh. Vì sao? Vì pháp tánh là không, là vô tướng vậy”).

 

3- Đại Bồ Tát khi hành Bát Nhã thậm thâm, lấy vô sở trụ làm phương tiện, nên an trụ trong vô sở đắc của tất cả pháp. Vì sao? Vì thật tánh các pháp tức chơn như, pháp giới, pháp tánh, thật tế… Chơn như, pháp giới,… như thế đều chẳng khá chuyển khá vượt. Vì chơn như, pháp giới,… như thế đều vô tự tánh thì làm thế nào có chuyển có vượt được.

Nếu chơn như, pháp giới,… chân thật không chuyển, không vượt thì tất cả pháp cùng với chơn như, pháp giới,… chẳng có sai khác. Chư Phật căn cứ vào tục đế an lập nhân quả sai biệt chẳng căn cứ vào thắng nghĩa đế. Trong thắng nghĩa, chẳng thể nói có nhân quả sai biệt. Vì sao? Vì trong thắng nghĩa, tất cả pháp tánh (tánh tất cả pháp) chẳng thể phân biệt, vô thuyết vô thị, làm sao có nhân quả sai khác được.

 

4- Trong thắng nghĩa đế, pháp thế gian-xuất thế gian, pháp hữu lậu-vô lậu, pháp hữu vi-vô vi cũng không sanh-không diệt, không nhiễm-không tịnh, vì tất cánh không, vô tế không.

Phàm phu ngu si không thật biết Thế đế (còn gọi là tục đế - tương đối), không thật biết Thắng nghĩa đế (còn gọi là Chân đế - tuyệt đối), không thật biết Thánh đạo, nên không tu Thánh đạo thì làm sao được Thánh quả. Chỉ có Thánh giả có khả năng như thật biết tục đế và thắng nghĩa đế, biết có Thánh đạo, có tu Thánh đạo. Vì vậy, mới đắc Thánh quả sai khác.

Như thế, đại Bồ Tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật thậm thâm, tuy vì hữu tình an lập Thánh quả có nhiều bậc sai khác, mà chẳng phân biệt Thánh quả ở cảnh giới hữu vi, cảnh giới vô vi. Nếu thiện nam thiện nữ thông đạt tất cả pháp hữu vi, vô vi đều đồng nhất tướng, chỗ gọi là vô tướng, thì thiện nam thiện nữ ấy, ngay lúc đó, đối với các pháp không phân biệt. Không phân biệt thì không chấp. Do công năng vô chấp nên đối với tất cả thời xứ đều không ngăn ngại.

Đại Bồ Tát cũng vậy khi hành Bát nhã Ba la mật thậm thâm đối với tất cả pháp hoặc thế gian, hoặc xuất thế gian, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu, hoặc hữu vi, vô vi, đều vô sở trụ, thì không còn ngăn ngại. Vì sao? Vì hoàn toàn như đạt thật tướng của tất cả pháp vậy. Người nào đạt được thật tướng của vạn pháp người ấy chứng được chơn như, pháp giới, pháp tánh, thật tế… hay nói khác là giác ngộ!

Tất cả giáo pháp này đã giải thích rõ trong phẩm“Các Tướng Công Đức” của Hội thứ I và một số phẩm khác thuộc Hội thứ I và thứ II, ĐBN. Nếu cần Quý vị có thể quay lại đọc tụng./.

Thích nghĩa cho phần lược giải “Các Đức Tướng”:

(1). Đại Trí Độ Luận do Bồ Tát Long Thọ soạn thảo vào thời kỳ đầu kỹ nguyên có 1.000 quyển, nhóm của ngài Cưu Ma La Thập đúc kết lại thành 100 quyển trong đó có hơn 30 quyển đầu là thuyết riêng về các pháp mầu Phật đạo như chúng tôi. Đây là một sự trùng hợp mà chúng tôi cho là kỳ lạ. Vì Bồ Tát Long Thọ sống cuối thế kỹ thứ II (sanh năm 160 sau Tây lịch) trong khi chúng tôi viết thiên tổng luận này vào thế kỹ 21. Sau khi hoàn tất và đăng tải xong thiên tổng luận này trên mạng Phật học của Quangduc.com vào mùa Xuân năm 2021, chúng tôi mới phát hiện Bộ Địa Trí Độ Luận do Bồ Tát Long Thọ soạn thảo, để chiết giải Hội thứ II của Kinh Đại Bát Nhã, tên Kinh là “Pancavimsati - Sàhasrikà – Prajnãpàramita”, nhóm của Ngài Cưu Ma La Thập dịch Kinh này lấy tên là “Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa”.

 

---o0o---

 

 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]