Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 15

16/12/201016:25(Xem: 8814)
Phần 15

KINH DUY MA CẬTGIẢNG GIẢI
Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Phần 15

Sao gọi làkhông có huệ phương tiện bị trói? Nghĩa là Bồ Tát trụ nơi tham dục, sân nhuế,tà kiến... Các thứ phiền não mà gieo trồng các gốc công đức. Ấy gọi là không cóhuệ phương tiện bị trói.

Quí vị thấynghĩa là Bồ Tát cũng làm lợi ích cho chúng sinh mà còn tham dục, con sân nhuế,còn tà kiến... làm mọi việc phước đức, phước đức này, phước đức nọ. Thấy ai khổmình giúp. Thấy ai bệnh mình giúp. Làm đủ thứ hết nhưng giúp thì gíup mà độngtới nổi sân đùng đùng thì đó gọi là gì? Động tới thì cũng là tham. Thành ra làmviệc công đức mà còn tham dục, còn sân nhuế, còn tà kiến thì làm việc công đứcđó là không có trí tuệ phương tiện là bị trói buộc. Nhớ cho thật rõ mấy điềuđó.

Sao gọi là cótrí huệ phương tiện được cởi mở? Nghĩa là lìa các tham dục, sân nhuế, tàkiến... các thứ phiền não mà gieo trồng các gốc công đức rồi hồi hướng vềvô thượng chánh đẳng chánh giác. Ấy gọi là huệ phương tiện giải thoát hay đượccởi mở.

Như vậy cũnglàm việc công đức, hai bên đều làm công đức, mà một bên làm việc công đức cònmang trong lòng mình tham dục, sân nhuế, tà kiến. Còn một bên làm việc công đứcmà dứt lìa những cái đó, rồi lại hướng về Phật đạo thì gọi là có trí tuệ phươngtiện. Đó là được giải thoát.

Văn Thù SưLợi, những vị Bồ Tát có bệnh kia nên như thế mà quán các pháp (phải quán cácpháp như vậy đó). Lại nữa quán thân vô thường, khổ, không, phi ngã, ấy gọi làhuệ. Tuy thân có bệnh mà thường ở trong sanh tử làm lợi ích cho tất cả chúngsinh không biết mệt mỏi, không biết chán mỏi. Ấy gọi là phương tiện lại nữaquán thân, thân chẳng lìa bệnh, bệnh chẳng lìa thân. Bệnh ấy, thân ấy phải mới,không phải củ. Ấy gọi huệ. Dù thân có bệnh mà không hằng diệt. Ấy gọi là phươngtiện.

Đoạn này lạichỉ thêm cho chúng ta thấy là Bồ Tát cũng dùng những pháp vô thường, khổ,không, vô ngã của Phật dạy. Mình thấy rõ được lý vô thường, khổ, không, vô ngã,gọi đó là trí huệ. Tuy thấy như vậy mà thường Thanh Văn thấy vô thường, khổ,không, vô ngã thì liền thấy Niết Bàn là tịch tịnh, phải không? Rồi thích an trúnơi Niết Bàn. Còn Bồ Tát thấy vô thường, khổ, không, vô ngã mà thân này biết làthân có bệnh mà ở trong sanh tử để làm lợi ích cho tất cả chúng sinh, khôngbiết mệt mỏi. Đó gọi là Bồ Tát có phương tiện. Chớ không phải các Ngài thấythân này là thật, là quí. Cho nên sanh ra rồi chết đi, họ muốn sanh lại vì họquí thân.

Còn một hạngngười nữa là thấy thân này vô thường, khổ, không, vô ngã. Rồi biết nó quá tạmbợ, nó không có giá trị gì, rồi muốn bỏ luôn để nhập Niết Bàn. Đó là hai quanniệm của phàm phu và của Nhị thừa. Bồ Tát ngược lại biết rõ thân vô thường,khổ, không, vô ngã mà vẫn mang thân làm lợi ích cho tất cả chúng sinh, khôngbiết chán mỏi. Đó là tâm niệm của Bồ Tát. Hai cái khác nhau chỗ đó đó.

Rồi lại nữa ởđây mới nói Bồ Tát phải quán thân. Thân không lìa bệnh. Quán thân, chữ thântrước là bảo mình quán thân. Cái thân này không lìa bệnh, rồi bệnh không lìathân. Bệnh ấy, thân ấy không phải mới, không phải củ. Ấy gọi là huệ. Tại saovậy? Bây giờ chúng ta xét thân này và cái bệnh, hai cái đó rời nhau không? Bệnhở ngoài thân có hay là từ trong thân ra? Như vậy nếu bệnh không ngoài thân thìtức nhiên thân không lìa bệnh mà bệnh cũng không lìa thân. Như vậy bệnh và thâncũng không phải mới cũng không phải cũ. Sao vậy? Mới phát bệnh hồi nãy thì nóimới, phải không? Còn bệnh năm xưa gọi là cũ. Tại sao đây nói không phải mới,không phải cũ?

Bởi nếu cóthân là có bệnh. Tại sao vậy? Vì Phật đã dạy thân này là tứ đại hợp. Tứ đại hợpthì tứ đại có hợp nhau hay không? Tứ đại là chống nghịch. Mà chống nghịch làgốc bệnh. Cho nên có thân là có bệnh. Cái bệnh đó có sẵn hay là mới có? Có tứđại hợp là có bệnh liền. Như vậy nó không phải mới rồi phải không? Nhưng tạisao không phải cũ? Nó không phải mới vì có htân là gốc bệnh, cho nên bệnh khôngphải là mới. Nhưng khi chưa đủ duyên thì nó không phát. Khi gặp duyên nó mới phát,cho nên không phải là cũ. Như vậy để thấy rõ rằng cái thân và bệnh cũng khôngphải mới, không phải cũ, không phải lìa nhau. Thấy được như vậy đó gọi là cótrí tuệ.

Dù thân cóbệnh mà chẳng hằng diệt. Dù Bồ Tát biết rằng cái thân này là gốc của bệnh. Nhưngkhông muốn nhập Niết Bàn. Vì sao? Vì muốn còn thân mà giáo hóa chúng sinh. Vìchúng sinh mê muội. Thân giả tưởng là thật, khổ tưởng là vui... Mê muội nhưvậy. mình bây giờ được biết, mình biết rồi mà mình lại muốn tịch diệt thì aidạy giùm họ, ai giáo hóa cho họ. Cho nên biết được như vậy rồi lý đáng các Ngàiđủ điều kiện nhập Niết Bàn mà không nhập Niết Bàn. Ấy gọi là phương tiện.Phương tiện của Bồ Tát là như vậy.

Văn Thù SưLợi, Bồ Tát có bệnh nên như thế mà điều phục tâm kia. Chẳng trụ ở trong ấy cũnglại chẳng trụ, chẳng điều phục tâm.

Như vậy câunày nghe dễ hiểu không? Nói rằng nếu Bồ Tát có bệnh thì nên như thế mà điềuphục tâm đó, nhưng mà chẳng trụ trong chỗ điều phục đó. Tại sao vậy?

Vì sao? Nếutrụ chẳng điều phục tâm, ấy là pháp của người ngu. Còn nếu trụ ở điều phục tâm,ấy là pháp của Thanh Văn. Thế nên Bồ Tát không phải trụ ở nơi điều phục màchẳng điều phục tâm. Lìa hai pháp này, ấy gọi là hạnh Bồ Tát.

Chỗ này quívị nghe cho kỹ để thấy cái cao thượng của Bồ Tát. Vì nếu Bồ Tát lo điều phụctâm của mình thì điều đó rất tốt, rất phải rồi. Nhưng mà cố chấp cái điều phụcđó là cứu cánh, rồi cứ lo điều phục mãi, như vậy đó trở thành Thanh Văn, quênlàm lợi ích cho chúng sinh. Còn nếu kẻ chưa bao giờ biết điều phục tâm thì kẻđó là kẻ nào? Kẻ mà chưa bao giờ biết điều phục tâm thì gọi kẻ đó là kẻ gì? Kẻngu. Cái pháp của người ngu. Bởi vì tâm muốn gì thì họ chạy theo cái nấy. Điênđảo đủ thứ thì đó là cái pháp của người ngu. Thành ra Bồ Tát không kẻ ở hai bênđó. Không kẹt ở bên người ngu mà cũng không kẹt ở cố chấp điều phục mà quên làmlợi ích cho chúng sinh.

Ở trong sanhtử không làm những hạnh ô uế. Trụ nơi Niết Bàn mà không hằng diệt độ. ấy làhạnh của Bồ Tát.

Cái này thậtlà khó. Ở trong sanh tử, tức là sống trong sanh tử như mọi người. Cũng nhưchúng sinh mà không bao giờ làm hạnh ô uế. Hạnh ô uế như là tham, sân, si. Haylà phá trai, phạm giới. Gọi đó là hạnh ô uế. Trụ Niết Bàn mà không hằng diệtđộ. Trụ Niết Bàn đây không phải là chấp. Trụ ở tâm thanh tịnh không có dấyđộng. Cái tâm hằng như như. Đó gọi là trụ Niết Bàn mà không hằng diệt độ. Tứclà không phải nhập Niết Bàn bằng một cách mãi mãi không sanh trở lại. Đó làhạnh của Bồ Tát. Như vậy Bồ Tát tuy ở trong sinh tử mà tâm hằng được thanh tịnhnhư như. Tuy tâm hằng thanh tịnh như như mà không có ưng nhập Niết Bàn. Tức làkhông có đến chỗ vô sanh. Đó là hạnh của Bồ Tát.

Không phải làhạnh phàm phu. Không phải là hạnh hiền thánh. Ấy là hạnh Bồ Tát.

Câu này quívị thấy dễ hiểu không? Không phải hạnh phàm phu thì mình hiểu rồi, mà khôngphải hạnh hiền thánh. Như vậy là sao? Bồ Tát có phải là hiền thánh không? Đâytôi thí dụ.

Thí dụ như cókẻ phàm phu họ mê say rượu chè. Rồi có người tu giữ giới thanh tịnh, biết rượuchè là tội lỗi, tránh xa không bao giờ bén mảng đến. Người mê say rượu chè đólà kẻ xấu phải không? Còn người tránh xa rượu chè đó là người tốt. Người tốttức là người hiền phải không? Như vậy một bên mê say, một bên xa lánh. Còn BồTát không phải vậy. không mê say rượu chè nhưng có khi ngồi quán rượu để dạy chongười ta bỏ rượu. Như vậy đó là hạnh của Bồ Tát. Quí vị thấy nó khác hơn phàmphu ngồi quán rượu vì say rượi, vì mê rượu. Còn hiền thánh vì tránh, biết chỗđó xấu, không bén mảng tới, thì đó là hạnh người tốt. Nhưng đây vẫn tớichỗ đó, không vì mê say mà vì giáo hóa họ. Cho nên nói hanh đó là hạnh Bồ Tát.Cái này thật là, đến đó mới dám làm nghe. Chứ đừng tưởng lấy cớ rằng tôi tuhạnh Bồ Tát, rồi sớm la cà quán rượu, chiều la cà thanh lâu. Nói tôi tới đây đểgiáo hóa họ. Nhưng giáo hóa ai chưa biết mà mình nghiền trước rồi. Cái đó làđại tội đó. Nên Bồ Tát tới đó mà không phải như tâm phàm phu. Như vây mớiđúng là hạnh Bồ Tát.

Không phảicái hạnh cấu. Không phải cái hạnh tịnh. Ấy là cái hạnh Bồ Tát.

Không phảihạnh cấu (tức là hạnh nhơ nhớp). Cũng không phải hạnh tịnh. Ấy là hạnh Bồ Tát.Hạnh cấu là gì? Hạnh tịnh là gì? Hạnh cấu, thí dụ như những kẻ tham lam, nónggiận v.v... Hạnh đó là cấu hay tịnh? Đó là hạnh cấu, hạnh nhơ nhớp. Hạnh tịnhlà những người không tham lam, không nóng giận, đó là hạnh tịnh. Nhưng Bồ Tátthì không phải cả hai cái đó. Bồ Tát có khi các Ngài la rầy, đánh đập. La rầy,đánh đập là vì cái gì? Vì để răn, để sửa những chúng sanh ngoan cố. Nhưng vìthương họ, la rầy, đánh đập. Cái hạnh la rầy, đánh đập đó cấu hay tịnh? Là cấurồi phải không? Nhưng mà không ở trong lòng xấu, không phải vì tham vì sân. Vìvậy mà không phải cấu. Mà đã la rầy đánh đập rồi làm sao gọi là tịnh được phảikhông? Cho nên không phải là tịnh. Đó là hạnh của Bồ Tát. Thực ra hạnh của BồTát là hạnh không thể lường được. Người phàm khó thấy, khó biết. Chúng ta luônluôn thâý có hai bên. Ai xấu thì chúng ta thấy xấu. Ai tốt thì chúng tathấy tốt. Thấy người xấu mình chê. Thấy người tốt mình khen. Hai cái đó hết sứcrõ và cũng hết sức dễ. Còn hàng Bồ Tát này có khi thấy họ như xấu mà tâm họkhông phải xấu. Rồi mình làm sao, mình khen hay mình chê? Đó là những điều màgọi là hạnh Bồ Tát, là cái hạnh khó, hạnh nghĩ bàn, khó mà thấy tới được.

Tuy qua khỏihạnh của ma mà hiện hàng phục chúng ma. Ấy là hạnh của Bồ Tát.

Bồ Tát thìđâu còn bị nghiệp chướng sanh trong các loài ma vương hay quỷ thần. Nhưng cácNgài có khi cũng thị hiện làm những việc của quỷ thần, của ma vương để hàngphục chúng nó, chớ không phải tránh nó mãi mãi.

Cầu nhất thếtrí, không cầu phi thời. Ấy là hạnh của Bồ Tát.

Quí vị thâycâu này dễ hiểu hay khó? Cầu nhất thế trí không cầu phi thời. Ấy là hạnh của BồTát. Bởi vì nhất thế trí là trí biết tất cả. Hàng Thanh văn thì được nhất thếtrí còn Phật thì gọi là gì? Là đạo chủng trí. Bồ Tát, các Ngài cũng cầu nhấtthế trí nhưng mà không phải cầu phi thời. Nghĩa là cầu nhất thế trí để biết tấtcả tâm địa và các pháp để giáo hóa chúng sinh. Chớ không phải cầu nhất thế tríđể an trụ Niết Bàn, để thoát ly sinh tử cho bản thân mình. vì vậy mà nói khôngcầu phi thời. Đó là hạnh của Bồ Tát.

Tuy quán cácpháp chẳng sanh mà chẳng nhập chánh vị. Ấy là hạnh của Bồ Tát.

Nghĩalà quán thấy các pháp không có thực tính, do duyên hợp tự tánh là không.Mà tự tánh là không thì duyên hợp gọi là sanh. Duyên ly tán gọi là diệt. Cáisanh cái diệt đó không thực cho nên nói rằng thấy nó không sanh. Thấy khôngsanh mà không nhập chánh vị. Chánh vị đây là chỉ cho Niết Bàn. Niết Bàn là vôsanh. Tuy thấy các pháp không sanh mà mình không. Nhập chỗ không sanh. Đó làhạnh của Bồ Tát.

Tuy quán 12nhân duyên, 12 duyên khởi mà nhập vào các tà kiến. Ấy là hạnh của Bồ Tát.

Nói rằng BồTát quán 12 duyên khởi mà vào tà kiến. Bởi vì thường chúng ta học đạo thì phápduyên khởi là pháp chính của người tu, của Thanh Văn, của Bồ Tát, do Phật dạy.Thấy các pháp do duyên sinh là thấy đúng chân lý. Thấy đúng lẽ thật. Còn nếuthấy có, thấy không, thấy phải, thấy quấy là thật thì đó là thấy tà kiến, phảivậy không? Vậy thì Bồ Tát lúc nào cũng thấy rõ các pháp là duyên khởi. Nhưngđối với chúng sinh phải dạy họ bỏ điều ác. Nói đây là điều ác thật phải bỏ đi.Đây là điều thiện thật phải ráng làm. Như vậy có tà kiến không? Điều ác, điềuthiện là duyên hợp không thật, phải không? Nhưng mình vẫn nó nó thật, để bảongười ta tránh. Mình nói nó thật để bảo người ta làm. Như vậy có vào tà kiếnkhông? Như vậy để hiểu cho thật rõ, chớ nhiều khi chúng ta chỉ nhìn có mộtchiều, mình thấy cái gì cũng duyên khởi tánh không, rồi nói cái gì cũng khôngkhông hết trơn. Rồi mấy người mới vào đạo, nói các pháp không thật, họ biết làmsao mà tu đây, phải không? Cho nên mình biết rõ các pháp duyên khởi tánh không,nhưng kẻ mới học đạo, thì phải chỉ thẳng rằng, đây là cái tội. Tội này là thậtđó, chớ tạo sẽ bị đọa vào địa ngục. Đây là cái phước thật đó, nếu tu thì sanhthiên đường. Mình nói như khẳng đình thì có giống tà kiến không? Giống tà kiến.Mà chính đó là hạnh Bồ Tát vì làm lợi ích cho chúng sinh, chớ không nói theocái thấy riêng của mình.

Tuy nhiếpphục tất cả chúng sinh mà không có ái trước. Ấy là hạnh của Bồ Tát.

Tuy là mìnhnhiếp phục mình giáo hóa được tất cả chúng sinh mà mình không có mê chấp ở đóthì đó là hạnh của Bồ Tát.

Tuy ưa xa lìamà chẳng y nơi thân tâm hết. Âúy là hạnh của Bồ Tát.

Mấy câu nàynghe lạ. Tuy là ưa xa lìa mà chẳng y nơi thân tâm hết. Ưa xa lìa tức là vì BồTát thấy thân là không thật. Thấy thân là nhớp nhúa, là tạm bợ. Cho nên Ngàicũng thích xa lìa nó. Nhưng vì lòng đại bi muốn giáo hóa cho mọi người cùngthấy như mình, cùng được như minh, nên không để thân tâm này nó hết, vẫn để chonó còn tiếp tục tái sanh để giáo hóa họ. Chó không phải vì thấy thân này vôthường không rồi, muốn xa lìa mãi mãi, nhập Niết bàn không còn tái sanh nữa. BồTát biết điều đó, ưa điều đó, mà vì thương chúng sinh nên vẫn giữ thân tâm cònlại để giáo hóa họ. Đó là hạnh Bồ Tát.

Tuy là đitrong tam giới mà không phá hoại pháp tánh. Ấy là hạnh của Bồ Tát.

Pháp tánh làgì? Tức là tánh thể của các pháp. Tánh thể của các pháp thật có không? Cái nhàcó nó có thực tủa cái nhà không? Như vậy cái nhà không có thực thể cái nhà. Cáichuông không có thực thể cái chuông. Cái mõ không có thực thể cái mõ. Cho tớimọi người, mọi cảnh, đều là tướng lừa dối không có thực thể. Tất cả cảnh trongdục giới, không có thực thể, thì sắc giới, vô sắc giới cũng không có thực thể.Như vậy các Ngài làm hạnh Bồ Tát, tuy là qua lại trong tâm giới mà không pháphoại pháp tánh. Tức là đi qua lại trong tam giới mà vẫn thấy rõ tam giới làkhông thực. Tam giới là hư dối, thấy rõ như vậy. Đó là hạnh Bồ Tát. Chớ khôngphải như minh đi trong tam giới rồi mê, tới đâu tưởng thiệt tới đó.

Như bây giờmình ở trong dục giới này, mình thấy thiệt không? Như vậy mình có pháp hoạipháp tánh không? Chúng ta vào trong cõi nào thì chúng ta liền tháy cõi đó làthật. Đó là phá hoại pháp tánh. Còn Bồ Tát vào trong tam giới mà vẫn thấy tamgiới không thật, không có tự thể, cho nên không phá hoại pháp tánh.

Tuy hành nơikhông mà gieo trồng các gốc công đức. Ấy là hạnh của Bồ Tát.

Học những cáinày chúng ta phải nghiềm ngẫm cho thật kỹ. Nhiều khi mấy chú mới học đạo, nghenói các pháp do duyên hợp, tánh nó là không, tội cũng không thật, phước cũngkhông thật v.v... Mà tội không thật, phước không thật thì làm phước làm gì. Rồithôi nghêu ngao mà chơi. Như vậy đó là cái bệnh. Cho nên đây biết rõ các pháp tựtánh là không, nhưng mọi công đức vẫn không bỏ sót, vẫn không quên làm thì đólà hạnh của Bồ Tát. Nhớ như vậy. chớ để nhiều khi chúng ta học rồi cái học đónó làm chướng ngại việc lành. Nên tôi thấm thiết nhất là câu mà đức Phật nóirằng, đức Phật còn mót từ cái phước xỏ kim. Còn chúng ta công đức cỡ nào mànhiều khi thấy việc lành không muốn làm. Huynh đệ có việc gì nặng nhọc, họ làmkhông muốn nổi, kêu giúp một tay thì ngó lơ đi. Như vậy đó mấy chú nghĩ sao?Mình có phước hơn Phật không? Nghĩa là Phật còn xỏ kim gìum cho Ngài A Na Luật,khi Ngài không thấy đường xỏ kim để vá áo. Ngài than rằng:

( Ai làmphước lại xỏ giùm cây kim cho tôi.

Phật liền đitới nói:

( A Na Luật,đưa đây ta xỏ kim cho để bòn 1 chút phước.

Mấy chú thấyPhật còn tiếc từng cái phước xỏ kim. Còn mình bây giờ tu hành chưa ra trò ratrống gì, mà những điều phước thiện để cho vui với nhau đó, mình còn không muốnlàm thì thiệt là quá dở phải không? Đó là những điều Bồ Tát làm.

Tuy hành vôtướng mà độ chúng sinh. Âúy là hạnh của Bồ Tát.

Hành vô tướngtức là thấy tất cả pháp không có tướng thật. Thí dụ như chúng ta nhìn cái đồnghồ. Phàm phu cho đó là đồng hồ thật, có tướng tròn, tướng vuông, tướng đẹp,tướng xấu. Nhưng với con mắt trí tuệ của hành duyên giác thì thấy đồng hồ chỉlà một mới bộ phận rạp lại. Mếu mở tháo tung ra thì có còn gì là đồng hồ đâu.Từng bộ phận ráp lại đủ thì tạm gọi là đồng hồ. Mở tung ra thì không có đồng hồthật. Như vậy các pháp có tướng gì thật đâu.

Như cái nhànày, mình nói nó là cái nhà, hình chữ nhật hay là hình gì đó. Như sự thật làhình chữ nhật, hay là nó có thướng thật là hình thế này thế kia không? Chẳngqua là một mớ duyên ráp lại, rồi nó có cái giả tướng. Cái giả tướng đó nó khôngthật. Cho nên Bồ Tát thấy cái tướng là không thật mà độ chúng sinh không mệtmỏi. Chớ còn nói tất cả pháp không có tướng nào thật hết thì chúng sinh cũngđâu có thật. Chúng sinh không thật thì khổ vui đâu có thật phải không. Khổ vuikhông thật thì khổ kệ họ, cứu họ làm chi, khổ đâu có thật. Như vậy tâm niệm đóchưa phải là tâm niệm của Bồ Tát. Tuy không có tướng thật mà luôn luôn cứu độchúng sinh, làm lợi ích cho chúng sinh. Đó là hạnh của Bồ Tát.

Tuy hành vôtác mà hiện thọ thân. Ấy là hạnh của Bồ Tát.

Tuy hành vôtác, (vô tác đây là vô nghiệp). Bồ Tát không còn nghiệp để sanh tử nữa nhưngluôn luôn hiện thân trong tam giới để giáo hóa chúng sinh đó là hạnh của BồTát.

Còn mình bâygiờ làm sao? Mong tu hết nghiệp cho rồi, khỏe phải không? Mấy chú có ham điềuđó không? Làm sao cho mình hết sạnh nghiệp để mình giải thoát cho rồi còn thiênhạ ở đây ai sao kệ họ, miễn mình giải thoát thì thoi. Cho nên nhiều khi toooinói mình tàn nhẫn, ăn cơm của bá gia bá tánh, mỗi ngày nhận lãnh của người tamà tu rút cho mình về cực lạc phứt cho rồi, để thiên hạ bà cỏn ở đây làm saothì làm. Như vậy có tàn nhẫn không. Hay là mình nhận của thiên hạ ăn mỗi ngày,cả ăn cả mặc, mà bây giờ nói tôi tu rút để tôi nhập Niết bàn, hết sanh tử. Vậyai trở lại đây tiếp độ họ? Có phải là mình muốn quịt nợ không? Cho nên chúng taphải có tâm niệm cao thượng của Bồ Tát hạnh để thấy rõ cái gì nên làm. Chớkhông nhiều khi cái tu của mình không khéo nó biến thành ích kỷ, của người tathì nhận mà cứ lo phận mình thôi. Cái đó thật là tàn nhẫn đó. Hiểu cho rõ mớithấy Bồ Tát hết nghiệp nhưng vẫn hiện thọ thân. Chúng ta tu những nghiệp ác củathân, khẩu, ý. Những nghiệp sanh tử của thân, khẩu, ý chúng ta dừng nhưng vẫnnguyện cầu tiếp tục sanh trong ta bà hay trong tam giới để giáo hóa chúng sinh.Như vâỵ mới là hạnh của Bồ Tát.

Tuy hành vôkhởi mà khởi tất cả hạnh lành. Ấy là hạnh của Bồ Tát.

Tuy hành vôkhởi mà khởi tất cả các pháp không có thật tươngs. Không có thật tướng tì cáigì sinh, cái gì diệt? Sinh tức là khởi. Tuy thấy các pháp không sanh, khôngdiệt mà luôn luôn khởi tất cả hạnh lành để làm lợi ích chúng sinh. Đó là hạnhBồ Tát.

Tuy hành lụcBa La Mật mà khắp biết tâm vương, tâm sở. Ấy là hạnh của Bồ Tát.

Tuy hành LụcBa La Mật, tức là 6 pháp Ba La Mật. Sáu pháp Ba La Mật là lục độ đễ đi đến bờkia, tức là bờ của Niết Bàn. Tới bờ giải thoát rồi nhưng luôn luôn cốt thấyđược tâm niệm, tâm vương, tâm sở của chúng sinh.Tâm thiện, tâm ác, tâm thế nàythế kia để dùng phương tiện giáo hóa họ. Đó là hạnh của Bồ Tát. Chớ không phảidùng lục độ đưa mình qua bên kia rồi an trú ở Niết Bàn. Không phải vậy.

Tuy hành lụcthông mà không có tận lậu. Ấy là hạnh của Bồ Tát.

Lục thông làgì? Tức là 6 thức thần thông: Thiên nhãn thông, Thiên nhĩ thông, rôì Túc mạngthông, Tha tâm thông, Thần túc thông và Lậu tận thông. Tuy tu đủ lục thông màchừa cái thông sau chót đó , là Lậu tận thông. Vì Lậu tận là chỉ cho các nghiệpđã sạch hết, không còn để rớt trong tam giới. Gọi đó là lậu tận. Bồ Tát tuy đủlục thông nhưng về cái rớt trong tam giới thì các Ngài còn để dành lại. Để dànhcái đó để đi trong tam giới để độ chúng sinh, chớ các Ngài không chịu rớt trongtam giới. Cho nên không có lậu tận.

Tuy hành Tứvô lượng tâm mà không tham trước sanh ở cõi trời Phạm Thiên. Ấy là hạnh của BồTát.

Bởi vì trongkinh Phật thường nói người nào tu: Từ, Bi, Hỷ, Xả, bốn hạnh đó viên mãn thìđược sanh về cõi trời Phạm Thiên. Bồ Tát cũng tu bốn hạnh: Từ, Bi, Hỷ, Xả nhưngkhông cốt để sanh về cõi Phạm Thiên. Đó là hạnh Bồ Tát.

Tuy hànhThiền định, giải thoát tam muội mà không rơi trong Thiền sanh. Ấy là hạnh củaBồ Tát.

Nói rằngchúng ta tu như là được định Sơ thiền, được định Nhị thiền, định Tam thiền,định Tứ thiền, rồi cho tới Không vô biên xứ ... Tất cả những tam muội đó Bồ Tátcũng tu hết, nhưng các Ngài không vì sanh ở trong các chỗ đó. Thí dụ nhưngngười tu đinh Sơ thiền thì chết sanh về cõi Sơ thiền thiên phải không? Ngườiđược đinh tứ Thiền, thì chết sanh về Tứ thiền thiên. Ngài tu hết những định đómà không chịu sanh về những cõi đó mà trở lại Ta bà giáo hóa chúng sinh. Đó làhạnh Bồ tát.

Tuy hành TứNiệm Xứ mà không có cứu cánh hằng lìa thân thọ, tâm, pháp. Ấy là hạnh của BồTát.

Thường thườngTứ niệm xứ là quán làm sao? Quán thân bất tịnh, quán thọ thị khổ, quántâm vô thường, quán pháp vô ngã. Bốn pháp quán đó thành công rồi thì vĩnh viễnlìa thân, không còn bị sanh trở lại nữa. Nhưng các Ngài tu bốn hạnh đó là khôngvĩnh viễn lìa thân, cũng không vĩnh viễn lìa thọ, tâm và pháp, để còn thân, cònthọ, còn tâm, pháp mà trở lại giáo hóa chúng sanh. Đó là hạnh của Bồ Tát.

Tuy hành Tứchánh cần mà không xả thân tâm tinh tấn. Ấy là hạnh của Bồ Tát.

Nói rằng BồTát tu Tứ chánh cần (Tứ chánh cần thì dễ nhớ rồi). Đều ác chưa sanh thì ngănđừng cho nó sanh. Điều ác đã sanh thì cố gắng tiêu diệt. Điều ác đã sanh thì cốgắng tiêu diệt. Điều thiện chưa sanh thì kích phát cho nó sanh. Điều thiện đãsanh thì tạo điều kiện cho nó tăng trưởng. Đó là Tứ chánh cần. Bồ Tát. Bồ Táttu Tứ chánh cần này mà không bỏ thân tâm tinh tấn. (Tức là tu Tứ chánh cần rồimà thân tâm mãi mãi tinh tấn không dừng). Gọi là hạnh của Bồ Tát.

Tuy hành Tứnhư ý túc mà được tự tại thần thông. Ấy là hạnh của Bồ Tát.

Tứ như ý túclà bốn pháp của Đại thừa tu đó. Tứ như ý túc, mấy chú nhớ là gì không?

!- Là Dục NhưÝ Túc.

2- Là TinhTấn Như Ý Túc.

3- Là NiệmNhư Ý Túc.
4- Là Nhất TâmNhư Ý Túc (hay là định Như Ý Túc).

Như vậy BồTát tu 4 cái đó thì theo phàm phu hay Thanh Văn? Tu 4 cái đó thì được đầy đủ 4Như Ý Túc thôi. Còn các Ngài Bồ Tát tu 4 cái đó là đầy đủ tất cả thần thông. Đólà hạnh của Bồ Tát.

Tuy hành ngũcăn mà phân biệt chúng sinh, các căn lợi độn. Ấy là hạnh của Bồ Tát.

Tức là NgũCăn đó. Khi tu Ngũ Căn cốt làm sao để biết căn của chúng sinh, người đó lanhlợi, ngu độn để tìm cách giáo hóa họ. Đó là hạnh của Bồ Tát.

Tuy hành NgũLực mà ưa cầu thập lực của Phật. Ấy là hạnh của Bồ Tát.

Hạnh ThanhVăn thì tu Ngũ Lực, Bồ Tát cũng tu Ngũ Lực nhưng các Ngài chỉ mong làm sao đượcthập lực của Phật mới thội. Đó là hạnh của Bồ Tát.

Tuy hành Thấtgiác phần mà phân biệt trí huệ Phật. Ấy là hạnh Bồ Tát.

Thất Bồ Đềphần là 7 phần giác ngộ. Bảy phần giác ngộ đó là của Thanh Văn, ở đây các Ngàicũng tu 7 phần đó nhưng cốt được trí huệ Phật, chớ không cốt được trí tuệ ThanhVăn. Đó là hạnh của Bồ Tát.

Tuy hành Bátchánh đạo mà ưa hành vô lượng Phật đạo. Ấy là hạnh của Bồ Tát.

Thường thườngchúng ta tu Bát chánh đạo là dượt trừ tâm bệnh của mình. Ở đây Bồ Tát tu Bátchánh đạo nhưng nguyện hành vô lượng Phật đạo, thì đó là hạnh của Bồ Tát.

Tuy hành chỉquán để làm pháp trợ đạo, không cứu cánh rơi ở tịch diệt. Ấy là hạnh của BồTát.

Thường thườngchúng ta tu chỉ hay là tu quán để làm gì? Để tâm mình yên lặng, phải không? Tâmyên lặng tức là tiến tới chỗ tịch diệt. Bồ Tát cũng tu chỉ tu quán, dùng cái đóđể giúp cho đạo pháp, nhưng các Ngài không an trú chỗ tịch diệt. Đó là hạnh củaBồ Tát.

Tuy hành cácpháp chẳng sanh, chẳng diệt mà dùng tướng hảo trang nghiêm thân kia. Ấy là hạnhcủa Bồ Tát.

Bởi Bồ Tát luôn luôn biết các pháp thực thể không sanh không diệt. Tuythực thể không sanh không diệt mà luôn luôn tu các hạnh tướng hảo, trang nghiêmthân. Tại sao vậy? Lẽ ra thì các pháp không sanh không diệt
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]