Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

27. Phẩm Đẳng thú Tứ đế

02/05/201111:10(Xem: 14026)
27. Phẩm Đẳng thú Tứ đế

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
Việtdịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ - Hiệu đính: Hòa thượngThích Thiện Siêu
ViệnNghiên cứu Phật học Việt Nam - PL 2541 - TL 1997

TẬP 2
XXVII.Phẩm Đẳng thú Tứ đế

1.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-Vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nàycác Tỳ-kheo! Ta thường thuyết pháp Tứ đế. Dùng vô sốphương tiện mà quán sát pháp này, phân biệt nghĩa và diễngiảng rộng cho người. Thế nào là Tứ đế? Nghĩa là phápKhổ đế. Ta đem vô số phương tiện mà quán sát pháp này,phân biệt nghĩa và diễn giảng rộng cho người; dùng vô sốphương tiện thuyết Tập, Tận, Ðạo đế mà quán sát phápnày, phân biệt nghĩa và diễn giảng rộng cho người.

Tỳ-kheo!Các Thầy nên gần gũi Tỳ-kheo Xá-lợi-phất, thừa sự cúngdường. Vì sao thế? Tỳ-kheo Xá-lợi-phất dùng vô số phươngtiện thuyết Tứ đế này, diễn giảng rộng cho người. Tỳ-kheoXá-lợi-phất sẽ phân biệt nghĩa này cho các chúng và bốnbộ chúng, diễn giảng rộng cho người. Và vô số chúng sanhđược sạch hết các trần cấu, được pháp nhãn thanh tịnh.

Tỳ-kheo!Các Thầy nên gần gũi Tỳ-kheo Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên,hầu hạ cúng dường, Vì sao thế? Tỳ-kheo Xá-lợi-phất làcha mẹ của chúng sanh. Ðã sanh rồi, nuôi nấng cho lớn làTỳ-kheo Mục-kiền-liên. Vì sao thế? Tỳ-kheo Xá-lợi-phấtthuyết pháp là muốn thành tựu Tứ đế cho người. Tỳ-kheoMục-kiền-liên thuyết pháp là thành tựu đệ nhất nghĩa,thành tựu hạnh vô lậu cho người. Các Thầy hãy gần gũiTỳ-kheo Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên.

ThếTôn nói xong, trở vào tịnh thất. Thế Tôn đi chưa bao lâu,Tôn giả Xá-lợi-phất bảo các Tỳ-kheo:

- Ngườinào có thể được pháp Tứ đế, người ấy mau được lợilành. Thế nào là Tứ đế? Nay nói Khổ đế và dùng vô sốphương tiện diễn giảng rộng nghĩa này.

Thếnào là Khổ đế? Nghĩa là sanh khổ, lão khổ, bệnh khổ,tử khổ, ưu bi não khổ, oán tắng hội khổ, ái ân biệtly khổ, cầu bất đắc khổ. Nói tóm lại, là Nam thạnh ấmkhổ. Ðó là Khổ đế.

Thếnào là Khổ tập đế? Nghĩa là ái kết vậy.

Thếnào là Tận đế? Nghĩa là ái kết dứt hẳn, không sót. Ðólà Tận đế.

Thếnào là Ðạo đế? Nghĩa là Tám đạo phẩm của Hiền Thánh:Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh phương tiện, chánhmạng, chánh nghiệp, chánh niệm, chánh định. Ðó là Ðạođế. Chúng sanh chóng được lợi lành vì có thể nghe đượcpháp Tứ đế này.

Bấygiờ Tôn giả Xá-lợi-phất đang thuyết pháp này, vô lượngchúng sanh không kể được lúc nghe pháp này các trần cấusạch hết, được pháp nhãn thanh tịnh: 'Chúng ta cũng chóngđược lợi lành. Thế Tôn thuyết pháp cho ta ở yên phướcđịa.'

- Thếnên này Bốn bộ chúng! Hãy tìm phương tiện hành Tứ đếnày.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

2.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-Vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ có nhiều Tỳ-kheo vào thành Xá-vệ. Những Tỳ-kheo nàyliền nghĩ: 'Chúng ta khất thực hãy còn sớm. Chúng ta nênđến thôn của ngoại đạo dị học, luận nghị với họ'.

Rồinhững Tỳ-kheo này đi đến thôn ngoại đạo. Ðến nơi thămhỏi rồi ngồi một bên. Bấy giờ dị học hỏi các Tỳ-kheorằng:

- Sa-mônCù-đàm thuyết pháp này cho các đệ tử: 'Tỳ-kheo, các Thầyđều nên học pháp này, đều nên liễu tri, do liễu tri rồinên cùng vâng làm'. Chúng tôi, cũng thuyết pháp này cho cácđệ tử: 'Các ông đều nên học pháp này, đều nên liễutri, do liễu tri rồi nên cùng vâng làm'. Sa-môn Cù-đàm vớichúng tôi đây có khác gì? Có thêm bớt gì? Nghĩa là Sa-mônCù-đàm thuyết pháp, ta cũng thuyết pháp, Sa-môn Cù-đàm giáohối, ta cũng giáo hối.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe lời này xong, không nói đúng cũng chẳngnói sai, từ chỗ ngồi đứng lên mà đi. Những Tỳ-kheo ấytự bảo nhau:

- Chúngta nên đem nghĩa này bạch với Thế Tôn.

CácTỳ-kheo vào thành Xá-vệ khất thực, ăn xong thu xếp y bát,vắt tọa cụ lên vai trái, đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy rồingồi một bên. Bấy giờ số đông Tỳ-kheo đem nhân duyênnày bạch đầy đủ với Thế Tôn. Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nếungoại đạo kia hỏi điều này thì các thầy nên dùng lờinày đáp họ:

- 'Cómột cứu cánh hay có nhiều cứu cánh?'

Hoặccó thể Phạm chí kia thuyết bình đẳng sẽ phải nói rằng:

'-Là một cứu cánh chứ chẳng phải nhiều cứu cánh.

'-Cứu cánh ấy là vô dục cứu cánh.

'-Thế nào, cứu cánh ấy là cứu cánh có sân giận hay cứucánh không sân giận?

'-Cứu cánh ấy là cứu cánh không sân giận. Chẳng phải làcứu cánh có sân giận.

'-Thế nào, cứu cánh ấy có si hay cứu cánh không si?

'-Cứu cánh ấy là cứu cánh không si.

'-Thế nào, cứu cánh ấy là cứu cánh có ái hay cứu cánh khôngái?

'-Cứu cánh ấy là cứu cánh không ái.

'-Thế nào, cứu cánh ấy là cứu cánh có thọ hay cứu cánhkhông thọ?

'-Cứu cánh ấy là cứu cánh không thọ.

'-Thế nào, cứu cánh ấy là trí hay không phải trí?

'-Cứu cánh của trí.

'-Cứu cánh này là cứu cánh của nộ hay cứu cánh không nộ?Họ sẽ nói rằng:

'-Cứu cánh này là cứu cánh chẳng phải nộ.

NàyTỳ-kheo! Có hai kiến này. Thế nào là hai kiến? Là hữu kiếnvà vô kiến. Các Sa-môn, Bà-la-môn chẳng biết gốc ngọn củahai kiến này. Họ liền có tâmn dục, có tâm sân giận, cótâm ngu si, có tâm ái, có tâm thọ. Ðó là vô tri. Họ có tâmnộ, không cùng hạnh tương ưng. Người ấy không thoát khỏisanh, già, bịnh, chết, sầu lo khổ não, chua cay vạn mối khôngthoát khỏi khổ.

Cũngcó các Sa-môn, Bà-la-môn như thực mà biết. Người đó sẽkhông có tâm ngu si, sân giận, hằng cùng hạnh tương ưng,liền thoát được sanh, già, bịnh, chết. nay thuyết nguồngốc của khổ. Như thế, Tỳ-kheo! Có diệu pháp này gọi làpháp bình đẳng. Các pháp không hành bình đẳng thì rơi vàongũ kiến.

Nayta sẽ thuyết về bốn thọ. Thế nào là bốn thọ? Nghĩa làdục thọ, kiến thọ, giới thọ, ngã thọ. Ðó là bốn thọ.Nếu có Sa-môn, Bà-la-môn tận tri tên của dục thọ, ngườiấy tuy biết tên của dục thọ mà lại chẳng tương ưng.Họ phân biệt tên của dục thọ mà chẳng phân biệt tênkiến thọ, giới thọ, ngã thọ. Vì sao thế? Vì Sa-môn, Bà-la-mônđó không thể phân biệt tên ba thọ này.

Thếnên hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn phân biệt hết các thọ này,họ liền phân biệt dục thọ, kiến thọ mà chẳng phân biệtgiới thọ, ngã thọ. Sở dĩ như thế là vì Sa-môn, Bà-la-mônấy không thể phân biệt hai thọ này.

Giảsử Sa-môn, Bà-la-môn có thể phân biệt hết các thọ, hoặclại có người chẳng đầy đủ. Người ấy bèn có thể phânbiệt dục thọ, kiến thọ, giới thọ mà chẳng phân biệtngã thọ. Sở dĩ như thế là vì Sa-môn, Bà-la-môn ấy khôngthể phân biệt ngã thọ vậy.

Thếnên lại có Sa-môn, Bà-la-môn phân biệt hết các thọ, lạicó người không đủ. Ðây gọi là bốn thọ. Có những nghĩagì? Làm sao phân biệt?

Bốnthọ do ái sanh. Như thế, Tỳ-kheo! Có diệu pháp này đángnên phân biệt. Nếu có người không hành các thọ này, đâykhông gọi là bình đẳng. Vì sao thế? Vì nghĩa của các phápkhó rõ, khó hiểu. Nghĩa của phi pháp như thế chẳng phảilà chỗ bậc Chánh Ðẳng Chánh Giác nói. Tỳ-kheo nên biết!Như Lai có thể phân biệt hết tất cả các thọ. Vì có thểphân biệt tất cả các thọ nên cùng tương ưng với pháp;phân biệt dục thọ, kiến thọ, giới thọ, ngã thọ, NhưLai phân biệt hết các thọ, nên cùng pháp tương ưng, khôngcó trái nhau.

Bốnthọ này do đâu mà sanh? Bốn thọ này do ái sanh, do ái màtăng trưởng và thành tựu thọ này. Ta liền không khởi tâmđối với các thọ. Vì không khởi các thọ nên không sợhãi, vì không sợ hãi liền nhập Niết-bàn. Sanh tử đã tận,Phạm hạnh đã lập, việc làm đã xong, không còn thọ thânsau nữa, như thật mà biết, đầy đủ các pháp, là gốc củapháp hạnh. Sở dĩ như thế là vì pháp này rất vi diệu, nênchư Phật thuyết, ở các hành không có thiếu sót.

Ởđây có đệ nhất Sa-môn (Tu-đà-hoàn), đệ nhị Sa-môn (Tư-đà-hàm),đệ tam Sa-môn (A-na-hàm) và đệ tứ Sa-môn (A-la-hán). Khôngcòn có Sa-môn nào vượt hơn điều này, có thể hơn ngườinày, tạo tiếng rống của sư tử.

CácTỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

3.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-Vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ trưởng giả Cấp Cô Ðộc đến chỗ Thế Tôn, cúi lạyrồi ngồi một bên. Thế Tôn hỏi Trưởng giả:

- Thếnào Trưởng giả, trong nhà Ông cũng thường bố thí chứ?

Trưởnggiả bạch Phật:

- Nhàcon bây giờ nghèo mà cũng thường bố thí. Nhưng thức ănuống xấu tệ, không bằng lúc thường.

ThếTôn bảo:

- Nếulúc bố thí, hoặc tốt hay xấu, dù nhiều hay ít mà khôngdùng tâm ý, cũng không phát nguyện, lại không có lòng tinnên do quả báo của việc làm này mà sanh ra không được thứcăn ngon, ý không ưa vui, ý lại cũng không thích mặc quầnáo đẹp, cũng không thích gia nghiệp ruộng vườn tốt, tâmcũng không vui ngũ dục. Cho dù có nô tỳ, đầy tớ, họ cũngkhông biết vâng lời. Vì sao thế? Chính vì trong lúc bố thíkhông dụng tâm, nên chịu quả báo này.

Nếulúc Trưởng giả bố thí, dù tốt hay xấu, nhiều hay ít, nênchí thành dụng tâm, chớ có làm tổn phí thêm cầu đòi đờisau. Như thế nếu sanh ở đâu Trưởng giả cũng có thức ănuống tự nhiên, bảy báu đầy đủ, tâm thường vui trong ngũdục. Cho dù có nô tỳ, đầy tớ, họ đều biết vâng lời.Sở dĩ như thế là vì trong lúc bố thí, có phát lòng hoanhỉ.

Trưởnggiả nên biết! Quá khứ lâu xa có Phạm chí tên Tỳ-la-ma giàucó, nhiều của báu, trân châu, hổ phách, xa cừ, mã não, thủytinh, lưu ly. Ông ta ưa bố thí. Lúc bố thí, ông dùng tám vạnbốn ngàn bát vàng đựng đầy bạc vụn mà bố thí như thế.Ông ta lại đem tám vạn bốn ngàn bồn tắm bằng vàng bạcbố thí, lại đem tám vạn bốn ngàn trâu, lấy vàng bạc treolên sừng đem bố thí như thế; lại đem tám vạn bốn ngànngọc nữ bố thí, y phục tự khoác lại đem tám vạn bốnngàn giường đều dùng chăn đệm thêu đủ màu trải lên;lại đem tám vạn bốn ngàn y phục bố thí; lại đem tám vạnbốn ngàn long tượng bố thí, đều dùng vàng bạc trang sức;lại đem tám vạn bốn ngàn ngựa bố thí, đều lấy yên cươngvàng bạc phủ lên; lại đem tám vạn bốn ngàn xe bố thí.Ông ta làm một cuộc đại thí như thế. Ông ta lại đem támvạn bốn ngàn nhà cửa bố thí. Ông bố thí tại bốn cửathành, ai cần ăn cho ăn, cần áo cho áo, y phục, thức ăn uống,giường chiếu, thuốc men trị bịnh.. đều cho tất cả.

Trưởnggiả nên biết! Ông Tỳ-la-ma ấy tuy bố thí như thế mà chẳngbằng tạo một phòng xá đem bố thí cho Chiêu-đề Tăng. Phướcnày chẳng thể kể lường. Dù cho tạo bố thí như thế vàtạo phòng nhà đem thí Chiêu-đề Tăng, chẳng bằng thọ tamtự quy y Phật, Pháp và Thánh chúng. Phước này chẳng thểkể. Dù cho người ấy bố thí như thế, làm phòng nhà vàthọ tam tự quy, tuy có phước này vẫn không bằng thọ trìngũ giới. Dù cho người ấy bố thí như thế là làm phòngnhà, thọ tam tự quy y, thọ trì ngũ giới, tuy có phước nàyvẫn chẳng bằng trong khoảng búng ngón tay có lòng thươngxót chúng sanh. Phước này công đức không thể đo lường.

Dùcho người kia bố thí như thế, làm phòng xá Tăng, thọ tamtự quy, trì ngũ giới và trong khoảng búng ngón tay thươngxót chúng sanh; tuy có phước này cũng không bằng trong chốclát khởi tưởng thế gian không đáng ưa thích. Phước nàycông đức không thể cân lường. Người ấy tạo công đứcgì, Ta đều chứng minh hết; tạo phòng nhà cho Tăng, Ta cũngbiết phước này. Thọ tam tự quy Ta cũng biết phước này.Thọ trì ngũ giới, Ta cũng biết phước này. Trong khoảng búngngón tay thương xót chúng sanh, Ta cũng biết phước này. Trongchốc lát khởi tưởng thế gian không đáng ưa thích. Ta cũngbiết phước này. Bấy giờ, Bà-la-môn làm cuộc bố thí lớnnhư thế, há là người khác sao? Chớ xem thế. Vì sao? Thíchủ khi ấy chính là Ta.

Trưởnggiả nên biết! Quá khứ lâu xa, những công đức Ta tạo đượclà do lòng tin chẳng dứt, không khởi tâm dính mắc. Thế nênTrưởng giả! Lúc muốn bố thí, hãy hoan hỉ ban cho, chớ khởitưởng dính mắc. Tự tay bố thí, chớ sai người khác. Phátnguyện cầu quả báo, chớ sai người khác. Phát nguyện cầuquả báo, sau cầu thọ phước, Trưởng giả sẽ được phướcvô cùng. Như thế, Trưởng giả nên học điều này.

Bấygiờ Trưởng giả nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

4.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nhưlúc mặt trời vừa mọc, nhân dân đều đi làm ruộng, trămchim hót vang, con nít khóc la. Tỳ-kheo nên biết! Nay Ta lấyđây làm thí dụ và sẽ giải thích nghĩa của nó. Nghĩa nàyphải hiểu thế nào?

Nếulúc mặt trời vừa mọc, đây thí dụ Như Lai ra đời. Nhândân đều làm ruộng, thí dụ như đàn-việt, thí chủ tùythời cung cấp y phục, cơm nước, giường nệm, thuốc mentrị bịnh. Trăm chim hót vang, đây dụ cho bậc Pháp sư caođức, hay thuyết pháp vi diệu cho bốn bộ chúng. Con nít khócla là dụ cho Tệ ma Ba-tuần.

Thếnên các Tỳ-kheo! Như mặt trời mới mọc, Như Lai ra đờitrừ đi bóng tối, chiếu sáng tất cả. Như thế, các Tỳ-kheo,hãy học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

5.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Bồ-tát Di-lặc đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy rồi ngồimột bên. Bồ-tát Di-lặc bạch Thế Tôn:

- Bồ-tátMa-ha-tát thành tựu mấy pháp để hành bố thí Ba-la-mật,đầy đủ được sáu Ba-la-mật, chóng thành đạo Vô thượngChánh Chân?

Phậtbảo Bồ-tát Di-lặc:

- Bồ-tátMa-ha-tát hành bốn pháp bổn, đầy đủ sáu Ba-la-mật, chóngthành Vô thượng Chánh Chân Ðẳng Chánh Giác. Thế nào làbốn?

Ởđây Bồ-tát bố thí từ Phật Bích-chi xuống đến ngườiphàm đều bình đẳng, không chọn lựa, hằng nghĩ: 'Tất cảdo ăn mà tồn tại, không ăn thì chết'. Ðó là Bồ-tát thànhtựu pháp đầu tiên, đầy đủ lục độ.

Lạinữa, nếu lúc Bồ-tát bố thí đầu, mắt, tủy, não, đấtnước, tài sản, vợ con, hoan hỉ bố thí, không có tâm dínhmắc. Ví như người đáng lẽ chết, lúc ấy được sốnglại, vui mừng hớn hở không kềm nổi. Bấy giờ Bồ-tátphát tâm hoan hỉ cũng như thế; bố thí thệ nguyện khôngsanh lòng chấp trước.

Lạinữa, Di-lặc! Lúc Bồ-tát bố thí đến khắp tất cả, chẳngtự vì mình khiến thành đạo Vô thượng Chánh Chân. Ðó làthành tựu pháp thứ ba này, đầy đủ lục độ.

Lạinữa, Di-lặc! Bồ-tát Ma-ha-tát lúc bố thí suy nghĩ rằng:'Trong các loại chúng sanh, Bồ-tát thật là thượng thủ, đầyđủ lục độ, trọn vẹn các pháp bổn'. Vì sao? Vì các căntịch tĩnh, tư duy cấm giới, không khởi lòng sân giận, tuhành tâm từ, dũng mãnh, tinh tấn, tăng trưởng các pháp lành,trừ các pháp bất thiện, hằng giữ nhất tâm, ý chẳng lầmlẫn, đầy đủ pháp môn biện tài, trọn không vượt thứlớp, khiến các bố thí này đầy đủ lục độ, thành tựờàn-ba-la-mật. Nếu Bồ-tát Ma-ha-tát hành bốn pháp này, chóngthành Vô thượng Chánh Chân Ðẳng Chánh Giác.

Thếnên, Di-lặc! Nếu Bồ-tát Ma-ha-tát, lúc muốn bố thí nênphát thệ nguyện đầy đủ các hạnh này. Như thế, Di-lặcnên học điều này.

Bấygiờ Bồ-tát Di-lặc nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

6.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- NhưLai xuất hiện ở đời có Bốn vô sở úy. Như Lai đượcBốn vô sở úy này, ở trong thế gian không có chỗ dính mắc,ở trong đại chúng rống tiếng sư tử, chuyển bánh xe pháp.Thế nào là bốn?

NayTa đã thành tựu pháp này, dù cho Sa-môn, Bà-la-môn, Ma hoặcMa thiên, loài bò bay máy cựa, ở trong đại chúng bảo Ta khôngthành tựu pháp này, việc này chẳng đúng; Ta không sợ hãi.Ðó là vô sở úy thứ nhất.

Hômnay, như Ta các lậu hoặc đã hết, không thọ thân nữa. Nếucó Sa-môn, Bà-la-môn, các loài chúng sanh, ở trong đại chúngnói Ta chưa sạch hết các lậu hoặc; việc này chẳng đúng.Ðó là vô sở úy thứ hai.

NayTa đã lìa pháp ngu tối, muốn cho ngu tối trở lại, khôngcó việc này. Nếu lại có Sa-môn, Bà-la-môn, Ma hoặc Ma thiên,chúng sanh, ở trong đại chúng nói Ta bị ngu tối trở lại;việc này không đúng. Ðó là vô sở úy thứ ba của Như Lai.

Phápxuất yếu của chư Như Lai dứt hết khổ, muốn cho không xuấtyếu, trọn không có việc ấy. Nếu có Sa-môn, Bà-la-môn, Mahoặc Ma thiên, các loại chúng sanh, ở trong đại chúng, nóirằng Như Lai chẳng dứt hết khổ; việc này chẳng đúng.Ðó là vô sở úy thứ tư của Như Lai. Như thế, này các Tỳ-kheo,hãy học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

7.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Naycó bốn người thông minh, dõng mãnh, thông suốt cổ kim, mọipháp đều thành tựu. Thế nào là bốn? Tỳ-kheo đa văn, thôngsuốt cổ kim, ở trong đại chúng, thật là bậc nhất. Tỳ-kheo-niđa văn, thông suốt cổ kim, ở trong đại chúng, thật là bậcnhất. Ưu-bà-tắc đa văn, thông suốt cổ kim, ở trong đạichúng, thật là bậc nhất. Ưu-bà-di đa văn, thông suốt cổkim ở trong đại chúng, thật là bậc nhất.

Ðólà, Tỳ-kheo, có bốn người này ở trong đại chúng thậtlà bậc nhất.

Bấygiờ Thế Tôn liền nói kệ này:

Dõngmãnh không chỗ sợ,
Ðavăn hay thuyết pháp,
Trongchúng là sư tử,
Năngtrừ pháp khiếp nhược.
Tỳ-kheothành tựu giới,
Tỳ-kheo-niđa văn,
Ưu-bà-tắcvững tín,
Ưu-bà-dicũng thế.
Trongchúng là đệ nhất,
Nếuhay hòa thuận chúng,
Muốnbiết được nghĩa là,
Nhưlúc trời mới mọc.

Thếnên, này các Tỳ-kheo! Hãy học thông suốt cổ kim, thành tựumọi pháp. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

8.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Cóbốn loại kim sí điểu. Thế nào là bốn? Kim sí điểu sanhbằng trứng, kim sí điểu sanh bằng thai, kim sí điểu do thấpsanh, kim sí điểu do hóa sanh. Ðó là bốn loài kim sí điểu.

Cũngthế, Tỳ-kheo! Có bốn loại rồng. Thế nào là bốn? Có rồngsanh bằng trứng, có rồng sanh bằng thai, có rồng do thấpsanh và có rồng do hóa sanh. Ðó là, Tỳ-kheo! Có bốn loạirồng.

Tỳ-kheonên biết! Nếu kim sí điểu sanh bằng trứng, lúc muốn ănthịt rồng, lên trên cây thiết xoa, gieo mình xuống biển.Nước biển đó dọc ngang hai mươi tám vạn dặm, dưới đócó bốn loại long cung. Có rồng loại trứng, có rồng loạithai, có rồng thấp sanh, có rồng hóa sanh. Bấy giờ, kim síđiểu sanh bằng trứng dùng cánh lớn quạt nước rẽ hai,bắt rồng loài trứng ăn thịt. Nếu lúc ấy nhằm loài rồngsanh bằng thai thì kim sí điểu sẽ mất mạng. Kim sí điểuquạt nước bắt rồng, lúc nước chưa khép lại, nó đã trởlại cây thiết xoa.

Tỳ-kheonên biết! Nếu kim sí điểu sanh bằng thai, lúc muốn ăn thịtrồng, lên trên cây thiết xoa gieo mình xuống biển. Nướcbiển đó ngang dọc hai mươi tám vạn dặm, nó quạt nước,xuống để gặp loại rồng thai sanh. Nếu gặp rồng sanh bằngtrứng, cũng có thể bắt đem ra khỏi biển. Nếu nó gặp rồngthấp sanh thì thân chim sẽ chết.

Tỳ-kheonên biết! Nếu kim sí điểu thấp sanh, lúc muốn ăn thịtrồng lên trên cây thiết xoa, gieo mình xuống biển. Nướcbiển đó ngang dọc hai mươi tám vạn dặm. Chim ấy nếu đượcrồng loài trứng, loài thai, thấp sanh đều có thể bắt được.Nếu gặp rồng hóa sanh, thì thân chim sẽ chết.

NàyTỳ-kheo! Nếu kim sí điểu hóa sanh, lúc muốn ăn thịt rồng,lên trên cây thiết xoa gieo mình xuống biển. Nước biển đóngang dọc hai mươi tám vạn dặm, nó quạt nước, xuống gặprồng loài trứng, loài thai, rồng thấp sanh, rồng hóa sanhđều có thể bắt hết. Lúc nước chưa kịp khép lại, nóđã trở lên cây thiết xoa.

Tỳ-kheonên biết! Nếu như Long vương phụng sự Phật, bấy giờ kimsí điểu không thể ăn nuốt được. Vì sao thế? Như Lai thườnghành Tứ đẳng tâm, vì thế nên chim không thể ăn rồng. Thếnào là Tứ đẳng tâm?

NhưLai thường hành tâm từ, hằng hành tâm bi, hằng hành tâmhỉ, hằng hành tâm xả (hộ). Ðó là, này Tỳ-kheo! Như Laihằng có bốn tâm bình đẳng này; có gân sức lớn, có đạidõng mãnh, không thể ngăn trở, phá hoại. Vì thế kim sí điểukhông thể ăn rồng. Vậy nên, các Tỳ-kheo! Hãy hành Tứ đẳngtâm. Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

9.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nếulúc Thiện tri thức bố thí, có bốn việc công đức. Thếnào là bốn? Biết lúc bố thí, chẳng phải không biết lúc;tự tay bố thí, chẳng sai người khác; bố thí thường trongsạch chẳng phải không trong sạch; bố thí hết sức vi diệu,không có nhơ đục.

Thiệntri thức khi bố thí có bốn công đức này. Thế nên, nàycác Tỳ-kheo! Thiện nam, tín nữ khi bố thí nên có đầy đủbốn công đức này. Vì đủ bốn công đức này sẽ đượcphước nghiệp lớn, được vị cam lồ tịch diệt. Nhưng phướcđức này chẳng thể cân lường. Nói sẽ có phước nghiệpnhư thế, hư không chẳng thể chứa đựng. Ví như nước biểnchẳng thể đo lường mà nói một hộc, nửa hộc, một lẻ,nửa lẻ (mười lẻ: 1 thưng) để gọi số cân. Nhưng phướcnghiệp này không thể nêu đủ. Như vậy công đức thiệnnam, tín nữ tạo được không thể kể tính; được phướcnghiệp lớn, được cam lồ diệt, nên nói sẽ có phước đứcnhư thế. Thế nên, các Tỳ-kheo! Thiện nam, tín nữ sẽ đầyđủ bốn công đức này. Như vậy, các Tỳ-kheo, hãy học điềunày.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

10.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Naycó bốn loại người đáng kính, đáng quý, là phước điềncủa đời. Thế nào là bốn? Nghĩa là gìn giữ lòng tin, vângtheo giáo pháp, tự thân chứng và thấy được đến nơi.

Thếnào gọi là người gìn giữ lòng tin? Hoặc có một ngườichịu người dạy dỗ, dốc một lòng tin, ý không nghi nan.Có lòng tin đối với Như Lai Chí Chân Ðẳng Chánh Giác, MinhHạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, ÐạoPháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Họ cũng tin lờiNhư Lai, cũng tin lời Phạm chí; hằng tin lời những vị ấy,không chấp giữ trí mình. Ðó gọi là người giữ gìn lòngtin.

Thếnào gọi là người tự vâng theo giáo pháp? Ở đây có ngườiphân biệt pháp, không tin người khác, quán sát pháp là cóhay không, là thực hay hư. Người ấy liền nghĩ: 'Ðây làlời Như Lai. Ðây là lời Phạm chí'. Vì biết đây là phápngữ của Như Lai, người ấy liền phụng trì, còn các lờingoại đạo thì xa lìa. Ðó gọi là người vâng theo giáo pháp.

Thếnào gọi là người thân chứng? Ở đây, có người thân tựtác chứng, họ cũng chẳng tin người khác, cũng chẳng tinlời Như Lai. Họ cũng chẳng tin các ngôn giáo của các bậctôn túc nói, chỉ theo tánh mình mà đi. Ðó gọi là ngườithân chứng.

Thếnào gọi là người thấy đến nơi? Ở đây, có người đoạnba kiết sử, thành tựu pháp Tu-đà-hoàn, chẳng thối chuyển.Người ấy có được cái thấy rằng có bố thí, có ngườinhận, có quả báo thiện ác, có đời này, đời sau, có cha,có mẹ, có A-la-hán... Người ấy thọ giáo, thân tín, tácchứng mà tự du hóa. Ðó gọi là người thấy đến nơi.

Ðólà, này Tỳ-kheo! Có bốn người này. Hãy nhớ trừ bỏ bangười trên. Nhớ tu pháp thân chứng. Như thế, các Tỳ-kheo,hãy học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]