Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 12

17/08/201620:17(Xem: 3755)
Bài 12

KINH PHỔ MÔN

GIẢI NGHĨA

(Tiếp theo)

Toàn Không

 

KINH VĂN 11:
KỆ, CHỚ NGHI, PHẢI CHUYÊN LỄ

 

24.Diệu-Âm, Quán-Thế-Âm,
Phạm-âm, Hải-triều-âm,
Tiếng hơn thế gian kia,
Cho nên thường phải niệm.

25.Niệm niệm chớ sanh nghi,
Quán Âm bậc tịnh thánh,
Nơi khổ não nạn chết,
Hay vì làm nương cậy.

26.Đủ tất cả công đức,
Mắt lành trông chúng sanh,
Biển phước lớn không lường,
Cho nên phải đảnh lễ.

 

GIẢI NGHĨA:

24.Diệu-Âm, Quán-Thế-Âm,
Phạm-âm, Hải-triều-âm,
Tiếng hơn thế gian kia,
Cho nên thường phải niệm.

Diệu Âm:Diệu là tinh đẹp trong sáng, rực rỡ trang nghiêm. Ở phẩm Diệu Âm thứ 24 Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, công dụng của Âm thanh đã thành Diệu nên gọi là Diệu Âm: Diệu Âm đến, cõi Ta bà rực rỡ trang nghiêm đẹp đẽ; Diệu Âm đi, vắng tiếng, cõi Ta bà trở lại trạng thái bình thường, không còn trang nghiêm đẹp đẽ nữa.

     Ở phẩm Quán Thế Âm thứ 25 này: Đức Phật dạy cho chúng ta cách giữ diệu âm ở lại để cõi Ta bà được xinh đẹp rạng rỡ mãi. Khi Âm không rõ ràng tức là tượng trưng của si mê chìm đắm, khi Âm là diệu tức là tỉnh thức sáng suốt minh mẫn. Nếu hành giả tu hành để diệt hết những tăm tối si mê hầu đạt được sáng suốt minh mẫn trong thanh tịnh thì sẽ đạt trí tuệ, đó là giải thoát vậy.

 

Quán Thế Âm: Đã giải nghĩa ở trên nhưng cần giải lại cho thêm nhớ kỹ:

Quán là coi xét soi rọi vào tâm để nhận thức đối tượng như quán tưởng, chỉnh lý lại, sửa đổi lại,

Thế là thế gian có nghĩa là sự vận động tương tục không ngừng của sự vật, ở đây nhằm chỉ bày sự tương tục của tâm tưởng con người, còn có nghĩa là bỏ đi xa lià.

Âm là tiếng nói, là không rõ ràng như âm u.Quán Thế Âm: Là danh hiệu "Nhân cách hóa một phương pháp tu tập", là coi xét những u tối, những tâm tưvọng tưởng âm thanh liên tiếp khởi lên trong tâm không ngưng nghỉ, cũng là quán xét các tiếng nói hay dở yêu ghét bên ngoài đưa đến. Quán sát tất cả trong ngoài để thấy rằng chúng không thật, như trăng đáy nuớc, như bóng trong gương, như hoa đốm trong hư không, chúng là giả là huyển ảo, cần phải lià xa dứt bỏ, dần dần sẽ đưa tâm vào định tĩnh và phát huy trí tuệ.

 

Phạm-âm: Là âm thanh vang lớn như sấm, âm thanh trong trẻo vang xa, người nghe sinh tâm kính yêu vui mừng.

Hải-triều-âm:Là âm thanh vang vang khắp nơi nơi như sóng biển ầm ầm lên xuống dâng tràn khắp chốn, ý nói khi đạt Hải Triều Âm thì tiếng nói sẽ vang xa tận cùng của mười phương.

     Những Diệu Âm, Quan Thế Âm, Phạm Âm, Hải Triều Âm này là tối thắng vượt trội, cách xa tiếng nói của người đời (tiếng hơn thế gian), vì vậy cho nên phải thường nhớ (niệm) không quên thực hành. Khi tu hành tới nơi tới chốn rồi thì sẽ được như Quan Thế Âm, sẽ đạt được Diệu Âm, Phạm Âm và Hải Triều Âm.

25.Niệm niệm chớ sanh nghi,
Quán Âm bậc tịnh thánh,
Nơi khổ não nạn chết,
Hay vì làm nương cậy.

 

     Bốn câu kệ thứ 25 ý nói luôn luôn nhớ quán sát tâm tưởng, chứ chẳng nên sinh sự nghi ngờ, nếu quán chiếu thực hành tinh tấn đầy đủ bền lâu, sẽ đạt thanh tịnh của bậc Quan Âm. Việc làm này là chỗ nương tựa chắc chắn nhất để giải thoát khỏi nạn chết chóc và khổ đau.


26. Đủ tất cả công đức,
Mắt lành trông chúng sanh,
Biển phước lớn không lường,
Cho nên phải đảnh lễ.

 

Khi hành trì lâu bền tới mức sẽ có đủ mọi thứ công đức, đạt được lòng từ bi rộng lớn, luôn luôn muốn cứu giúp đối với tất cả chúng sinh, và được phúc đức tràn đầy vô lượng vô biên; do đó, mọi chúng sinh thấy như thế thì đều kính ngưỡng lễ bái vậy.

 

KINH VĂN 12:

CÔNG ĐỨC VÔ LƯỢNG CỦA KINH

Bấy giờ, ngài Trì-Địa Bồ-Tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy đến trước Phật bạch rằng: "Thế Tôn! Nếu có chúng sanh nào nghe phẩm Quán-Thế-Âm Bồ-Tát Đạo-nghiệp Tự-Tại, Phổ-Môn Thị-Hiện sức thần thông nầy, thì phải biết công đức người đó chẳng ít".

Lúc Phật nói phẩm Phổ-Môn này, trong chúng có tám muôn bốn nghìn chúng sanh đều phát tâm vô-đẳng-đẳng vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác.

GIẢI NGHĨA:

Trì-Địa Bồ-Tát: Là vị Bồ Tát quản lý trái đất của chúng ta, Ngài nói: “Nếu có chúng sanh nào nghe phẩm Quán-Thế-Âm Bồ-Tát Đạo-nghiệp Tự-Tại, Phổ-Môn Thị-Hiện sức thần thông nầy, thì phải biết công đức người đó chẳng ít". Nghĩa làngười nào được nghe, được đọc, rồi theo đó tu hành để đạt đến tự do tự tại,thị-hiện sức thần thông cùng khắp tất cả thông suốt không giới hạn, thì phải biết công đức của người đó vô cùng to lớn

 

    Con số “tám muôn bốn nghìn chúng sinh phát tâm” ởđây là biểu trưng con số lớn, có vô số chúng sinh khởi sinh lòng mong muốn tu hành theo Pháp Môn này để sẽ trở thành bậc giác ngộ, nên Kinh nói: phát tâmVô-đẳng-đẳng vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác:Vô-đẳng-đẳng là không có bậc nào cao hơn, tức là đạt Tri kiến Phật. Vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác: Là không có gì có thể sánh bằng được, tức là đạt chỗ tự do tự tại tối thắng vậy. 

 

GIẢI NGHĨA KINH PHỔ MÔN

HẾT

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]