Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 12

16/12/201016:22(Xem: 8469)
Phần 12

KINH DUY MA CẬTGIẢNG GIẢI
Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Phần 12

Phật bảo ThiệnĐức, con ông Trưởng giải:

( Ông đi đếnchỗ ông Duy Ma Cật để thăm bệnh.

Ông Thiện Đứcbạch Phật rằng:

( Bạch ThếTôn! Con không kham đến thăm bệnh ông ấy. Vì cớ sao? Con nhớ thuở xưa con tự ởtrong nhà ba con mà lập hội đại thí cúng dường tất cả vị Sa môn, Bà la môn vànhững người ngoại đạo, bần cùng, hạ tiện, cô độc, người ăn xin, đầy đủ 7 ngày.Khi ấy ông Duy Ma Cật đến trong nhà bảo con rằng:

( Này con ôngTrưởng giả, phàm làm đại thí hội thì không phải là việc như ông đã làm. Phảilàm cái hội pháp thí, đâu có dùng hội tài thí làm gì.

Con mớinói:

( Này cư sĩ,thế nào là là hội pháp thí?

Ông mớiđáp:

( Hội phápthí là không trước không sau. Đồng thời cúng dường tất cả chúng sanh. Ấy gọi làhội pháp thí.

Con hỏirằng:

( Làm thếnào?

Ông ấybảo:

( Do Bồ tátmà khởi tâm từ. Do cứu chúng sanh mà khởi tâm đại bi. Do gìn giữ chánh pháp màkhởi tâm hỷ. Do nhiếp trí tuệ mà hành tâm xả.

Như vậy bốntâmm: Từ, Bi, Hỷ, Xả. Sở dĩ có tâm từ là nơi tâm Bồ đề mà khởi lòng từ. Sở dĩcó tâm Bo vì cứu chúng sanh mà khởi tâm bi. Sở dĩ có tâm Hỷ vì gìn giữ chánhpháp nên có tâm hỷ. Sở dĩ có tâm xả vì mình nhiếp được trí tuệ nên có tâmxả.

Như vậy ai màxả được là người có trí tuệ. Còn ai mà hỷ được là do nhiếp teì được chánh pháp.Ai có tâm bi là vì muốn cứu chúng sanh. Sai khởi tâm từ vì thấy Bồ đề là giác,quí trọng, cho nên mình muốn đem cái quí trọng an vui cho người, là có tâm từ.Đó là bốn pháp Từ, Bi, Hỷ, Xả rồi. Bây giờ tới gì nữa.

Do nhiếp xantham cho nên khởi Bố thí. Do giáo hóa phạm giới cho nên khởi nhẫn nhục. Do lìatướng thân tâm cho nên khởi Tinh Tấn. Do tướng Bồ đề cho nên khởi Thiền Ba LaMật. Do Nhất Thiết Trí cho nên khởi Bát Nhã Ba La Mật.

Như vậy làLục Độ. trước là Tứ Vô Lượng Tâm. Đây là Lục Độ. Lục Độ thì mỗi độ đều có căndo. Vì nhiếp kẻ xan tham cho nên mới tu bố thí. Vì bố thí kẻ phạm gới nên mìnhmới tu trì giới... Như vậy mỗi pháp của lục độ đều trị một bệnh của chúngsanh.

Do giáo hóachúng sanh mà khởi cái không. Do chẳng xả pháp hữu vi mà khởi vô tướng. Do thịhiện thọ sanh mà khởi vô tác

Đây là không.Vô tác là tam giải thoát môn đó. Sở dĩ có tam giải thoát môn là vì mới khởi ra.Rồi do xả pháp hữu vi cho nên mới vô tướng. Do thị hiện độ sanh nên mới khởi vôtác. Như vậy ba cái: Không, vô tướng, vô tác. Hay không, vô tướng, vô nguyệnđều là có lý do mà khởi.

Do hộ trìchánh pháp mà khởi sức phương tiện. Do độ chúng sanh mà khởi Tứ Nhiếp Pháp. Dokính sự (tức là sự kính thờ) tất cả nên khởi trừ pháp mạn. Đối với thân, mạng, tàiba cái đó mà khởi ba pháp kiên cố. Ở trong lục niệm mà khởi pháp Tứ niêmj. Ởtrong lục hòa kỉnh mà khởi tâm chánh trực.

Như vậy đoạnnày nói những pháp tu. Đầu tiên là vì trì chánh pháp khởi lục phương tiện. Dùngphương tiện đó là bỏa hộ chánh pháp. Rồi vì độ chúng sanh mà khởi Tứ Nhiếp Pháp.Phương tiện là Tứ Nhiếp Pháp. Rồi do kính thờ tất cả nên mới trừ pháp mạn (tứclà ngã mạn đó). Mạn này nói chung là ngã mạn, rồi Tăng thượng mạn... Đủ trongđó hết. Cho nên nói chữ mạn là đủ trong mấy thứ mạn.

Đối với thân,mạng, tài. Thân mình nè, mạng sống của mình, tiền của của mình mà khởi ba phápkiên cố. Quí vị biết ba pháp kiên cố đó là ba pháp gì không? Một là pháp thân. Hai là huệ mạng. Ba là công đức, pháp tài. Gọi là ba pháp kiên cố đó. Thay vì mìnhcũng ba pháp là thân, mạng, tài. Thân này thì vô thươngf. Mạng này là tạm bợ.Tài sản là vô thường, phải không? Như vâỵ ba cái là tạm bợ vô thường. Đổi lạiba pháp kiên cố là pháp thân, là bất sanh bất diệt. Trí tuệ là mạng, thì mạngđó không có bị sinh diệt. Rồi tài là công đức pháp tài. Ba cái đó là ba phápkiên cố đó.

Ở trong lụcniệm mà khởi niệm tư pháp, khởi pháp tư niệm. Lục niệm, quí vị biết lục niệm làcái gì không? Một là niệm Phật. Hai là niệm Pháp. Ba là niệm Tăng. Bốn là niệmThiên. Năm là niệm giới. Sáu là niệm thí, đó là lục niệm, ở trong lục niệm. Nhưvâỵ trong lục niệm đó khởi ra pháp tư niệm. Đó là để chỉ cho trong những phápcủa Phật mà mình có khởi pháp riêng.

Ở trong lụchòa kỉnh thì dư biết phải không? Khởi tâm chánh trực. Hiện tại mà mình trừ dẹphoặc tăng trưởng những pháp tu của mình.

Do chánh hànhthiện pháp mà khởi tịnh mạng. Do tâm thanh tịnh hoan hỷ mà khởi gần bậc hiềnthánh. Do chẳng có ghét người ác mà khởi tâm điều phục. Do pháp xuất gia màkhởi thâm tâm. Do như nói mà thực hành cho nên khởi đa văn. Do không thấy phápvô tránh mà khởi ở chỗ vắng vẻ. Do thú hướng Phật huệ mà khởi ở chỗ yên tịnh.Do giải các trói buộc cho chúng sanh, mà khởi chỗ tu hành. Do đầy đủ các tướng hảovà trang nghiêm cõi Phật thanh tịnh mà khởi nghiệp phước đức.

Như vậy đaylà những lý do để nói lên công hạnh tu của mình. trước hết vì các chánh hạnh,thiện pháp. Tức là mình tu hành đúng như pháp lành của Phật dạy cho nên mìnhtịnh mạng. Tịnh mạng tức là mạng sống thanh tịnh. Thay vì tịnh mạng thì ngượclại là tà mạng. Tà mạng thì trong kinh đã nói rõ rồi.

Vì tịnh tâmhoan hỷ, tức là tâm thanh tịnh vui vẻ, cho nên khởi thân cận hiền thánh. Mìnhmuốn tâm được thanh tịnh, mình muốn được sự hoan hỷ thì gần bậc hiền thánh thìtâm dễ thanh tịnh, tâm dễ hoan hỷ.

Vì không ghétngười ác nên khởi tâm điều phục. Khởi cái điều phục tâm. Quí vị thấy người dễthương mà ít thương. Người ác ghét mà không ghét đó dễ không? Dễ hay khó? Sao màkhó. Họ đáng ghét mình đừng ghét họ thì thôi, phải không? Như vậy vì chẳng ghétngười ác mà khởi cái điều phục tâm. Bởi vì nếu không điều phục, thấy người ác thìsao? Ghét. Cho nên muốn đừng ghét người ác, khéo điều phục tâm mình đừng cho nócó những cái ganh ghét hay bực bội

Do pháp xuấtgia mà khởi thâm tâm. Thâm tâm bữa hổm nói đó. Thâm tâm là sao? Trước hết làtrực tâm hay là thâm tâm. Trực tâm rồi mới tới thâm tâm. Thâm tâm tức là hànhnhững pháp của Phật. Gọi nó là thâm tâm. Như vậy là do mình muốn xuất gia chonên phải hành những pháp Phật dạy luôn luôn không quên.

Do như nói màhành khởi đa văn. Điều này quí vị thấy dễ hiểu không? Chúng ta có cái bệnh họcnhiều mà quên tu, phải không? Còn có người ham tu mà không chịu học. Đó đều là haicái cực đoạn hết. Ở đây vì mình muốn nghe nói. Nói được là làm được. Cho nênmới học nhiều. Mình học nhiều là vì mình học tới đâu mình tu tới đó. Chớkhông phải học để mà nói. Cho nên do mình muốn như nói mà hành thì phải đa văn.Có nghe rồi mình mới hiểu. Hiểu rồi mình mới hành. Nói được thì hành được. Cáihọc đó mới đúng là cái học của đạo. Chonên phải do như nói mà hành mới khởi đavăn. Do pháp vô tránh mà khởi ở chỗ vắng vẻ. Vô tránh là không cãi. Vì mìnhkhông muốn cãi với thiên hạ cho nên ở chỗ vắng vẻ.

Vì muốn thúhươngs về Phật huệ nên khởi ra yên tọa. Ngồi thiền đó. Ngồi thiền là hướng vềPhật huệ. Trí huệ của Phật. Không cho những niệm thế gian chen lấn. Cho nên mìnhngồi yên cho trí huệ Phật phát hiện.

Vì cởi nhữngtrói buộc của chúng sanh cho nên khởi tu hành. như vậy minh tu hành cốt là đểcỏi những trói buộc cho chúng sanh. Chớ không phải là tu cho mình.

Do muốn chođầy đủ các tướng tốt và trang nghiêm cõi Phật cho nên mình mới tu những nghiệpphước đức. Những nghiệp phước đức, những điều lành, điều tốt mình làm cho ngườithì đó gọi là nghiệp phước đức. Làm những điều lành điều tốt đó có hai ý nghĩa.Yï nghĩa thứ nhất là trang nghiêm 32 tướng tốt cho mình. Ý nghíathư hai làtrang nghiêm cõi thanh tịnh của Phật. Phật đó là Phật của mình chứ không phảiPhật của ai. Mai kia mình thành Phật có 32 tướng tốt rồi có cõi thanh tịnh luônphải không? Chớ lỡ thành Phật có 32 tướng tốt mà ở trong nhà tranh, chung quanhhôi hám quá, chắc không được phải không? Cho nên tướng tốt, đủ tướng tồi thìphải có cõi thanh tịnh theo đó. Vì vậy làm những công đức đó là để trang nghiêmcho thân thanh tịnh, cõi Phật thanh tịnh. Vậy quí vị có chán làm phước đứckhông? Nếu chán làm phước đức là chán đời sau mình đẹp. Chán chỗ ở mình trangnghiêm. Vậy quí cị muón sau thân đẹp và chỗ ở trang nghiêm thì đối với phướcđức làm sao? Làm không có biét mỏi mệt. Như vậy thì khả dĩ. Chớ còn bây giờ cứthấy chuyện gì, làm chuyện gì tốt thì xô cho người ta làm. Rồi mai mốt lỡ sinhra xấu quá đi thì chừng đó tủi thân, tủi phận. Chừng đó không biết than thở vớiai.

Vì biết tấtcả tâm niệm chúng sanh như, nên nói những pháp gì thì liền khởi nghiệptrí

Vì mình muốncho mình biết được tâm niệm chúng sanh. Biết nên nói pháp gì cho họ nghe. Vìvậy mà mình khởi cái nghiệp trí.

Vì biết tấtcả pháp không thủ, không xả để vào môn nhất tướng mà không khởi ra nghiệp huệ.

Đây chia ranghiệp trí, nghiệp huệ.

Vì đoạn tấtcả phiền não, tất cả chướng ngại, tất cả pháp bất thiện mà khởi ra tất cảnghiệp thiện. Do được nhất thiết trí huệ, nhất thiết thiện pháp, khởi tất cả cácpháp trợ Phật đạo.

Như vậy đểthấy rằng tất cả vị Bồ tát mà hành đạo thì chúng ta thấy rõ ràng. Đây là đoạnchót nói rằng vì muốn biết tất cả tâm chúng sanh để nên nói pháp gì độ họ thìmình nói. Bởi vậy mình mới tu nghiệp trí, để tìm hiểu, để tu hành, để thấu suốtđược những gì Phật dạy. Biết được tâm niệm của họ để mình giáo hóa họ. Biết tấtcả pháp không thủ, không xả vào môn đệ nhất tướng. Đó là mình khởi ra được gì?Tuệ rồi tới sau chót là đoạn tất cả phiền não, tâts cả chướng ngại, tất cả phápbất thiện mà khởi tất cả nghiệp thiện. Nhất thiết trí tuệ nè. Nhất thiết thiệnpháp nè. Khởi tất cả pháp trợ đạo được như ý. Như vậy đây là cái hội thí mà ởtrên Ngài Thiện Đức hỏi ông Duy Ma Cật.

Như thế nàythiện nam tử. Cái hôi pháp thí là như thế. Nếu Bồ Tát trụ nơi hội pháp thí nàolà đại thí chủ, cũng là phước điền của tất cả thế gian.

Ông tán thánnếu ai trụ được hội pháp thí này đó là đại thí chủ, đó là phước điền của tất cảthế gian.

Bạch Thế Tôn!Ông Duy Ma Cật khi nói pháp này thì trong chúng Bà La Môn 200 người đều pháttâm vô thượng chánh đẳng chánh giác. Con khi ấy tâm được thanh tịnh, tán thánchưa từng có. Cúi đầu đảnh lễ dưới chân ông Duy Ma Cật. Liền cởi xâu chuỗi anhlạc giá trị trăm ngàn để dâng lên cho Ngài mà Ngài không nhận. Con nóirằng:

( Này cư sĩ,mong Ngài nhận cho. Tùy ý mà Ngài dân, tùy ý mà Ngài cho.

Ông Duy Macật mới nhận chuỗi anh lạc. Phân làm hai phần. Một phần thí cho người ăn màythấp nhất ở trong hội. Còn một phần dâng cho đức Phật Nan Thắng. Tất cả chúnghội đều thấy cõi Phật sáng suốt. Cõi Phật Nan Thắng rất sáng suốt. Lại thấy xâuchuỗi anh lạc ở chỗ Phật kia nó biến thành bốn cây cột trụ của bảo đài (bốn trụcủa bảo đài mình cũng không biết làm sao, mà nói có bốn trụ). Bốn phía trangnghiêm không có gì chướng ngại, không có gì che lấp được.

Như vậy khidâng xâu chuỗi lên Phật Nan Thắng thì toàn chúng trong hội nhìn thấy cõi PhậtNan Thắng rất là sáng suốt. Lại thấy phân nữa xâu chuỗi đó biến thành bốn câycột trụ của đài báu. Rồi 4 phía đều đẹp đẽ, không gì che ngại hết.

Khi đó ôngDuy Ma Cật hiện thần biến rồi lại nói rằng:

( Nếu vị thíchủ mà tâm bình đẳng thí cho người ăn mày thấp nhất cũng như là tướng phướcđiền của Phật không có phân biệt, bình đẳng đại bi, không cầu quả báu, ấy gọi làđầy đủ pháp thí.

Trong thànhngười ăn mày thấp nhất thấy được thần lực này rồi, nghe lời ní kia, liền pháttâm vô thượng chánh đẳng chánh giác. Cho nên con không kham đến thăm bệnhông.

Như vậy quývị mới thấy hai cái lối thí. Ở trước ông Duy Ma Cật giảng trạch cho ông cư sĩnày biết (hay ông Thiện Đức biết), bố thí tài không bằng bố thí pháp, phảikhông? Cho nên ông không bằng hội pháp thí. rồi tới cuối cùng ông kết thúc, bốthí bình đẳng mới gọi là hội pháp thí.

Bình đẳng làsao? Là dù cho Phật đầy đủ muôn lượng công đức, kẻ ăn mày thấp nhất trong hộiđó. Trên là Phật, dước là kẻ ăn mày thấp nhất mà mình thấy như nhau. Một xâu chuỗianh lạc chia hai. Bình đẳng không? Bồ Tát như vậy mà khong một niệm cầu phướccho mình. đó mới là hội pháp thí. Gọi là đầy đủ pháp thí. Pháp thí nhưvậy mới là đầy đủ.

Như vậy chúngta xét lại mình coi, hội pháp thí mà đầy đủ như trước đó thì mình khó làm phảikhông? Nhiều quá. Hội pháp thí sau chót này dễ quá! Giả sử bây giờ mình có một nảichuối sửa soạn đem cúng Phật. Có người ăn mày đói tới xin, mình cầm nải chuốiđem đi cúng Phật, mình dám chia họ phân nữa không? Dám không? Bao nhiêu đó thìquí vị kiểm. Mình thấy họ đói thì mặc họ, chớ nhất định cúng Phật thôi phảikhông? Chứ không bao giờ nói đây anh đói quá, tôi chia anh nữa nải, còn nữa nảitôi cúng Phật. Còn nữa nải kia cũng vẫn cung kính chia cho họ chứ không phải khinh.Như cung kính đem dâng cho Phật vậy. làm bao nhiêu đó quí vị thấy dễ làmhay khó. Sao vậy? Đâu phải có chuỗi anh lạc mới khó. Chỉ cần một nải chuỗi thôimà mình được cái tâm như vậy đó thì cũng gọi là hội pháp thí vậy.

Nhưng chúngta có cái khổ là kính thì kính, người nào thường thì khinh, phải không? Kínhthì kính quá, khinh cũng khinh quá. Cho nên cái gì mình dành cho người mìnhcung kính đó, mà gặp kẻ mình khinh tới xin là mình bực bội liền, phải không? Chẵngnhững không cho mà còn rầy nữa chứ. Đừng có xin cái này tội chết à! Để cho tôicũng Phật, phải không? Vì mình nghĩ cái đó là tội. Chứ thật ra mình được cái tâmbình đẳng mà cho như vậy. Ở đây Ngài Duy Ma Cật gọi là cụ túc pháp thí. Đó làđầy đủ pháp thí.

Như vậy đoạnnày chúng ta thấy có một là tài thí. tài thí là một cái hội bố thí tài sản 7ngày. Đó là phước rồi. Nhưng phước đó là phước thế gian thôi, không bằng cái phướcpháp thí. Cho nên Ngài mới dẫn bao nhiêu pháp để dạy ở đây. Đem những pháp đóứng dụng bố thí cho người thì gọi đó là hội pháp thí. nhưng kết thúc lại, vớimột hình ảnh một xâu chuỗi, phân nữa cúng Phật, phân nữa cúng người hạ tiện.Bần cùng hạ tiện nhất trong đám đó. Đó mới là đầy đủ pháp thí. cuối cùng cáithí bình đẳng là trên hết. Vậy mình phải hiểu cả ba cả ba trường hợp thí. Đó lànói cho thấy rõ những câu chuyện. Bây giờ tới kết thúc.

Như thế cácvị Bồ Tát mỗi mỗi đều hướng về Phật để nói cái duyên xưa kia và khen ngợi ôngDuy Ma Cật, lời nói ông Duy Ma Cật. Đều nói rằng chúng con không kham đến thăm bệnhông ấy.

Các vị Bồ tátcũng rút lui luôn. Trước thì đệ tử Thanh Văn rút lui không dám đi thăm. Bây giờchỉ có ai cừ khôi mới dám đi thăm.

Tới phẩm VănThù Vấn Cật. Tức là đến phiên Ngài Văn Thù đi hỏi thăm bệnh.

Khi ấy Phậtbảo Ngài Văn Thù Sư Lợi:

( Ông đi đếnthăm bệnh ông Duy Ma Cật.

Ngài Văn ThùSư Lợi bạch Phật rằng:

( Bạch ThếTôn! Bậc Thượng Nhân kia khó mà đối đáp được vì đã thâm đạt được thật tướng.Khéo nói pháp yếu. Biện tài không chướng ngại. Trí huệ cũng không ngại. Tất cả cácphương thức của Bồ Tất thảy đều biết hết (phương thức tức là phương tiện. Hìnhthức gì của Bồ Tát Ngài cũng thông hết. Nên gọi là phương thức). Những bí tàng củachư PHật không chỗ nào mà chẳng nhập (vô bất đắc nhập đó, là thảy đều đượcnhập). Hàng phục các chúng ma và được thần thông du hí. Tối huệ phương tiệnphương tiện kia đều đã được độ. Tuy nhiên con xin vâng thánh chỉ của Phật màđến thăm bệnh ông.

Trước khinhận lời, tán thán ông Duy Ma Cật. Chúng ta thấy đối với thật tướng của cácpháp thì ông đã thâm nhập. Ông lại khéo giảng pháp yếu cho người ta. Ôg có đủbiện tài không chướng ngại. Đủ trí tuệ không gì ngăn trở. Tất cả những phươngthức của Bồ tát đều thông suốt kho bí mật của Phật ông cũng được vào. hàng phụctất cả ma. Được thần thông du hí. Được trí tuệ phương tiện... Như cậy ông đaccược đầy đủ tát cả cái đó rồi thì thật là đáng nể đáng kính. Nhưng tuy vậy conxin vâng lời PHật con tới thăm. Ngài Văn Thù không thăm nữa thì biết ai thăm. Chonên tới đây thì Văn Thù phải đi.

Khi đó ở tỏngchúng hội các vị Bồ Tát và cac vị Đại đệ tử Thích Đề Hoàng Nhân tức là trời ĐếThích, Phạm Thiên, Tứ Thiên Vương đều khởi nghĩ thế này: Nay hai vị đại sĩ làVăn Thù Sư Lợi và Duy Ma Cật cùng luận bàn với nhau, ắt là nói cai diệupháp.

Liền khi ấy8.000 vị Bồ Tát, 500 vị Thanh Văn, trăm ngàn vị thiên nhân đều mới đi theo. Khiấy Ngài Văn Thù Sơ Lợi cùng các Bồ Tát, các vị Đại đệ tử và chư Thiên nhân cungkính đi nhiễu để vào đại thành Tỳ Xá Ly.

Giống hệt mìnhbây giờ phải không? Khi có hai vị nào có uy tín, có tiếng tắm tới đàm luận vớinhau, quí vị có muốn đi nghe không? Rủ nhau đi nghe bửa nay luận bàn cái gì.Như vậy kể số người đi, rồi mình nhìn lại cái thất ông Duy Ma Cật. Thất ông caolắm khoảng này là cùng. Khoảng này mình chưa bao nhiêu người? 200 người là cứngrồi. Thất ông bao nhiêu mà chứa 8.000 vị Bồ Tát. Rồi 500 vị Thanh Văn. Rồi trămngàn vị Thiên Nhân nữa, không biết bao nhiêu mà tính. Vậy đó mà đều dung hết.Đó là điều đặc biệt. Đó là cái giai đoạn đầu Ngài Văn Thù mới nhận lời đi thăm.Tới giai đoạn kế ông Duy Ma Cật ngồi trong thất mới suy nghĩ.

Khi ấy ôngTrưởng giả Duy Ma Cật tâm khởi nghĩ, nay Văn Thù Sư Lợi cùng với đại chúng đồngđến. Liền dùng thần lực làm rỗng không trong thất của ông. Dẹp hết đồ đạt (sởhữu tức là đồ đạt) và các thị giả. Chỉ để giường bệnh mà nằm.

Chỗ này nóicó cái lý. Lý rằng cái thất của ông cũng chỉ cho cái tâm của tất cả chúng sanhhay là của chư Bồ Tát. Nghĩa là tâm đó muốn đầy đủ tuệ giác thì phải dẹp tấtcả. Dẹp hết thì mới được tuệ giác. Cũng như thất của ông muốn cho trống rỗng đểcho dung chứa được bao nhiêu người đó, thì ông phải dẹp tất cả. Đó là cái lý sẽnói ở đây.

Ngài Văn ThùSư Lợi đã vào trong cái nhà kia thấy thất trống rỗng không có vật gì, riêng chỉcó một cái giường nằm. Khi ấy ông Duy Ma Cật mới nói:

( Lành thay!Văn Thù Sư Lợi! Cái tướng không đến mà đến. Cái tướng không thấy mà thấy (gặpnhau chào một một câu nghe tẻ lạnh làm sao).

Ngài Văn Thùliền đáp:

( Như thế cưsĩ! Nếu đến đã lại chẳng đếng. Nếu đi đã lại chẳng đi. Vì cớ sao? Đế đó khôngchỗ mà đến. Đi đó không có chỗ mà đi. Còn cái đã thấy lại không có chỗ đểthấy.

Như vậy mởmàn hai ông nói chuyện nghe thấy trên trời xanh không, phải không? Ông này ôngvào không có mừng rỡ gì hết mà chào bằng một câu rằng: Cái tướng chẳng đến màđến. Cái tướng chẳng thấy mà thấy. Tại sao tướng chẳng thấy mà thấy. Tại saotướng chẳng đến mà đến? Cái này học trong Trung Quán chắc dễ nhớ rồi. Bởi vì nókhông có cái đến thật, không có cái đi thật. Không có đến thật, không có đithật, nhưng có giả tướng đến giả tướng đi hay không? Như vậy không đến mà đến,đó là cái tướng thật thì không đến nhưng cái giả tướng thì có đến. Tướng thậtkhông thấy giả tướng thì có thấy. Chính vì vậy mà Ngài Văn Thù mới đáp lạirằng, như thế đúng như cư sĩ nói. Nếu cái đến đã thì không lại không đến, đếnrồi thì lại không đến. Còn nếu cái đi rồi thì lại không đi. Cái này trong kiađã nói rồi vì cớ sao? Vì người đến thì không có từ đâu đến. Người đi thì khôngđi về đâu. Như vậy cái đến và cái đi, đã thì không còn đến đã thì không còn đi.Đến rồi gọi là đã phải không? Vì vậy tìm cái đến cái đi thật không có. Bây giờđã thấy lại không thấy. Cho nên nói rằng tướng thấy thì không thấy.

Như vậy haiông gặp nhau nói chuyện mừng rỡ hay nói cái gì. Chào hỏi bằng một cách, mở mànbằng một lối đến mà không thật đến. Đi không thật đi. Thấy không thật thấy. Nhưmình gặp chào anh mới đến, phải không? Chào anh mới đến là tướng đến. Nhưng màđến thì không có thực đến. Nếu nói thật có đeén thì phàm phu rồi. Cho nên BồTát thấy có đến mà không thật đến. Có đi mà không thật đi. Gặp nhau là thấy, màthấy cũng không thật thấy. Đó là tinh thần của Bồ Tát. Ngang đây hai ông lý sựmột chút rồi trở lại thực tế.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]