Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

30-Nhất Hiệp Tướng Lý

24/10/201009:06(Xem: 8654)
30-Nhất Hiệp Tướng Lý

KINH KIM CANG
GIẢNG GIẢI

Hòa Thượng Thích Thanh Từ

ĐOẠN 30

ÂM:

NHẤTHIỆP TƯỚNG LÝ.

- Tu-bồ-đề!Nhược thiện nam tử, thiện nữ nhân dĩ tam thiên đại thiên thế giới toái vi vitrần, ư ý vân hà? Thị vi trần chúng ninh vi đa phủ? Tu-bồ-đề ngôn:Thậm đa, ThếTôn! Hà dĩ cố? Nhược thị vi trần chúng thật hữu giả, Phật tắc bất thuyết thị vitrần chúng. Sở dĩ giả hà? Phật thuyết vi trần chúng tắc phi vi trần chúng, thịdanh vi trần chúng. Thế Tôn! Như Lai sở thuyết tam thiên đại thiên thế giới tắcphi thế giới, thị danh thế giới. Hà dĩ cố? Nhược thế giới thật hữu giả, tắc thịnhất hiệp tướng. Như Lai thuyết nhất hiệp tướng tắc phi nhất hiệp tướng, thị danhnhất hiệp tướng.
- Tu-bồ-đề! Nhất hiệp tướng giả tắc thị bất khả thuyết,đản phàm phu chi nhân tham trước kỳ sự.

DỊCH:

LÝ MỘTHỢP TƯỚNG.

-NàyTu-bồ-đề, nếu người thiện nam, thiện nữ đem thế giới tam thiên đại thiên nàynghiền nát thành bụi, ý ông nghĩ sao? Số bụi này thật là nhiều chăng? Ngài Tu-bồ-đề thưa: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Vì cớ sao? Nếu là bụi thật có đóthì Phật ắt không nói là bụi nhiều. Vì cớ sao? Phật nói các bụi đó tức khôngphải là bụi, ấy gọi là bụi. Bạch Thế Tôn, Như Lai nói thế giới tam thiên đạithiên tức không phải thế giới, ấy gọi là thế giới. Vì cớ sao? Nếu thế giới thậtcó thì ắt là một hợp tướng. Như Lai nói một hợp tướng tức không phải một hợptướng ấy gọi là một hợp tướng.
-Này Tu-bồ-đề, một hợp tướng đó ắt không thể nói,chỉ người phàm phu tham trước việc ấy.

GIẢNG:

Trong đoạnnày đầu tiên đức Phật hỏi ngài Tu-bồ-đề: Giả sử có người nam, người nữ, đem thếgiới tam thiên đại thiên này nghiền nát thành bụi, số bụi đó nhiều chăng? Ngài Tu-bồ-đềtrả lời là rất nhiều. Trả lời xong, Ngài không dừng nơi đó, Ngài giải thíchthêm: Vì cớ sao? Vì bụi nếu thật có thì Phật không nói là bụi, Phật nói bụi tứckhông phải bụi, ấy gọi là bụi. Chỗ này nhắc chúng ta nhớ trong đoạn trước tôiđã nói quá rõ rồi. Nếu chúng ta lầm chấp các pháp có thật thể tức là thế giớilà thật thế giới, hạt bụi là thật hạt bụi; lớn như thế giới, nhỏ như hạt bụi,nếu tất cả lớn nhỏ đều chấp có một thật thể thì đó là cái nhìn của phàm phu.Tại sao? Vì nếu thấy nó có thật thể tức là không phải tướng duyên hợp. Trái lại,con mắt trí tuệ Bát-nhã của Bồ-tát thấy các pháp do duyên hợp, mà đã duyên hợpthì không cái nào có thật thể. Thế giới cũng là tướng duyên hợp nên không thật,chỉ theo phàm phu giả đặt tên là thế giới . Như vậy thế giới chỉ có giảdanh mà không có thật thể. To như thế giới mà chỉ có giả danh, còn nhỏnhư hạt bụi thì sao? Hạt bụi tuy quá nhỏ đối với thế giới, nhưng hạt bụi cũngkhông phải là đơn vị cuối cùng. Nhỏ như hạt bụi cũng vẫn là một hợp thểdo duyên hợp. Hạt bụi do duyên hợp nên không phải là hạt bụi, nhưng giả danhgọi là hạt bụi. Như thế để thấy rằng dù lớn, dù nhỏ đối với con mắt trí tuệ đềuthấy là tướng duyên hợp, chớ không một cái gì tự có thật thể. Thường chúng tacó hai lối nhìn, hoặc cho cái nhỏ không thật mà cái lớn lại là thật, hoặc chocái lớn là duyên hợp mà cái nhỏ là đơn vị cuối cùng. Cũng như viên đất bằng nắmtay, đập nát thành bụi, chúng ta cho viên đất là không thật, nhưng hạt bụi làthật, đó là đơn vị thật hợp thành viên đất, thế là chúng ta thấy cái lớn là giảmà cái nhỏ là thật.

Chủyếu Phật dạy ở đây là phải nhìn cho tường tận tất cả pháp, không một pháp nàocó hình tướng mà có thật thể. Như thế mới hiểu, mới thấy được lý duyên hợp. Từthế giới đến hạt bụi đều không có thật thể, nó là một hợp tướng, nhưng hợptướng cũng là giả danh, nên nói: Hợp tướng không phải hợp tướng, ấy gọilà hợp tướng. Cuối cùng Ngài kết lại một câu: Này Tu-bồ-đề, một hợp tướng đó ắtkhông thể nói, chỉ người phàm phu tham trước việc ấy. Nói là một hợp tướng thìkhông thể nói. Tại sao? Vì nó là hư giả, không thể nói là có, là không, nhưngngười phàm phu không biết, tham trước cho là thật. Trên nhân gian này, tất cảnhững gì có hình, có tướng, sắc, thanh, hương v.v. quí vị kiểm lại xem có cáinào không phải là tướng duyên hợp hay không? Cái nào cũng là tướng duyên hợp,thế mà phàm phu chúng ta cho nó là thật hay giả? Nếu chúng ta nói: Chậu bôngcủa tôi giả. Có người khác nói: Giả thì cho tôi đi! Khi đó chúng ta nói thếnào? Tuy nói giả mà ai xin thì không cho. Nói giả sợ người ta xin, thànhra thấy cái gì cũng thật nên quí, mà quí thì tham trước. Thế nên sự liên hệ làtừ chỗ thấy các pháp là thật, rồi sanh ra tưởng nó là quí và tâm tham trướctheo đó mà sanh . Bởi chiếc xe tôi thật, nhà của tôi thật nên tôi quí, tôi phảicố bảo vệ, tất cả sự vật đều như thế cả. Thế nên những gì mình thấy là thật,đều quí, đều tham trước. Không phải chúng ta bi quan, tạo ra một cái tưởngtượng không đâu, mà đây đúng là chúng ta nhìn bằng trí tuệ, thấy được lẽ thật.Nói đến cái nhà thì biết nó là tướng duyên hợp, không có thật thể. Nếu nói cáinhà thật thì thử hỏi cái gì thật là nhà? Vách tường không phải nhà, kèo cộtkhông phải nhà. Chẳng qua là nhiều tướng nhỏ chung hợp thành một tướnglớn, tướng lớn đó tạm đặt tên là cái nhà. Vậy cái nhà là danh từ tạm đặt để chỉmột hợp tướng, mà hợp tướng là do duyên hợp thì đâu có cái gì là chủ, nên nókhông có tự thể hay không có thật thể. Đó là một lẽ thật, chúng ta nhìn đúng lẽthật chớ không phải bi quan. Nhìn đúng lẽ thật nên không có tâm tham trước, dokhông tham trước nên không mắc kẹt ở thế gian. Trái lại vì nhìn không đúng lẽthật nên khởi tâm tham trước, do đó mất một cái gì là lòng quặn đau, đến khicái ngã mất thì đau vô ngần, vì thế nên cứ quanh quẩn trong thế gian không cóngày ra.

Phậtbảo một hợp tướng không thể nói là có, không thể nói là không. Quí vị phải hiểutinh thần Đại thừa cốt chỉ thẳng lý duyên hợp, cho nên không quyết định nơi haicái có và không. Ai thấy các pháp thế gian thật có, thật không là bệnh. Thế màlâu nay đại đa số người học kinh Bát-nhã đều nói học Bát-nhã là chấpkhông. Chấp không là bệnh tối kî với tinh thần Bát-nhã. Thấy có, thấykhông là thấy hai bên, trái với lý Bát-nhã. Bát-nhã nói các pháp duyên hợp nênkhông thật, vì duyên hợp nên không phải có, vì duyên hợp nên không phải không.Nói duyên hợp là giả tướng nên không phải có mà cũng không phải không. Thế gianchỉ một mặt nói có hoặc nói không, nhưng ta thấy rõ các tướng duyên hợp khôngphải có, không phải không nên không thể nói được, không thể nói cho họ hiểuđược. Vì thế mà đức Phật bảo một hợp tướng ắt không thể nói, chỉ vì ngườiphàm phu tham trước việc ấy.
Quí vị đã thấy rõ ý nghĩa sâu xa của kinh Đại thừa làkhông cho chúng ta kẹt một bên nào, hoặc có, hoặc không. Kim Cang và Bát-nhãnói các pháp do duyên hợp không có tánh thật, chớ không phải không ngơ. Như cáibàn, đối với con mắt trí tuệ Bát-nhã nó có hay không? Con mắt trí tuệBát-nhã thấy cái bàn không có tự thể, do duyên hợp nên chỉ có giả danh. Giảdanh là tên tạm, tạm gọi là bàn, không phải không ngơ, nhưng tìm thật thể thìkhông có, chớ nói cái bàn không như hư không này thì đó là dốt. Nhiều người khônghiểu nghe câu Thị chư pháp không tướng bất sanh bất diệt v.v. liền cho rằngBát-nhã nói cái gì cũng không. Không đây là không có tướng thật, vì nó là duyênhợp. Cũng như tôi nói không có một nắm tay thật mà do năm ngón co lại, nhưngkhi co lại thì có nắm tay không? Nói đúng theo trí tuệ Bát-nhã là nắm tay khôngcó thật thể, chỉ giả danh tạm gọi là nắm tay, đủ duyên hợp lại tạm gọi là nắmtay. Như thế khi duyên hợp không thể nói không, khi duyên tan đâu thể nói có.Chính người không hiểu Bát-nhã mới chấp không, nói cái này có là chấp thật có,nói cái kia không là chấp thật không. Trí tuệ Bát-nhã nhìn tường tận các phápnên không cố định một pháp nào là thật thể, vì đó là tướng duyên hợp, đã là duyênhợp thì không phải là không hẳn. Thế nên mới dùng những chữ “như huyễn, nhưhóa” nghĩa là duyên hợp thì có, duyên ly tán thì không, chớ không phải khôngngơ. Hiểu như thế mới không lầm ý nghĩa của lời Phật dạy trong kinh KimCang và Bát-nhã.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]