BÀI KINH DÀI VỀ TÁNH KHÔNG
Kinh Mahasunnata-sutta-sutta
(dựa theo các bản tiếng Pháp của Môhan Wijayaratna
và tiếng Anh của Thanissaro Bikkhu)
Bản dịch Việt: Hoang Phong
Tôi từng được nghe như thế này:
Có lần Đấng Thế Tôn ngụ tại vùng của bộ tộc Thích-ca (Sakka) tại thành Ca-tì-la-vệ (Kapilavatthu) trong khu vườn Ni-câu-đà (Nigrodha). Vào buổi sớm tinh sương, Đấng Thế Tôn mặc áo cà-sa, khoác thêm y thượng (áo ấm mặc thêm bên ngoài), ôm bình bát đi vào thành Ca-tì-la-vệ để khất thực. Sau khi khất thực ở thành Ca-tì-la-vệ, ăn xong và trở về thì Đấng Thế Tôn thân hành đến nơi trú ngụ của một người dân Sakka (dân thuộc bộ tộc Thích-ca) là Kala-khemaka để nghỉ trưa. Hôm ấy nhiều chỗ nằm đã được dọn sẵn tại nơi trú ngụ của người dân Sakka tên là Kala-khemaka này. Đấng Thế Tôn trông thấy có nhiều chỗ nghỉ ngơi được dọn sẵn. Khi nhìn thấy các chỗ nghỉ ngơi ấy Đấng Thế Tôn bèn tự hỏi: "Nếu có nhiều chỗ nghỉ ngơi như thế này thì tất phải có nhiều tỳ-kheo đang sinh hoạt nơi đây?"
Trong lúc ấy thì vị Tôn Kính A-nan-đà cùng với một số các tỳ-kheo khác còn đang lo may mặc (trong kinh gốc bằng tiếng Pa-li là civarakamma: civara là áo màu nghệ, kamma có nghĩa là làm hay hành động)ở nhà của một người dân Sakka khác tên là Ghata. Đến chiều tối sau khi buổi thiền định một mình chấm dứt thì Đấng Thế Tôn thân hành đến nhà của vị Sakka tên là Ghata. Khi đến nhà người này thì Đấng Thế Tôn ngồi vào một chiếc ghế đã được đặt sẵn. Sau khi an tọa thì Ngài hỏi vị Tôn Kính A-nan-đà như thế này:
- "Có nhiều chỗ nghỉ ngơi đã được dọn sẵn ở nhà của vị Sakka là Kala-khemaka. Vậy tất có nhiều tỳ-kheo đang sinh hoạt nơi ấy?"
- "Bạch Thế Tôn, quả đúng như thế, có nhiều chỗ nghỉ ngơi được dọn sẵn tại nhà của vị Sakka tên là Kala-khemaka. Nhiều vị tỳ-kheo đang sinh hoạt ở đấy, [vì] hiện nay là lúc đang phải may mặc" (sau mùa kiết hạ thì các tỳ-kheo thường lưu lại thêm một thời gian ngắn để giúp nhau may mặc trước khi quay về địa phương của mình).
- "Này A-nan-đà, người tỳ-kheo không được tỏ ra nổi bật [hơn các người khác] trong cuộc sống tập thể (tức là làm cho người khác phải chú ý và thán phục mình, trong nguyên bản tiếng Pa-li là sobhati có nghĩa là chói sáng, rạng rỡ, làm đẹp để người khác chú ý đến mình. Các bản tiếng Anh và tiếng Pháp dịch chữ này khá từ chương và gọi là "chiếu sáng": briller / shine), không được tìm kiếm lạc thú trong cuộc sống tập thể, không được tìm cách khiến người khác chú ý đến mình trong cuộc sống tập thể, nếu người ấy [thật sự] muốn tìm kiếm [cho mình] niềm an vui trong cuộc sống tập thể, niềm vui thú trong cuộc sống tập thể, niềm hân hoan trong cuộc sống tập thể. Thế nhưng, này A-nan-đà, một người tu hành không thể nào lại chỉ biết tìm sự thỏa mãn trong cuộc sống tập thể, lạc thú trong cuộc sống tập thể, thụ hưởng [tiện nghi] trong cuộc sống tập thể. Nếu [chỉ biết] tìm kiếm sự an vui trong cuộc sống tập thể, sự thích thú trong cuộc sống tập thể, sự thụ hưởng trong cuộc sống tập thể, thì người ấy sẽ chẳng bao giờ tìm được dễ dàng, không hề trở ngại và không khó khăn, niềm vui thú thật sự của sự từ bỏ (tức là cuộc sống xuất gia), niềm vui thú trong sự đơn độc, niềm vui thú trong sự an bình, niềm vui thú trong sự tỉnh thức.
"Thật thế, này A-nan-đà người tỳ-kheo không thể nào lại chỉ biết tìm sự thỏa mãn trong cuộc sống tập thể, sự thích thú trong cuộc sống tập thể, sự thụ hưởng trong cuộc sống tập thể. [Nếu người ấy chỉ biết] tìm sự thỏa mãn trong cuộc sống tập thể, sự thích thú trong cuộc sống tập thể, sự thụ hưởng trong cuộc sống tập thể, [thì người ấy] sẽ chẳng bao giờ hội nhập và thường trú trong thể dạng giải thoát của tâm thức được, [dù chỉ là] tạm thời và vẫn còn vướng mắc trong sự thích thú, hay vĩnh viễn và vượt khỏi mọi sự khích động. Thế nhưng, một người tỳ-kheo cũng không thể nào sống đơn độc, tách rời ra khỏi tập thể, [mà lại] có thể hội nhập và thường trú trong sự giải thoát, [dù chỉ là] tạm thời và vẫn còn vướng mắc trong sự sự thích thú, hoặc vĩnh viễn và vượt khỏi mọi sự khích động được.
"Này A-nan-đà, Ta không hình dung ra được bất cứ một thể dạng nào mà sự đổi thay và biến dạng [của nó] lại không mang lại lo buồn, ta thán, đớn đau, khốn cùng và tuyệt vọng cho một người chỉ biết say mê thể dạng ấy và tìm kiếm sự thích thú trong thể dạng ấy.
"Thế nhưng có một nơi an trú [trong tâm thức] mà Như Lai (Như Lai có nghĩa là Như Thế - Ainsité / Suchness - , đấy là tên gọi mà Đức Phật dùng để tự xưng mình. Đối với Phật Giáo thì bản thể của Hiện Thực chỉ là "như thế", cái bản thể ấy luôn vẫn là như thế, nó không từ đâu đến và cũng chẳng đi đâu cả) đã khám phá ra được, nơi ấy Như Lai không hướng vào bất cứ một chủ đề [suy tư] nào mà chỉ hội nhập và thường trú trong sự trống không của nội tâm. Trong lúc thường trú nơi ấy và xuyên qua cảnh giới ấy, nếu có những người đến viếng Như Lai, thì dù họ là các tỳ-kheo hay tỳ-kheo-ni, là người thế tục, là đàn ông hay đàn bà, là vua chúa, là quan lại chốn triều đình, là các vị lãnh đạo giáo phái và các môn đệ của họ, thì tâm thức của Như Lai [lúc nào cũng] hướng vào sự đơn độc, mở rộng vào sự đơn độc, tiếp nhận sự đơn độc, nhìn vào sự đơn độc, tận hưởng sự từ bỏ (nếp sống của người xuất gia), và sau khi đã loại bỏ được các phẩm năng cơ bản (basic qualities) làm dấy lên các sự xao động tâm thần, thì Như Lai chỉ đàm đạo với họ về những gì thật cần thiết và để tự họ cáo từ.
"Vì thế, này A-nan-đà, nếu một tỳ-kheo mong cầu: 'Xin cho tôi được hòa nhập và an trú trong sự trống không của nội tâm', thì người ấy phải hướng tâm thức mình vào nội tâm, trụ lại nơi ấy, hội nhập vào nơi ấy, tập trung thật vững vàng vào nơi ấy. Vậy làm thế nào để người tỳ-kheo có thể đạt được một tâm thức biết hướng vào nơi ấy, trụ lại nơi ấy, hội nhập vào nơi ấy, tập trung thật vững vàng hướng vào nơi ấy? Đấy là trường hợp của người tỳ-kheo đã loại bỏ được sự thèm muốn dục tính, loại bỏ được các phẩm tính chưa được hoàn hảo (unskillful qualities)- để hội nhập và thường trú trong cấp bậc thiền-na (jhana) thứ nhất... trong cấp bậc thiền-na thứ hai... thứ ba... thứ tư: [tức là] thể dạng tinh khiết của sự thanh thản và tỉnh thức, không-thích-thú cũng không-khổ-đau. Đấy là cách mà một người tỳ-kheo đạt được một tâm thức thăng bằng [trong sự trống không] của nội tâm, trụ lại nơi ấy, hội nhập vào nơi ấy, tập trung vào nơi ấy.
"Người ấy hội nhập vào sự trống không nội tâm. Khi đã hội nhập vào sự trống không nội tâm thì tâm thức của người ấy không còn cảm nhận sự thích thú, sự toại nguyện, [mà chỉ] phát huy thật thăng bằng và tận hưởng sự trống không ấy trong nội tâm. Đấy là cách mà người này đạt được sự tỉnh thức đúng vào lúc ấy.
"Người ấy hội nhập vào tánh không thuộc bên ngoài...(tức là sự trống không thuộc bên ngoài tâm thức: thí dụ như sự hoang vắng của một khu rừng chẳng hạn)
"Người ấy hội nhập vào tánh không thuộc bên trong và cả bên ngoài...(bên trong có nghĩa là bên trong tâm thức: thí dụ như "bầu không gian của tri thức vô tận" thuộc bên trong tâm thức chẳng hạn)
"Người ấy hội nhập vào thể dạng thăng bằng không xao động. Khi đã hội nhập vào thể dạng thăng bằng không xao động thì tâm thức của người ấy sẽ không cảm nhận sự thích thú, sự thỏa mãn, [mà chỉ] phát huy thật vững vàng và tận hưởng thể dạng thăng bằng không xao động ấy. Nếu đúng như thế thì người này sẽ hiểu rằng: 'Khi tôi đã hội nhập vào sự thăng bằng không xao động ấy thì tâm thức tôi không cảm nhận sự thích thú, sự thỏa mãn, [mà chỉ] phát huy vững vàng và tận hưởng thể dạng thăng bằng không xao động ấy'. Đấy là cách mà người này đạt được sự tỉnh thức đúng vào lúc ấy.
"Người ấy hội nhập vào tánh không bên ngoài...
"Người ấy hội nhập vào tánh không bên trong và cả bên ngoài...
"Người ấy hội nhập vào thể dạng thăng bằng không xao động. Khi đã hội nhập vào thể dạng thăng bằng không xao động thì tâm thức của người ấy sẽ không cảm nhận sự thích thú, sự thỏa mãn, [mà chỉ] phát huy vững vàng và tận hưởng thể dạng thăng bằng không xao động ấy. Trong trường hợp này, người ấy sẽ hiểu rằng: 'Khi tôi hội nhập vào sự thăng bằng không xao động ấy, thì tâm thức tôi không cảm nhận sự thích thú, sự toại nguyện, [mà chỉ] phát huy vững vàng và tận hưởng thể dạng thăng bằng không xao động ấy'. Đấy là cách mà người ấy đạt được sự tỉnh thức đúng vào lúc ấy.
"Nếu đúng như thế thì người này sẽ giữ được tâm thức thật vững vàng ở thể dạng ấy, trụ vào thể dạng ấy và tập trung vào chủ đề thứ nhất của sự chú tâm (giúp để thực hiện tánh không).
"Người ấy hội nhập vào tánh không của nội tâm. Khi đã hội nhập vào tánh không của nội tâm, thì tâm thức của người ấy sẽ cảm nhận được sự thích thú, tìm thấy sự toại nguyện, phát huy vững vàng và tận hưởng tánh không ấy của nội tâm. Nếu đúng như thế thì người ấy sẽ hiểu rằng: 'Khi tôi hội nhập vào tánh không nội tâm thì tâm thức tôi sẽ cảm nhận được sự thích thú, sự toại nguyện, phát huy thật vững vàng và tận hưởng sự trống không ấy của nội tâm'. Đấy là cách mà người ấy đạt được sự tỉnh thức đúng vào lúc ấy.
"Người ấy hội nhập vào tánh không bên ngoài...
"Người ấy hội nhập vào tánh không bên trong và cả bên ngoài...
"Người ấy hội nhập vào sự thăng bằng không xao động. Trong khi hội nhập vào sự thăng bằng không xao động, tâm thức của người ấy cảm nhận được sự thích thú, tìm thấy sự toại nguyện, phát huy vững vàng và tận hưởng thể dạng thăng bằng không xao động ấy. Nếu đúng như thế thì người ấy sẽ hiểu rằng: 'Trong khi tôi hội nhập vào sự thăng bằng không xao động ấy, tâm thức tôi cảm nhận được sự thích thú, tìm thấy sự toại nguyện, phát huy vững vàng và tận hưởng thể dạng thăng bằng không xao động ấy'. Đấy là cách người ấy đạt được sự tỉnh thức đúng vào lúc ấy.
"Trong lúc an trú trong thể dạng ấy và xuyên qua thể dạng ấy, nếu tâm thức của người tỳ-kheo nghĩ [trong tâm thức] rằng mình muốn đi lui hay bước tới, thì người ấy [cũng sẽ] đi lui hay bước tới, và sẽ hiểu rằng: 'Trong khi tôi đang bước thì không có tham ái (covetousness), lo buồn, ác ý hay các phẩm tính chưa hoàn hảo nào xâm chiếm lấy tôi'. Đấy là cách mà người ấy đạt được sự tỉnh thức đúng vào lúc ấy.
"Trong lúc an trú trong thể dạng ấy và xuyên qua thể dạng ấy, nếu tâm thức của người ấy nghĩ rằng mình muốn đứng... ngồi... hay nằm, thì người ấy [cũng sẽ] đứng, ngồi hay nằm, [và trong tâm thức sẽ nghĩ rằng]: 'Trong khi tôi đang nằm thì không có tham ái, lo buồn, ác ý hay các phẩm tính chưa hoàn hảo nào xâm chiếm lấy tôi'. Đấy là cách mà người ấy đạt được sự tỉnh thức đúng vào lúc ấy.
"Trong lúc an trú trong thể dạng ấy và xuyên qua thể dạng ấy, nếu tâm thức của người ấy nghĩ rằng mình muốn nói, thì người ấy sẽ quyết tâm: 'Tôi nhất quyết không nói những gì thấp hèn, nhảm nhí, tầm thường, thô bỉ, ti tiện, không mang lại sự tỉnh ngộ, không đánh tan được sự mê đắm, không mang lại sự đình chỉ, sự thanh thản, sự hiểu biết trực tiếp, sự tỉnh thức và sự Giải Thoát - chẳng hạn như không phẩm bình về những chuyện liên quan đến vua chúa, trộm cắp, quan lại chốn triều đình, các chuyện quân sự, chiến tranh, các chuyện khiếp đảm, các món ăn, thức uống, quần áo, bàn ghế, tủ giường, trang sức, nước hoa, thân quyến, xe cộ, làng mạc, tỉnh thành, đồng áng, đàn bà, các đấng anh hùng, những chuyện ba hoa ngoài đường phố hay (các chuyện tâm sự hoặc "khó nói")trong những nơi kín đáo, các chuyện bịa đặt liên quan đến cái chết, hoặc đủ mọi thứ chuyện thêu dệt khác, các chuyện sáng tạo ra thế giới, đại dương, bàn luận về các sự vật có hay không có hiện hữu'. Đấy là cách mà người ấy đạt được sự tỉnh thức đúng vào lúc ấy.
"Thế nhưng [khi đã nhất quyết]: 'Tôi chỉ nói lên những lời thận trọng nhằm phát huy sự hiểu biết, mang lại sự tỉnh ngộ, đánh tan sự mê đắm, mang lại sự đình chỉ, sự thanh thản, sự quán thấy trực tiếp, sự tỉnh thức và sự Giải Thoát - chẳng hạn như nói lên sự khiêm tốn, sự toại nguyện, sự đơn độc, những lời ngay thật, nêu cao sự kiên trì, đạo đức, sự chú tâm, sáng suốt, buông xả, trí tuệ, giác ngộ và sự Giải Thoát'. Đấy chính là cách mà người ấy đạt được sự tỉnh thức đúng vào lúc ấy.
"Trong khi thường trú trong thể dạng ấy và xuyên qua thể dạng ấy, nếu tâm thức của người ấy nghĩ rằng mình muốn suy nghĩ, thì người ấy sẽ quyết tâm: 'Tôi nhất quyết không suy nghĩ những gì thấp hèn, nhảm nhí, tầm thường, thô bỉ, ti tiện, không mang lại sự tỉnh ngộ, đánh tan được sự mê muội, mang lại sự đình chỉ, sự thanh thản, sự quán thấy trực tiếp, sự tỉnh thức và sự Giải Thoát - chẳng hạn như không suy nghĩ về những thứ ám ảnh dục tính, các tư duy bệnh hoạn, các ý đồ độc ác'. Đấy là cách mà người ấy đạt được sự tỉnh thức đúng vào lúc ấy.
"Thế nhưng [khi đã nhất quyết]: 'Tôi chỉ suy nghĩ về những gì cao quý, vượt bực (onward-leading), trực tiếp mang lại sự hòa dịu cho những người chung quanh - chẳng hạn như suy nghĩ về sự từ bỏ, về các tư duy lành mạnh, các ý nghĩ vô hại. Đấy là cách mà người ấy đạt được sự tỉnh thức đúng vào lúc ấy.
"Này A-nan-đà, có năm mối dây trói buộc về dục tính. Vậy năm mối dây ấy là gì? Đấy là: Hình tướngnhận biết được bằng mắt - thích thú, vui mắt, duyên dáng, quyến rũ, thèm muốn, khêu gợi. Âm thanhnhận biết được bằng tai... Mùinhận biết được bằng mũi... Vịnhận biết được bằng lưỡi.... Cảm giác va chạmnhận biết được bằng thân thể. Đấy là năm mối dây dục tính mà người tỳ kheo phải thường xuyên cảnh giác: 'Bất cứ lúc nào hoặc chỉ trong một vài trường hợp xảy ra, tôi nhận biết được là năm mối dây dục tính ấy [thật sự] có hiện ra trong tôi hay không?'. Sau khi suy xét và nếu người tỳ-kheo nhận thấy rằng: 'Trong hoàn cảnh này hay hoàn cảnh nọ, tôi nhận biết được năm mối dây dục tính đó [thật sự] có hiện ra trong tôi'. Nếu đúng như thế thì người ấy sẽ hiểu rằng: 'Sự đam-mê và thèm-muốn(desir-passion)về năm mối dây dục tính vẫn chưa được loại bỏ trong tôi'. Đấy chính là cách mà người ấy đạt được sự tỉnh thức đúng vào lúc ấy (nhận biết được năm mối dây dục tính đang chi phối mình cũng đã là một sự tỉnh thức, bởi vì có những lúc đau buồn và khổ sở thế nhưng mình lại không hề ý thức được đấy là do tác động của năm mối dây dục tính gây ra).
"Có năm thứ cấu-hợp của sự bám-víu (ngũ uẩn)mà người tỳ-kheo phải chủ động và theo dõi sự phát sinh và tan biến [của chúng]: 'Chẳng hạn như hình tướng (forms / sắc), nguyên nhân làm phát sinh ra chúng, sự tan biến của chúng. Chẳng hạn như sự cảm nhận (feeling / thụ)... Chẳng hạn như sự nhận thức (perception / tưởng)... Chẳng hạn như những sự tạo dựng (fabrications / hành)... Chẳng hạn như tri thức (consciousness / thức). Chẳng hạn như nguyên nhân làm phát sinh ra chúng, sự tan biến của chúng'. Nếu chủ động và theo dõi được sự phát sinh và tan biến của năm thứ cấu-hợp của sự bám-víu ấy, thì người tỳ-kheo sẽ loại bỏ được ý nghĩ cho rằng năm thứ cấu-hợp của sự bám-víu ấy "chính là tôi". Nếu đúng như thế, thì người ấy sẽ hiểu rằng: 'Tôi loại bỏ mọi ý nghĩ tự tôn và không nhận rằng năm thứ cấu-hợp của sự bám-víu "chính thật là tôi'. Đấy là cách mà người ấy đạt được sự tỉnh thức đúng vào lúc ấy.
"Này A-nan-đà, những phẩm tính ấy (quán thấy tính cách vô ngã của ngũ uẩn)vô cùng thiện xảo, cao quý, siêu nhiên, mà những kẻ hung ác (Evil One)không thể nào đạt được.
"Này A-nan-đà, theo ý của người thì vì mục đích nào mà một người đệ tử nên bước theo vị thầy, mặc dù phải chịu mọi sự ngược đãi.
"Bạch Thế Tôn, đối với chúng tôi thì giáo huấn bắt nguồn từ Đấng Thế Tôn, Ngài là Vị chỉ đạo, là Người phân xử. Vì thế tốt hơn hết xin Đấng Thế Tôn hãy giải thích cho câu hỏi ấy. Sau khi được nghe Đấng Thế Tôn giải thích thì các tỳ-kheo sẽ ghi nhớ ý nghĩa của những lời giải thích ấy".
"Này A-nan-đà, quả không tốt cho người đệ tử bám sát vào một vị Thầy để nghe giảng, nghe kệ (trong nguyên bản là các tiết thơ, điều này cho thấy rằng ngay vào thời kỳ khi Đức Phật còn tại thế, các bài giảng cũng đã được chuyển thành kệ hay thơ để dễ học và dễ nhớ) và giáo lý. Tại sao lại như thế? Này A-nan-đà, từ lâu nay người đã từng được nghe những lời giáo huấn, từng ghi nhớ, thảo luận, kết hợp và thẩm xét những lời giáo huấn ấy bằng trí thông minh của mình, và cũng đã thấu triệt được những lời giáo huấn ấy dựa vào các quan điểm của chính mình. Thế nhưng khi phải nói lên [những điều ấy] thì phải thật thận trọng, nhất thiết phải mang lại sự tỉnh thức, giác ngộ và Giải Thoát - chẳng hạn như nói lên những lời khiêm tốn, sự toại nguyện, nếp sống đơn độc, sự ngay thật, khuyến khích sự kiên trì, đạo đức, tập trung, sự sáng suốt, buông xả, trí tuệ, giác ngộ và sự Giải Thoát: Chính vì muốn được nghe những lời nói ấy mà người đệ tử nên bước theo người thầy và kết chặt với người thầy, mặc dù phải chịu mọi sự ngược đãi.
"[Thế nhưng] trong trường hợp ấy [cũng có thể] xảy ra sự hủ hóa cho người thầy, sự hủ hóa cho người đệ tử, sự hủ hóa cho người có cuộc sống đạo hạnh.
"Vậy sự hủ hóa của người thầy có nghĩa là gì? Có những trường hợp mà người thầy chọn cho mình một lối sống ẩn dật: một nơi hoang dã, dưới bóng cây, một ngọn núi, một hẻm vực, một hang động, một triền đồi, một nghĩa địa, một góc rừng thâm u, một nơi lộ thiên, hoặc một đống rơm. Khi người thầy sống trong cảnh cô tịch ấy, thì từ những nơi thành thị đến chốn thôn quê, nào là các vị Bà-la-môn (giai cấp cao nhất trong bốn giai cấp xã hội thời bấy giờ, gồm các tu sĩ, hạng quý tộc, người có học...), các người chủ gia đình (tức những người thế tục) kéo nhau đến viếng. Khi những người này đến viếng thì người thầy sẽ bị thu hút bởi những thứ làm cho mình bị mê hoặc, rơi vào sự thèm muốn của cải, thích quay lại lối sống xa hoa. Đấy gọi là một vị thầy vướng mắc vào sự hủ hóa của người thầy. Người thầy không còn cưỡng lại được trước những sự xấu xa, và các phẩm tính chưa được hoàn hảo (unkillful qualities)sẽ phát lộ ra, tiếp tục đưa đến sự hình thành, mang lại mọi thứ phiền muộn, khổ đau, đưa đến sự tái sinh, già nua và cái chết. Đấy chính là sự hủ hóa của một người thầy.
"Sự hủ hóa của người đệ tử là gì? Người đệ tử của vị thầy ấy bắt chước thầy mình chọn một lối sống ẩn dật: một nơi hoang dã, một bóng cây... Khi người đệ tử sống trong cảnh cô tịch ấy, thì từ những nơi thành thị đến chốn thôn quê, nào là những người Bà-la-môn, những người chủ gia đình kéo nhau đến viếng. Khi những người này đến viếng thì người đệ tử sẽ bị thu hút bởi những thứ làm cho mình bị mê hoặc, rơi vào sự thèm muốn của cải, thích quay lại lối sống xa hoa. Đấy gọi là một người đệ tử vướng mắc vào sự hủ hóa của người đệ tử. Người [đệ tử] ấy không còn cưỡng lại được trước những sự xấu xa, và các phẩm tính chưa được hoàn hảo sẽ phát lộ ra, tiếp tục đưa đến sự hình thành, mang lại mọi thứ phiền muộn, khổ đau, đưa đến sự tái sinh, già nua và cái chết. Đấy chính là sự hủ hóa của một người đệ tử.
"Sự hủ hóa của một người có cuộc sống đạo hạnh là gì? Một Đấng Như Lai hiện ra trong thế giới, xứng đáng và giác ngộ, vẹn toàn trong sự hiểu biết và phẩm hạnh, vượt lên trên tất cả khó khăn, quán thấy thế giới một cách chính xác, đấy là Vị Hướng Dẫn toàn năng giúp những ai mong muốn được biến cải, là một Vị Thầy cho cả thiên nhân lẫn con người, là Vị Giác Ngộ, là Đấng Thế Tôn. Vị ấy chọn một cuộc sống ẩn dật: một nơi hoang dã, một bóng cây, một nọn núi, một hẻm vực, một hang động, một triền đồi, một nghĩa địa, một góc rừng thâm u, một nơi lộ thiên, hay một đống rơm. Khi Vị ấy sống trong cảnh cô tịch, thì từ những nơi đô thị đến chốn thôn quê, nào những người Bà-la-môn, những người chủ gia đình kéo nhau đến viếng. Khi những người này đến viếng thì Vị ấy không hề bị thu hút bởi những thứ có thể làm cho mình bị mê hoặc, không rơi vào sự thèm muốn của cải, không thích quay lại sự xa hoa. [Thế nhưng] một người đệ tử của Vị Thầy ấy bắt chước theo lối sống cô tịch của Vị Thầy mình, chọn cho mình một chốn ẩn cư: một nơi hoang dã, một bóng cây, một ngọn núi..., hay một đống rơm. Khi người ấy sống trong cảnh cô tịch thì từ những nơi thành thị đến chốn thôn quê, nào là những người Bà-la-môn, những người chủ gia đình đến viếng. Khi những người này đến viếng thì người đệ tử bị thu hút bởi những thứ làm cho mình bị mê hoặc, rơi vào sự thèm muốn của cải, thích quay lại lối sống xa hoa. Đấy gọi là một người có cuộc sống đạo hạnh vướng mắc vào sự hủ hóa của những người có cuộc sống đạo hạnh. Người ấy không còn cưỡng lại được những sự xấu xa, và các phẩm tính chưa được hoàn hảo sẽ phát lộ ra, tiếp tục đưa đến sự hình thành, mang lại mọi thứ phiền muộn, khổ đau, đưa đến sự tái sinh, già nua và cái chết. Đấy là sự hủ hóa của một người có một cuộc sống đạo hạnh.
"Này A-nan-đà, trên khía cạnh đó thì sự hủ hóa của một người có cuộc sống đạo hạnh ngày càng mang lại khổ đau và cay đắng, nặng nề hơn cả sự hủ hóa của một người thầy hay của một người đệ tử. Sự hủ hóa đó sẽ khiến cho người ấy mất tất cả.
"Vì thế, này-A-nan-đà, hãy đến với Như Lai trong tình bằng hữu, không nên chống báng (in opposition / chống đối, nghi ngờ), đấy là cách mang lại cho mình sự an lành và phúc hạnh lâu bền.
"Vậy người đệ tử đến với người thầy bằng cách chống báng và thiếu tình bằng hữu sẽ như thế nào? Đấy là trường hợp khi người thầy thuyết giảng Dhamma (Đạo Pháp)cho các đệ tử với tình thương mến và lòng thiện cảm của mình, mong cầu các đệ tử được mọi sự an lành: 'Đây là sự an lành và niềm phúc hạnh cho các đệ tử'. [Thế nhưng] các đệ tử thì lại lơ là không chịu lắng nghe, không hướng tâm vào sự giác ngộ. Nếu chỉ quan tâm đến những gì bên cạnh thì tất nhiên họ sẽ đi lệch ra bên ngoài những lời giảng huấn của người thầy. Đấy là cách mà các người đệ tử đến với người thầy như những người chống báng, không phải là bằng hữu.
"Vậy những người đệ tử đến với người thầy với tình bằng hữu và không chống báng sẽ như thế nào? Đấy là trường hợp khi người thầy thuyết giảng Dhamma (Đạo Pháp)cho các đệ tử với tất cả tình thương mến và lòng thiện cảm của mình, mong cầu các đệ tử được mọi sự an lành: 'Đây là sự an lành và niềm phúc hạnh cho các đệ tử'. Các đệ tử thì lắng tai nghe và hướng tâm vào sự giác ngộ. Nhờ không hướng nhìn vào những gì bên cạnh nên họ sẽ không đi lệch ra ngoài những lời giáo huấn của người thầy. Đấy là cách mà các người đệ tử đến với người thầy như bằng hữu, không phải là những người chống báng.
"Vì thế, này A-nan-đà, hãy đến với Như Lai trong tình bằng hữu, không nên chống báng. Đấy là cách mang lại cho mình sự an lành và phúc hạnh lâu bền.
"Ta không đón tiếp người một cách hời hợt như người thợ đồ gốm xoa nước lên những vật dụng bằng đất khi đang nặn. Quở trách và quở trách, Ta sẽ còn nói lên những lời quở trách. Thúc dục và thúc dục, Ta sẽ còn nói lên những lời thúc dục. Hầu những gì thiết yếu và giá trị sẽ mãi được trường tồn".
Đấng Thế Tôn thuyết giảng như thế. Vị Tôn Kính A-nan-đà rất thán phục và hân hoan đón nhận những lời giảng ấy của Đấng Thế Tôn.
Vài lời ghi chú
Trong bài kinh này trước hết Đức Phật đưa ra các lời khuyên giúp những người tu hành, dù họ là các vị tỳ kheo, các vị thầy hay những người đệ tử, hiểu được là mình phải hành xử như thế nào trong cuộc sống tập thể, hoặc trong chốn cô tịch nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc tu tập. Các lời khuyên này khá đơn giản và dễ hiểu. Người tỳ-kheo nếu muốn tìm thấy niềm an vui và hân hoan trong nếp sống tập thể tức là trong tăng đoàn, thì không được tỏ ra sáng chói và trội hơn hơn người khác. Thế nhưng trong nếp sống đó người tỳ-kheo cũng không phải chỉ biết nghĩ đến lạc thú, sự tiên nghi mà phải nhìn xa hơn, phải nghĩ đến việc tu tập và sự giải thoát.
Trong trường hợp mà người tỳ-kheo, hay người thầy, hoặc người đệ tử phải chọn cho mình một chốn cô tịch để tu tập thì phải hiểu rằng nếu có những người thế tục đến tìm thì cũng không được để "bị thu hút bởi những thứ có thể làm cho mình bị mê hoặc,và khiến cho mìnhbị hủ hoá". Ngày nay người Phật tử đến chùa thì cũng nên xem đấy là một dịp để tỏ lòng thành kính đối với chư Phật và để đến gần với chư Phật hơn, và không nên xem đấy như một bổn phận phải cúng dường và cung phụng các vị thầy, vì đấy chỉ là một sự mua chuộc có thể làm cho các vị thầy bị hủ hóa. Về phần những người xuất gia nơi chùa chiền thì cũng không được để ý xem người Phật tử đến chùa có mang lễ vật hay không, và nhất là không nên nhìn họ qua bất cứ hình tướng nào, dù họ là nữ hay nam giới thì cũng chỉ nhìn thấy họ tương tự như những "tấm da căng thật thẳng bằng một trăm cái cọc, không còn dính một chút mỡ nào", dù đấy là mỡ bụng hay mỡ mông.
Ngoài những điều bình dị và dễ nhận thấy trên đây thì bài kinh còn nêu lên những điểm thật khó nhận biết và vô cùng sâu sắc, chẳng hạn như đoạn sau đây:
"Thế nhưng có một nơi an trú [trong tâm thức] mà Như Lai đã khám phá ra được, nơi ấy Như Lai không hướng vào bất cứ một chủ đề [suy tư] nào mà chỉ hội nhập và thường trú trong sự trống không của nội tâm. Trong lúc thường trú nơi ấy và xuyên qua cảnh giới ấy, nếu có những người đến viếng Như Lai, thì dù họ là các tỳ-kheo hay tỳ-kheo-ni, là người thế tục, là đàn ông hay đàn bà, là vua chúa, là quan lại chốn triều đình, là các vị lãnh đạo giáo phái và các môn đệ của họ, thì tâm thức của Như Lai [lúc nào cũng] hướng vào sự đơn độc, mở rộng vào sự đơn độc, tiếp nhận sự đơn độc, nhìn vào sự đơn độc, tận hưởng sự từ bỏ, và sau khi đã loại bỏ được các phẩm năng cơ bản làm dấy lên các sự xao động tâm thần, thì Như Lai chỉ đàm đạo với họ về những gì thật cần thiết và để tự họ cáo từ".
Câu này cho thấy rằng Đức Phật luôn thường trú trong tánh không, và cái tánh không ấy không phải là một cõi hư vô, một nơi không hàm chứa gì cả, mà đúng ra là một thể dạng tâm thức tràn ngập an bình, vắng lặng và tỉnh giác bên trong tâm thức Ngài. Thể dạng đó không phải là một sự tê liệt hay trống rỗng của tâm thức, mà đúng hơn là một thể dạng bén nhạy và chủ động thật cao độ của giác cảm, một sự tập trung phi thường của sự chú tâm luôn mở rộng vào thực tại, giúp cho Đức Phật vẫn tiếp tục tiếp kiến những người đến viếng và thuyết giảng cho họ nghe "về những gì thật cần thiết và để cho họ tự cáo từ".
Những người còn đang trong thời kỳ tu tập thì chỉ có thể đạt được thể dạng tỉnh thức ấy vào "đúng những thời điểm mà họ đạt được tánh không dưới những thể dạng chưa hoàn hảo", riêng đối với Đức Phật thì thể dạng "tánh không tối thượng không có gì vượt hơn được" ấy luôn là một thể dạng trường tồn, hiện hữu thường xuyên trong tâm thức Ngài, và Ngài cũng đã nói lên điều ấy trong bài kinh thứ nhất (Culasunnata-sutta) trên đây khi người đệ tử A-nan-đà hỏi Ngài rằng có phải là trước đây Ngài cũng đã từng an trú trong tánh không ấy hay không:
- "Bạch Thế Tôn, có lần Ngài ngụ ở thi trấn Nagaraka thuộc xứ của dân Sakka. Vào dịp ấy và trước mặt Ngài tôi đã được nghe chính Ngài nói lên như thế này: 'Này A-nan-đà, Ta luôn an trú trong tánh không, và đang trong lúc này thì Ta lại càng an trú sâu xa hơn nữa'. Bạch Thế Tôn, tôi nghĩ rằng tôi đã nghe đúng như thế, và hiểu đúng như thế?"
Đấng Thế Tôn đáp lại như sau:
- "Quả đúng như thế, này A-nan-đà, những gì người đã được nghe thấy đúng là như thế; những gì người hiểu được cũng đúng là như thế. Đang trong lúc này, và cũng tương tự như trước đây Ta từng an trú trong tánh không, nay Ta lại càng an trú sâu xa hơn trong tánh không".
Thật ra không những Ngài chỉ bắt đầu an trú trong tánh không từ khi Ngài ngụ ở thị trấn Nagaraka thuộc xứ của người dân Sakka, mà Ngài đã trường an trú trong thể dạng ấy từ khi Ngài đạt được Giác Ngộ sau đêm thiền định nơi khu rừng Âu-lâu-tần-loa khi còn trẻ. Sau khi đạt được thể dạng ấy thì Ngài cũng đã tự hỏi "Thế nhưng con người thường tình có đủ sức hiểu được cái tánh không ấy hay không?".
Tuy tự hỏi như thế nhưng Ngài cũng đã quyết tâm tìm mọi cách để truyền lại cái kinh nghiệm độc đáo và vô song ấy cho tất cả chúng sinh. Ngài thiết lập Tăng Đoàn, thuyết giảng Đạo Pháp, chọn một lối sống tinh khiết để làm gương cho các đệ tử, đã hy sinh và tận dụng kiếp nhân sinh cuối của mình nhằm mang lại sự an lành cho mỗi chúng sinh. Cho đến một hôm thì kiệt lực và Ngài đã phải nằm xuống cỏ và lá khô trên mặt đất giữa hai gốc cây sa-la trong một khu rừng, để hòa nhập vĩnh viễn vào thể dạng của "tánh không tối thượng không có gì vượt hơn được"mà Ngài đã khám phá ra trong tâm thức của chính mình bốn mươi lăm năm về trước.
Ngoài ra trong bài kinh trên đây Đức Phật còn nói với A-nan-đà một câu mà chúng ta phải luôn ghi nhớ: "Này A-nan-đà hãy đến với Như Lai trong tình bằng hữu, không nên chống báng. Đấy là cách mang lại cho mình sự an lành và phúc hạnh lâu bền". Thật thế trong tất cả các kinh sách Phật Giáo không có một câu nào hay một đoạn nào Đức Phật kêu gọi các đệ tử phải tôn vinh mình như một vị thánh nhân hay một nhân vật nắm giữ một quyền uy tối thượng, mà Ngài chỉ kêu gọi A-nan-đà hãy đến với Ngài như một người bạn chân tình. Phần đông chúng ta hôm nay lại đặt Đức Phật vào một vị trí thật cao bên ngoài tâm thức mình nhằm để tôn thờ, van xin và cầu khẩn, thay vì mở rộng con tim của mình để cùng với Đức Phật hòa nhập vào bầu không gian vô tận của "tánh không tối thượng không có gì vượt hơn được"mà Đức Phật đã khám phá ra và đã truyền lại cho tất cả chúng ta hôm nay.
Câu nói sau cùng của Đức Phật trong bài kinh cũng đáng cho chúng ta phải luôn ghi nhớ:
"[Này A-nan-đà], Ta không đón tiếp người một cách hời hợt như người thợ đồ gốm xoa nước lên những vật dụng bằng đất còn đang nặn. Quở trách và quở trách, Ta sẽ còn nói lên những lời quở trách. Thúc dục và thúc dục, Ta sẽ còn nói lên những lời thúc dục. Hầu những gì thiết yếu và giá trị sẽ mãi được trường tồn".
Đức Phật không đến với chúng ta hời hợt như người thợ đồ gốm xoa nước lên những chiếc bình đất đang nặn để làm cho chúng được nhẵn và bóng. Vậy nếu hôm nay chúng ta hành động ngược lại với những lời chân tình và thiết tha mà Đức Phật đã khuyên bảo thì chúng ta có nghe thấy bên tai mình những lời quở trách của Ngài hay không? Nếu chúng ta chỉ biết chạy theo những gì phù du và ảo giác thì chúng ta có nghe thấy tiếng Ngài thúc hối chúng ta hãy mau quay về với những gì thiết yếu và giá trị hay không?
Có thể đọc thêm:
- "Đức Đạt-lai Lạt-ma thuyết giảng về tánh không"(Hoang Phong chuyển ngữ)
- Chương II của quyển sách "Cốt Lõi của cội Bồ-đề"của Buddhadasa Bikkhu nói về tánh không (Hoang Phong chuyển ngữ).
Hoang Phong
Bures-Sur-Yvette, 20.10.12
BẢN TIẾN ANH:
MN 122
PTS: M iii 109
Maha-suññata Sutta: The Greater Discourse on Emptiness
translated from the Pali by
Thanissaro Bhikkhu
© 2005–2013
Translator's Introduction
This sutta gives many valuable lessons on practical issues surrounding the attempt to develop an internal meditative dwelling of emptiness, to maintain it, and to see it through to Awakening. Some of these issues include the need for seclusion as a conducive setting for the practice, types of conversation and thinking that are beneficial and harmful for the practice, the dangers of being distracted by visitors, and the proper attitude to have toward one's teacher. However, for an explanation of emptiness in and of itself, it's necessary to look elsewhere in the Canon.
There you find emptiness approached from three perspectives, treating it (1) as a meditative dwelling, (2) as an attribute of objects, and (3) as a type of awareness-release. The first approach is obviously the most immediately relevant to the discussion in this sutta, but in fact all three approaches play a role here.
Emptiness as a meditative dwelling is most fully discussed in MN 121. Essentially, it boils down to the ability to center the mind in a particular mode of perception, to maintain it there, and then to notice the absence and presence of disturbance within that mode. The process starts with perceptions of one's external surroundings — village, wilderness, the earth property — and then moves internally to the four formless states, the "themeless concentration of awareness," and finally to release from all mental fermentation. Each step is compared to the one preceding it to see how its more refined perception engenders less disturbance. For instance, if you move from a perception of the wilderness to a perception of earth, the first step is to settle and "indulge" in that perception. Then you notice what types of disturbance have been abandoned in the move from the perception of wilderness to the perception of earth — for example, all thought of the dangers of wilderness are gone — and then to see what disturbances remain based on the latter perception. Then you abandon the perception causing those disturbances and move on to a more refined level of perception. This process is pursued until it arrives at the "themeless concentration of awareness." When noting that even this refined level of concentration is fabricated, inconstant, and subject to cessation, one gains total release from all mental fermentations and the disturbances that would arise based on them. This is the level of emptiness that is "superior and unsurpassed," and is apparently what the Buddha is referring to in this sutta when he says that by "not attending to any themes, he enters & remains in internal emptiness."
Notice that in every step along the way of this process, the emptiness is the lack of disturbance experienced in a particular mind state. This means that the mind state is to be perceived simply as an example of the presence and absence of stress. In other words, emptiness in this sense relates directly to the second of the three characteristics — stress or suffering. The pursuit of this emptiness relates to the four noble truths, as it looks for the causes of stress and uses tranquility together with insight to abandon those causes in a quest to put a total end to suffering.
Emptiness in its second meaning, as an attribute of objects, is most fully discussed in SN 35.85. That sutta describes emptiness as meaning the lack of self or anything pertaining to a self in the internal and external sense media. Whatever sense of self that may surround these objects is not inherent in them, and is instead simply the result of one's own penchant for "I-making" and "my-making." Seeing the artificiality of "I-making" and "my-making" in this way helps lead to a sense of disenchantment with these "makings," thus helping to abandon any clinging associated with them.
Thus emptiness in this sense relates directly to the third of the three characteristics: not-self. However, just as the three characteristics are not radically separate from one another — everything stressful is for that reason not-self — the practical application of this sense of emptiness is not radically different from the first. As SN 12.15points out, when one no longer latches onto any idea of "my self," one sees phenomena within and without simply as examples of stress arising and passing away. To practice meditation from this perspective — seeing each state of concentration as an example of stress arising and passing away — is to develop emptiness as a meditative dwelling.
Emptiness in its third meaning, as a type of awareness-release, is an application of emptiness in its second. MN 43 describes this state of concentration as follows: "There is the case where a monk — having gone into the wilderness, to the root of a tree, or into an empty dwelling — considers this: 'This is empty of self or of anything pertaining to self.'" It adds that this awareness-release is different from the awareness-release that results when one doesn't attend to any themes. Thus this state of concentration cannot be entirely equated with the emptiness as a meditative dwelling mentioned in this sutta. MN 106further adds that if one frequently abides in the emptiness awareness-release, one may either attain the dimension of nothingness — one of the formless states — or be committed to the discernment that will lead to Awakening. The first of these two alternatives is another way in which emptiness as an awareness-release differs from emptiness as a meditative dwelling as defined in MN 121. However, because the standard definition of discernment is seeing phenomena in terms of the four noble truths, the second alternative — being committed to discernment — would apparently follow the same pattern suggested by SN 12.15, above. In other words, as one no longer perceives phenomena in terms of self, one tends to view them simply as examples of stress arising and passing away. So, again, this third meaning of emptiness, like the second, eventually leads in practice back to the first. As MN 43 notes, when one attains full awakening, the themeless awareness-release and the emptiness awareness-release come to differ only in name, and not in actuality.
In reading the following sutta, you will notice that the various meanings of emptiness will fit some contexts better than others. Still, it is important to remember that in the course of practice, all three meanings are related and all will inevitably play a role in Awakening.
I have heard that on one occasion the Blessed One was staying among the Sakyans at Kapilavatthu in the Banyan Park. Then in the early morning, the Blessed One, having put on his robes and carrying his bowl and outer robe, went into Kapilavatthu for alms. Having gone for alms in Kapilavatthu, after the meal, returning from his alms round, he went to the dwelling of Kala-khemaka the Sakyan for the day's abiding. Now at that time many resting places had been prepared in Kala-khemaka the Sakyan's dwelling. The Blessed One saw the many resting places prepared there and, on seeing them, the thought occurred to him, "There are many resting places prepared here. Do many monks live here?"
Now at that time Ven. Ananda, together with many other monks, was making robes at the dwelling of Ghata the Sakyan. Then, when it was evening, the Blessed One rose from seclusion and went to the dwelling of Ghata the Sakyan. On arrival, he sat down on a seat made ready. Having sat down, he asked Ven. Ananda, "There are many resting places prepared in Kala-khemaka the Sakyan's dwelling. Do many monks live there?"
"Yes, lord, there are many resting places prepared in Kala-khemaka the Sakyan's dwelling. Many monks live there. Our time for making robes has come around."
"Ananda, a monk does not shine if he delights in company, enjoys company, is committed to delighting in company; if he delights in a group, enjoys a group, rejoices in a group. Indeed, Ananda, it is impossible that a monk who delights in company, enjoys company, is committed to delighting in company; who delights in a group, enjoys a group, rejoices in a group, will obtain at will — without difficulty, without trouble — the pleasure of renunciation, the pleasure of seclusion, the pleasure of peace, the pleasure of self-awakening. But it is possible that a monk who lives alone, withdrawn from the group, can expect to obtain at will — without difficulty, without trouble — the pleasure of renunciation, the pleasure of seclusion, the pleasure of peace, the pleasure of self-awakening.
"Indeed, Ananda, it is impossible that a monk who delights in company, enjoys company, is committed to delighting in company; who delights in a group, enjoys a group, rejoices in a group, will enter & remain in the awareness-release that is temporary and pleasing, or in the awareness-release that is not-temporary and beyond provocation. But it is possible that a monk who lives alone, withdrawn from the group, can expect to enter & remain in the awareness-release that is temporary and pleasing, or in the awareness-release that is not-temporary and beyond provocation.
"Ananda, I do not envision even a single form whose change & alteration would not give rise to sorrow, lamentation, pain, distress, & despair in one who is passionate for it and takes delight in it.
"But there is this (mental) dwelling discovered by the Tathagata where, not attending to any themes, he enters & remains in internal emptiness. If, while he is dwelling there by means of this dwelling, he is visited by monks, nuns, lay men, lay women, kings, royal ministers, sectarians & their disciples, then — with his mind bent on seclusion, tending toward seclusion, inclined toward seclusion, aiming at seclusion, relishing renunciation, having destroyed those qualities that are the basis for mental fermentation — he converses with them only as much as is necessary for them to take their leave.[1]
"So, Ananda, if a monk should wish, 'May I enter & remain in internal emptiness,' then he should get the mind steadied right within, settled, unified, & concentrated. And how does the monk get the mind steadied right within, settled, unified, & concentrated? There is the case where a monk — quite withdrawn from sensual pleasures, withdrawn from unskillful qualities — enters & remains in the first jhana... the second jhana... the third jhana... the fourth jhana: purity of equanimity & mindfulness, neither-pleasure-nor-pain. That is how a monk gets the mind steadied right within, settled, unified, & concentrated.
"He attends to internal emptiness. While he is attending to internal emptiness, his mind does not take pleasure, find satisfaction, grow steady, or indulge in internal emptiness. When this is the case, he discerns, 'While I am attending to internal emptiness, my mind does not take pleasure, find satisfaction, grow steady, or indulge in internal emptiness.' In this way he is alert there.
"He attends to external emptiness...[2]
"He attends to internal & external emptiness...
"He attends to the imperturbable.[3]While he is attending to the imperturbable, his mind does not take pleasure, find satisfaction, grow steady, or indulge in the imperturbable. When this is the case, he discerns, 'While I am attending to the imperturbable, my mind does not take pleasure, find satisfaction, grow steady, or indulge in the imperturbable.' In this way he is alert there.
"When that is the case, he should get the mind steadied right within, settled, unified, & concentrated in his first theme of concentration.
"He then attends to internal emptiness. While he is attending to internal emptiness, his mind takes pleasure, finds satisfaction, grows steady, & indulges in internal emptiness. When this is the case, he discerns, 'While I am attending to internal emptiness, my mind takes pleasure, finds satisfaction, grows steady, & indulges in internal emptiness.' In this way he is alert there.
"He attends to external emptiness...
"He attends to internal & external emptiness...
"He attends to the imperturbable. While he is attending to the imperturbable, his mind takes pleasure, finds satisfaction, grows steady, & indulges in the imperturbable. When this is the case, he discerns, 'While I am attending to the imperturbable, my mind takes pleasure, finds satisfaction, grows steady, & indulges in the imperturbable.' In this way he is alert there.
"If, while the monk is dwelling by means of this dwelling, his mind inclines to walking back & forth, he walks back & forth [thinking,] 'While I am walking thus, no covetousness or sadness, no evil, unskillful qualities will take possession of me.' In this way he is alert there.
"If, while he is dwelling by means of this dwelling, his mind inclines to standing... to sitting... to lying down, he lies down, [thinking,] 'While I am lying down thus, no covetousness or sadness, no evil, unskillful qualities will take possession of me.' In this way he is alert there.
"If, while he is dwelling by means of this dwelling, his mind inclines to speaking, he resolves that 'I will not engage in talk that is base, vulgar, common, ignoble, unbeneficial, that does not lead to disenchantment, dispassion, cessation, calm, direct knowledge, self-awakening, or Unbinding — i.e., talk about kings, robbers, & ministers of state; armies, alarms, & battles; food & drink; clothing, furniture, garlands, & scents; relatives; vehicles; villages, towns, cities, the countryside; women & heroes; the gossip of the street & the well; tales of the dead; tales of diversity, the creation of the world & of the sea; talk of whether things exist or not.' In this way he is alert there.
"'But,' [he resolves,] 'I will engage in talk that is scrupulous, conducive to release of awareness, and leads exclusively to disenchantment, dispassion, cessation, calm, direct knowledge, self-awakening, & Unbinding — i.e., talk on modesty, contentment, seclusion, non-entanglement, arousing persistence, virtue, concentration, discernment, release, and the knowledge & vision of release.' In this way he is alert there.
"If, while he is dwelling by means of this dwelling, his mind inclines to thinking, he resolves that 'I will not think thoughts that are base, vulgar, common, ignoble, unbeneficial, that do not lead to disenchantment, dispassion, cessation, calm, direct knowledge, self-awakening, or Unbinding — i.e., thoughts of sensuality, thoughts of ill will, thoughts of harmfulness.' In this way he is alert there.
"'But,' [he resolves,] 'I will think thoughts that are noble, onward-leading, that lead to the right ending of stress for the person who acts on them — i.e., thoughts of renunciation, thoughts of no ill will, thoughts of harmlessness.' In this way he is alert there.
"Ananda, there are these five strings of sensuality. Which five? Forms cognizable via the eye — agreeable, pleasing, charming, endearing, fostering desire, enticing. Sounds cognizable via the ear... Aromas cognizable via the nose... Flavors cognizable via the tongue... Tactile sensations cognizable via the body — agreeable, pleasing, charming, endearing, fostering desire, enticing. These are the five strings of sensuality where a monk should reflect on his mind repeatedly: 'Is there within me, in any circumstance or another, any engagement of awareness that arises with regard to these five strings of sensuality?' If, on reflection, the monk discerns, 'There is within me, in one circumstance or another, an engagement of awareness that arises with regard to these five strings of sensuality,' then — this being the case — he discerns that 'Desire-passion for the five strings of sensuality has not been abandoned by me.' But if, on reflection, he discerns, 'There is not within me, in any circumstance or another, any engagement of awareness that arises with regard to these five strings of sensuality,' then — this being the case — he discerns that 'Desire-passion for the five strings of sensuality has been abandoned by me.' In this way he is alert there.
"There are these five clinging-aggregates where a monk should stay, keeping track of arising & passing away (thus): 'Such is form, such its origination, such its disappearance. Such is feeling... Such is perception... Such are fabrications... Such is consciousness, such its origination, such its disappearance.' As he stays keeping track of arising & passing away with regard to these five clinging-aggregates, he abandons any conceit that 'I am' with regard to these five clinging-aggregates. This being the case, he discerns, 'I have abandoned any conceit that "I am" with regard to these five clinging-aggregates.' In this way he is alert there.
"These qualities, Ananda, are exclusively skillful in their grounding, noble, transcendent, inaccessible to the Evil One.
"What do you think, Ananda: When envisioning what aim is it proper for a disciple to follow after the Teacher even when being rebuked?"
"For us, lord, the teachings have the Blessed One as their root, their guide, & their arbitrator. It would be good if the Blessed One himself would explicate the meaning of this statement. Having heard it from the Blessed One, the monks will remember it."
"Ananda, it's not proper for a disciple to follow after the Teacher to hear discourses, verses, or catechisms. Why is that? For a long time, Ananda, have you listened to the teachings, retained them, discussed them, accumulated them, examined them with your mind, and penetrated them well in terms of your views. But as for talk that is scrupulous, conducive to release of awareness, and leads exclusively to disenchantment, dispassion, cessation, calm, direct knowledge, self-awakening, & Unbinding — i.e., talk on modesty, contentment, seclusion, non-entanglement, arousing persistence, virtue, concentration, discernment, release, and the knowledge & vision of release: It's for the sake of hearing talk of this sort that it is proper for a disciple to follow after the Teacher as if yoked to him.
"This being the case, there is the teacher's undoing, there is the student's undoing, there is the undoing of one who leads the holy life.
"And how is there the teacher's undoing? There is the case where a certain teacher[4]resorts to a secluded dwelling: a wilderness, the shade of a tree, a mountain, a glen, a hillside cave, a charnel ground, a forest grove, the open air, a heap of straw. While he is living thus secluded, brahmans & householders from town & countryside visit him. When they visit him, he gets smitten with things that infatuate, falls into greed, and reverts to luxury. This is called a teacher undone with a teacher's undoing. He has been struck down by evil, unskillful qualities that defile, that lead to further becoming, are troublesome, ripen in pain, and lead to future birth, aging, & death. Such is the teacher's undoing.[5]
"And how is there the student's undoing? A student of that teacher, imitating his teacher's seclusion, resorts to a secluded dwelling: a wilderness, the shade of a tree... a heap of straw. While he is living thus secluded, brahmans & householders from town & countryside visit him. When they visit him, he gets smitten with things that infatuate, falls into greed, and reverts to luxury. This is called a student undone with a student's undoing. He has been struck down by evil, unskillful qualities that defile, that lead to further becoming, are troublesome, ripen in pain, and lead to future birth, aging, & death. Such is the student's undoing.
"And how is there the undoing of one who leads the holy life? There is the case where a Tathagata arises in the world, worthy and rightly self-awakened, consummate in knowledge & conduct, well-gone, an expert with regard to the world, unexcelled as a trainer for those people fit to be tamed, the Teacher of divine & human beings, awakened, blessed. He resorts to a secluded dwelling: a wilderness, the shade of a tree, a mountain, a glen, a hillside cave, a charnel ground, a forest grove, the open air, a heap of straw. While he is living thus secluded, brahmans & householders from town & countryside visit him. When they visit him, he doesn't get smitten with things that infatuate, doesn't fall into greed, doesn't revert to luxury. A student of that teacher, imitating his teacher's seclusion, resorts to a secluded dwelling: a wilderness, the shade of a tree... a heap of straw. While he is living thus secluded, brahmans & householders from town & countryside visit him. When they visit him, he gets smitten with things that infatuate, falls into greed, and reverts to luxury. This is called one following the holy life who is undone with the undoing of one who leads the holy life. He has been struck down by evil, unskillful qualities that defile, that lead to further becoming, are troublesome, ripen in pain, and lead to future birth, aging, & death. Such is the undoing of one who leads the holy life.
"And in this regard, Ananda, the undoing of one who leads the holy life ripens in more pain, more bitterness, than the teacher's undoing or the student's undoing. It leads even to the states of deprivation.
"Therefore, Ananda, engage with me in friendliness, and not in opposition. That will be for your long-term well-being & happiness.
"And how do students engage with the teacher in opposition and not in friendliness? There is the case where a teacher teaches the Dhamma to his students sympathetically, seeking their well-being, out of sympathy: 'This is for your well-being; this is for your happiness.' His disciples do not listen or lend ear or apply their minds to gnosis. Turning aside, they stray from the Teacher's message. This is how students engage with the teacher as opponents and not as friends.[6]
"And how do students engage with the teacher in friendliness and not in opposition? There is the case where a teacher teaches the Dhamma to his students sympathetically, seeking their well-being, out of sympathy: 'This is for your well-being; this is for your happiness.' His disciples listen, lend ear, & apply their minds to gnosis. Not turning aside, they don't stray from the Teacher's message. This is how students engage with the teacher as friends and not as opponents.
"Therefore, Ananda, engage with me in friendliness, and not in opposition. That will be for your long-term well-being & happiness.
"I won't hover over you like a potter over damp, unbaked clay goods. Scolding again & again, I will speak. Urging you on again & again, I will speak. Whatever is of essential worth will remain."
That is what the Blessed One said. Gratified, Ven. Ananda delighted in the Blessed One's words.
Notes
- 1.
- See AN 8.86.
- 2.
- Because all three types of emptiness apply both internally and externally, it would seem that when the Buddha mentions external emptiness here, he could be referring to the way any of the three types of emptiness applies to external phenomena. Similarly, when he mentions internal emptiness, he could be referring to the way any of them applies within.
- 3.
- See MN 106.
- 4.
- I.e., a non-Buddhist teacher.
- 5.
- See Iti 109.
- 6.
- See MN 137.
See also: MN 121; SN 35.85; AN 5.30; AN 6.42; AN 8.30; Sn 1.3
[Link: http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/mn/mn.122.than.html]
________________________________________________________________________
BẢN DỊCH CỦA HT. THÍCH MINH CHÂU:
Ðại Tạng Kinh Việt Nam
KINH TRUNG BỘ
Majjhima Nikàya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
122. Kinh Ðại không
(Mahàsunnata sutta)
Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn trú giữa các dòng họ Sakka (Thích-ca), tại Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ), ở tu viện Nigrodha (Ni-câu-luật Thọ Viên).
Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Kapilavatthu để khất thực. Sau khi đi khất thực ở Kapilavatthu, ăn xong, trên đường đi khất thực trở về, Thế Tôn đi đến trú xứ của Thích-ca Kalakhemaka để ở ban ngày. Lúc bấy giờ, tại tu viện của Thích-ca Kalakhemaka, có sắp đặt rất nhiều sàng tọa. Thế Tôn thấy rất nhiều sàng tọa tại trú xứ của Thích-ca Kalakhemaka, thấy vậy Thế Tôn suy nghĩ: “Rất nhiều sàng tọa được sắp đặt tại tu viện của Thích-ca Kalakhemaka. Không biết ở đấy có rất nhiều Tỷ-kheo ở không?”
Lúc bấy giờ Tôn giả Ananda cùng với rất nhiều vị Tỷ-kheo đang làm y (civarakamma) ở trú xứ của Thích-ca Ghataya. Rồi Thế Tôn vào buổi chiều, từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến trú xứ của Thích-ca Ghataya, sau khi đến liền ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn bảo Tôn giả Ananda:
– Này Ananda, có rất nhiều sàng tọa được sắp đặt tại trú xứ của Thích-ca Kalakhemaka. Không biết có nhiều Tỷ-kheo trú ở đấy không?
– Bạch Thế Tôn, có rất nhiều sàng tọa được sắp đặt ở trú xứ của Thích-ca Kalakhemaka; có rất nhiều Tỷ-kheo trú tại chỗ ấy. Bạch Thế Tôn, nay là thời chúng con làm y.
– Này Ananda, một Tỷ-kheo không chói sáng nếu thích thú trong hội chúng của mình, nếu hân hoan trong hội chúng của mình, nếu hoan hỷ trong hội chúng của mình, nếu thích thú trong hội chúng của người, nếu hân hoan trong hội chúng của người, nếu hoan hỷ trong hội chúng của người. Này Ananda, nếu Tỷ-kheo nào thích thú trong hội chúng của mình, hân hoan trong hội chúng của mình, hoan hỷ trong hội chúng của mình, thích thú trong hội chúng của người, hân hoan trong hội chúng của người, hoan hỷ trong hội chúng của người, có thể là một vị chứng đắc tùy theo ý muốn, chứng đắc không khó khăn, chứng đắc không mệt nhọc, viễn ly lạc, độc cư lạc, an tịnh lạc, chánh giác lạc; sự kiện như vậy không xảy ra. Nhưng này Ananda, Tỷ-kheo nào sống một mình, xa lánh tụ hội, thời vị ấy có hy vọng chứng đắc tùy theo ý muốn, chứng đắc không khó khăn, chứng đắc không mệt nhọc, viễn ly lạc, độc cư lạc, an tịnh lạc, chánh giác lạc; sự kiện như vậy có thể xảy ra.
Này Ananda, nếu Tỷ-kheo nào thích thú trong hội chúng của mình, hân hoan trong hội chúng của mình, hoan hỷ trong hội chúng của mình, thích thú trong hội chúng của người, hân hoan trong hội chúng của người, hoan hỷ trong hội chúng của người sẽ chứng đắc và an trú với tâm giải thoát có hạn kỳ và thoải mái, hay không có hạn kỳ và bất động; sự kiện như vậy không xảy ra. Nhưng này Ananda, Tỷ-kheo nào sống một mình, xa lánh tụ hội, thời vị ấy có hy vọng sẽ chứng đắc và an trú với tâm giải thoát có hạn kỳ và thoái mái, hay không có hạn kỳ và bất động; sự kiện như vậy có xảy ra.
Này Ananda, Ta không quán thấy một sắc pháp nào trong ấy có hoan hỷ, trong ấy có hoan lạc, chịu sự biến dịch, chịu sự đổi khác mà không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não.
Nhưng sự (an) trú này, này Ananda, đã được Như Lai hoàn toàn giác ngộ, tức là sau khi không tác ý với tất cả tướng, chứng đắc và (an) trú nội không. Và nếu này Ananda, trong khi Như Lai an trú trong an trú này, nếu có những Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ, quốc vương, đại thần, ngoại đạo, ngoại đạo đệ tử đến yết kiến, trong khi ấy, này Ananda, Như Lai với tâm hướng đến viễn ly, thiên về viễn ly, nặng nề viễn ly, sống độc cư, hoan hỷ trong ly dục, làm cho đoạn tận tất cả các pháp dựa trên các lậu hoặc an trú, nói lên tại chỗ ấy những lời thuần túy liên hệ đến khích lệ.
Do vậy, này Ananda, nếu Tỷ-kheo ước vọng: “Sau khi chứng đạt nội không, ta sẽ an trú”, vị Tỷ-kheo ấy, này Ananda, cần phải an chỉ, an tọa, chuyên nhất và an định nội tâm. Và này Ananda, như thế nào Tỷ-kheo an chỉ, an tọa, chuyên nhất và an định nội tâm?
Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng đạt và an trú Sơ thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Diệt tầm và tứ, chứng và trú Nhị thiền, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhứt tâm… Tam thiền… chứng và trú Tứ thiền. Như vậy, này Ananda, Tỷ-kheo an chỉ, an tọa, chuyên nhất và an định nội tâm.
Vị ấy tác ý nội không. Trong khi vị ấy tác ý nội không, tâm không thích thú, không tịnh tín, không an trú, không hướng đến nội không. Sự kiện là như vậy, này Ananda, Tỷ-kheo biết như sau: “Trong khi ta tác ý nội không, tâm không thích thú, không tịnh tín, không an trú, không hướng đến nội không”. Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.
Vị ấy tác ý ngoại không. Vị ấy tác ý nội ngoại không. Vị ấy tác ý bất động. Trong khi vị ấy tác ý bất động thời tâm không thích thú, không tịnh tín, không an trú, không hướng đến bất động”. Sự kiện là như vậy, này Ananda, Tỷ-kheo biết như sau: “Trong khi ta tác ý bất động, tâm không thích thú, không tịnh tín, không an trú, không hướng đến bất động”. Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.
Này Ananda, Tỷ-kheo ấy cần phải an trú, an tọa, chuyên nhất, và an định nội tâm trên định tướng (samadhinimitte) đã đề cập về trước ấy. Vị ấy tác ý nội không. Trong khi vị ấy tác ý nội không, tâm thích thú, tịnh tín, an trú, hướng đến nội không. Sự kiện là như vậy, này Ananda, Tỷ-kheo biết như sau: “Trong khi ta tác ý nội không, tâm thích thú, tịnh tín, an trú, hướng đến nội không”. Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.
Vị ấy tác ý ngoại không. Vị ấy tác ý nội ngoại không. Vị ấy tác ý bất động. Trong khi vị ấy tác ý bất động, tâm thích thú, tịnh tín, an trú hướng đến bất động. Sự kiện là như vậy, này Ananda, vị Tỷ-kheo biết như sau: “Trong khi ta tác ý bất động, tâm thích thú, tịnh tín, an trú, hướng đến bất động”. Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.
Này Ananda, nếu Tỷ-kheo ấy đang an trú trong an trú này, tâm vị ấy hướng đến đi kinh hành, vị ấy đi kinh hành (cankamati), và nghĩ rằng: “Trong khi ta đang đi kinh hành, thời tham và ưu, các ác bất thiện pháp không có chảy vào”. Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy. Này Ananda, nếu Tỷ-kheo đang an trú trong an trú này, tâm vị ấy hướng đến đứng lại, vị ấy đứng lại và nghĩ rằng: “Trong khi ta đang đứng lại thời tham và ưu, các ác bất thiện pháp không có chảy vào”. Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.
Này Ananda, nếu trong khi Tỷ-kheo ấy an trú trong sự an trú này, tâm vị ấy hướng đến ngồi, vị ấy ngồi và nghĩ rằng: “Trong khi ta đang ngồi, thời tham và ưu, các ác bất thiện pháp không có chảy vào”. Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy. Này Ananda, nếu trong khi Tỷ-kheo ấy an trú trong sự an trú này, tâm vị ấy hướng đến nằm, vị ấy nằm và nghĩ rằng: “Trong khi ta đang nằm, thời tham và ưu, các ác bất thiện pháp không chảy vào”. Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.
Này Ananda, nếu trong khi Tỷ-kheo ấy an trú trong sự an trú này, tâm vị ấy hướng đến nói, vị ấy suy nghĩ như sau: “Ta sẽ không nói những câu chuyện hạ liệt, đê tiện, thuộc phàm phu, không thuộc bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích, không đưa đến yếm ly, ly dục, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ. Niết-bàn, như quốc vương luận, đạo tặc luận, đại thần luận, quân luận, bố úy luận, chiến tranh luận, thực vật luận, ẩm liệu luận, y phục luận, ngọa cụ luận, hoan man luận, hương liệu luận, thân thích luận, xa thừa luận, thôn luận, thị trấn luận, đô thị luận, quốc độ luận, nữ luận, anh hùng luận, hạng trung luận, thủy bình xứ luận, tiên linh luận, sai biệt luận, thế giới luận, hải thuyết luận, hữu vô hữu luận”. Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.
Nhưng này Ananda, đối với những lời nói nào khắc khổ, khai tâm, đưa đến nhứt hướng yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, như thiểu dục luận, tri túc luận, độc cư luận, bất chúng hội luận, tinh cần luận, giới luận, định luận, tuệ luận, giải thoát luận, giải thoát tri kiến luận, vị ấy nghĩ: “Ta sẽ nói các luận như vậy”. Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.
Này Ananda, nếu Tỷ-kheo ấy trong khi an trú với sự an trú này, tâm hướng đến suy tầm (vitakka), vị ấy suy nghĩ: “Ðối với những suy tầm hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không thuộc bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích, không đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, như là dục tầm, sân tầm, hại tầm, ta sẽ không suy nghĩ các loại suy tầm ấy”. Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.
Nhưng này Ananda, đối với những suy tầm này, thuộc bậc Thánh, có khả năng cầu tiến, hướng dẫn (người suy nghĩ các suy tầm ấy) đến sự đoạn trừ hoàn toàn đau khổ, như là ly dục tầm, vô sân tầm, bất hại tầm, vị ấy nghĩ: “Ta sẽ suy tư các loại suy tầm này”. Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.
Này Ananda, có năm dục trưởng dưỡng này. Thế nào là năm? Các sắc do mắt nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến dục, hấp dẫn; các tiếng do tai nhận thức; các hương do mũi nhận thức; các vị do lưỡi nhận thức; các xúc do thân nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Này Ananda, có năm dục trưởng dưỡng này.
Từ đây Tỷ-kheo cần phải thường thường quán sát tự tâm như sau: “Trong tâm ta, có khởi lên tâm hành gì với xứ (ayatana) này hay xứ khác của năm dục trưởng dưỡng”. Này Ananda, nếu Tỷ-kheo trong khi quán sát như vậy, tuệ tri rằng: “Trong tâm ta, có khởi lên tâm hành với xứ này hay xứ khác của năm dục trưởng dưỡng… “. Sự kiện là như vậy, Tỷ-kheo tuệ tri như sau: “Dục ái (chandaraga) này đối với năm dục trưởng dưỡng đối với ta, chưa đoạn diệt được”. Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy. Này Ananda, nếu Tỷ-kheo trong khi quán sát như vậy, tuệ tri rằng: “Trong tâm ta, không có khởi lên tâm hành với xứ này hay xứ khác của năm dục trưởng dưỡng…”. Sự kiện là như vậy, Tỷ-kheo tuệ tri như sau: “Dục tham này đối với năm dục trưởng dưỡng đối với ta, đã được đoạn diệt”. Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.
Này Ananda, có năm thủ uẩn. Ở đây, Tỷ-kheo cần phải đoạn tận chúng, khi vị ấy tùy quán sự sanh diệt. Ðây là sắc, đây là sự tập khởi của sắc, đây là sự đoạn diệt của sắc. Ðây là thọ, đây là sự tập khởi của thọ, đây là sự đoạn diệt của thọ. Ðây là tưởng… Ðây là hành… Ðây là thức, đây là sự tập khởi của thức, đây là sự đoạn diệt của thức.
Trong khi vị ấy an trú, tùy quán sự sanh diệt của năm thủ uẩn này, nếu có ngã mạn nào (asmimmano) (khởi lên) đối với năm thủ uẩn, ngã mạn ấy được đoạn tận. Sự kiện là như vậy, này Ananda, Tỷ-kheo tuệ tri như sau: “Phàm có ngã mạn nào đối với năm thủ uẩn (khởi lên) nơi ta, ta đã đoạn tận ngã mạn ấy”. Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.
Những pháp này, này Ananda, thuần nhất liên hệ đến thiện, đều thuộc hiền, Thánh, siêu thế, vượt ngoài tầm của ác ma.
– Này Ananda, Ông nghĩ thế nào? Vì thấy lý do gì, một Thanh văn Ðệ tử tự nghĩ là xứng đáng (hợp lý) để đi theo một Ðạo sư dầu cho bị hất hủi?
– Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp dựa Thế Tôn làm căn bản, hướng Thế Tôn làm lãnh đạo, nương tựa Thế Tôn làm y cứ. Bạch Thế Tôn, tốt lành thay nếu Thế Tôn thuyết giảng cho ý nghĩa này. Sau khi được nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ hành trì.
– Này Ananda, thật không xứng đáng cho một đệ tử bám sát theo vị đạo sư, nếu vì lý do được nghe giải thích khế kinh và phúng tụng. Vì cớ sao? Trong một thời gian lâu dài, các pháp đã được các Ông nghe, thọ trì, đọc lớn tiếng, suy tư với ý, khéo thấu hiểu với chánh trí. Nhưng này Ananda, đối với những lời nói nào, khắc khổ, khai tâm đưa đến nhất hướng viễn ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn như là thiểu dục luận, tri túc luận, độc cư luận, bất chúng hội luận, tinh cần luận, giới luận, định luận, tuệ luận, giải thoát luận, giải thoát tri kiến luận. Này Ananda, do nhân duyên những loại thuyết luận như vậy, thật xứng đáng cho một Thanh văn đệ tử bám sát vị Ðạo sư dầu cho bị hất hủi.
Sự kiện là như vậy, này Ananda, thời có sự phiền lụy (upaddava) cho vị Ðạo sư; sự kiện là như vậy, thời có sự phiền lụy do đệ tử; sự kiện là như vậy, thời có sự phiền lụy cho các vị tu Phạm hạnh.
Và này Ananda, như thế nào là sự phiền lụy cho vị Ðạo sư? Ở đây, này Ananda, có Ðạo sư lựa một trú xứ (senasanam) xa vắng trong rừng, dưới gốc cây, trên sườn núi, chỗ hoang vu, trong hang núi, tại bãi tha ma, tại khu rừng, ngoài trời hay trên một đống rơm. Trong khi vị ấy sống viễn ly như vậy, các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh. Ðược các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh, vị ấy khởi lên nhiễm tâm, rơi vào dục vọng, khởi lên tham ái, trở lui lại đời sống sung túc. Như vậy, này Ananda, được gọi là sự phiền lụy của Ðạo sư. Vì sự phiền lụy của Ðạo sư, các ác bất thiện pháp, tạp nhiễm, dẫn đến tái sanh, đáng sợ hãi, đưa đến khổ quả, dẫn đến sanh, già, chết trong tương lai, các pháp ấy tấn công vị ấy. Như vậy, này Ananda, là sự phiền lụy của Ðạo sư.
Này Ananda, thế nào là sự phiền lụy của đệ tử? Này Ananda, đệ tử của một Ðạo sư, bắt chước đời sống viễn ly của Ðạo sư mình, lựa một trú xứ xa vắng, trong rừng, dưới gốc cây, trên sườn núi, chỗ hoang vu, trong hang núi, tại bãi tha ma, tại khu rừng, ngoài trời hay trên một đống rơm. Trong khi vị ấy sống viễn ly như vậy, các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân với quốc dân bao vây xung quanh. Ðược các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây cung quanh, vị ấy khởi lên nhiễm tâm, rơi vào dục vọng, khởi lên tham ái, trở lui lại đời sống sung túc. Như vậy, này Ananda, được gọi là sự phiền lụy của đệ tử. Vì sự phiền lụy của đệ tử, các ác bất thiện pháp, tạp nhiễm, dẫn đến tái sanh, đáng sợ hãi, đưa đến khổ quả, dẫn đến sanh, già, chết trong tương lai; các pháp ấy tấn công vị ấy. Như vậy, này Ananda, là sự phiền lụy của đệ tử.
Và này Ananda, như thế nào là sự phiền lụy của các vị tu Phạm hạnh? Ở đây, này Ananda, Như Lai xuất hiện ở đời, là bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Ngài lựa một trú xứ xa vắng, trong rừng, dưới gốc cây, trên sườn núi, chỗ hoang vu, trong hang núi, tại bãi tha ma, tại khu rừng, ngoài trời hay trên một đống rơm. Trong khi Ngài sống viễn ly như vậy, các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh. Ðược các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh, Ngài không khởi lên nhiễm tâm, không rơi vào dục vọng, không khởi lên tham ái, không trở lui lại đời sống sung túc. Nhưng này Ananda, vị đệ tử của bậc Ðạo sư chủ tâm theo hạnh viễn ly của bậc Ðạo sư, bắt chước (theo hạnh ấy) lựa một trú xứ xa vắng, trong rừng, dưới gốc cây, trên sườn núi, chỗ hoang vu, trong hang núi, tại bãi tha ma, tại khu rừng, ngoài trời, trên một đống rơm. Trong khi vị ấy sống viễn ly như vậy, các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh. Ðược các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh, vị ấy khởi lên nhiễm tâm, rơi vào dục vọng, khởi lên tham ái, trở lại đời sống sung túc. Như vậy, này Ananda, được gọi là sự phiền lụy của các vị tu Phạm hạnh. Vì sự phiền lụy của Phạm hạnh, các ác bất thiện pháp, tạp nhiễm, dẫn đến tái sanh đáng sợ hãi, đưa đến khổ quả, dẫn đến sanh, già, chết trong tương lai, các pháp ấy tấn công vị ấy. Như vậy, này Ananda, là sự phiền lụy của các vị tu Phạm hạnh. Nhưng này Ananda, sự phiền lụy của các vị tu Phạm hạnh là nhiều quả khổ hơn, nhiều quả não hơn đối với phiền lụy của Ðạo sư này và phiền lụy của đệ tử này, hơn nữa nó dẫn đến đọa lạc.
Do vậy, này Ananda, hãy đối xử với Ta với tâm thân hữu, không với tâm thù nghịch, và như vậy các Ông sẽ được hạnh phúc an lạc lâu dài. Và như thế nào là các đệ tử đối xử vị Ðạo sư với tâm thù nghịch, không với tâm thân hữu? Ở đây, này Ananda, vị Ðạo sư ấy với lòng từ mẫn thuyết pháp cho các đệ tử, mong cầu hạnh phúc cho họ, vì lòng từ mẫn nói rằng: “Ðây là hạnh phúc cho các Ông, đây là an lạc cho các Ông”. Nhưng các đệ tử của vị ấy không chịu nghe theo, không chịu lóng tai, chú tâm vào hướng khác (annan), ngược lại, họ đi xa lời giảng dạy của vị Ðạo sư. Như vậy, này Ananda, là các đệ tử đối xử với bậc Ðạo sư với tâm thù nghịch, không với tâm thân hữu.
Và như thế nào, này Ananda, là các đệ tử đối xử với bậc Ðạo sư với tâm thân hữu, không với tâm thù nghịch? Ở đây, này Ananda, vị Ðạo sư với lòng từ mẫn thuyết pháp cho các đệ tử, tìm cầu hạnh phúc cho họ, vì lòng từ mẫn nói rằng: “Ðây là hạnh phúc cho các Ông, đây là an lạc cho các Ông”. Các đệ tử của vị ấy chịu nghe theo, chịu lóng tai, không chú tâm vào hướng khác, và không ngược lại đi xa lời dạy của bậc Ðạo sư. Như vậy, này Ananda, là các đệ tử đối xử với bậc Ðạo sư, với tâm thân hữu, không phải với tâm thù nghịch. Do vậy, này Ananda, hãy đối xử với Ta với tâm thân hữu, chớ với tâm thù nghịch và như vậy sẽ là hạnh phúc, là an lạc lâu dài cho các Ông.
Ta không sách tấn các Ông như người thợ gốm đối với các đồ gốm chưa nung, chưa được nung chín. Ta sẽ nói hết lời chỉ trích này đến lời chỉ trích khác, hết lời tán thán này đến lời tán thán khác. Cái gì là lõi cây, cái ấy sẽ đứng vững tồn tại.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ananda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt