- 01. Phẩm Tự
- 02. Phẩm Thuần Đà
- 03. Phẩm Ai Thán
- 04. Phẩm Trường Thọ
- 05. Phẩm Kim Cang Thân
- 06. Phẩm Danh Tự Công Đức
- 07. Phẩm Tứ Tướng
- 08. Phẩm Tứ Y
- 09. Phẩm Tà Chánh
- 10. Phẩm Tứ Đế
- 11. Phẩm Tứ Đảo
- 12. Phẩm Như Lai Tánh
- 13. Phẩm Văn Tự
- 14. Phẩm Điểu Dụ
- 15. Phẩm Nguyệt Dụ
- 16. Phẩm Bồ Tát
- 17. Phẩm Đại Chúng Vấn
- 18. Phẩm Hiện Bịnh
- 19. Phẩm Thánh Hạnh
- 20. Phẩm Phạm Hạnh
- 21. Phẩm Anh Nhi Hạnh
- 22. Phẩm Quang Minh Biến Chiếu Cao Quý Đức Vương Bồ Tát
- 23. Phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát
- 24. Phẩm Ca Diếp Bồ Tát
- 25. Phẩm Kiều Trần Như
- 26. Phẩm Di Giáo
- 27. Phẩm Ứng Tận Hườn Nguyên
- 28. Phẩm Trà Tỳ
- 29. Phẩm Cúng Dường Xá Lợi
DịchTừ Hán Sang Việt: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
TịnhXá Minh Ðăng Quang, Hoa Kỳ Xuất Bản 1990
PHẨMTHÁNH HẠNH THỨ MƯỜI CHÍN
(Hánbộ trọn quyển 11, 12 và 13)
Trang03
NầyThiện-nam-tử ! Thế nào là Đại Bồ-Tát trụ nơi Đại-thừaĐại-Niết-Bàn thấy diệt cùng thấy diệt-đế? Chính làdứt trừ tất cả phiền não, nếu phiền não đã dứt thờigọi là thường. Dứt lửa phiền não thời gọi là tịch diệt.Vì phiền não diệt nên đặng hưởng thọ chơn lạc. Chư Phậtvà Bồ-Tát cho nguyện cầu nên gọi là tịnh, chẳng còn thọthân trong hai mươi lăm cõi nên gọi là xuất thế. Do xuấtthế nên gọi là ngã, là thường. Đối với sắc, thinh, hương,vị xúc, nam, nữ, sanh, trụ, diệt, khổ, lạc, bất khổ, bấtlạc, đều chẳng chấp lấy tướng mạo nên gọi là rốtráo tịch diệt chơn đế. Đây là Đại Bồ-Tát trụ nơi Đại-thừaĐại-Niết-Bàn quán sát diệt Thánh-đế.
Thếnào là Đại-Bồ-Tát trụ nơi Đại-thừa Đại-Niết-Bàn quánsát đạo Thánh-đế?
Vínhư trong tối nhơn đèn mà đặng thấy những vật lớn nhỏ.Cũng vậy, Đại- Bồ- Tát trụ nơi Đại-Thừa Đại-Niết-Bànnhơn bát thánh-đạo mà thấy tất cả pháp : Thường, vô thường,hữu vi, vô vi, chúng sanh, phi chúng sanh, vật, phi vật, khổ,lạc, ngã, vô ngã, tịnh, bất tịnh, phiền não, phi phiềnnão, nghiệp, phi nghiệp, thật, phi thật, thừa, phi thừa, tri,bất tri, đà-la-phiên, phi-đà-la-phiên, cầu na, phi cầu na,kiến, phi kiến, sắc, phi sắc, đạo, phi đạo, giải, phi giải.Bồ-Tát trụ nơi Đại- thừa Đại-Niết-Bàn quán sát đạoThánh-đế như vậy”.
Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “Thế-Tôn ! Nếu tám Thánh-đạolà đạo Thánh-đế thời nghĩa chẳng tương ứng. Như đứcPhật hoặc có lúc nói lòng tin là đạo có thể thoát khỏicác phiền não. Hoặc có lúc nói chẳng phóng dật là đạovì chư Phật chẳng phóng dật nên đặng vô thượng Bồ-đề,và cũng là phép trợ đạo của Bồ- Tát. Hoặc có lúc nóitinh tấn là đạo, như Phật bảo A-Nan nếu có người siêngtu tinh tấn thời đặng thành vô thượng Bồ-đề. Hoặc cólúc nói quán thân niệm xứ, nếu chuyên tu tập thân niệmxứ nầy đặng thành vô thượng bồ-đề. Hoặc có lúc nóichánh định là đạo. Như Phật bảo Ma-Ha-Ca-Diếp: Chánh địnhlà đạo chơn thật, nếu nhập chánh định bèn có thể tưduy sự sanh diệt của ngũ ấm, chẳng nhập thời không thểtư duy. Hoặc có lúc nói một pháp : Nếu người tu tập cóithề thanh tịnh chúng sanh, dứt trừ tất cả ưu sầu khổnão chứng đặng chánh pháp, tức là niệm Phật tam muội.Hoặc Phật lại nói rằng tu quán tưởng vô thường thờigọi là đạo có thể chứng đặng vô thượng Bồ-đề. HoặcPhật nói không tịch ở nơi A-Lan-Nhã, ngồi một mình tư duycó thể mau chứng đặng vô thượng Bồ-đề. Hoặc có lúcPhật nói : Vì người diễn thuyết thời gọi là đạo, nếungười nghe pháp dứt được lưới nghi thời chứng đặngvô thượng Bồ-đề. Hoặc có lúc Phật nói trì giới là đạo,nếu người tinh tấn tu trì giới cấm, người nầy thoát khỏikhổ sanh tử. Hoặc có lúc Phật nói gần gũi Thiện-hữu gọilà đạo, như Phật bảo A-Nan : Người gần gũi thiện-tri-thứcthời đầy đủ tịnh giới nếu có chúng sanh nào gần gũinơi Phật thời đặng phát tâm vô thượng Bồ-đề. Hoặccó lúc Phật nói tu lòng từ là đạo, người tu học lòngtừ dứt các phiền não thời đặng bực bất động. Hoặccó lúc Phật nói trí huệ là đạo, như ngày trước Phậtvì Tỳ-kheo-ni Ba-Xà-Ba-Đề mà nói rằng : Nầy Tỳ-kheo-ni !Như hàng Thanh-Văn dùng sức trí huệ dứt được cáclậu phiền não. Hoặc có lúc Phật nói bố thí là đạo, nhưngày trước Phật bảo vua Ba- Tư-Nặc : Nầy Đại-Vương !Ngày trước đức Phật làm nhiều việc bố thí do đó mànay đặng thành vô thượng Bồ-đề.
BạchThế-Tôn ! Nếu bát thánh đạo là đạo đế, những kinh nhưvậy há chẳng phải là hư vọng. Nếu những kinh đó chẳngphải hư vọng thời duyên cớ gì trong những kinh đó chẳngnói bát thánh đạo là đạo thánh đế. Nếu những kinh đóchẳng nói, dễ thường ngày trước đức Như-Lai có lầm lộn.Nhưng tôi quyết định biết rằng chư Phật từ lâu đã lìalầm lộn.
ĐứcPhật khen Ca-Diếp-Bồ-Tát : “Lành thay! Lành thay ! Nầy thiện-nam-tử! Nay ông muốn biết Kinh-diển Đại-thừa vi diệu có nhữngpháp bí mật nên hỏi như vậy. Những kinh ngày trước nhưvậy đều vào trong đạo thánh đế.
NầyThiện-nam-tử ! Như ta nói lòng tin là đạo. Tín căn nầycó thể tá trợ đạo bồ- đề. Vì thế nên lời Phật nóikhông có lầm lộn. Đức Như-Lai khéo biết vô lượng phươngtiện vì muốn hóa độ chúng sanh nên sự thuyết pháp có nhiềuloại.
Vínhư lương y biết các căn bịnh của chúng sanh, tùy theo bịnhmà hiệp thuốc và những thứ cấm kỵ đối với thuốc. Chỉnước chẳng ở trong lệ cấm. Hoặc cho uống nước gừng,nước cam thảo, nước tế tân, nước đường phèn, nướctrái a-ma- lặc, nước ni-ba-la, hoặc nước bát-trú-la, hoặccho uống nước lạnh, nước nóng, nước nho, nước thạchlựu.
NầyThiện-nam-tử ! Lương y ấy khéo biết căn bịnh của chúngsanh. Dầu rằng thuốc có nhiều sự cấm kỵ, nhưng chỉ cónước là không ở trong lệ cấm.
Cũngnhư vậy, đức Như-Lai khéo biết phương tiện, trong mộtpháp tướng tùy theo các loài chúng sanh mà phân biệt diễnthuyết nhiều loại danh tướng. Các loài chúng sanh kia tùytheo chỗ lãnh thọ của họ mà tu tập, dứt trừ phiền não.Như người bịnh kia theo lời dặn cũa lương y mà bịnh đượclành.
NầyThiện-nam-tử ! Như có một người biết nhiều thứ tiếngở chung trong đại chúng. Một hôm đại chúng khát nước đềukêu rằng : Tôi muốn uống nước ! Tôi muốn uống nước !Người đó liền đem nước mát lạnh tùy theo từng ngườimà trao cho uống. Hoặc nói là ba-ni, hoặc nói là uất-đặt,hoặc nói là xa-lỵ-lam, hoặc nói là ba-lỵ, hoặc nói là ba-da,hoặc nói là cam-lồ, hoặc nói là ngu-nhũ, dùng vô lượngtên nước như vậy để nói với đại chúng. Cũng vậy, đứcNhư-Lai dùng một thánh đạo vì hàng Thanh-Văn mà diễn thuyếtnhiều cách: Từ Tín-căn vân vân đến bát thánh-đạo.
NầyThiện-nam-tử ! Như thợ kim hoàn dùng một chất vàng tùy ýtạo làm các thứ trang sức : Dây chuyền, vòng, xuyến, xoa,khoen tai, mão, ấn. Dầu làm nhiều thứ chẳng đồng nhưngchẳng rời chất vàng. Cũng vậy, đức Như-Lai dùng một Phậtđạo, tùy theo mọi loài chúng sanh mà phân biệt diễn thuyết.Hoặc nói một thứ, như nói chư Phật một đạo không hai.Hoặc nói hai thứ là định và huệ. Hoặc nói ba thứ là kiến,trí và huệ. Hoặc nói bốn thứ là kiến-đạo, tu đạo, vôhọc đạo, và Phật đạo. Hoặc nói năm thứ là tín-hành-đạo,pháp-hành-đạo, tín-giải- thoát-đạo, kiến-đáo-đạo, thânchứng đạo. Lại nói sáu thứ là Tu-Đà-Hoàn-Đạo, Tư- Đà-Hàm-Đạo, A-Na-Hàm-Đạo, A-La-Hán-Đạo, Bích-Chi-Phật Đạo,và Phật-Đạo. Lại nói bảy thứ là niệm-giác-phần, trạch-pháp-giác-phần,tinh-tấn-giác-phần, hỷ- giác-phần, trú-giác-phần, định-giác-phầnvà xả-giác-phần. Lại nói tám thứ là chánh-kiến, chánh-tư-duy,chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh- tấn, chánh-niệm,và chánh-định. Lại nói chín thứ là bát-thánh-đạo, vàtín. Lại nói mười thứ là thập-lực. Lại nói mườimột thứ là thập-lực và đại-từ. Lại nói mười hai thứlà thập-lực đại-từ và đại-bi. Lại nói mười ba thứlà thập-lực đại- từ, đại-bi và niệm Phật tam-muội.Lại nói mười sáu thứ là thập-lực, đại-từ, đại-bi,niệm- Phật tam-muội và ba chánh-niệm. Lại nói hai mươi đạolà thập-lực, tứ-vô- sở- úy, đại-từ, đại-bi, niệm-Phậttam-muội và ba chánh-niệm.
Đạo-chỉlà một thể, ngày trước đức Như-Lai vì chúng sanh mà phânbiệt diễn nói sai khác.
NầyThiện-nam-tử ! Như một thứ lửa, nhơn nơi chỗ nó đốtcháy mà có nhiều tên sai khác, như lửa cây, lửa cỏ, lửatrấu, lửa phân bò, lửa phân ngựa. Cũng vậy, Phật đạochỉ là một không có hai vì chúng sanh mà phân biệt sai khác.
NầyThiện-nam-tử ! Như một thức phân biệt nói có sáu, nếuđến nơi nhãn căn, thời gọi là nhãn thức, nhẫn đến nơiý-căn thời gọi là ý-thức. Đạo cũng như vậy, chỉ làmột không hai vì hóa độ chúng sanh mà phân biệt sai khác.
NầyThiện-nam-tử ! Như một sắc pháp, mắt thấy thời gọi làsắc, tai nghe gọi là tiếng, mũi ngửi thời gọi là mùi, lưỡinếm thời gọi là vị, thân cảm giác thời gọi là xúc. Đạocũng như vậy, là một không có hai, vì muốn hóa độ chúngsanh nên đức Như-Lai phân biệt sai khác.
Donghĩa nầy nên bát-thánh-đạo gọi là đạo thánh-đế.
NầyThiện-nam-tử !Bốn thánh đế nầy chư Phật theo thứ lớpmà giảng nói. Do đây vô lượng chúng sanh đặng thoát khỏisanh tử.
Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “Thế-Tôn ! Ngày trước có một lúcPhật ở trong rừng Thi-Thủ trên bờ sông Hằng, đứcNhư-Lai lấy lá cây bảo các Tỳ-kheo : Lá trong tay của ta đâylà nhiều hay tất cả lá trên mặt địa cầu là nhiều ? CácTỳ- kheo bạch Phật tất cả lá trên địa cầu rất nhiều không thể tính đếm, lá trong tay Phật cầm rất ít khôngđáng kể. Phật bảo các Tỳ-kheo : Những pháp mà ta giác ngộnhiều như những lá cỏ cây trên địa cầu, còn pháp mà tavì chúng sanh tuyên nói như mấy chiếc lá trong bàn tay.
BạchThế-Tôn ! Cứ theo lời của Phật, thời đức Như-Lai rõ biếtvô lượng pháp- môn, nếu vào trong bốn thánh-đế thời nhưđã nói, còn nếu chẳng vào nơi bốn thánh-đế lẽ ra phảicó năm đế.
Phậtkhen Ca-Diếp Bồ-Tát : Lành thay ! Lành thay ! Lời hỏi củaông có thể lợi ích an vui vô lượng chúng sanh.
NầyThiện-nam-tử ! Những pháp môn như vậy đều đã nhiếp ởtrong bốn thánh- đế.
Ca-DiếpBồ-Tát lại bạch Phật : Những pháp như vậy ở trong bốnthánh đế cớ sao đức Như-Lai xướng rằng chẳng nói ?
_ NầyThiện-nam-tử ! Dầu là nhiếp trong bốn thánh đế nhưng cònchẳng gọi là đã nói, vì người rõ biết bốn thánh đếcó hai thứ trí : Một là trí bực trung, hai là trí bực thượng.Bực trung là trí của Thanh-Văn Duyên-Giác. Bực thượng làtrí của chư Phật và Bồ-Tát. Biết thân ngũ ấm là khổthời gọi là trí bực trung, phân biệt các ấm có vô lượngtướng thảy đều là khổ thời chẳng phải hàng Thanh- VănDuyên-Giác biết được, đây gọi là trí bực thượng. Nhữngnghĩa như vậy nơi các kinh khác ta trọn chẳng nói đến.
NầyThiện-nam-tử ! Biết các nhập gọi đó là môn cũng gọi làkhổ, đây gọi là trí bực trung. Phân biệt các nhập có vôlượng tướng thảy đều là khổ thời chẳng phải hàng Thanh-VănDuyên-Giác biết được, đây gọi là trí bực thượng. Nhữngnghĩa như vậy nơi các kinh khác ta cũng chẳng nói.
NầyThiện-nam-tử ! Biết các giới gọi đó là phần, cũng gọilà tánh, cũng gọi là khổ, đây là trí bực trung,. Phân biệtcác giới có vô lượng tướng thảy đều là khổ thời chẳngphải hàng Thanh-Văn Duyên-Giác biết được đây gọilà trí bực thượng. Những nghĩa như vậy nơi các kinh khácta cũng chẳng nói.
NầyThiện-nam-tử ! Biết sắc là tướng hư-hoại, đây là tríbực trung. Phân biệt các sắc có vô lượng tướng hư hoạithảy đều là khổ, thời chẳng phải hàng Thanh- Văn Duyên-Giácbiết được đây lại gọi là trí bực thượng. Những nghĩanhư vậy nơi các kinh khác ta cũng chẳng nói.
NầyThiện-nam-tử ! Biết thọ là tướng giác xúc đây gọi làtrí bực trung. Phân biệt các thọ có vô lượng tướng giácxúc thời chẳng phải hàng Thinh-Văn Duyên- Giác biết được,đây gọi là trí bực thượng. Những nghĩa như vậy nơi cáckinh khác ta cũng chẳng nói.
NầyThiện-nam-tử ! Biết tưởng là chấp lấy tướng đây gọilà trí bực trung. Phân biệt nơi tưởng có vô lượng tướngchấp lấy, thời chẳng phải hàng Thinh- Văn Duyên-Giác biếtđược, đây gọi là trí bực thượng. Những nghĩa như vậynơi các kinh khác, ta cũng chẳng nói.
NầyThiện-nam-tử ! Biết hành là tướng tạo-tác, đây gọi làtrí bực trung. Phân biệt nơi hành có vô lượng tướng tạotác thời chẳng phải hàng Thinh-Văn Duyên- Giác biết được,đây gọi là trí bực thượng. Những nghĩa như vậy nơi cáckinh khác ta cũng chẳng nói.
NầyThiện-nam-tử ! Biết thức là tướng phân biệt, đây gọilà trí bực trung. Phân biệt nơi thức có vô lượng trí tướng,thời chẳng phải hàng Thinh-Văn Duyên- Giác biết được, đâygọi là trí bực thượng. Những nghĩa như vậy nơi các kinhkhác ta cũng chẳng nói.
NầyThiện-nam-tử ! Biết ái làm nhơn duyên có thể sanh năm ấmđây gọi là trí bực trung. Một người sanh ra ái vô lượngvô biên, hàng Thinh-Văn Duyên- Giác không biết được. Có thểbiết tất cả chúng sanh khởi lên lòng có những ái như vậyđây gọi là trí bực thượng. Những nghĩa ấy nơi các kinhkhác ta cũng chẳng nói.
NầyThiện-nam-tử ! Biết dứt phiền não đây gọi là trí bựctrung, phân biệt phiền não chẳng thể tính đếm, dứt diệtcũng chẳng thể tính đếm như vậy thời chẳng phải hàngThinh-Văn Duyên-Giác biết được đây gọi là trí bực thượng.Những nghĩa như vậy nơi các kinh khác ta cũng chẳng nói.
NầyThiện-nam-tử ! Biết đạo có thể lìa phiền não đâygọi là trí bực trung. Phân biệt đạo có vô lượng vô biêntướng, lìa phiền não cũng vô lượng vô biên thời chẳngphải hàng Thinh-Văn Duyên-Giác biết được đây gọi là tríbực thượng. Những nghĩa ấy nơi các kinh khác ta cũng chẳngnói.
NầyThiện-nam-tử ! Biết thế-đế gọi là trí bực trung. Phânbiệt thế-đế vô lượng vô biên chẳng thể tính đếm thờichẳng phải hàng Thinh-Văn Duyên-Giác biết được đây gọilà trí bực thượng. Những nghĩa ấy nơi các kinh khác ta cũngchẳng nói.
NầyThiện-nam-tử ! Tất cả hạnh vô thường, các pháp vô ngã,Niết-bàn tịch diệt, đây là đệ nhứt nghĩa, gọi là tríbực trung. Biết đệ nhứt nghĩa vô lượng vô biên chẳngthể tính đếm thời chẳng phải hàng Thinh-Văn Duyên-Giácbiết được đây gọi là trí bực thượng. Những nghĩa nhưvậy nơi các kinh khác ta cũng chẳng nói.
Văn-ThùSư-Lợi Bồ-Tát bạch Phật : “Thế-Tôn ! Đức Phật nóithế-đế và đệ nhứt nghĩa-đế ý nghĩa thế nào ? BạchThế-Tôn trong đệ nhứt nghĩa-đế có thế- đế chăng ? Trongthế-đế có đệ-nhứt nghĩa-đế chăng ? Nếu là cóthời có một đế. Nếu là không, chừng có phải đức Như-Laihư vọng diễn thuyết chăng ?”
_ NầyThiện-nam-tử ! Thế-đế chính là đệ-nhứt nghĩa-đế.
_ BạchThế-Tôn ! Nếu như vậy thời không có hai đế.
_ NầyThiện-nam-tử ! Có phương tiện khéo tùy thuận chúng sanh diễnthuyết hai đế. Nếu cứ theo ngôn thuyết thời có hai thứ: Một là thế pháp, hai là xuất thế pháp.
Nhưchỗ biết của người xuất thế. Thời gọi là đệ nhứtnghĩa-đế. Chỗ biết của người đời thời gọi là thế-đế.
NầyThiện-nam-tử ! Năm ấm hòa hiệp gọi tên mỗ giáp. Phàmphu chúng sanh tùy theo tên gọi đó là thế đế. Hiểu biếtnăm ấm không có tên mỗ giáp, rời ngũ ấm cũng không cómỗ giáp, người xuất thế đúng như tánh tướng mà hiểubiết, gọi là đệ nhứt nghĩa đế.
NầyThiện-nam-tử ! Hoặc có pháp có tên có sự thiệt. Lại cópháp có tên không sự thiệt. Có tên không sự thiệt chínhlà thế-đế. Có tên có sự thiệt là đệ nhứt nghĩa-đế.
Như: Ngã, chúng sanh, thọ mạng, tri kiến, dưỡng dục, sĩ phu,tác giả, thọ giả dương-diệm, thành Càn-Thát-Bà, lông rùa,sừng thỏ, vòng lửa xây, các ấm, giới, nhập… Đây gọilà thế-đế. Khổ, tập, diệt, đạo, gọi là đệ nhứt nghĩa-đế.
Thế-phápcó năm thứ : Một là danh thế, hai là cú thế, ba là phượcthế, bốn là pháp thế, năm là chấp-trước-thế.
Nam,Nữ, Bình, Áo, Xe, Nhà…… Những vật nầy gọi đó là danh-thế.
Bốncâu thành một bài kệ, những bài kệ như vậy gọi là cúthế.
Cuốn,hiệp, trói, cột, chắp, tay… đây gọi là phược thế-đế.
Đánhkiền-chùy nhóm tăng, chiêng trống răn quân lính, thổi ốcđể biết giờ… đây gọi là pháp thế.
Nhưtrông thấy đằng xa có người mặc y hoại sắc tưởng làSa-Môn chẳng phải Bà-La-Môn, thấy có người gút dây đeotrên thân bèn nghĩ rằng là Bà-La- Môn chẳng phải Sa-Môn,đây là chấp-trước thế-đế.
Nhưtrên đây gọi là năm thứ thế-pháp.
NầyThiện-nam-tử ! Nếu có chúng sanh nào đối với năm thứ thếpháp như vậy tâm không điên đảo biết đúng như thật đâygọi là đệ nhứt nghĩa-đế.
Lạinhư hoặc đốt, hoặc cắt, hoặc chết, hoặc hoại, đây gọilà thế-đế.
Khôngđốt, không cắt, không chết, không hoại, đây gọi là đệ-nhứtnghĩa- đế.
Lạicó tám tướng khổ gọi là thế đế, không sanh, không giàvân vân, đây gọi là đệ-nhứt nghĩa-đế.
Vínhư một người có nhiều tài : Lúc họ chạy thời gọi làngười chạy, lúc gặt cắt lại gọi là người gặt, lúcnấu nường thời gọi là người làm đồ ăn, lúc cưa đẽocây gỗ thời gọi là thợ mộc, lúc nấu đập vàng bạc thờigọi là thợ bạc. Chỉ có một người mà có nhiều danh hiệu.Pháp cũng như vậy , thiệt chỉ là một mà có nhiều tên.Nhơn nơi cha mẹ hòa hiệp mà sanh gọi là thế-đế. Mườihai nhơn duyên hòa hiệp mà sanh gọi là đệ-nhứt nghĩa-đế.
Văn-ThùSư-Lợi Bồ-Tát bạch Phật : “ Thế-Tôn ! Thật đế củaPhật nói ý nghĩa thế nào ?”
_ NầyThiện-nam-tử ! Thật-đế là pháp chơn thật. Nếu pháp chẳngphải chơn thời chẳng gọi là thật-đế. Thật-đế là khôngđiên đảo. Thật-đế là không hư vọng. Thật-đế gọi làđại-thừa. Thật-đế là lời của Phật nói chẳng phảilời của ma. Thật-đế là đạo duy nhứt thanh tịnh khôngcó hai, có thường, có lạc, có ngã, có tịnh, thời gọi lànghĩa thật-đế.
Văn-ThùSư-Lợi bạch Phật : “ Thế-Tôn ! Nếu cho chơn thật là thật-đếthời pháp chơn thật tức là Như-Lai, hư không, Phật tánh.Nếu như vậy thời Như-Lai, hư không và Phật tánh không cósai khác.”
Phậtbảo Văn-Thù Sư-Lợi : Có khổ, có đế, có thật. Có tậpcó đế có thật. Có diệt có đế có thật. Có đạo có đếcó thật.
NầyThiện-nam-tử ! Như-Lai chẳng phải khổ chẳng phải đế là“thật”. Hư không chẳng phải khổ chẳng phải đế là“thật”. Phật tánh chẳng phải khổ chẳng phải đế là“thật”.
Khổlà tướng vô thường, là tướng dứt được đó là thậtđế. Như-Lai tánh chẳng phải khổ chẳng phải vô thườngchẳng phải tướng dứt được vì thế nên là thật. Hư khôngvà Phật tánh cũng như vậy.
Tậplà có thể làm cho ngũ ấm hòa hiệp mà sanh, cũng gọi làkhổ cũng gọi là vô thường, là tướng dứt được, đâylà thật đế,. Như-Lai chẳng phải là tập, chẳng phải nhơncủa ngũ ấm, chẳng phải tướng dứt được vì thế nênlà thật. Hư không và Phật tánh cũng như vậy.
Diệtlà nói phiền não dứt diệt cũng là thường, cũng là vô thường,hàng nhị thừa chứng đặng gọi là vô thường, chư Phậtchứng đặng thời gọi là thường, cũng gọi là pháp chứngđặng, đây là thật đế, Như-Lai tánh chẳng gọi là diệt,có thể dứt diệt phiền não, chẳng phải thường chẳng phảivô thường, chẳng gọi là chứng tri, thường trụ không biếnđổi, vì thế nên là thật. Hư không và Phật tánh cũng nhưvậy.
Đạolà có thể dứt phiền não cũng là thường cũng là vô thường,là pháp có thể tu tập, đây gọi là thật đế. Như-Lai chẳngphải đạo có thể dứt phiền não, chẳng phải là thườngchẳng phải vô thường, chẳng phải pháp có thể tu tập,thường trụ chẳng biến đổi, vì thế nên là thật. Hư khôngvà Phật tánh cũng như vậy.
NầyThiện-nam-tử ! Chơn thật chính là Như-Lai. Như-Lai chính làchơn thật. Hư không và Phật tánh cũng như vậy.
NầyVăn-Thù Sư-Lợi có khổ, có khổ nhơn, có khổ tận, có khổđối. Như-Lai chẳng phải khổ nhẫn đến chẳng phải đối,vì thế nên là thật, chẳng gọi là đế. Hư không và Phậttánh cũng như vậy.
Khổlà hữu-vi hữu-lậu không an lạc. Như-Lai chẳng phải hữu-vichẳng phải hữu- lậu, đứng lặng an vui, nên là thật chẳngphải đế.
Văn-ThùSư-Lợi bạch Phật : Thế-Tôn như lời Phật nói chẳng điênđảo gọi là thật đế, nếu như vậy trong tứ đế có bốnthứ điên đảo chăng ? Nếu là có, sao lại nói rằng khôngcó điên đảo gọi là thật đế ! Tất cả điên đảo chẳnggọi là thật.
_ NầyThiện-nam-tử ! Tất cả điên đảo đều vào trong khổ-đế.Như chúng sanh có tâm điên đảo thời gọi là điên đảo.Ví như có người chẳng lãnh thọ lời dạy răn của cha mẹtôn trưởng, hoặc dầu lãnh thọ mà không tùy thuận thật hành, người nầy gọi là điên đảo. Điên đảo nhưvậy chẳng phải không là khổ mà chính là khổ.
Văn-ThùSư-Lợi bạch Phật : “Như lời Phật nói chẳnghư vọngchính là thật đế. Nếu như vậy thời biết rằng hư vọngchẳng phải thật đế”.
_ NầyThiện-nam-tử ! Tất cả hư vọng đều vào trong khổ đế.Như có chúng sanh khi dối người khác, do nhơn duyên nầy đọanơi địa ngục, súc sanh, ngạ quỉ, đây gọi là hư vọng,cũng chính là khổ. Những điều đó hàng Thinh-Văn Duyên- Giáccùng chư Phật đều xa lìa chẳng thật hành, vì thế nên gọilà hư vọng. Những điều hư vọng như vậy là chỗ dứt trừcủa nhị thừa và chư Phật, nên gọi là thật đế.
Văn-ThùSư-Lợi bạch Phật : “Như lời Phật nói Đại-thừa làthật đế. Do đó biết rằng Thinh-Văn thừa và Bích-Chi Phậtthừa thời là chẳng thật.”
_ NầyThiện-nam-tử ! Hàng nhị thừa cũng là thật cũng là chẳngthật. Thinh-Văn Duyên-Giác dứt các phiền não thời gọi làthật. Hàng nhị thừa vô thường chẳng trụ là pháp biếnđổi nên gọi là chẳng thật.
Văn-thùSư-Lợi bạch Phật : “ Như lời Phật nói những pháp củađức Phật nói gọi là thật.
Dođó biết rằng lời nói của ma thời chẳng phải thật. BạchThế-Tôn ! Lời nói của ma có nhiếp trong thánh-đế chăng?”
NầyThiện-nam-tử ! Lời nói của ma nhiếp trong hai đế làkhổ và tập. Phàm tất cả những điều phi pháp phi luậtkhông thể làm cho người được lợi ích, dầu cả ngày diễnnói cũng không có người nào thấy được khổ, dứt đượctập, chứng được diệt, tu được đạo, đây gọi là hưvọng. Những điều hư vọng như vậy cũng đều là lời nóicủa ma.
Văn-ThùSư-Lợi bạch Phật : “Như lời Phật nói đạo duy nhứtthanh tịnh không có hai. Các phái ngoại đạo cũng nói ta cóđạo duy nhứt thanh tịnh không hai. Nếu cho rằng đạo duynhứt là thật đế thời cùng với ngoại đạo kia có sai khácgì. Nếu không sai khác thời lẽ ra chẳng nên nói rằng đạoduy nhứt thanh tịnh.”
_NầyThiện-nam-tử ! Các phái ngoại đạo có khổ đế và tậpđế mà không diệt đế và đạo đế. Ở trong chẳng phảidiệt đế chẳng phải đạo đế, mà họ tưởng là diệtlà đạo. Ở trong chẳng phải quả chẳng phải nhơn,mà họ tưởng là quả là nhơn. Do nghĩa nầy nên họ khôngcó đạo duy nhứt thanh tịnh không hai.
Văn-ThùSư-Lợi bạch Phật : “Như lời Phật nói có : Thường, lạc,ngã, tịnh là thật nghĩa, thời các phái ngoại đạo lẽ racũng có thật-đế mà trong Phật pháp thời không. Vì các pháingoại đạo nói hạnh là thường. Thế nào là thường ? Vìkhả ý, bất khả ý, các nghiệp báo vân vân. Khi thọ rồithời chẳng mất. Khả-ý là nói mười báo lành. Bất khảý là nói mười báo chẳng lành. Nếu cho rằng các hạnh thảyđều vô thường, kẻ tạo nghiệp đã chết mất thời ai ởnơi kia mà thọ quả báo. Do nghĩa nầy nên các hạnh làthường. Sát sanh nhơn duyên gọi là thường. Nếu cho rằngvô thường thời kẻ giết cùng bị giết đều vô thườngcả, còn ai ở nơi địa ngục mà thọ tội báo. Nếu nói quyếtđịnh có địa ngục thọ báo, thời các hạnh thiệt chẳngphải là vô thường. Chuyên tâm ghi nhớ cũng gọi là thường,như chỗ nhớ biết trải qua mười năm nhẫn đến trăm nămcũng chẳng quên mất, vì thế nên là thường. Nếu là vôthường thời những việc đã thấy biết lấy gì để nhớ.Do cớ ấy nên tất cả các hạnh chẳng phải là vô thường.Tất cả sự tưởng nhớ cũng là thường. Như có người ngàytrước thấy tay chưn mặt mày đầu cổ của người khác, lúc sau gặp lại liền nhớ biết. Nếu là vô thường thờinhững tướng thấy biết ngày trước lẽ ra đã diệt mất.Nghề nghiệp tạo tác do tập học từ lâu, hoặc ba năm hoặcnăm năm rồi sau mới giỏi, nên gọi là thường. Phương pháptính đếm từ một, hai, ba nhẫn đến trăm ngàn, nếu là vôthường lẽ ra một phải diệt, nếu một đã diệt thời lấychi đến hai. Do một chẳng diệt nên được đến hai, nhẫnđến trăm ngàn, vì thế nên là thường. Như phương pháp đọctụng : Đọc Nhứt-A-Hàm rồi đến Nhị-A-Hàm, nhẫn đếnTam tứ A-Hàm. Nếu là vô thường thời chỗ đọc tụng trọnchẳng đến bốn. Do sự đọc tụng có tăng trưởng nên gọilà thường. Bình, y, xe cộ, như người mang nợ, hình tướng,địa cầu, núi, sông, cây rừng, cây cỏ, lá thuốc, chúngsanh trị bịnh tất cả đều là thường cũng như vậy. Cácphái ngoại đạo đều nói rằng các hạnh là thường. Nếulà thường thời là thật đế.
BạchThế-Tôn ! Các phái ngoại đạo lại nói lạc. Thế nào biếtrằng có ? Vì người thọ quyết định đặng báo khả ý.Phàm người thọ lạc quyết định đặng đó. Như Đại-Phạm-Thiên-Vương,Đại-Tự-Tại-thiên, Thích-Đề-Hòan-Nhơn, và chư Thiên. Donghĩa nầy nên nói rằng quyết định có lạc. Lại vì chúngsanh mong cầu nên ngoại đạo nói rằng có lạc. Như ngườiđói cầu ăn, người khát cầu uống, người lạnh cầu ấm,người nóng cầu mát, người mệt nhọc cầu ngơi nghỉ,người bịnh cầu lành. Nếu không có lạc thời nhữngngười kia duyên cớ gì mà cầu. Do vì có người cầu nênbiết rằng có lạc.
Cácphái ngoại đạo lại cho rằng bố thí có thể đặng lạc.Người đời ưa bố thí cho Sa-Môn Bà-La-Môn và kẻ nghèo cùngkhốn khổ những y phục, vật thực, giường ghế, thuốc thang,voi ngựa, xe cộ, hương bột, hương thoa, nhà cửa, đèn đuốc.Bố thí những thứ như vậy vì muốn đời sau tôi đượcthọ báo khả ý. Vì thế nên biết rằng quyết định có lạc.
Cóphái ngoại đạo nói rằng người thọ lạc vì có nhơn duyênnên có lạc xúc. Nếu không lạc đâu thành có nhơn duyên,như sừng thỏ không có, thời không nhơn duyên. Vì có nhơnduyên lạc, nên biết rằng có lạc.
Ngoạiđạo lại nói lạc có thượng trung và hạ. Thọ lạc bựchạ như Thích-Đề- Hoàn-Nhơn. Thọ lạc bực trung như Đại-Phạm-thiên-Vương.Thọ lạc bực thượng như Đại-Tự-Tại-Thiên. Vì thế nênbiết rằng có lạc.
Ngoạiđạo lại nói rằng có tịnh. Nếu không tịnh thời lẽ rachẳng sanh lòng mong muốn. Vì có mong muốn nên biết là cótịnh. Như vàng bạc, châu báu, lưu ly, pha lê, xa cừ, mã não,san hô, chân châu, bích ngọc, kha bối, suối mát, ao tắm, vậtthực, y phục, hoa hương, đèn đuốc, những vật như vậyđều là tịnh. Họ lại nói thân ngũ ấm chính là tịnh khíđựng những tịnh vật như thân người, Trời, Tiên, A- La-Hán,Bích-Chi Phật, Bồ-Tát chư Phật. Do nghĩa nầy nên gọi làtịnh.
Cóphái ngoại đạo lại nói rằng có ngã vì có thấy biết vìcó thể tạo tác. Như có người vào nhà thợ gốm, dầu chẵngthấy thân người thợ nhưng vì thấy khí cụ nên biết quyếtđịnh nhà đó là nhà thợ gốm. Ngã cũng như vậy, do mắtthấy sắc biết chắc là có ngã. Nếu không có ngã thời aicó thể thấy sắc ? Nghe tiếng nhẫn đến giác xúc cũng nhưvậy. Họ lại nói có ngã. Làm sao biết rằng có ? Vì do nơitướng mà biết : Thở, ngáy, ngó, nháy, mạng sống, móng tâm,lãnh thọ sự khổ vui, tham cầu, giận hờn, đều là tướngcủa ngã. Vì thế nên biết quyết định của ngã.
Ngoạiđạo lại nói rằng có ngã, vì phân biệt được mùi vị: Như có người ăn trái cây, thấy trái biết mùi vị.Do đây nên biết quyết định có ngã.
Ngoạiđạo lại nói vì có chấp tác làm việc nên biết là có ngã: Như cầm lưỡi liềm thời có thể cắt gặt, cầm búa thờicó thể chặt, cầm bình thời đựng nước, ngồi xe thờicầm cương, do đó nên biết quyết định có ngã. Ngoại đạolại nói lúc mới sanh biết đòi bú đó là do tập quán đờitrước, nên biết quyết định có ngã.
Ngoạiđạo lại nói vì hòa hiệp lợi ích chúng sanh khác nên biếtrằng có ngã. Như bình, y, xe cộ, ruộng nhà, núi rừng, câycối, voi ngựa, trâu, dê những vật như vậy nếu hòa hiệpthời có sự lợi ích. Năm ấm trong thân người cũng như vậy: Nhãn căn vân vân… vì có hòa hiệp thời có sự lợi íchcho người, do đó nên biết quyết định có ngã.
Ngoạiđạo lại nói có ngã vì rằng có sự vật ngăn ngại. Nhưcó vật thời có ngăn ngại. Nếu không vật thời không ngănngại. Vì cóù ngăn ngại nên biết quyết định có ngã.
Ngoạiđạo lại nói vì có bạn cùng chẳng phải bạn nên biếtlà có ngã. Như thân yêu cùng chẳng phải thân yêu thời chẳngphải là bạn. Chánh pháp với tà pháp, trí với chẳng trí.Sa Môn cùng chẳng phải Sa-Môn, Bà-La-Môn với chẳng phảiBà-La-Môn, con cùng chẳng phải con, ngày với chẳng phải ngày,đêm với chẳng phải đêm, ngã với chẳng phải ngã, cácpháp như vậy là bạn và chẳng phải bạn, do đó nên biếtquyết định có ngã.