Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 37: Lục chủng

02/05/201113:07(Xem: 7129)
Phẩm 37: Lục chủng

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
HánDịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việtdịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: TuệSỹ
(PL.2549- 2005 sửa chữa và bổ sung)

SÁUPHÁP

37.PHẨMSÁU TRỌNG PHÁP

KINHSỐ 1
TôiTôi nghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cácngươi hãy suy niệm sáu trọng pháp,[1] kính trọng, tôn trọng,và ghi nhớ mãi ở trong tâm không cho quên mất.[2] Sao gọilà sáu? Ở đây, Tỳ-kheo thân hành niệm từ,[3] như soi gươngthấy hình mình, đáng kính, đáng quý, không để quên mất.

“Lạinữa, khẩu hành niệm từ, ý hành niệm từ, đáng kính, đángquý, không để quên mất.

“Lạinữa, được các thứ lợi lộc đúng pháp thì nên chia chocác phạm hạnh cùng hưởng, không tưởng tiếc rẻ; pháp nàyđáng kính, đáng quí, không để quên mất.

“Lạinữa, có các giới cấm không hủ, không bại, cực kỳ hoànhảo, không sứt, không thủng, được bậc trí quí trọng,lại muốn đem giới này được phân bố cho người khác cũngđồng một vị; pháp này đáng kính, đáng quí không để quênmất.

“Lạinữa, chánh kiến của Hiền Thánh dẫn đến xuất yếu; cókiến giải như vậy, và muốn các vị phạm hạnh đồng tucùng đồng pháp này, cũng đáng kính, đáng quí, không đểquên mất.

“NàyTỳ-kheo, đó gọi là có sáu trọng pháp này, đáng kính, đángquí, không để quên mất. Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy thườngxuyên tu tập các hành vi của thân, miệng, ý; nếu đượccác thứ lợi dưỡng, cũng nên nghĩ phân đều cho nhau, chớkhởi tưởng tham.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 2
TôiTôi nghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở tại ao A-nậu-đạt[4] cùng chúng Tỳ-kheogồm năm trăm vị. Các vị ấy đều là La-hán, tam minh[5],lục thông, thần túc tự [709a01] tại, tâm không sợ hãi, chỉtrừ một Tỳ-kheo A-nan.

Bấygiờ, Thế Tôn ngồi trên hoa sen vàng mà cọng sen được làmbằng bảy báu. Năm trăm Tỳ-kheo đều ngồi trên hoa sen báu.Khi ấy, Long vương A-nậu-đạt[6] đến chỗ Thế Tôn, đảnhlễ sát chân, rồi đứng qua một bên.

Saukhi quan sát hết Thánh chúng rồi, Long vương bạch Thế Tôn:

“Naycon thấy trong chúng này, trống, thiếu, không đủ, vì khôngcó tôn giả Xá-lợi-phất. Cúi xin Thế Tôn sai một Tỳ-kheomời tôn giả Xá-lợi-phất đến.”

Lúcấy, Xá-lợi-phất đang ngồi vá y cũ tại tinh xá Kỳ-hoàn.Bấy giờ, Thế Tôn bảo tôn giả Mục-liên:

“Thầyđến chỗ Xá-lợi-phất bảo Xá-lợi-phất rằng: ‘Long vươngA-nậu-đạt muốn tương kiến.”

Mục-liênđáp:

“Thưavâng, bạch Thế Tôn!”

Trongkhoảnh khắc co duỗi cánh tay, Tôn giả Mục-liên đã đếnchỗ Tôn giả Xá-lợi-phất tại tinh xá Kỳ-hoàn, và nói vớiXá-lợi-phất, Như Lai dạy: ‘Long vương A-nậu-đạt muốntương kiến.’

Xá-lợi-phấtđáp:

“Thầyhãy đi trước. Tôi sẽ đến sau.”

Mục-liênđáp:

“Hếtthảy Thánh chúng và Long vương A-nậu-đạt mong đợi tôn nhan,muốn được tương kiến, xin hãy đi ngay, đừng có chậm trễ.”

Xá-lợi-phấtđáp:

“Thầyhãy đến đó trước. Tôi sẽ đến sau.”

Lúcấy, Mục-liên lại nói lại:

“Thếnào, Xá-lợi-phất, trong thần túc, có thể hơn được tôisao, mà nay lại bảo tôi đi trước? Nếu Thầy không đứngdậy ngay thì tôi sẽ nắm cánh tay kéo đến suối ấy.”

Lúcấy, Xá-lợi-phất nghĩ thầm: ‘Mục-liên đang tìm cách đùathử ta vậy!’

Bấygiờ, Tôn giả Xá-lợi-phất cởi dây đai kiệt-chi[7] đặtxuống đất, nói với Mục-liên:

“Nếuthần túc của Thầy là đệ nhất, thử cất giải y này lênkhỏi mặt đất, sau đó hãy nắm cánh tay tôi dẫn đến aoA-nậu-đạt.”

Mục-liênnghĩ thầm:

“Xá-lợi-phấtđịnh đùa với ta nên muốn thử chăng? Nay ông ấy đã cởidây đai đặt trên đất bảo ta nếu cất lên được, sau đónắm cánh tay dẫn đi.”

Mục-liênlại nghĩ: ‘Đây ắt có nguyên nhân, nếu không, chẳng việcgì phải khổ nhọc.’ Lập tức, Tôn giả duỗi tay lấy sợiđai nâng lên, nhưng không thể khiến dây đai nhúc nhích mảymay nào. Mục-liên dùng hết sức của mình, vẫn không di chuyểnđai này, không thể làm lay động được. Rồi Xá-lợi-phấtlấy đai ấy buộc chặt vào cành cây [709c01] diêm-phù. Tôngiả Mục-liên lại dùng hết thần lực của mình muốn nângdây này, nhưng không thể làm nó lay động, rốt cuộc khôngthể làm di chuyển được. Đang lúc nâng đai này lên, đấtDiêm-phù chấn động.

Xá-lợi-phấtnghĩ thầm: ‘Tỳ-kheo Mục-liên có thể khiến Diêm-phù-đềnày rung động, huống chi dây đai này. Nay ta nên đem đai nàybuộc chặt vào hai thiên hạ.’ Bấy giờ, Mục-liên cũng lạinâng nó. Buộc vào ba thiên hạ cho đến bốn thiên hạ cũngcó thể nâng lên như nâng chiếc y mỏng.

Bấygiờ, Xá-lợi-phất lại nghĩ thầm: ‘Tỳ-kheo Mục-liên cóthể nâng bốn thiên hạ, cũng không đáng để nói. Nay ta phảiđem đai này buộc chặt vào lưng núi Tu-di.’ Mục-liên lạilàm lay động núi Tu-di này và cung Tứ thiên vương, cung trờiTam thập tam. Xá-lợi-phất lại buộc chặt đai ấy vào mộtngàn thế giới. Mục-liên cũng làm cho lay động.

Xá-lợi-phấtlại buộc chặt đai này vào hai ngàn thế giới, ba ngàn thếgiới, cũng lại lay động. Khi ấy, trời đất chấn độngmạnh, chỉ có chỗ Như Lai ở ao A-nậu-đạt là không lay động,giống như người lực sĩ đùa với lá cây, không nghi nan.”

Bấygiờ, Long vương bạch Thế Tôn :

“Vìsao trời đất này nay chấn động dữ vậy?”

ThếTôn nói hết duyên gốc này cho Long vương.

Longvương bạch Phật:

“Haivị ấy, thần lực của ai là hơn hết?”

ThếTôn bảo:

“Thầnlực Tỳ-kheo Xá-lợi-phất là hơn hết.”

Longvương bạch Phật:

“Trướcđây Thế Tôn đã từng xác nhận, thần túc của Tỳ-kheo Mục-liênlà bậc nhất, không ai vượt hơn được.”

ThếTôn đáp:

“Longvương nên biết, có bốn thần túc. Sao gọi là bốn? Là tựtại tam-muội thần lực, tinh tấn tam-muội thần lực, tâmtam-muội thần lực, giới tam-muội thần lực.[8] Này Long vương,đó gọi là có bốn thần túc lực này. Nếu Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ninào có bốn thần lực này, thường xuyên tu hành không hềbuông bỏ, đó là thần lực bậc nhất.”

Longvương A-nậu-đạt bạch Phật:

“Tỳ-kheoMục-liên không được bốn thần túc ấy sao?”

ThếTôn bảo:

“Tỳ-kheoMục-liên cũng được bốn thần túc lực này và thường xuyêntu hành không hề buông bỏ. Tỳ-kheo Mục-liên muốn giữ thọmạng đến một kiếp, cũng có thể làm được. Nhưng Tỳ-kheoMục-liên không biết tên của tam-muội mà Xá-lợi-phất nhập.”

Lúcấy, Tôn giả Xá-lợi-phất lại nghĩ thầm: “Ba ngàn đạithiên quốc độ, Mục-liên [709c01] đều có thể di chuyển,làm cho vô số côn trùng bị chết, không tính hết. Nhưng tựthân ta nghe chỗ ngồi của Như Lai không thể lay động được.Nay ta có thể dùng đai này buộc chặt vào chỗ ngồi củaNhư Lai.” Mục-liên lại dùng thần túc nâng dây đai ấy nhưngkhông thể làm lay động. Mục-liên nghĩ thầm như vầy: “Chẳnglẽ thần túc ta bị sút giảm rồi sao? Nay nâng đai này màkhông thể làm nó lay động. Ta hãy đến chỗ Thế Tôn màhỏi ý nghĩa này.”

Mục-liênsau khi buông đai này, liền dùng thần túc đi đến chỗ ThếTôn. Từ xa, trông thấy Xá-lợi-phất đã ngồi ở trướcNhư Lai. Thấy vậy, Mục-liên lại nghĩ thầm: “Đệ tử củaThế Tôn, thần túc bậc nhất không ai vượt qua ta. Nhưng takhông bằng Xá-lợi-phất sao?”

Bấygiờ, Mục-liên bạch Phật:

“Khônglẽ với thần túc, con đã có sự sút giảm chăng? Vì sao vậy?Vì con rời khỏi tinh xá Kỳ-hoàn trước Xá-lợi-phất, sauđó Xá-lợi-phất mới đi. Nay Tỳ-kheo Xá-lợi-phất đã ngồitrước Như Lai.”

Phậtbảo:

“Thầntúc của ngươi không hề giảm sút, nhưng ngươi không thểhiểu được thần túc tam-muội mà Xá-lợi-phất đã nhập.Vì sao vậy? Vì trí huệ của Tỳ-kheo Xá-lợi-phất vô lượng,tâm được tự tại. Ngươi không được tùy tâm bằng Tỳ-kheoXá-lợi-phất. Xá-lợi-phất đã được tự tại nơi tâm thầntúc. Khi Tỳ-kheo Xá-lợi-phất nghĩ đến pháp gì, tâm đượctự tại đối với pháp ấy.” Đại Mục-liên ngay lúc đóim lặng.

Longvương A-nậu-đạt vui mừng hớn hở, không tự chế được,vì nay Tỳ-kheo Xá-lợi-phất có rất nhiều thần lực khôngthể nghĩ bàn. Những tam-muội mà ngài nhập, Tỳ-kheo Mục-liênkhông thể biết tên được.

Bấygiờ, Thế Tôn vì Long vương A-nậu-đạt thuyết pháp vi diệu,khích lệ, làm Long vương hoan hỷ. Ngay tại đó Thế Tôn thuyếtgiới. Sáng sớm hôm sau, Thế Tôn dẫn các Tỳ-kheo trở vềvườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ, các Tỳ-kheo nói với nhau: “Từ miệng Thế Tôn đãký thuyết, người có thần thông bậc nhất trong các Thanhvăn chính là Tỳ-kheo Mục-liên, nhưng ngày nay không bằng Xá-lợi-phất.”

Khiấy, các Tỳ-kheo khởi tưởng khinh mạn đối Mục-liên. Bấygiờ, Thế Tôn nghĩ thầm: ‘Các Tỳ-kheo này khởi tưởngkhinh mạng đối với Mục-liên, sẽ chịu tội khó kể hết.’Phật bảo Mục-liên:

“Hãyhiện thần lực của ngươi khiến cho chúng này thấy, chớđể cho đại chúng khởi tưởng biếng nhác.”

Mục-liênđáp:

“Thưavâng, bạch Thế Tôn.”

Mục-liênlễ sát chân Thế Tôn, rồi ngay ở trước Như Lai mà biếnmất, đi qua [710a01] bảy hằng hà sa cõi Phật phương Đông.Ở đó, có Phật tên Kỳ Quang Như Lai Chí chơn Đẳng chánhgiác xuất hiện ở cõi ấy. Mục-liên đến cõi ấy với yphục phàm thường, rồi ở đó đi quanh trên miệng bát. Nhândân ở cõi ấy có hình thể rất lớn. Khi các Tỳ-kheo ởđó thấy Mục-liên, nói với nhau:

“Cácthầy hãy nhìn xem, con sâu này giống y như Sa-môn.”

CácTỳ-kheo bắt xuống cho Phật ấy xem:

“BạchThế Tôn, nay có một con sâu giống y như Sa-môn.”

KỳQuang Như Lai bảo các Tỳ-kheo:

“Cáchđây bảy hằng hà sa quốc độ thế giới kia về phương Tây,có Phật hiệu là Thích-ca Văn Như Lai Chí chơn Đẳng chánhgiác xuất hiện ở đời. Đây là đệ tử vị ấy, thầntúc bậc nhất.”

Bấygiờ, đức Phật kia bảo Mục-liên:

“CácTỳ-kheo này nảy ý tưởng khinh mạn. Ngươi hãy hiện thầntúc cho đại chúng được thấy.”

Mục-liênđáp:

“Thưavâng, bạch Thế Tôn.”

Mục-liênvâng lời Phật dạy, lấy bình bát đựng năm trăm Tỳ-kheokia đem lên trời Phạm thiên. Khi ấy, Mục-liên dùng chân tráidẫm lên núi Tu-di, chân phải đặt trời Phạm thiên, rồinói kệ này:

Thường hãy niệm tinh cần,

Tu hành trong pháp Phật.

Hàng phục Ma, oán địch,

Như dùng móc dạy voi.[9]

Nếu ai nơi pháp này

Thực hành không phóng dật,

Sẽ dứt sạch gốc khổ

Không còn các bức não.[10]

Bấygiờ, Mục-liên làm cho âm vang này tràn đầy khắp tinh xáKỳ-hoàn. Các Tỳ-kheo khi nghe âm thanh này, đến bạch ThếTôn:

“Mục-liênđang ở nơi nào mà nói bài kệ này?”

ThếTôn đáp:

“Tỳ-kheoMục-liên đang ở cách đây bảy hằng hà sa cõi Phật vềphương Đông, đựng năm trăm Tỳ-kheo trong bình bát, chân tráidẫm lên núi Tu-di, chân phải đặt lên trời Phạm thiên mànói bài kệ này.”

Bấygiờ, các Tỳ-kheo tán thán:

“Thậtlà việc chưa từng có, thật là kỳ diệu! Tỳ-kheo Mục-liêncó thần túc lớn như vậy mà đối với Mục-liên chúng conkhởi ý khinh mạn. Xin Thế Tôn bảo Tỳ-kheo Mục-liên đemnăm trăm Tỳ-kheo ấy trở về chốn này.”

ThếTôn hiện từ xa đạo lực cho Mục-liên biết ý. Mục-liênbèn đem năm trăm Tỳ-kheo trở về vườn Cấp Cô Độc, rừngcây Kỳ-đà thành Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn đang thuyếtPháp cho hàng nghìn vạn chúng. [710a28] Đại Mục-liên đem nămtrăm Tỳ-kheo đến chỗ Thế Tôn. Đệ tử của Phật Thích-caVăn ngước lên nhìn các Tỳ-kheo ấy. Lúc ấy, các Tỳ-kheoở thế giới phương Đông đảnh lễ sát chân Thế Tôn rồingồi qua một bên. Bấy giờ, Thế Tôn hỏi các Tỳ-kheo ấy:

“Cácvị từ đâu đến và là đệ tử của ai, đi đường mấtbao lâu?”

Nămtrăm Tỳ-kheo kia bạch Phật Thích-ca Văn:

“Thếgiới chúng con hiện ở phương Đông. Phật hiệu là Kỳ QuangNhư Lai. Chúng con là đệ tử của Phật ấy. Nhưng hôm naychúng con lại cũng không biết là từ đâu đến và đã trảibao nhiêu ngày!”

ThếTôn hỏi:

“Cácông có biết thế giới Phật không?”

CácTỳ-kheo đáp:

“Thưakhông, bạch Thế Tôn.”

“Hômnay các vị có muốn về lại nơi ấy không?”

CácTỳ-kheo đáp:

“Thưavâng, bạch Thế Tôn. Chúng con muốn trở về lại nơi ấy.”

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo kia:

“Hômnay, Ta sẽ vì các vị nói về pháp sáu giới, hãy suy niệmkỹ.”

CácTỳ-kheo đáp:

“Thưavâng, Thế Tôn”

Bấygiờ, các Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy. Thế Tôn bảo:

“Vìsao pháp ấy được gọi là pháp sáu giới? Tỳ-kheo nên biết,con người là sáu giới,[11] thụ bẩm tinh khí của cha mẹmà sanh ra. Sao gọi là sáu? Đó là địa giới, thủy giới,hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới.[12] Này Tỳ-kheo,đó gọi là có sáu giới này. Thân người thụ bẩm tinh khínày mà sanh sáu xứ[13]. Sao gọi là sáu xứ? Đó là xứ củamắt, xứ của tai, xứ của mũi, xứ của lưỡi, xứ củathân và xứ của ý. Này Tỳ-kheo, đó gọi là có sáu xứ này,nhờ cha mẹ mà có được. Y nơi sáu xứ mà có sáu thức thân.Sao gọi là sáu? Y nơi thức của mắt mà có thức thân củamắt thân. Y nơi thức của tai, thức của mũi, thức của lưỡi,thức của thân, thức của ý mà có thức thân của ý.[14]Này Tỳ-kheo, đó gọi là sáu thức thân. Nếu có Tỳ-kheo nàohiểu sáu giới, sáu xứ, sáu thức này, có thể vượt quasáu cõi trời mà thọ hình trở lại.[15] Nếu ở nơi ấy mạngchung sẽ sanh vào chốn này, thông minh tài cao, ngay trên hiệnthân dứt sạch kết sử, đạt đến Niết-bàn.”

Bấygiờ, Thế Tôn bảo Mục-liên:

“Nayngươi hãy đem các Tỳ-kheo này trở về cõi Phật ấy.”

Mục-liênđáp:

“Thưavâng, bạch Thế Tôn.”

Mục-liênlại lấy bình bát đựng năm trăm Tỳ-kheo ấy, nhiễu Phậtba vòng rồi lui đi, trong khoảnh khắc co duỗi cánh tay đãđến cõi Phật ấy. Mục-liên đặt các Tỳ-kheo này xuốngxong, đảnh lễ sát chân Phật ấy, rồi trở về thế giớiNhẫn này[16]. Các Tỳ-kheo cõi kia sau khi nghe sáu giới nàyđều dứt sạch cấu uế, được mắt pháp [710c01] trong sạch.

Bấygiờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo,

“Trongcác đệ tử của ta, Thanh văn có thần thông bậc nhất khóai bì kịp, chính là Tỳ-kheo Đại Mục-kiền-liên.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 3
TôiTôi nghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Sư tử,[17] nước Bạt-kỳ.Lúc ấy, các Tỳ-kheo đức cao có thần túc[18], như hiền giảXá-lợi-phất, Đại Mục-kiền-liên, Ca-diếp, Ly-việt, A-nan,v.v..., gồm năm trăm người đều có mặt.

Bấygiờ, vào lúc sáng sớm, Đại Mục-liên, Đại Ca-diếp, A-na-luật,đi đến chỗ Xá-lợi-phất. A-nan trông thấy ba đại Thanhvăn đến chỗ Xá-lợi-phất, liền bảo Ly-việt:

“Bađại Thanh văn đến chỗ Xá-lợi-phất. Hai chúng ta cũng nênđến chỗ Xá-lợi-phất. Vì sao vậy? Để nghe Xá-lợi-phấtnói pháp vi diệu.”

Ly-việtđáp:

“Việcnày đáng vậy.”

Lúcấy, Ly-việt, A-nan đến chỗ Xá-lợi-phất. Xá-lợi-phấtnói:

“Kinhchào chư hiền! Mời ngồi xuống chỗ này.”

Xá-lợi-phấtnói với A-nan:

“Naytôi có điều muốn hỏi: vườn Ngưu sư tử này thật là khảái lạc, hương trời tự nhiên bay khắp bốn phía. Ai có thểlàm cho khu vườn này trở nên khả ái[19]?”

A-nanđáp:

“Nếucó Tỳ-kheo nào nghe nhiều, những điều đã nghe không quên,tổng trì nghĩa và vị[20] của các pháp, tu hành phạm hạnhđầy đủ.[21] Các pháp như vậy thảy đều đầy đủ, khôngquên sót, vì chúng bốn bộ mà nói pháp không mất thứ lớp,cũng không sơ sót, không có loạn tưởng. Tỳ-kheo như vậylàm cho khu vườn Ngưu sư tử này trở nên khả ai lạc.”

Bấygiờ, Xá-lợi-phất nói với Ly-việt[22]:

“Hômnay, A-nan đã nói rồi. Nay tôi lại muốn hỏi ý nghĩa nơiThầy. Vườn Ngưu sư tử mà trở thành khả ái lạc, Thầyhãy nói, có nghĩa như thế nào?”[23]

Ly-việtđáp:

“Tỳ-kheovui thích sống nơi nhàn tĩnh, tọa thiền tư duy, cùng tươngưng chỉ quán. Tỳ-kheo như vậy làm cho khu vườn Ngưu sư tửtrở thành khả ái.”

Tôngiả Xá-lợi-phất lại nói với A-na-luật[24]:

“NayThầy hãy nói về ý nghĩa làm cho khả ái.”

A-na-luậtđáp:

“NếuTỳ-kheo nào dùng thiên nhãn quan sát trông suốt các chúng sanhkẻ chết người sống, sắc đẹp, sắc xấu, đường lành,đường ác, hoặc tốt hoặc xấu; thảy đều biết tất cả.Hoặc có chúng sanh thân, [711a01] miệng, ý hành ác, phỉ bángHiền thánh, thân hoại mạng chung sinh trong địa ngục; hoặclại có chúng sanh thân, miệng, ý hành thiện, không phỉ bángHiền Thánh. Giống như một người nhìn không trung, thấy khôngthiếu thứ gì.[25] Tỳ-kheo có thiên nhãn cũng lại như vậy,xem thấy thế giới không chút nghi ngờ. Tỳ-kheo làm cho khuvườn Ngưu sư tử trở thành khả ái.”

Xá-lợi-phấtlại nói với Ca-diếp:

“Naytôi hỏi Thầy, các hiền giả đã nói ý nghĩa làm cho khảái như vậy. Nay đến lượt Thầy nói việc ấy.”

Ca-diếpđáp:

“Nếucó Tỳ-kheo nào sống hành a-lan-nhã, lại khuyến khích ngườikhác hành A-lan-nhã, tán thán đức nhàn tĩnh, tự thân đắpy vá nhiều mảnh,[26] lại khuyến khích người khác hành đầu-đà,thân tự biết đủ, sống nơi nhàn tĩnh, lại khuyến khíchngười khác tu hạnh ấy. Tự thân đầy đủ giới đức, thànhtựu tam-muội, thành tựu trí huệ, thành tựu giải thoát,thành tựu giải thoát tri kiến,[27] lại dạy người khác khiếnhành pháp này, tán thán pháp này, đã có thể khuyến hóa,lại dạy người khác khiến hành pháp này, giáo hóa khôngbiết mệt mỏi. Tỳ-kheo như vậy làm cho vườn Ngưu sư tửtrở thành khả ái không gì bằng.”

Tôngiả Xá-lợi-phất nói Đại Mục-liên:

“CácHiền thánh đã nói ý nghĩa làm cho khả ái. Nay đến lượtThầy nói về ý nghĩa làm cho khả ái. Khu vườn Ngưu sư tửnày khoái lạc vô song, nay Thầy muốn nói thế nào điều đó?”

Mục-liênđáp:

“Ởđây, Tỳ-kheo nào có đại thần túc, được tự tại nơithần túc, vị ấy có thể biến hóa vô số ngàn việc màkhông có gì nghi ngờ. Cũng có thể phân một thân thành vôsố thân, hoặc hoàn lại thành một thân. Có thể đi xuyênqua vách đá. Vọt lên, chìm xuống, một cách tự tại. Cũngnhư thuyền lướt trên sông, giống như chim bay trên không,chẳng lưu dấu vết. Giống như lửa dữ thiêu đốt núi hoang.Cũng như mặt trời mặt trăng chiếu khắp mọi nơi. Cũng cóthể đưa tay sờ mặt trời, mặt trăng. Cũng có thể hóa thâncao đến trời Phạm thiên. Tỳ-kheo như vậy khiến vườn Ngưusư tử khả ái[28].

Bấygiờ, Mục-liên nói với Xá-lợi-phất:

“Chúngtôi đều đã nói rõ ý kiến của mình. Nay chúng tôi hỏiý nghĩa nơi Xá-lợi-phất, Tỳ-kheo như thế nào làm cho khuvườn Ngưu sư tử này trở thành rất là khả ái?”[29]

Xá-lợi-phấtnói:

“Nếucó Tỳ-kheo nào có khả năng hàng phục tâm, chứ không phải[30]Tỳ-kheo không thể hàng phục tâm kia. Nếu Tỳ-kheo kia muốnđạt tam-muội tức thì Tỳ-kheo kia có thể được [711b01]tam-muội, tùy ý xa gần thành tựu tam-muội, tức có thể thànhtựu việc ấy. Giống như nhà trưởng giả có y phục đẹpđựng đầy trong rương. Bấy giờ, trưởng giả kia tùy ýmuốn lấy những áo nào thì lấy tùy ý mà không có gì nghingờ. Ở đây cũng vậy, có thể tùy ý nhập vào tam muội.Tỳ-kheo có thể vận dụng tâm, chứ không phải Tỳ-kheo khôngthể vận dụng tâm,[31] tùy ý nhập định cũng không có gìnghi ngờ. Như vậy, Tỳ-kheo có thể vận dụng tâm, chứ khôngphải Tỳ-kheo không thể vận dụng tâm. Tỳ-kheo như vậy sẽkhiến vườn Ngưu sư tử khả ái.”

RồiXá-lợi-phất nói với các hiền giả:

“Chúngta đã tùy theo biện tài của mình mà nói, và cũng tùy theochỗ thích hợp mà khéo nói ý nghĩa này. Chúng ta hãy cùngđến hỏi Thế Tôn: ‘Tỳ-kheo như thế nào khiến vườn Ngưusư tử này khả ái?’ Nếu Thế Tôn có dạy điều gì thìchúng ta sẽ phụng hành.”

CácTỳ-kheo đáp:

“Thưavâng, Tôn giả Xá-lợi-phất!”

Lúcấy, các đại Thanh văn cùng nhau đi đến chỗ Thế Tôn. Đếnnơi, các ngài đảnh lễ sát chân Phật, rồi ngồi qua mộtbên. Bấy giờ các đại Thanh văn đem nhân duyên này bạchđầy đủ lên Phật.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo:

“Lànhthay, đúng như những gì A-nan nói. Vì sao vậy? Vì Tỳ-kheoA-nan nghe pháp có thể ghi nhớ, tổng trì các pháp mà đầyđủ sự tu hành phạm hạnh. Với pháp như vậy, được khéonghe, không quên sót, cũng không có tà kiến, vì chúng bốnbộ mà nói lại, lời lẽ không thác loạn, cũng không sơ suất.

“Nhữngđiều Tỳ-kheo Ly-việt nói lại cũng thích thay! Vì sao vậy?Ly-việt ưa thích nơi nhàn tĩnh, không ở giữa người đời,thường niệm tọa thiền, không có tranh cải, cùng tương ưngchỉ quán, sống an tịch mịch nhàn tĩnh.

“Tỳ-kheoA-na-luật nói cũng lại thích thay! Vì sao vậy? Tỳ-kheo A-na-luậtthiên nhãn bậc nhất. Vị ấy dùng thiên nhãn quan sát ba ngànthế giới. Giống như người sáng mắt xem hạt ngọc tronglòng bàn tay, Tỳ-kheo A-na-luật cũng lại như vậy, dùng thiênnhãn quan sát khắp ba ngàn đại thiên thế giới này khôngchút đáng ngờ.

“NayTỳ-kheo Ca-diếp cũng lại thích thay! Vì sao vậy? Tỳ-kheo Ca-diếptự thân sống hành a-lan-nhã, lại hay tán thán đời sốngở nơi nhàn tĩnh. Tự mình khất thực, lại có thể ca ngợiđức khất thực. Tự thân mặc y rách vá, lại hay tán thánvề đức mặc y rách vá. Tự thân biết đủ, lại tán thánvề đức biết đủ Tự thân ở nơi hang núi, lại hay tánthán về đức ở hang núi. Tự thân thành tựu giới, thànhtựu tam-muội, thành tựu trí huệ, [711c01] thành tựu giảithoát, thành tựu giải thoát tri kiến*, lại hay dạy ngườithành tựu năm phần Pháp thân này. Tự thân có thể giáo hóa,lại hay khiến mọi người thực hành Pháp ấy.

“Lànhthay! Lành thay! Như những gì Mục-liên đã nói. Vì sao vậy?Tỳ-kheo Mục-liên có oai lực lớn, thần thông bậc nhất,tâm được tự tại, ý muốn kia làm gì đều có thể thànhngay. Hoặc hóa một thân phân làm vạn ức, hoặc hợp trởlại làm một. Đi xuyên qua vách đá mà không có trở ngại.Vọt lên, chìm xuống tự tại. Cũng như thuyền lướt trênnước, không chướng ngại. Như chim giữa hư không, không đểlại dấu vết. Giống như mặt trời, mặt trăng, không chỗnào không chiếu. Có thể hóa thân cho đến trời Phạm thiên.

“Lànhthay! Như những gì Xá-lợi-phất nói. Vì sao vậy? Xá-lợi-phấtcó thể hàng phục tâm, không phải không hàng phục tâm. Xá-lợi-phấtkhi muốn nhập định thì có thể thành tựu không có khó ngại.Giống như trưởng giả có y phục đẹp, tùy ý lấy mà khôngcó khó ngại. Tỳ-kheo Xá-lợi-phất cũng lại như vậy, cóthể hàng phục tâm, không phải không có thể hàng phục. Xá-lợi-phấttùy ý nhập tam-muội, tất cả đều hiện tiền.

“Lànhthay! Lành thay! các Tỳ-kheo, các Thầy đã nói những gì theochỗ thích hợp của mình. Nhưng bây giờ hãy nghe những gìTa nói. Tỳ-kheo làm sao khiến vườn Ngưu sư tử khả ái? Tỳ-kheosống nương theo làng xóm, đến giờ, vị ấy đắp y mang bát,vào làng khất thực. Sau khi khất thực xong, vị ấy trở vềchỗ ở, rửa mặt và tay, ngồi dưới bóng một gốc cây,chánh thân, chánh ý, ngồi kiết già, buộc niệm trước mặt.Tỳ-kheo ấy nghĩ thầm: ‘Nay ta sẽ không dời bỏ chỗ ngồinày, cho đến khi diệt tận hữu lậu, thành vô lậu.’

“Bấygiờ, Tỳ-kheo kia sạch hữu lậu, tâm được giải thoát. Tỳ-kheonhư vậy khiến vườn Ngưu sư tử khả ái. Vậy, này các Tỳ-kheo,hãy luôn siêng năng tinh tấn, chớ có biếng nhác.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 4
TôiTôi nghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Nay,Ta sẽ nói về sự chú nguyện có sáu đức, các vị hãy lắngnghe và suy nghĩ kỹ.”

cácTỳ-kheo đáp:

“Thưavâng, bạch Thế Tôn!”

Bấygiờ, các Tỳ-kheo vâng theo lời Phật dạy. Thế Tôn bảo:

“Sáuđức ấy là gì? Ở đây, đàn việt thí chủ thành tựu ba[0712a01] pháp. Thế nào là đàn-việt thí chủ thành tựu bapháp? Ở đây, đàn việt thí chủ thành tựu tín căn, thànhtựu giới đức, thành tựu pháp nghe. Đó gọi là đàn việtthí chủ thành tựu ba pháp này.

“Vậtđược thí cũng thành tựu ba pháp. Sao gọi là ba? Vật kiathành tựu sắc, thành tựu vị, thành tựu hương. Có ba phápthành tựu này.

“NàyTỳ-kheo, đó gọi là có sáu sự này được công đức lớn,danh đức vang xa, đạt được báo cam lồ. Cho nên, các Tỳ-kheo,nếu muốn thành tựu sáu sự này, hãy niệm bố thí.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 5
TôiTôi nghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn đang thuyết pháp cho vô số người. Lúc ấycó một Tỳ-kheo ở trên chỗ ngồi, nghĩ thầm: “Mong NhưLai nói với ta điều gì đó.” Bấy giờ Như Lai biết nhữngý nghĩ trong tâm vị ấy, nên bảo các Tỳ-kheo:

“Nếucó Tỳ-kheo nào nghĩ như vầy: ‘Ước mong Như Lai đích thângiáo huấn ta;’ Tỳ-kheo ấy hãy đầy đủ giới thanh tịnh,không có tỳ vết, tu hành chỉ quán, thích ở nơi nhàn tĩnh.

“NếuTỳ-kheo nào có ý muốn cầu y phục, đồ ăn thức uống, giườngnằm, ngọa cụ, thuốc men chữa bệnh, hãy thành tựu giớiđức, ở nơi nhàn tĩnh mà tự tu hành, cùng chỉ quán tươngưng.

“NếuTỳ-kheo nào lại muốn cầu sự biết đủ, hãy niệm giớiđức đầy đủ, ở nơi nhàn tĩnh mà tự tu hành, cùng tươngưng với chỉ quán.

“NếuTỳ-kheo nào lại mong cầu sao cho chúng bốn bộ, quốc vương,nhân dân, các loài có hình hài trong thấy nhận biết mình,vị ấy hãy niệm tưởng đầy đủ giới đức.

“NếuTỳ-kheo nào ý muốn cầu bốn thiền, trong đó không tâm hốitiếc, không dời đổi, hãy niệm thành tựu giới đức.

“NếuTỳ-kheo nào lại ý muốn cầu bốn thần túc, hãy đầy đủgiới đức.

“NếuTỳ-kheo nào lại ý muốn cầu tám giải thoát môn mà khôngtrở ngại, vị ấy cũng hãy niệm đầy đủ giới đức.

“NếuTỳ-kheo nào lại ý muốn cầu thiên nhĩ nghe hết tiếng trờingười, hãy niệm đầy đủ giới đức.

“NếuTỳ-kheo nào lại ý muốn cầu biết những ý nghĩ trong tâmngười khác, các căn thiếu sót, vị ấy cũng hãy niệm đầyđủ giới đức.

“NếuTỳ-kheo nào lại ý muốn cầu biết tâm ý chúng sanh là tâmhữu dục hay tâm vô dục, tâm có sân hận hay tâm không sânhận, [712b01] tâm có ngu si hay tâm không ngu si, như thật biếtchúng. Tâm có ái hay tâm không ái, tâm có thọ hay tâm khôngthọ, như thật biết chúng. Tâm có loạn hay tâm không loạn,tâm có ganh ghét hay tâm không ganh ghét, tâm có nhỏ mọn haytâm không nhỏ mọn, tâm hạn lượng hay tâm không hạn lượng,tâm có cảm thọ hay tâm không cảm thọ, tâm có định haytâm không định, tâm có giải thoát hay tâm không giải thoát,người nào muốn biết như thật như vậy cũng phải đầyđủ giới đức.

“NếuTỳ-kheo nào lại ý muốn được vô lượng thần túc, phânmột thân thành vô số và hợp trở lại thành một, vọt lênvà chìm xuống tự tại, có thể hóa thân cho đến Phạm thiên,vị ấy cũng phải niệm đầy đủ giới đức.

“NếuTỳ-kheo nào lại ý muốn cầu tự mình nhớ lại những việctrong vô số đời trước, hoặc một đời, hai đời cho đếnngàn đời, trăm ngàn ức đời, trong một kiếp thành, kiếpbại, kiếp thành bại không thể đếm hết. ‘Ta đã từngchết đây, sanh kia, tên ấy, họ ấy, hoặc từ nơi kia chếtsanh đến chốn này.’ Tự nhớ những việc vô số kiếp nhưvậy, hãy niệm đầy đủ giới đức mà không có niệm khác.

“NếuTỳ-kheo nào lại ý muốn được thiên nhãn trông thấy hếtchúng sanh, đường lành đường dữ, sắc đẹp sắc xấu,hoặc tốt, hoặc xấu, như thật mà biết. Hoặc lại có chúngsanh thân, miệng, ý hành ác, phỉ báng Hiền thánh, thân hoạimạng chung sinh trong địa ngục; hoặc lại có chúng sanh thân,miệng, ý hành thiện, không phỉ báng Hiền thánh, tâm ý chánhkiến, thân hoại mạng chung sinh lên trời nơi lành; ngườicó ý muốn như vậy, hãy niệm đầy đủ giới đức.

“NếuTỳ-kheo nào lại ý muốn cầu diệt tận hữu lậu, thành vôlậu, tâm giải thoát, trí huệ giải thoát, biết như thậtrằng, Sanh tử đã dứt, Phạm hạnh đã lập, việc cần làmđã làm xong, không còn tái sinh đời sau; hãy niệm đầy đủgiới đức, trong tự tư duy không có loạn tưởng, sống ởnơi nhàn tĩnh.[32]

“CácTỳ-kheo, hãy niệm đầy đủ giới đức, không có niệm khác,thành tựu đầy đủ oai nghi, sợ cả những lỗi nhỏ huốnggì là lỗi lớn.

“Nếucó Tỳ-kheo nào ý muốn được Như Lai nói đến, hãy niệmđầy đủ giới đức. Giới đức đã đầy đủ, hãy niệmnghe đầy đủ. Nghe đã đầy đủ thì, hãy niệm bố thí đầyđủ. Thí đã đầy đủ thì, hãy niệm đầy đủ trí huệ,và giải thoát tri kiến, thảy đều đầy đủ.

“Nếucó Tỳ-kheo nào đầy đủ các thân giới, thân định, tuệ,thân giải thoát, thân giải thoát tri kiến, được trời rồng,quỷ thần trông thấy cúng dường, là chỗ đáng kính, đángquí, được trời người cung phụng. Cho nên, này các Tỳ-kheo,ai niệm đầy đủ năm phần Pháp thân, người ấy là ruộngphước thế gian, không gì hơn được.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.[33]

KINHSỐ 6
TôiTôi nghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Tôn giả Xá-lợi-phất đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễsát chân, rồi ngồi qua một bên. Lúc ấy, Xá-lợi-phất bạchThế Tôn rằng:

“Naycon đã kết hạ tại thành Xá-vệ. Ý con muốn đi du hóa trongnhân gian.”

ThếTôn bảo:

“Naylà lúc thích hợp.”

Xá-lợi-phấtliền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ sát chân Phật,rồi ra đi.

Xá-lợi-phấtđi chưa lâu, có một Tỳ-kheo ôm ý phỉ báng, bạch Thế Tôn:

“Xá-lợi-phấtgây gỗ với các Tỳ-kheo, rồi không sám hối. Nay bỏ đi duhành trong nhân gian.”[34]

Bấygiờ, Thế Tôn bảo một Tỳ-kheo:

“Ngươihãy mau đem lời của Ta gọi Xá-lợi-phất.”

Tỳ-kheođáp:

“Thưavâng, bạch Thế Tôn!”

Phậtbảo Mục-liên, A-nan:

“Cácngươi hãy đến các phòng tập hợp các Tỳ-kheo về chỗ ThếTôn. Vì sao vậy? Bằng tam-muội đã chứng nhập, Xá-lợi-phấtnay sẽ rống tiếng sư tử trước Như Lai.”

Lúcấy, các Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy, đều tập hợp vềchỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, rồi ngồi qua một bên.Tỳ-kheo kia vâng lời Thế Tôn dạy, đi đến chỗ Xá-lợi-phất,nói với Xá-lợi-phất:

“NhưLai muốn gặp Thầy!”

Bấygiờ, Xá-lợi-phất đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân, rồingồi qua một bên. Phật bảo Xá-lợi-phất:

“Vừarồi, thầy vừa đi chưa lâu, có một Tỳ-kheo đến chỗ Ta,bạch Ta rằng: ‘Tỳ-kheo Xá-lợi-phất [713a01] gây gỗ vớicác Tỳ-kheo. Chưa sám hối mà bỏ đi du hành nhân gian.’ Điềuđó có thật không?”

Xá-lợi-phấtbạch Phật:

“NhưLai đã biết điều đó.”

ThếTôn bảo:

“Tađã biết rồi. Nhưng nay đại chúng đều có lòng hoài nghi.Nay, ở giữa đại chúng, ông hãy dùng biện tài của mìnhmà làm sáng tỏ việc này.”

Xá-lợi-phấtbạch Phật:

“Từkhi ra khỏi thai mẹ đến tám mươi tuổi, con thường tự tưduy, là chưa từng sát sanh, cũng chưa nói dối. Ngay cả trongkhi đùa vui cũng không nói láo. Con cũng chưa từng gây đấuloạn người này với người kia. Hoặc giả có lúc không chuyêný, mới có thể làm việc này. Nhưng, bạch Thế Tôn, nay tâmý con thanh tịnh, há cùng đấu tranh với các vị phạm hạnhsao?

“Cũngnhư đất này, nhận cả sạch lẫn dơ. Phân, nước tiểu,mọi thứ ô uế, thảy đều nhận hết. Máu mủ, đàm dãi,cũng không hề khước từ. Thế nhưng, đất này cũng khôngnói đó là xấu, cũng không nói đó là tốt. Con cũng như vậy,bạch Thế Tôn, tâm không lay động, làm sao lại có tranh chấpvới đồng phạm hạnh, rồi bỏ đi đi xa? Người mà tâm khôngchuyên nhất, mới có thể có việc này. Nay tâm con đã chánh,làm sao lại có tranh chấp với đồng phạm hạnh, rồi bỏđi đi xa?

“Cũngnhư nước, cũng có thể rửa sạch vật tốt, cũng có thểrửa sạch vật không tốt. Nhưng nước kia không nghĩ rằng:‘Ta làm sạch vật này; bỏ qua vật này.’ Con cũng như vậy,không có tưởng khác, làm sao lại có tranh chấp với đồngphạm hạnh, rồi bỏ đi đi xa?

“Giốngnhư ngọn lửa dữ thiêu đốt núi rừng, không lựa chọn tốtxấu, không hề tưởng niệm gì. Con cũng như vậy, há lạicó tranh chấp với đồng phạm hạnh, rồi bỏ đi đi xa?

“Cũngnhư chỗi quét, không có lựa tốt xấu, đều có thể quétsạch, không hề tưởng niệm gì.[35]

“Giốngnhư bò không có hai sừng, hết sức hiền lành, không chúthung bạo, rất dễ điều khiển, dẫn đi đâu tùy ý,không có gì nghi ngại. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, tâm con nhưvậy, không khởi tưởng gây tổn hại gì, há lại có tranhchấp với đồng phạm hạnh, rồi bỏ đi đi xa?

“Cũngnhư con gái dòng chiên-đà-la mặc áo rách nát, đi xin ăn giữangười đời; không có gì phải cấm kỵ nó. Con cũng như vậy,bạch Thế Tôn, cũng không có tưởng niệm rằng: ‘Cứ gâygỗ rồi bỏ đi xa.’

“Cũngnhư cái nồi đựng mỡ bị rò rỉ nhiều chỗ, người cómắt thảy đều thấy chỗ rĩ ra. Con cũng như vậy, bạch ThếTôn, từ trong chín lỗ rỉ ra chất bất tịnh, há cùng đồngphạm hạnh tranh cãi nhau.

“Giốngnhư thiếu nữ xinh đẹp, lại lấy xác chết quấn lên [713b01]cổ rồi sanh ghê tởm nó. Thế Tôn, con cũng như vậy, nhờmtởm thân này như thiếu nữ ấy không khác, há cùng đồngphạm hạnh tranh cãi nhau rồi bỏ đi xa? Việc này không hềcó. Thế Tôn đã biết điều này. Tỳ-kheo kia cũng biết rõđiều đó. Nếu có việc này, xin Tỳ-kheo ấy nhận sự sámhối của con!”

Bấygiờ, Thế Tôn bảo Tỳ-kheo kia:

“Nayngươi nên tự hối lỗi. Vì sao vây? Vì nếu không sám hối,đầu ông sẽ bị vỡ thành bảy mảnh.”

Lúcấy, Tỳ-kheo kia trong lòng sợ hãi, lông tóc đều dựng đứng,vội rời chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ sát chân Như Lai,bạch Thế Tôn:

“Nay,con tự biết xúc phạm Xá-lợi-phất. Cúi xin Thế Tôn nhậnsự sám hối của con.”

ThếTôn bảo:

“Tỳ-kheo,ngươi hãy tự hướng về Xá-lợi-phất mà sám hối. Nếukhông đầu ngươi sẽ vỡ thành bảy mảnh.”

Lúcấy, Tỳ-kheo kia liền hướng đến Xá-lợi-phất đảnh lễsát chân, bạch Xá-lợi-phất:

“Cúixin ngài nhận sự sám hối của con. Vì ngu muội, không phânbiệt được sự thật.”

Bấygiờ, Thế Tôn bảo Xá-lợi-phất:

“Nayông hãy nhận sự hối lỗi của Tỳ-kheo này, lại phải dùngtay xoa đầu. Vì sao vậy? Vì nếu ông không nhận sự sám hốicủa Tỳ-kheo này, đầu kia sẽ bị vỡ thành bảy mảnh.”

Xá-lợi-phấtdùng tay xoa đầu, nói Tỳ-kheo:

“Chophép Thầy sám hối! Như ngu, như si, trong Phật pháp này rấtlà rộng rãi, có thể tùy thời hối lỗi. Lành thay! Nay tanhận sự sám hối của Thầy, sau này chớ tái phạm.” Xá-lợi-phấtnói như vậy ba lần.

RồiXá-lợi-phất bảo Tỳ-kheo kia:

“Thầychớ có tái phạm. Vì sao vậy? Vì có sáu pháp dẫn vào địangục, sáu pháp sanh thiên, sáu pháp dẫn đến Niết-bàn. Thếnào là sáu? Muốn hại người khác. Vui mừng hớn hở, khôngtự chế được, rằng: ‘Ta đã khởi hại tâm.’ Ở trongđó khởi tâm hại rằng: ‘Ta sẽ dạy bảo người khiếnhại người khác.’ Khi đã hại được người, ở trong đókhởi vui mừng: ‘Ta sẽ được câu hỏi về sự không thơm[36]này’. Sự việc ấy chưa xảy ra, trong lòng ưu sầu. Đó gọilà có sáu pháp khiến người rơi vào đường dữ.

“Saogọi là sáu pháp đưa người đến cõi lành? Thân giới đầyđủ, khẩu giới đầy đủ, ý giới đầy đủ, mạng cănthanh tịnh, không tâm giết hại, không tâm ganh ghét. Đó gọilà có sáu pháp này sanh vào nơi lành.

“Saogọi là tu sáu pháp dẫn đến Niết-bàn? Đó là sáu pháp tưniệm. Thế nào là sáu? Thân hành từ không hoen ố, miệnghành từ không hoen ố [713c01], ý hành từ không hoen ố. Nếuđược đồ lợi dưỡng thì có thể phân chia đồng đềucho người khác mà không có tưởng tiếc rẻ. Giữ gìn giớicấm không có lầm lỗi; thành tựu đầy đủ giới mà ngườitrí quý trọng. Điều gì là tà kiến, chánh kiến, xuất yếucủa Hiền Thánh, dứt sạch gốc khổ; các kiến giải nhưvậy, thảy đều phân minh.[37] Đó gọi là sáu pháp đượcđến Niết-bàn. Nay Tỳ-kheo, thầy hãy tìm cầu phương tiệnhành sáu pháp này.

“CácTỳ-kheo, hãy phải học điều này như vậy.”

Bấygiờ, Tỳ-kheo kia lại rời chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễsát chân Xá-lợi-phất: “Nay con lại tự sám hối. Vì nhưngu, như si mà không phân biệt được sự thật. Cúi xin Xá-lợi-phấtnhận sự hối lỗi của con. Sau này con sẽ không tái phạm.”

Xá-lợi-phấtnói:

“Chophép Thầy hối lỗi. Trong pháp Hiền thánh rất rộng rãi,hãy tự sửa đổi. Từ nay về sau, chớ có tái phạm lại.”

Tỳ-kheokia sau khi nghe những gì Xá-lợi-phất dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 7
TôiTôi nghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“NayTa sẽ nói pháp Không tối thượng đệ nhất. Các ngươi hãylắng nghe và suy niệm kỹ!”

CácTỳ-kheo đáp:

“Thưavâng, bạch Thế Tôn!”

Nhưvậy, các Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy.

ThếTôn bảo:

“Saogọi là pháp Không tối thượng đệ nhất[38]? Nếu khi mắtkhởi thì nó khởi, nhưng không thấy từ đâu đến. Khi mắtdiệt thì nó diệt, nhưng không thấy nơi nó diệt, trừ phápgiả hiệu, pháp nhân duyên. Sao gọi là giả hiệu, nhân duyên?Cái này có, thì (cái kia) có; cái này sanh, thì (cái kia) sinh.Tức là, vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danhsắc, danh sắc duyên sáu xứ, sáu xứ duyên xúc[39], xúc duyênthọ[40], thọ duyên ái, ái duyên thủ[41], thủ duyên hữu,hữu duyên sanh, sanh duyên chết, chết duyên sầu ưu khổ nãokhông thể đếm hết. Khổ ấm như vậy được tác thành.

“Nhânduyên này không thì không (kia), đây diệt thì (kia) diệt, vôminh diệt thì hành diệt; hành diệt thì thức diệt; thứcdiệt thì danh sắc diệt; danh sắc diệt thì sáu xứ diệt;sáu xứ diệt thì xúc* diệt; xúc diệt thì thọ* diệt; thọdiệt thì ái diệt; ái diệt thì thủ* diệt; thủ diệt thìhữu diệt; hữu diệt thì sanh diệt; sanh diệt thì chết diệt;chết diệt thì sầu ưu khổ não đều bị diệt sạch ngoạitrừ pháp giả hiệu. Pháp tai, mũi, lưỡi, thân, ý, cũng lạinhư vậy. Khi khởi thì khởi, nhưng không biết nó từ đâuđến. Khi diệt thì diệt cũng không biết nơi nó diệt, trừpháp giả hiệu kia. Pháp giả hiệu kia là, đây khởi thì (kia)khởi, đây diệt thì (kia) diệt. Sáu xứ này cũng không cóngười tạo tác, cũng vậy danh sắc.[42] Pháp sáu xứ là docha mẹ mà có thai, cũng không nhân duyên mà có. Đây cũng làgiả hiệu. Trước phải có đối đãi, sau đó mới có. Giốngnhư dùi cây tìm lửa. Vì trước có đối đãi, sau đó lửasanh. Lửa không từ cây ra, cũng không ở ngoài cây. Nếu cóngười nào bổ cây tìm lửa, cũng không thể được. Đềudo nhân duyên hội hợp, sau đó có lửa. Sáu tình này khởibịnh cũng lại như vậy, đều do duyên hợp ở trong đó khởibệnh. Khi sáu xứ này khởi thì khởi, cũng không thấy nóđến. Khi diệt thì diệt, cũng không thấy nó diệt, trừ phápgiả hiệu kia. Nhân vì cha mẹ hội hợp mà có.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Trướcphải thọ bào thai,

Dầndần như giọt sữa.

Rồigiống như khối thịt.

Saumới tượng ra hình.

Trướctiên sanh đầu cổ;

Kếsanh tay, chân, ngón;

Vàsanh các bộ phận:

Lông,tóc, móng, răng thành.

Nếukhi mẹ ăn uống,

Cácthứ món ăn ngon,

Tinhkhí dùng nuôi mạng;

Nguồngốc của thọ thai.

Hìnhhài thành đầy đủ,

Cáccăn không thiếu sót;

Nhờmẹ được sanh ra

Thọthai khổ như vậy.

“CácTỳ-kheo nên biết, nhân duyên hội hợp mới có thân này. Lạinữa, Tỳ-kheo, trong một thân người có ba trăm sáu mươi đốtxương, chín vạn chín ngàn lỗ chân lông, năm trăm mạch máu,năm trăm dây gân, tám vạn hộ trùng. Tỳ-kheo nên biết, thânsáu xứ có những tai biến như vậy. Tỳ-kheo hãy niệm tưduy về tai hoạn như vậy. Ai tạo ra bộ xương này? Ai hợpgân mạch này? Ai tạo ra tám vạn hộ trùng này?

“KhiTỳ-kheo kia tư duy như vậy liền đắc hai quả A-na-hàm hoặcA-la-hán,”

Bấygiờ, Thế Tôn nói kệ này:

Batrăm sáu đốt xương,

Ởtrong thân người này.

Điềumà Cổ Phật đã diễn,

Nayta cũng nói lại.

[714b01]Gân gồm năm trăm dây;

Mạchcũng cùng như vậy.

Trùngcó tám vạn loại.

Chínvạn chín ngàn lông.

Hãyquán thân như vậy;

Tỳ-kheocần tinh tấn,

Chóngđắc đạo La-hán,

Điđến cõi Niết-bàn.

Phápnày đều Không tịch,

Nhưngngười ngu tham đắm.

Ngườitrí tâm vui vẻ

Nghegốc pháp Không này.

“NàyTỳ-kheo, đó gọi là pháp Không tối thượng đệ nhất. Tađã nói cho các ngươi pháp được Như Lai thi hành[43]. Nay Tađã khởi lòng từ thương xót, điều cần làm Ta đã làm xong.Các ngươi thường phải niệm tu hành pháp này. Ở chỗ nhàntĩnh, tọa thiền tư duy, chớ có biếng nhác. Nay không tu hành,sau hối vô ích. Đó là lời giáo huấn của Ta.[44]

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 8
TôiTôi nghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấygiờ, bà-la-môn Sanh Lậu đến chỗ Thế Tôn, thăm hỏi Phậtrồi, ngồi qua một bên. Bà-la-môn Sanh Lậu[45] bạch Thế Tôn:

“ThưaCù-đàm, ngày nay tâm ý của người sát-lợi muốn cầu sựgì? Có hành nghiệp gì? Chấp theo giáo nghĩa nào?[46] Theo đuổimục đích gì? Tâm ý của người bà-la-môn ý muốn cầu sựgì? Có hành nghiệp gì? Làm theo lời dạy nào? Theo đuổi gì?Quốc vương ngày nay, ý muốn cầu gì? Có hành nghiệp gì?Chấp theo giáo nghĩa nào? Theo đuổi mục đích gì? Kẻ trộmngày nay, ý muốn cầu gì? Có hành nghiệp gì? Chấp theo giáonghĩa nào? Theo đuổi mục đích gì? Người nữ ngày nay, ýmuốn cầu gì? Có hành nghiệp gì? Chấp theo giáo nghĩa nào?Theo đuổi mục đích gì?”

Bấygiờ, Thế Tôn bảo bà-la-môn:

“Sát-lợithường thích tranh tụng, nhiều kỹ thuật, ham thích làm việc,việc làm phải đạt cứu cánh, không nghỉ giữa chừng.”

Bà-la-mônhỏi:

“bà-la-môn,ý cầu gì?”

ThếTôn bảo:

“Bà-la-môn,ý thích chú thuật, ưa thích nơi chốn nhàn tĩnh, mục đíchcư gia, ý nơi Phạm thiên.”

Lạihỏi:

“Quốcvương, ý cầu những gì?”

ThếTôn bảo:

“Bà-la-mônnên biết, ý muốn của vua là được quyền cai trị, ý đặttại binh đao, tham đắm tài bảo.”

“Kẻtrộm, ý cầu gì?”

ThếTôn bảo:

“Kẻtrộm, ý trộm cướp, tâm gian tà, muốn cho mọi [714c01] ngườikhông biết việc làm của mình.”

“Ngườinữ, ý cầu điều gì?”

ThếTôn bảo:

“Ngườinữ, ý để nơi người nam, tham đắm tài bảo, tâm lụy namnữ, tâm muốn tự do.”

Bấygiờ, bà-la-môn bạch Thế Tôn:

“Thậtlà kỳ diệu! Thật hy hữu! Ngài biết ngần ấy sự kiện,như thật không hư. Ngày nay, ý Tỳ-kheo cầu điều gì?”

ThếTôn bảo:

“Giớiđức đầy đủ, tâm an trú đạo pháp, ý ở bốn Đế, ướcmuốn đến Niết-bàn. Đây là những điều cầu của Tỳ-kheo.”

Lúcấy, bà-la-môn Sanh Lậu bạch Thế Tôn:

“Thậtvậy, Thế Tôn, việc làm của Tỳ-kheo, ý không thể dời đổi.Ý nghĩa thật như vậy, thưa Cù-đàm, Niết-bàn thật là anlạc. Những gì Như Lai đã thuyết là quá nhiều. Giống nhưkẻ mù được thấy, người điếc được nghe, người ởtrong tối thấy sáng. Những điều Như Lai nói hôm nay, cũngnhư vậy, không đổi khác. Nay tôi việc nước quá nhiều,muốn trở về nơi ở.”

ThếTôn bảo:

“Nênbiết đúng lúc.”

bà-la-mônSanh Lậu rời từ chỗ ngồi đứng dậy, nhiễu Phật ba vòngrồi lui đi.

bà-la-mônSanh Lậu sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 9
TôiTôi nghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấygiờ, bà-la-môn Sanh Lậu đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sátchân, ngồi qua một bên. Bấy giờ bà-la-môn bạch Thế Tôn:

“Ởtrong đây có Tỳ-kheo nào tu hành thế nào mà phạm hạnh khôngsứt, không rò rỉ; thanh tịnh tu phạm hạnh?”

ThếTôn bảo:

“Nếucó người nào giới luật đầy đủ, không có điều vi phạm,người đó được nói là thanh tịnh tu hành phạm hạnh.

“Lạinữa, bà-la-môn, khi mắt thấy sắc, không khởi tưởng đắm,không khởi niệm tưởng phân biệt,[47] trừ tưởng ác, bỏpháp bất thiện, được nhãn căn trọn vẹn; người này đượcnói là tu phạm hạnh thanh tịnh. Khi tai nghe tiếng, mũi ngửimùi, lưỡi biết vị, thân biết mịn trơn, ý biết pháp, đềukhông có tưởng của thức,[48] không khởi niệm của tưởng[49],tu phạm hạnh thanh tịnh, thành tựu ý căn.”

Bà-la-mônbạch Phật:

“Nhữngngười như thế nào là không tu phạm hạnh, không đầy đủthanh tịnh hạnh[50]?”

ThếTôn đáp:

“Nếucó giao hội[51] với người, đó gọi phi phạm hạnh.”

Bà-la-mônbạch Phật:

“Nhữngngười như thế nào là rò rỉ,[52] không đầy đủ?”

ThếTôn đáp:

“Nếucó người giao tiếp với người nữ, hoặc sờ nắm tay chânnhau,[53] [715a01] ấp ủ trong lòng, nhớ mãi không quên; ngườiđó, này bà-la-môn, được nói là hành không trọn vẹn, bịrò rỉ, các sự dâm dật[54] cùng tương ưng với dâm, nộ,si.

“Lạinữa, bà-la-môn, hoặc người ấy đùa cợt,[55] đối đápvới người nữ. Này bà-la-môn, người đó được nói làngười này hành không trọn vẹn, bị rò rỉ, có dâm, sân,si; phạm hạnh không đầy đủ để tu thanh tịnh hạnh.

“Lạinữa, bà-la-môn, hoặc có người trừng mắt nhìn[56] ngườinữ không di chuyển rồi ở trong đó khởi tưởng dâm, nộ,si, sanh các loạn niệm; này bà-la-môn, người này được nóilà phạm hạnh không thanh tịnh, không tu phạm hạnh.

“Lạinữa, này bà-la-môn, hoặc có người từ xa nghe, hoặc nghetiếng khóc, hoặc nghe tiếng cười,[57] bèn ở trong đó khởicác loạn tưởng dâm, nộ, si; này bà-la-môn, người này đượcnói là không thanh tịnh, tu phạm hạnh, cùng tương ưng vớidâm, nộ, si, phạm hạnh không toàn đủ.

“Lạinữa, này bà-la-môn, hoặc có người đã từng gặp ngườinữ,[58] sau đó sinh tưởng nhớ hoặc, hoặc con mắt ngườinữ, ở trong đó sinh tưởng, tại nơi khuất kín vắng vẻ,khởi dâm, nộ, si, cùng ác hạnh tương ưng; này bà-la-môn,người này được nói là không tu Phạm hạnh.”

Bấygiờ, bà-la-môn Sanh Lậu bạch Thế Tôn:

“Kỳdiệu thay, hy hữu thay! Sa-môn Cù-đàm này biết rõ phạm hạnh,cũng biết không phạm hạnh; biết rõ phạm hạnh rò rỉ, cũngbiết rõ phạm hạnh không rò rỉ. Vì sao vậy? Vì nay tôi cũngcó ý nghĩ này, khi thấy có người nào cùng người nữ chântay đụng chạm nhau, khởi các loạn tưởng, khi ấy tôi nghĩrằng người này hành bất tịnh hạnh, cùng dâm, nộ, si tươngưng. Cảm thọ bậc nhất, là người nữ. Khả dục bậc nhất,đó chính là mắt với mắt nhìn nhau, người nữ kia hoặcnói, hoặc cười, hoặc nắm chéo áo người nam; hoặc cùngnói chuyện vừa nắm chéo áo người nam.[59] Khi ấy, tôi liềnsanh ý nghĩ này: ‘Sáu điều này, người đều hành hạnhbất tịnh hết.’

“Hômnay, Như Lai đã dạy rất nhiều. Giống như người mù đượcmắt, người mê thấy đường, người ngu được nghe đạo,người có mắt thấy sắc; Như Lai thuyết Pháp lại cũng nhưvậy. Nay con xin tự quy y Phật, Pháp, Tăng. Từ nay trở vềsau không sát sinh nữa. Cúi xin nhận con làm Ưu-bà-tắc.

bà-la-mônSanh Lậu sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 10[60]
TôiTôi nghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại rừng bên ngoài thành Tỳ-xá-lycùng với chúng năm trăm đại Tỳ-kheo. Bấy giờ, Tôn giảMã Sư[61] đến [715b01] giờ khất thực, đắp y mang bát vàothành khất thực. Khi ấy, Ni-kiền Tử Tát-già[62] thấy Tôngiả Mã Sư đến, liền đến hỏi:

“Thầyông nói những nghĩa gì? Có những giáo huấn gì? Giáo giớiđệ tử bằng pháp thuyết gì?”

Tôngiả Mã Sư đáp:

“Nàybà-la-môn, sắc là vô thường. Cái gì vô thường, cái đótức là khổ. Cái gì là khổ, cái đó tức là vô ngã. Cáigì vô ngã, cái đó tức là không. Không có nghĩa là ‘Cáikia không phải của tôi; tôi không phải của cái kia.’ Đólà điều mà người trí đã học. Thọ*, tưởng, hành, thứclà vô thường. Năm thủ uẩn này là vô thường, tức là khổ.Cái gì là khổ, cái đó tức là vô ngã. Cái gì vô ngã, cáiđó tức là không. Không có nghĩa là ‘Cái kia không phảicủa tôi; tôi không phải của cái kia.’ Ông muốn biết thì,ý nghĩa mà Thầy tôi giáo giới là như vậy, vì các đệ tửdạy nghĩa như vậy.”

Khiấy, Ni-kiền Tử lấy hai tay che tai nói:

“Thôi,thôi! Mã Sư! Tôi không thích nghe những lời này. Nếu Sa-mônCù-đàm có dạy điều này, thì tôi thật không muốn nghe.Vì sao vậy? Theo nghĩa của tôi thì sắc là thường. Nghĩacủa Sa-môn thì vô thường. Ngày nào đó tôi sẽ gặp Sa-mônCù-đàm để biện luận. Tôi sẽ trừ khử tâm điên đảoSa-môn Cù-đàm.”

Bấygiờ, trong thành Tỳ-xá-ly có năm trăm đồng tử cùng tậphợp lại một chỗ để bàn luận. Lúc này, Ni-kiền Tử đếnchỗ năm trăm đồng tử, nói với các đồng tử: “Các cậuvới tôi cùng đến chỗ Sa-môn Cù-đàm. Vì sao vậy? Vì tôimuốn biện luận với Sa-môn Cù-đàm kia, để cho Sa-môn kiathấy được đường chính chân thật. Sa-môn nói sắc là vôthường. Theo nghĩa ta thì sắc là thường. Giống như lựcsĩ tay nắm lấy lông của con dê lông dài, rồi dẫn đi đâutùy ý, không có gì khó ngại. Nay ta cũng vậy, hôm nay ta sẽcùng Sa-môn Cù-đàm kia biện luận, ta buông hay bắt tùy ý,không có gì nghi ngờ.

“Giốngnhư con voi mạnh hung bạo có sáu ngà, ở trong núi sâu nô đùakhông có gì trở ngại. Nay ta cũng vậy, ta sẽ cùng Sa-mônkia biện luận, không có gì nghi nan. Giống như hai tráng sĩbắt một người yếu, nướng trên ngọn lửa, trở qua trởlại tùy ý, cũng không có gì khó ngại. Nay ta cùng vị kialuận nghĩa cũng vậy, không có gì khó ngại. Trong luận nghĩacủa ta, voi còn có thể bị hại, huống gì là người. Ta cũngcó thể khiến voi đi về Đông, Tây, Nam, Bắc há không bằngngười sao? Nay những vật vô tình như các cột kèo trong giảngđường này, ta còn khiến cho [715c01] di chuyển, huống chi cùngngười biện luận, mà có thể thắng ta sao? Ta sẽ khiến ôngấy trào máu miệng ra mà chết.”

Trongsố đó, hoặc có đồng tử nói như vậy:

“Ni-kiềnTử nhất định không có khả năng luận nghị[63] với Sa-môn.Nhưng chỉ sợ Sa-môn Cù-đàm mới cùng luận nghị với Ni-kiềnTử thôi.”

Cóngười lại nói:

“Sa-mônCù-đàm không luận nghị cùng với Ni-kiền Tử Chỉ có Ni-kiềnTử mới có khả năng luận nghị với Sa-môn thôi.”

Khiấy, Ni-kiền Tử suy nghĩ như vầy:

“Giảsử những điều Sa-môn Cù-đàm nói như Tỳ-kheo Mã Sư, thếthì đủ cho ta đối đáp. Nếu có nghĩa gì khác, cứ nghe rồisẽ biết.”

Bấygiờ Ni-kiền Tử dẫn năm trăm đồng tử trước sau vây quanhđi đến chỗ Thế Tôn, cùng thăm hỏi nhau, rồi ngồi qua mộtbên.

Ni-kiềnTử bạch Thế Tôn:

“Thếnào, Cù-đàm, Ngài có giáo giới gì? Dùng giáo giới gì đểdạy cho các đệ tử?”

Phậtbảo Ni-kiền Tử:

“Nhữngđiều ta nói là, sắc là vô thường. Cái gì vô thường, cáiđó tức là khổ. Cái gì là khổ, cái đó tức là vô ngã.Cái gì vô ngã, cái đó tức là không. Không có nghĩa là ‘Cáikia không phải của tôi; tôi không phải của cái kia.’ Đólà điều mà người trí đã học. Thọ*, tưởng, hành, thứclà vô thường. Năm thủ uẩn này là vô thường, tức là khổ.Cái gì là khổ, cái đó tức là vô ngã. Cái gì vô ngã, cáiđó tức là không. Không có nghĩa là ‘Cái kia không phảicủa tôi; tôi không phải của cái kia.’ Giáo giới của Ta,ý nghĩa là như vậy.”

Ni-kiềnTử đáp:

“Tôikhông ưa nghe ý nghĩa này. Vì sao vậy? Vì theo nghĩa tôi hiểu,sắc là thường.”

ThếTôn bảo:

“Nayông hãy chuyên tâm ý suy tư diệu lý, sau đó hãy nói!”

Ni-kiềnTử nói:

“Naytôi nói sắc là thường. Với năm trăm đồng tử này, ý nghĩaấy cũng vậy.”

ThếTôn bảo:

“Nayông nói sắc là thường. Với năm trăm đồng tử này, ý nghĩaấy cũng vậy.”

ThếTôn bảo:

“Hômnay ông đã tự biện thuyết rồi, sao lại dẫn theo năm trămđồng tử kia?”

Ni-kiềnTử nói:

“Naytôi nói sắc là thường. Sa-môn muốn biện luận thế nào?”

ThếTôn đáp:

“NayTa nói sắc là vô thường, cũng là vô ngã. Giả tạm họplại mà có tên sắc này chứ không chân thật, không chắc,không bền, cũng như nắm tuyết, chúng là pháp diệt vong, làpháp biến dịch. Nay ông nói sắc là thường, vậy Ta hỏilại ông, tùy ý mà trả lời Ta.

“Thếnào, Ni-kiền Tử, Chuyển luân Thánh vương lại có đượctự tại ở trong quốc độ của mình không? Lại nữa, [716a01]Đại vương kia, muốn thả ai thì thả, muốn trói ai thì trói,có được vậy không?”

Ni-kiềnTử đáp:

“Thánhvương này có quyền lực tự tại đó, muốn giết ai thì giết;muốn trói ai thì trói.”

ThếTôn bảo:

“Thếnào, Ni-kiền Tử, Chuyển luân Thánh vương rồi sẽ già không?Đầu có bạc, mặt có nhăn nhăn, y phục cáu bẩn không?”

Khiấy, Ni-kiền Tử im lặng không đáp. Thế Tôn hỏi lại balần, ông cũng ba lần im lặng không đáp lại.

Lúcấy, lực sĩ Kim cang Mật Tích cầm chày kim cương ở giữahư không, bảo rằng:

“Nếuông không trả lời, ta sẽ đập đầu ông vỡ thành bảy mảnhngay trước mặt Như Lai.”

Bấygiờ, Thế Tôn bảo Ni-kiền Tử:

“Ônghãy quan sát giữa hư không!”

Lúcấy, Ni-kiền Tử ngước nhìn lên hư không, thấy lực sĩ kimcang Mật Tích, lại nghe trên hư không có tiếng nói rằng:‘Nếu ông không trả lời Như Lai, ta sẽ đập đầu ông vỡthành bảy mảnh.’ Nghe xong, hoảng sợ, y lông dựng đứng,bạch với Thế Tôn:

“Cúixin Cù-đàm hãy cứu vớt. Xin hỏi lại. Con sẽ đáp ngay.”

Lúcấy, Thế Tôn hỏi:

“Thếnào, Ni-kiền Tử, Chuyển luân Thánh vương sẽ lại già không?Cũng sẽ tóc bạc, răng rụng, da chùn, mặt nhăn hay không?”

Ni-kiềnTử đáp:

“TuySa-môn Cù-đàm nói vậy, nhưng theo tôi hiểu thì sắc là thường.”

ThếTôn bảo:

“Ônghãy suy nghĩ cho kỹ, sau đó mới nói. Nghĩa trước và sau khôngtương ưng với nhau. Ta chỉ luận, Thánh vương sẽ già không?Đầu sẽ bạc, răng sẽ rụng, da chùn, mặt nhăn hay không?”

Ni-kiềnTử nói:

“Chuyểnluân Thánh vương vẫn bị già.”

ThếTôn nói:

“Chuyểnluân Thánh vương có thể tự tại trong nước của mình, vìsao lại không thể trừ khử già, bịnh, chết; nói rằng: ‘Takhông cần cái già, bệnh, chết. Ta thường hằng.’? Giảsử có như vậy, nhưng nghĩa này có hứa khả được chăng?”

Ni-kiềnTử im lặng không đáp, buồn rầu không vui, im lặng khôngnói. Khi này, thân thể Ni-kiền Tử toát mồ hôi hột,mồ hôi ra ướt cả áo, thấm chỗ ngồi, cho đến dưới đất.

ThếTôn bảo:

“Ni-kiềnTử lúc ở giữa đại chúng, ông đã rống tiếng sư tử bảo:‘Các đồng tử, hãy cùng tôi đến chỗ Cù-đàm để tranhluận. Tôi sẽ hàng phục Cù-đàm như nắm lông một con dêlông dài, kéo đi phía Đông hay phía Tây tùy ý. Cũng như voiđi lại tự do ở trong rừng sâu, không có gì phải [716b01]sợ hãi. Cũng như hai người lực lưỡng bắt một ngườiyếu ớt nướng trên lửa, xoay qua xoay lại tùy ý.’ Ông cònnói rằng, ‘Luận nghị của tôi còn có thể giết con voilớn. Khi tôi luận nghị với những thứ vô tình như cây cỏ,cột kèo các thứ, tôi cũng có thể khiến chúng phải cúiđầu khuất phục, làm cho chúng toát mồ hôi nách.’”

Bấygiờ, Thế Tôn vén ba y cho Ni-kiền Tử xem, rồi nói:

“Ônghãy xem, nách của Như Lai không có một giọt mồ hôi. Cònông thì ngược lại, mình đầy mồ hôi, thậm chí rơi xuốngđất.”

Lúcấy, Ni-kiền Tử vẫn im lặng không đáp.

Bấygiờ, ở trong chúng đó có một đồng tử tên Đầu-ma[64].Đồng tử Đầu-ma bạch Thế Tôn:

“Naycon nhận thấy có điều có thể áp dụng, và con muốn nói.”

ThếTôn đáp:

“Hãynói tùy ý.”

Đồngtử Đầu-ma bạch Phật:

“Giốngnhư cách thôn làng không xa, có ao tắm tốt. Trong ao tắm kiacó một con cua.[65] Nhân dân già trẻ, nam nữ, trong thôn đếnao tắm đó vớt con trùng này ra, rồi lấy gạch đá đậpnát chân tay của nó. Trùng này dù muốn trở xuống nước,rốt cuộc không làm được việc này. Ni-kiền Tử này cũngnhư vậy, ban đầu rất mạnh bạo tranh luận với Như Lai,lòng ôm tật đố, ý ôm kiêu mạn. Như Lai đã diệt trừ sạchchúng vĩnh viễn không còn sót. Ni-kiền Tử này không bao giờcòn dám trở lại chỗ Như Lai để biện luận nữa.”

Khiấy, Ni-kiền Tử nói với đồng tử Đầu-ma:

“Ngươingu si không phân biệt chân hay ngụy. Ta không nói chuyện vớingươi, mà ta đang biện luận với Sa-môn Cù-đàm.”

Ni-kiềnTử bạch Phật:

“Tôichỉ hỏi nghĩa lý. Xin Ngài nói lại.”

ThếTôn đáp:

“Thếnào, Ni-kiền Tử, Chuyển luân Thánh vương muốn khiến chogià bệnh chết không đến, có thể được vậy không? Thánhvương kia có được toại nguyện không?”

Ni-kiềnTử đáp:

“Khôngthể toại nguyện như vậy được.”

“Muốncho có sắc này, muốn cho không có sắc này, có được toạinguyện không?

Ni-kiềnTử đáp:

“Khôngđược, thưa Cù-đàm.”

ThếTôn bảo:

“Thếnào, Ni-kiền Tử, sắc là thường hay vô thường?”

Ni-kiềnTử đáp:

“Sắclà vô thường.”

“Nếuvô thường, nó là pháp biến dịch. Ông có thấy ‘Cái nàylà ta; ta là của cái kia’ không?”

Đáp:

“Không,thưa Cù-đàm.”

“Thọ*,tưởng, hành, thức, là thường hay là vô thường?”

Đáp:

“Vôthường.”

“Nếuvô thường, nó là pháp biến dịch, [716c01] ông có thấy nócó không?”

Đáp:

“Không.”

ThếTôn hỏi:

“Nămthủ uẩn này là thường hay vô thường?”

Ni-kiềnTử đáp:

“Làvô thường.”

Phậthỏi:

“Nếulà vô thường, nó là pháp biến dịch, ông có thấy nó cókhông?”

Đáp:

“Không.”

“Thếnào, Ni-kiền Tử, ông đã nói là thường, như vậy không phảilà trái ngược với nghĩa lý này hay sao?”

Lúcấy, Ni-kiền Tử bạch Thế Tôn:

“Naycon ngu si không phân biệt chân đế nên khởi ý muốn này,là cùng tranh luận với Cù-đàm rằng ‘Sắc là thường.’Giống như mãnh thú sư tử từ xa trông thấy người đếnmà có tâm sợ hãi sao? Hoàn toàn không có việc này. Hôm nayNhư Lai cũng như vậy, không có mảy may nào. Nay con say mê chưahiểu nghĩa sâu mới dám xúc phạm. Sa-môn Cù-đàm đã dạyquá nhiều. Giống kẻ mù được mắt, người điếc đượcnghe thấu, người mê thấy đường, người không mắt thấysắc. Cũng như vậy, Sa-môn Cù-đàm đã dùng vô số phươngtiện thuyết pháp cho con. Nay con xin tự quy y Phật, Pháp, Tăng,từ nay trở về sau trọn đời làm người Ưu-bà-tắc, khôngsát sanh nữa. Cúi xin Phật và Tỳ-kheo Tăng nhận lời thỉnhcủa con, muốn cúng bữa ăn cho Phật và Tỳ-kheo Tăng.”

Bấygiờ, Thế Tôn im lặng nhận lời. Khi Ni-kiền Tử thấy ThếTôn im lặng nhận lời, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, nhiễuquanh Phật ba vòng, đảnh lễ sát chân rồi đi. Đến chỗcác đồng tử ở thành Tỳ-xá-ly, ông nói các đồng tử:

“Cáccậu có cúng ta vật gì thì hãy mang đến ngay cho tôi đểtôi bày biện, chớ để trễ thời. Nay tôi đã thỉnh Phậtvà Tỳ-kheo tăng, ngày mai sẽ tôi cúng bữa ăn.”

Lúcấy, các đồng tử liền mang các thứ đồ ăn thức uốngđến cho ông. Đêm ấy, Ni-kiền Tử chuẩn bị soạn các loạiđồ ăn thức uống ngon lành, trải tọa cụ tốt, rồi đếnbạch: “Đã đến giờ, cúi xin hạ cố.”

Đếngiờ, Thế Tôn đắp y, mang bát, dẫn chúng tăng vào thành Tỳ-xá-ly,đến nhà Ni-kiền Tử. Đến rồi, ngồi vào chỗ ngồi. CácTỳ-kheo cũng ngồi theo thứ lớp. Lúc này, Ni-kiền Tử thấyPhật và chúng tăng đã an tọa, tự tay dâng các thứ đồăn thức uống. Sau khi thấy Phật và Tỳ-kheo tăng thọ traixong, đã dùng nước rửa, ông lấy một chiếc ghế nhỏ, ngồitrước Như Lai để nghe pháp.

Bấygiờ, Thế Tôn tuần tự thuyết giảng cho ông các đề tàivi diệu; các đề tài về bố thí, [717a01] về trì giới, vềsanh thiên; dục là ô uế, dâm là hạnh bất tịnh, giải thoátlà an lạc. Khi Thế Tôn thấy tâm ý của Ni-kiền Tử đã khaimở, như những gì mà chư Phật Thế Tôn thường thuyết pháp,về khổ, tập, tận, đạo, Ngài cũng vì Ni-kiền Tử nói hết.Lúc ấy, Ni-kiền Tử liền ngay trên chỗ ngồi các trần cấusạch hết, được mắt pháp trong sạch.

Lúcnày, Thế Tôn liền nói kệ:

Cúngtế, lửa hơn hết;

Thithơ, tụng đứng đầu;

Vua,tôn quý loài người;

Biểnlà nguồn các sông;

Cácsao, trăng sáng nhất;

Ánhsáng, mặt trời nhất.

Trêndưới và bốn phương,

Mọivật sanh bởi đất,

Trờicùng với Nhân loại:

Phậtlà vô thượng tôn.

Aimuốn cầu đức kia,

Tam-phật*là tối thượng.

Saukhi Thế Tôn nói bài kệ này xong, Ngài đứng dậy ra đi.

Lúcấy, năm trăm đệ tử của Ni-kiền Tử nghe thầy mình nhậnsự giáo hóa của Phật, mọi người bảo nhau: “Sao Đạisư của chúng ta lại tôn Cù-đàm làm Thầy?” Rồi các đệtử ấy ra khỏi thành Tỳ-xá-ly, đứng chờ ở giữa đường.Trong lúc đó, Ni-kiền Tử đến chỗ Phật để nghe Pháp. Bấygiờ, Thế Tôn nói pháp cho Ni-kiền Tử, khích lệ khiến hoanhỷ. Ni-kiền Tử sau khi nghe pháp xong, từ chỗ ngồi đứngdậy, đảnh lễ sát chân liền lui đi.

Lúcấy, các đệ tử của Ni-kiền Tử từ xa thấy thầy mìnhđến, mọi người bảo nhau: “Đệ tử của Sa-môn Cù-đàmđang đi đến. Chúng ta hãy lấy gạch đá giết chết ông ta.”

Khinghe tin Ni-kiền Tử bị các đệ tử giết, các đồng tửliền đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, ngồi qua mộtbên. Các đồng tử bạch Thế Tôn: “Ni-kiền Tử mà Như Laiđã giáo hóa nay đã bị các đệ tử giết. Nay đã qua đời,ông ấy sanh nơi nào?”

ThếTôn nói:

“Ôngấy là một người có đức, đầy đủ bốn Đế, đã dứtsạch ba kết sử, thành quả Tu-đà-hoàn, chắc chắn dứt sạchgốc khổ. Hôm nay, mạng chung sanh lên cõi trời Tam thập tam.Sau này khi gặp Phật Di-lặc, vị ấy sẽ dứt sạch gốc khổ.Đó là nghĩa của nó, hãy niệm tu hành.”

Cácđồng tử bạch Phật rằng:

“Kỳlạ thay, hy hữu thay! Ni-kiền Tử này đến chỗ Thế Tôn đểtranh luận hơn thua rồi lại tự trói chặt bởi lý luận củachính mình, đến nhận sự giáo hóa của Như Lai. Phàm đãgặp Như Lai thì hoàn toàn không uổng phí. Giống như có ngườivào biển tìm châu báu, nhất định có thu hoạch, không baogiờ trở về không. Ở đây cũng như vậy, nếu có chúng sanhnào mà đến chỗ Thế Tôn, chắc chắn sẽ được Pháp bảo,quyết không có trở về không.”

Bấygiờ, Thế Tôn vì các thiếu niên nói Pháp vi diệu, khiếnhọ hoan hỷ.

Saukhi nghe Phật thuyết pháp, các đồng tử từ chỗ ngồi đứngdậy, nhiễu Phật ba vòng, đảnh lễ sát chân rồi ra về.

Cácđồng tử sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.[66]

22.PHẨMBA CÚNG DƯỜNG

KINHSỐ 1
[607a01]Tôi nghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba người, xứng đáng được người đời cúng dường. Bangười ấy là ai? Như Lai Chí chơn Đẳng chánh giác, xứngđáng được người đời cúng dường. Đệ tử của đứcNhư Lai, A-la-hán lậu tận, xứng đáng được người đờicúng dường. Chuyển luân Thánh vương, xứng đáng được ngườiđời cúng dường.

“Cónhân duyên gì mà Như Lai xứng đáng được người đời cúngdường? Như Lai điều phục những ai chưa được điều phục,hàng phục những ai chưa được hàng phục, độ những ai chưađược độ, giải thoát những ai chưa được giải thoát,khiến thành Niết-bàn những ai chưa bát-niết-bàn, cứu hộnhững ai chưa được cứu hộ, làm con mắt cho những ai mùmắt. Như Lai là tối tôn đệ nhất, là ruộng phước tốitôn, đáng kính, đáng quý giữa Ma, hoặc Ma thiên, trời vàngười, làm đạo sư hướng dẫn loài người biết con đườngchánh, thuyết đạo giáo cho những ai chưa biết đạo. Do nhânduyên này, Như Lai là xứng đáng được người đời cúngdường.

“Cónhân duyên gì mà đệ tử của Như Lai, A-la-hán lậu tận,xứng đáng được người đời cúng dường? Tỳ-kheo nên biết,A-la-hán lậu tận đã vượt qua được dòng sanh tử, khôngcòn tái sinh, đã đắc pháp vô thượng; dâm, nộ, si vĩnh viễndiệt tận không còn, là ruộng phước của đời. Do nhân duyênnày, A-la-hán lậu tận xứng đáng được người đời cúngdường.

“Lạinữa, do nhân duyên gì mà Chuyển luân Thánh vương xứng đángđược người đời cúng dường? Các Tỳ-kheo nên biết, Chuyểnluân Thánh vương dùng pháp để trị hóa, trọn không sát sanh,lại dạy dỗ người khiến không sát sanh; tự mình không trộmcắp và cũng dạy người khác không trộm cắp; tự mình khôngdâm dật và dạy người khác không dâm dật; tự mình khôngnói vọng ngữ và dạy người khác không vọng ngữ; tự mìnhkhông nói hai lưỡi đấu loạn kia-đây, lại cũng dạy ngườikhác khiến không nói hai lưỡi; tự mình không ganh ghét, sân,si, lại dạy người khác cũng không tập pháp này; tự hànhtheo chánh kiến và dạy người khác không hành theo tà kiến.Do nhân duyên này, Chuyển luân Thánh vương xứng đáng đượcngười đời cúng dường.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo A-nan:

“Cóba thiện căn không thể cùng [607b01] tận, đưa dần đến Niết-bàngiới. Những gì là ba? Gieo trồng công đức ở nơi Như Lai,thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồng công đức ởnơi Chánh pháp, thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồngcông đức ở nơi Thánh chúng, thiện căn nầy không thể cùngtận. Này A-nan, đó gọi là có ba thiện căn không cùng tậnnày, đưa đến Niết-bàn giới. Cho nên A-nan, hãy tìm cầuphương tiện để đạt được phước không thể cùng tậnnày.

“A-nan,hãy học tập điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 3
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba thọ* này. Những gì là ba? Đó là cảm thọ lạc, cảm thọkhổ, cảm thọ không khổ không lạc.[50]

“Nàycác Tỳ-kheo, nên biết, cảm thọ lạc kia là sứ giả củaái dục. Cảm thọ khổ kia là sứ giả của sân nhuế sai khiến.Cảm thọ không khổ không lạc kia là sứ giả của si. Chonên, này Tỳ-kheo, hãy học phương tiện tìm cầu diệt cácsứ giả này. Vì vậy, các ngươi hãy tự nhiệt hành, tựtu hành pháp cần phải tu hành, đắc pháp vô tỷ. Các Tỳ-kheonên biết, sau khi Ta diệt độ, nếu có Tỳ-kheo nào tự niệmnhiệt hành tu hành pháp này, đắc pháp vô tỷ, người ấychính là đệ nhất Thanh văn.

“Thếnào, Tỳ-kheo, hãy tự nhiệt hành, tự tu hành pháp cần phảitu hành, đắc pháp vô tỷ. Ở đây, Tỳ-kheo tự quán thânnơi nội thân, tự quán thân nơi ngoại thân, tự quán thânnơi ngoại thân mà tự an trú*; quán nội thọ, quán ngoạithọ, quán nội ngoại thọ; quán nội tâm, quán ngoại tâm,quán nội ngoại tâm; quán nội pháp, quán ngoại pháp, quánnội ngoại pháp tự an trú*.

“Nhưvậy Tỳ-kheo, hãy tự nỗ lực tu hành pháp ấy, đắc phápvô tỷ. Những Tỳ-kheo nào thực hành pháp nầy, người ấylà đệ tử bậc nhất ở trong hàng Thanh văn.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 4
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo Tỳ-kheo:

“Cóba sự, che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt.[51] Nhữnggì là ba? Một là nữ nhân, che khuất thì tốt, hiển lộ thìkhông tốt. Hai là chú thuật bà-la-môn, che khuất thì tốt,hiển lộ thì không tốt. Ba là nghiệp của tà kiến, [607c01]che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt. Tỳ-kheo, đógọi là có ba sự này, che khuất thì tốt, hiển lộ thì khôngtốt.

“Lạicó ba sự mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.[52]Những gì là ba? Mặt trời, mặt trăng, hiển lộ thì tốt,che khuất thì không tốt. Pháp ngữ của Như Lai, hiển lộthì tốt, che khuất thì không tốt. Tỳ-kheo, đó gọi là cóba sự này mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Nữnhân cùng chú thuật,

Tàkiến hành bất thiện:

Đâyba pháp ở đời

Chedấu thì rất tốt.

Nhật,nguyệt chiếu khắp nơi;

Lờichánh pháp Như Lai:

Đâyba pháp ở đời

Hiệnbày là đẹp nhất.

“Chonên, các Tỳ-kheo, hãy hiển bày pháp Như Lai, chớ để chekhuất.

“Tỳ-kheo,hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba tướng hữu vi của hữu vi. Những là ba? Biết nó sinh khởi;biết nó biến thiên; biết nó diệt tận.[53]

“Saogọi đó là biết nó sinh khởi? Biết nó sanh, nó lớn, thànhhính năm uẩn, đạt đến các giới và xứ[54]. Đó gọi làbiết nó sinh khởi.

“Saogọi là nó diệt tận? Nó chết, mạng đã qua, không tồn tại,vô thường, các uẩn tan hoại, dòng họ chia lìa, mạng căncắt dứt. Đó gọi là biết diệt tận.

“Saogọi là nó biến dịch? Răng rụng, tóc bạc, khí lực hao mòn,tuổi cao sức yếu, thân thể rã rời. Đó gọi là biệt phápbiết pháp biến dịch’.

“Tỳ-kheo,đó là ba tướng hữu vi của hữu vi. Nên biết ba tướng hữuvi của hữu vi nầy. Hãy khéo phân biệt.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 6
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ngườingu có ba tướng, ba pháp không thể trông cậy.[55] Ba pháp gì?Ở đây, điều mà người ngu không nên tư duy mà cứ tư duy;điều không nên luận nói mà cứ luận thuyết; điều khôngnên hành mà cứ tu tập.

“Thếnào là người ngu tư niệm điều không nên tư duy? Ở đây,người ngu khởi ba hành của ý, rồi tư duy, ức niệm. Nhữnggì là ba? [608a01] Người ngu khởi tâm ganh tị tài sản vànữ sắc nơi người khác, tâm nghĩ lời ác làm trổi dậytâm ganh ghét, rằng ‘Mong những cái mà người ấy có thuộcvề ta.’ Như vậy người ngu tư duy điều không nên tư duy.

“Thếnào là người ngu luận thuyết điều không nên luận thuyết?Ở đây, người ngu gây bốn tội lỗi nơi miệng. Những gìlà bốn? Người ngu thường thích vọng ngôn, ỷ ngữ, ác khẩu,gây đấu loạn giữa người này người kia. Người ngu bốntội lỗi nơi miệng như vậy.

“Thếlà người ngu tạo các hành vi ác? Ở đây, người ngu tạohành vi ác bởi thân, thường nghĩ đến sát sanh, trộm cắp,dâm dật. Người ngu có hành vi xấu ác như vậy.

“Nhưvậy, Tỳ-kheo, người ngu có ba hành tích nầy, người ngu sitập hành ba sự nầy.

“Lạinữa, Tỳ-kheo, người trí có ba sự cần được niệm tưởngtu hành. Những gì là ba? Ở đây, người trí tư duy điềuđáng tư duy; luận thuyết điều đáng luận thuyết; hành thiệnđiều đáng tu hành thiện.

“Thếnào là người trí tư duy điều đáng tư duy? Ở đây, ngườitrí tư duy ba hành vi của ý. Những gì là ba? Người trí khôngganh ghét, oán giận, si mê; thường hành chánh kiến, thấytài sản của người khác không sanh tưởng niệm. Như vậy,người trí tư duy điều đáng tư duy.

“Thếnào là người trí luận thuyết điều đáng luận thuyết?Ở đây, người trí thành tựu bốn hành vi bởi miệng. Nhữnggì là bốn? Người trí không nói dối, cũng không dạy ngườikhác nói dối, thấy người nói dối, ý không hoan hỷ. Đógọi là người trí giữ gìn miệng mình. Lại nữa, ngườitrí không nói thêu dệt, ác khẩu, tranh loạn kia đây, cũngkhông dạy người khiến nói thêu dệt, ác khẩu, gây đấuloạn giữa người này người kia. Như vậy, người trí thànhtựu bốn hành vi bởi miệng.

“Thếnào là người trí thành tựu ba hành vi của thân? Ở đây,người trí tư duy thân hành không có điều gì xúc phạm; songngười trí lại tự mình không sát sanh, cũng không dạy bảongười sát sanh, thấy người khác giết hại, tâm không hoanhỷ; tự mình không trộm cắp, không dạy bảo người trộmcắp, thấy người khác trộm cắp tâm không hoan hỷ; cũngkhông dâm dật, thấy nữ sắc của kẻ khác tâm không khởitưởng, cũng không dạy bảo người khiến hành dâm dật. Nếuthấy người già thì xem như mẹ, người vừa như chị, ngườinhỏ như em, ý không cao thấp. Người trí đã thành tựu bahành của thân như vậy.

“Đógọi là những hành tích của người trí.

“Nhưvậy, này Tỳ-kheo, có ba tướng hữu vi này của hữu vi. [608b01]Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy thường xả ly ba tướng củangười ngu. Chớ nên phế bỏ ba điều sở hành của ngườitrí.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, vì không được giác tri, không được thấy,không được nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìnngắm; Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Nhữnggì là ba? Đó là giới Hiền thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìn ngắm;Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Tam-muộiHiền thánh, trí huệ Hiền Thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe. Nay, như thân Ta, cùng với các ngươi, thảyđều giác tri cấm giới Hiền thánh, tam-muội Hiền thánh,trí huệ Hiền thánh, thảy đều thành tựu, nên không còntái sinh nữa, đã đoạn nguồn gốc sanh tử. Như vậy, cácTỳ-kheo, hãy niệm tưởng tu hành ba pháp này.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp rất đáng mến yêu mà người đời tham muốn. Ba phápgì? Trẻ khỏe là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Không bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Tuổi thọ bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đờitham muốn. Tỳ-kheo, đó gọi là có ba pháp đáng mến yêu màngười đời tham muốn.

“Lạinữa Tỳ-kheo, tuy có ba pháp đáng mến yêu mà người đờitham đắm này, nhưng lại có ba pháp không đáng mền yêu màngười đời không tham muốn. Ba pháp gì? Tỳ-kheo nên biết,tuy có trẻ khỏe, nhưng ắt sẽ già, pháp không đáng mếnyêu mà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuycó không bệnh, song tất sẽ bệnh, pháp không đáng mến yêumà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuy cósống lâu, song tất sẽ chết, pháp không đáng mến yêu màngười đời không tham muốn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, tuycó trẻ khỏe, nhưng phải tìm cầu cái không già, đến Niết-bàngiới. Tuy có không bệnh, nhưng phải tìm cầu phương tiệnđể không có cái bệnh. Tuy có sống lâu, nhưng hãy [608c01]tìm cầu phương tiện để không bị chết.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Giốngnhư mùa Xuân, trời mưa đá lớn. Cũng lại như vậy, nếuNhư Lai không xuất hiện ở đời, chúng sanh sẽ rơi vào địangục. Bấy giờ người nữ vào địa ngục nhiều hơn đốingười nam. Vì sao vậy? Tỳ-kheo nên biết, do ba sự nên cácloài chúng sanh thân hoại mạng chung rơi vào ba đường dữ.Những gì là ba? Đó là tham dục, ngủ nghỉ, trạo cử[56].Bị ba sự nầy quấn chặt tâm ý, thân hoại mạng chung rơivào ba đường ác.

“Ngườinữ cả ngày tập hành ba pháp mà tự an trú*.[57] Ba pháp gì?Sáng sớm để cho tâm ganh tị quấn chặt mình. Buổi trưalại để cho ngủ nghỉ quấn chặt mình. Buổi chiều đểcho tâm tham dục quấn chặt mình. Do nhân duyên nầy khiếnngười nữ kia thân hoại mạng chung sanh vào ba đường dữ.Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tưởng tránh xa ba phápnầy.”

Bấygiờ, đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Ganhtị, ngủ, trạo cử;

Thamdục là pháp ác

Lôingười vào địa ngục,

Cuốicùng không giải thoát.

Vìvậy phải lìa bỏ

Ganhtị, ngủ, trọ cử.

Vàcũng xả bỏ dục,

Đừngtạo hành ác kia.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tránh xa sự ganh tị, khôngcó tâm keo kiệt, thường hành huệ thí, không ham ngủ nghỉ,thường hành không nhiễm,[58] không đắm tham dục.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 10
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, tập hành chúng, thân cận chúng, không hề biếtchán đủ, lại cũng không thể đến chỗ tĩnh chỉ. Nhữnggì là ba? Đó là tham dục, mà người nào tập pháp nầy, banđầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập uống rượu,ban đầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập ngủ nghỉ,ban đầu không chán đủ. Này Tỳ-kheo, đó gọi là có ngườitập ba pháp nầy, ban đầu không chán đủ, lại cũng khôngthể đến nơi diệt tận. Cho nên, Tỳ-kheo, thường phải lìabỏ ba pháp nầy, không gần gũi nó.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

Kệtóm tắt:

Cúngdường, ba thiện căn,

Bathọ, ba khuất lộ,

Tướng,pháp, ba bất giác,

Mếnyêu, xuân, không đủ.[59]

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]