Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

16. Phẩm Bồ Tát

07/06/201114:12(Xem: 4149)
16. Phẩm Bồ Tát

KINH ÐẠI BÁTNIẾT BÀN
DịchTừ Hán Sang Việt: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
TịnhXá Minh Ðăng Quang, Hoa Kỳ Xuất Bản 1990

XVI
PHẨMBỒ TÁT THỨ MƯỜI SÁU

(Hánbộ phần sau quyển thứ chín)

NầyThiện-nam-tử ! Như ánh sánng mặt trời mặt trăng hơn hếttrong các ánh sáng. Ánh sáng Đại-Niết-Bàn rất là thù-thắngđối với ánh sáng của các khế kinh. Ánh sáng của các khếkinh không thể kịp được. Vì ánh sáng Đại-Niết-Bàn cóthể chiếu vào các lỗ chơn lông của chúng sanh. Chúng sanhdầu không có tâm bồ- đề, nhưng có thể làm nhơn duyên chobồ-đề, vì thế nên gọi là Đại-Niết- Bàn.

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “Thế-Tôn! Như lời Phật vừa nói“ánh sáng Đại- Niết-Bàn chiếu vào các lỗ chơn lông củachúng sanh, chúng sanh dầu không tâm bồ-đề, nhưng có thểlàm nhơn duyên cho bồ-đề”. Xét ra, nghĩa trên đây chẳngđúng.

BạchThế-Tôn ! Người phạm bốn giới trọng, người tạo tộingũ nghịch và hạng nhứt-xiển-đề, ánh sáng chiếu vào thânhọ làm nhơn bồ đề, thời những hạng nầy có khác gì ngườitrì giới thanh tịnh, tu tập các hạnh lành, nếu không khác,cớ sao đức Như-Lai nói nghĩa tứ-y.

BạchThế-tôn ! Lại như lời Phật nói, nếu có chúng sanh mộtlần được nghe kinh Đại-Niết-Bàn, thời dứt trừ đặngcác phiền não. Trước kia đức Như-Lai lại nói có ngườiở nơi hằng hà sa chư Phật mà phát tâm, nghe kinh Đại-Niết-Bànchẳng hiểu được nghĩa, sao lại có thể dứt tất cả phiềnnão ?

NầyThiện-nam-tử ! Trừ hạng nhứt-xiển-đề, những chúng sanhkhác được nghe kinh nầy, thảy đều có thể làm nhơn duyêncho bồ-đề. Ánh sáng của tiếng pháp chiếu vào lỗchơn lông quyết định sẽ đặng vô thượng chánh đẳng chánhgiác. Vì người đã có thể cúng dường cung kính vô lượngchư Phật mới đặng nghe kinh Đại-Niết-Bàn. Người phướcbạc thời chẳng được nghe. Việc lớn như đây người đại-phướcmới có thể được nghe, kẻ tiểu nhơn thời chẳng đượcnghe. Những gì là việc lớn? Chính là chỉ cho tạng bí mậtrất sâu của chư Phật, tức là Phật tánh.

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “Thế-tôn ! Những gì làm nhơn bồ-đềcho người chưa phát tâm bồ-đề?

NầyThiện-nam-tử ! Nếu có người nghe kinh Đại-Niết-Bàn nầy,không tin nói rằng tôi chẳng cần phát bồ-đề tâm. Ngườiđó thường ở trong chiêm bao thấy hình La-Sát, lòng rất kinhsợ. La Sát bảo rằng : Nếu ngươi chẳng phát bồ-đề tâm,ta sẽ giết ngươi. Vì sợ sệt nên khi thức giấc ngườinầy liền phát tâm bồ đề. Sau khi chết, nếu người nầyhoặc đọa trong ba đường ác, cùng sanh trong loài trời, loàingười tiếp tục nhớ lại tâm bồ đề đã phát. Nên biếtngười nầy là bực bồ- tát.

Donghĩa trên đây, nên oai thần của kinh Đại-Niết-Bàn nầycó thể làm nhơn bồ đề cho người chưa phát tâm.

Đâygọi là Bồ-Tát có nhơn duyên mà phát tâm, chẳng phải khôngnhơn duyên. Do vì nghĩa nầy nên kinh điển Đại-Thừavi diệu thiệt là của Phật nói.

NầyThiện-nam-tử ! Như trên hư không kéo mây mưa xuống, nơi câykhô, núi đá, gò nổng, cao nguyên nước không đọng lại.Ruộng thấp hồ cao đều đầy chúng sanh nơi đó được lợíích. Cũng vậy, kinh Đại-Niết-Bàn vi diệu nầy khắp nhuầnchúng sanh, làm cho nẩy nở tâm bồ đề. Còn hàng nhứt-xiển-đềchẳng phát tâm bồ đề không được lợ ích.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như hột giống đã cháy, dầu có gặp mưatrọn chẳng mọc mầm. Cũng vậy, hàng nhứt-xiển-đề dầunghe kinh Đại-Niết-Bàn vi diệu nầy, trọn không phát tâmbồ đề. Vì hạng nầy đoạn diệt tất cả căn lành nhưhột giống đã cháy.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như ngọc minh châu để trong nước đục,thế lực của minh châu làm cho nước liền trong. Nhưng đểminh châu trong bùn lầy không thể làm cho trong. Kinh Đại-Niết-Bànvi diệu nầy cũng như vậy, có thể làm cho chúng sanh phạmtội vô gián, tứ trọng, tiêu tội được thanh tịnh pháttâm bồ đề. Không thể làm cho nhứt-xiển-đề phát bồ đềtâm, vì nhứt-xiển-đề dứt hết căn lành không phải phápkhí.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như cây thuốc Dược Vương là vua trongnhững thứ thuốc. Nếu đem Dược Vương hòa với lạc, hoặctô, hoặc mật, hoặc nước, sữa, hoặc thuốc bột, thuốchuờn, hoặc dùng thoa ghẻ, thoa mắt, hoặc uống, hoặc xông,hoặc nhìn, hoặc ngửi, đều có thể làm cho chúng sanh đượclành tất cả bịnh. Dược Vương ấy chẳng nghĩ rằng chúngsanh nếu lấy rễ của ta, thời chẳng nên lấy hết, cũngchẳng nghĩ rằng, nếu lấy lá chẳng nên lấy rễ, nếu lấythân chẳng nên lấy võ, nếu lấy võ chẳng nên lấythân. Dược Vương ấy dầu chẳng tưởng niệm mà có thểtrừ tất cả bịnh khổ.

NầyThiện-nam-tử ! Kinh Đại-Niết-bàn vi diệu nầy có thể diệttrừ tất cả ác nghiệp, bốn tội trọng, năm tội vô giáncủa chúng sanh. Người chưa phát bồ đề tâm nhơn kinh nầythời đặng phát bồ đề tâm. Vì kinh nầy là vua trong cácthứ kinh, như cây thuốc Dược Vương là vua trong các thứthuốc. Nếu có người tu tập cùng chẳng tu tập kinh Đại-Niết-Bànnầy, nếu nghe được danh tự của kinh nầy, nghe rồi sanhlòng kính tin, thời đều trừ diệt được tất cả phiềnnão. Nhưng chỉ chẳng thể làm cho hạng nhứt-xiển-đề antrụ nơi vô thượng chánh đẳng chánh giác. Như Dược Vươngkia dầu có thể chữa lành tất cả bịnh nặng, nhưng khôngthể cứu chữa người quyết định chết.

NầyThiện-nam-tử ! Như người tay có ghẻ lở, bốc nắmthuốc độc, thời chất độc thấm vào thịt. Người tay khôngghẻ lỡ, dầu có cầm nắm chất độc cũng chẳng thấm vàođược. Hạng nhứt-xiển-đề không có nhơn bồ đề, nhưngười tay không ghẻ không thể thấm chất độc. Chất độcdụ cho diệu nghĩa đệ nhứt.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như kim cương không gì phá vỡ được,mà kim cương có thể phá vỡ tất cả vật khác, chỉtrừ mu rùa và sừng bạch dương. Kinh Đại- Niết- Bàn vi diệunầy có thể làm cho vô lượng chúng sanh trụ nơi đạo bồđề, chỉ không thể khiến hạng nhứt-xiển-đề thành lậpnhơn bồ đề.

NầyThiện-nam-tử ! Như cỏ Mã-Xỉ, cây Ta-La-Xí, cây Ni-Ca-La, dầuchặt nhánh, đốn cây, nhưng rồi đâm chồi mọc lên như cũ,chẳng phải như cây Đa-la đốn rồi không thể mọc lại.

Cũngvậy, những chúng sanh đặng nghe kinh Đại-Niết-Bàn nầy,dầu phạm bốn tội nặng và năm tội vô gián, vẫn có thểsanh nhơn bồ đề, Hạng nhứt- xiển-đề thời chẳng nhưvậy, dầu đặng nghe kinh điển vi diệu, nhưng không thể sanhnhơn bồ đề.

NầyThiện-nam-tử ! Như cây Khư-đà-la, cây Trấn-đầu-ca bị đốnthời chẳng mọc lại, và những hột giống bị cháy thời chẳng mọc mầm, cũng vậy, hàng nhứt- xiển-đề dầuđặng nghe kinh Đại-Niết-Bàn nầy. Nhưng không thể phát tâmbồ-đề.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như mưa to, nước mưa chẳng dừng ở hưkhông. Kinh Đại-Niết-Bàn nầy cũng chẳng dừng ở nơi hạngnhứt-xiển-đề.

Hạngnhứt-xiển-đề nầy khắp mình kín dày như chất kim cương,vật ngoài không thể lọt vào được.

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “ Thế-Tôn ! Như đức Phật từng nóikệ rằng :

Chẳngthấy, lành, chẳng làm. Chỉ thấy, ác, nên làm. Điều đóđáng kinh sợ. Dường như đường nguy hiểm.

BạchThế-Tôn ! Bài kệ đó có những nghĩa gì ?”

Phậtnói : “ Nầy Thiện-nam-tử ! Chẳng thấy là chẳng thấy Phậttánh. Lành là vô thượng chánh đẳng chánh giác. Chẳnglàm là chẳng gần gũi thiện tri thức. Chỉ thấy là thấykhông nhơn quả. Ác là hủy báng kinh điển Đại-thừa Phương-đẳng. Nên làm là hạng nhứt-xiển-đề nói không có Đại-thừa.Hạng nhứt-xiển- đề không có tâm xu hướng pháp lành thanhtịnh. Pháp lành là Đại-Niết-Bàn. Xu hướng Đại-Niêt-Bànlà nói có thể tu tập hạnh hiền-thiện. Hạng nhứt-xiển-đềkhông hạnh hiền-thiện, nên không thể xu hướng Đại-Niết-Bàn.Điều đó đáng kinh sợ là nói hủy báng chánh pháp: Ngườitrí phải kinh sợ, vì người hủy báng chánh pháp không cótâm lành, không có phương tiện tu tập, con đường nguy hiểmlà nói các hành pháp.

Ca-DiếpBồ-Tát lại bạch : Như Phật từng nói :

Thấychỗ làm thế nào? Đặng pháp lành thế nào? Chỗ nào chẳngkinh sợ ? Như đường bằng vua đi.

Thế-Tôn! Bài kệ nầy nghĩa như thế nào?

NầyThiện-nam-tử ! Thấy chỗ làm là phát-lồ các tội ác : Từvô lượng đời gây tạo các nghiệp ác thảy đều phát lộ,đến nơi rốt ráo thanh tịnh. Đó là chỗ không kinh sợ. Nhưđường bằng thẳng của vua đi, trộm cướp đều chạy trốn.Cũng vậy, phát lồ như trên thời tất cả tội ác đều dứttrừ.

Lạichẳng thấy chỗ làm là nói hàng nhứt-xiển-đề làm nhữngviệc ác mà chẳng tự thấy. Hàng nhứt-xiên-đề do lòng kiêumạn nên dầu làm ác nhưng không kinh sợ. Vì thế nên hạngnầy chẳng đặng Niết-Bàn. Dụ như khỉ vượn mò nắm mặttrăng trong nước.

NầyThiện-nam-tử ! Giả sử vô lượng chúng sanh đồng thời chứngđặng vô thượng chánh đẳng chánh giác, các đức Như-Lainầy cũng chẳng thấy hạng nhứt-xiển-đề kia đặng thànhbồ-đề. Vì nghĩa nầy nên gọi là chẳng thấy chỗ làm.

Vàlại chẳng thấy chỗ làm của ai? Đây là chẳng thấy chỗlàm của Phật. Phật vì chúng sanh nói có Phật tánh. Hạngnhứt-xiển-đề trôi lăn trong sanh tử, không thể thấy biếtPhật tánh. Vì nghĩa nầy nên gọi là chẳng thấy chỗ làmcủa Như-Lai.

Lạihàng nhứt-xiển-đề thấy đức Như-Lai rốt ráo nhập Niết-bàn,họ cho rằng thật vô thường, như đèn tắt, dầu mỡ đềuhết. Vì hạng nầy nghiệp ác của họ chẳng giảm bớt.

Nếucó Bồ-Tát lúc làm những nghiệp lành hồi hướng vô thượngchánh đẳng chánh giác, dầu hàng nhứt-xiển-đề chẳng tinchê bai phá hoại, nhưng các vị Bồ- Tát vẫn đem công đứcthí cho, muốn cùng họ đồng thành đạo vô thượng. Vì phápcủa chư Phật và Bồ-Tát tự nhiên như vậy.

Làmác chẳng liền thọ, Như sữa liền thành lạc, Như troche trên lửa. Người ngu khinh đạp đó.

Hàngnhứt-xiển-đề gọi là kẻ không con mắt, nên chẳng thấyđạo A-La- Hán, vì không con mắt, nên chê bai Đại-thừa chẳngmuốn tu tập. Như A-La-Hán siêng tu tâm từ.

Nếungười nói rằng : Nay tôi chẳng tin kinh điển Thanh-văn, chỉtin thọ Đai- thừa, đọc tụng giải thuyết. Vì thế nên naytôi là Bồ-Tát. Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Docó Phật tánh nên trong thân chúng sanh bèn có mười trí lựcba mươi hai tướng, tám mươi thứ tốt. Lời nói của tôikhông khác lời nói của Phật. Nay anh cùng tôi đều phá vôlượng phiền não ác, như phá vỡ bình nước. Vì phá kiếtsử nên liền đặng thấy vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Ngườiđó dầu diễn nói như vậy, nhưng tâm nó thiệt chẳng tincó Phật tánh, chỉ vì lợi dưỡng nên nói theo văn kinh, đâygọi là người ác. Người ác như vậy chẳng liền thọ quảbáo, như sữa thành lạc.

Vínhư Vương sứ biện luận giỏi, nhiều chước khéo, phụngmạng qua nước khác, thà chết chớ trọn chẳng ẩn giấulời truyền của vua. Cũng vậy, người trí ở trong hàng phàmphu, chẳng tiếc thân mạng, quyết phải tuyên nói Như-Lai tạngkinh điển Đại-thừa Phương-đẳng, tất cả chúng sanh đềucó Phật tánh.

NầyThiện-nam-tử ! Có kẻ nhứt-xiển-đề làm dạng A-La-Hán,chê bai kinh điển đại thừa. Người phàm phu thấy đó đềucho là thiệt A-La-Hán, là đại Bồ- Tát. Bọn ác Tỳ-kheo nhứt-xiển-đềnầy, ở nơi A-Lan-Nhã phá hoại pháp A-Lan-Nhã, thấy ngườikhác đặng lợi sanh lòng ganh ghét, nói rằng những kinh điểnĐại-thừa đều là lời của Thiên-Ma Ba-Tuần nói. Họ cũngnói Như-Lai là pháp vô thường. Họ hủy diệt chánh pháp,phá hoại chúng tăng. Họ lại nói lời của Thiên-Ma Ba-Tuầnchẳng phải là lời lành, lời thuận.

Bọntrên đây tuyên nói lời tà ác như vậy. Bọn nầy làm ácchẳng liền thọ báo. Như sữa thành lạc. Người như vậygọi là nhứt-xiển-đề. Như tro trùm trên lửa, người ngukhinh đạp đó.

Vìthế nên biết kinh điển Đại-thừa vi diệu quyết địnhthanh tịnh. Như châu Ma-Ni ném vào nước đục, nước liềntrong.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như hoa sen được mặt trời rọi đếnđều nở. Tất cả chúng sanh nếu đặng thấy nghe kinh Đại-Niết-Bàn,thời đều phát Bồ-đề tâm. Vì thế nên ta nói ánh sángĐại-Niết-Bàn chiếu vào lỗ chơn lông, quyết định làmnhơn vi diệu.

Nhứt-xiển-đềkia dầu có Phật tánh, nhưng bị vô lượng tội chướng ràngbuộc, nên chẳng thể hiện ra, như con tằm ở trong kén, donghiệp chướng đó chẳng thể sanh nhơn bồ đề, lưu chuyển mãi trong sanh tử.

NầyThiện-nam-tử ! Như hoa sen mọc nơi bùn lầy, mà trọn chẳngbị bùn lầy àm nhơ. Nếu có chúng sanh tu tập kinh điển Đại-Niết-Bànvi diệu nầy, dầu có phiền não, mà trọn chẳng bị phiềnnão làm nhơ, vì nhờ năng lực rõ biết Như-Lai tánh.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như có nước kia nhiều gió mátmẻ. Nếu gió ấy thổi vào lỗ chơn lông nơi thân của chúngsanh, thời có thể trừ tất cả sự nóng bức bực bội.

Kinhđiển Đại-thừa Đại-Niết-Bàn nầy cũng lại như vậy,vào khắp lỗ chơn lông của tất cả chúng sanh, mà làm nhơnbồ-đề, trừ hạng nhứt-xiển-đề vì hạng nầy chẳng phảipháp-khí.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như lương y, hiểu rõ tám thứ thuốc trịlành tất cả bịnh, chỉ trừ người quyết định chết. Cũngvậy, tất cả khế kinh, thiền định, tam muội, có thể trịtất cả phiền não tham sân, si, mà không thể trị kẻphạm bốn tội trọng, năm tội vô gián.

NầyThiện-nam-tử ! Lại có lương y giỏi hơn, có thể chữa lànhtất cả bịnh khổ của người, chỉ trừ bịnh quyết địnhchết. Cũng vậy, kinh điển Đại-thừa Đại- Niết-bàn nầy,có thể trừ tất cả phiền não, làm cho chúng sanh an trụnơi nhơn Như-Lai thanh tịnh, người chưa phát tâm làmcho phát tâm, chỉ trừ hạng nhứt-xiển- đề.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như lương y có thể dùng thuốc hay chữatrị cho các người mù, khiến mắt họ được sáng, thấytất cả cảnh vật, chỉ chẳng thể trị lành con mắt củangười sanh-manh. Cũng vậy, Kinh Đại-Niết-Bàn này cóthể làm cho hàng Thanh-văn, Duyên-Giác khai phát huệ nhãn, khiếncho họ an trụ nơi vô lượng vô biên kinh điển Đại-thừa.Những người chưa phát tâm, hoặc phạm bốn tội nặng, nămtội vô gián, kinh nầy đều có thể làm cho họ phát tâm bồđề, chỉ trừ bọn nhứt-xiển-đề, như kẻ sanh-manh.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như lương y hiểu rõ tám khoa trị bịnhvì trị tất cả bịnh khổ cho người, dùng các phương thuốc,theo bịnh mà trị, mà người bịnh ngu chẳng muốn uống đó.Lương y xót thương, dắt người nầy về nhà mình, ép uốngthuốc, bịnh liền được lành. Phụ nữ sanh sản, lá nhauchẳng ra, nếu uống thuốc nầy lá nhau liền ra, cũng làm chohài nhi được an lành.

Cũngvậy, kinh điển Đại-thừa Đại-Niết-Bàn nầy có thể trừvô lượng phiền não cho chúng sanh, trừ bốn tội trọng, nămtội vô gián, người chưa phát tâm đều làm cho phát tâm trừhạng nhứt-xiển-đề.

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật: “Thế-Tôn ! Phạm bốn tội trọng vànăm tội vô gián gọi là rất nặng, rất ác. Ví như cây đa-la đã bị đốn chẳng còn mọc lại được. Nhữngngười phạm tội nầy chưa phát tâm bồ-đề thế nào cóthể làm nhơn bồ- đề cho họ được ?”

_ NầyThiện-nam-tử ! Những người phạm tội nầy, hoặc ở trongchiêm bao thấy bị đọa địa ngục, thọ những sự khổ não,liền sanh lòng ăn năn, sau khi thức dậy, tin có quả báo lớn,bèn phát tâm bồ-đề.

Nhưhài nhi kia, lấn lần khôn lớn, thường nghĩ nhớ rằng : Lươngy đó rất giỏi, nhờ ông cho thuốc, mẹ mình đặng an lành,do đó nên mạng của mình cũng đặng toàn. Cảm thương mẹmình chịu nhiều sự khổ não, mang thai cả mười tháng, saukhi sanh nở, nhường khô nằm ướt, hốt rửa phân dải, búmớm nuôi nấng. Vì những công ơn ấy, ta phải báo đền,săn sóc hầu hạ, tùy thuận cúng dường mẹ ta.

Ngườiphạm bốn tội nặng và năm tội vô gián, lúc sắp chết nhớđến kinh Đại- Niết-Bàn nầy, dầu đọa địa ngục, súcsanh, ngạ quỷ, hay sanh trên trời, trong loài người, kinh điểnnầy cũng làm nhơn bồ-đề cho người nầy, trừ hạng nhứt-xiển-đề.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như lương y và con trai của lương y hiểubiết sâu rộng hơn các y sĩ khác, biết rành phương trừ độc: Độc rắn, độc rồng, độc rít, độc bò cạp, lại đemphương thuốc nầy thoa nơi giày dép, các độc trùng chạmđến chất độc liền tiêu, chỉ không thể tiêu được độccủa đại-long.

Cũngvậy, nếu có chúng sanh phạm bốn tội nặng, năm tội vôgián, kinh Đại Niết-Bànnầycó thể làm cho tội tiêu diệt, an trụ nơi đạo bồ-đề.Oai thần của kinh làm cho chúng sanh được an-lạc chỉ trừhạng nhứt-xiển-đề.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như có người lấy chất thuốc độc thoalên mặt trống, những người nghe tiếng trống nầy, dầulà vô tâm đều trúng độc mà chết, chỉ trừ một người.

Cũngvậy, những người nghe tiếng kinh Đại-Niết-Bàn nầy,bao nhiêu tham dục, sân- khuể, ngu si thảy đều dứt hết.Oai lực của kinh nầy có thể diệt trừ phiền não, dầu làngười không lòng nghĩ nhớ. Người phạm bốn tội nặng,năm tội vô gián được nghe kinh nầy cũng thành nhơn vô thượngbồ-đề, lần dứt phiền não, chỉ trừ hạng nhứt- xiển-đề.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như đêm tối, tất cả công việc làm đềungưng nghĩ. Nếu việc chưa làm xong phải chờ đến sángngày sau. Cũng vậy, người học Đại- thừa dầu tu tập theokhế kinh tất cả các môn thiền định, cần phải chờ nghelời dạy vi mật của Như-Lai, nơi hội Đại-thừa Đại-Niết-Bànrồi sau mới có thể tu tạo nghiệp nhơn bồ-đề an trụ nơichánh pháp.

Nhưtrời mưa nhuần thấm làm cho tất cả hột giống nẩy mầmlên cây, đơm bông kết trái, mọi người nhờ đó đượcno đủ, khỏi đói khát. Cũng vậy, pháp tạng của Như-Laicó thể diệt trừ tám thứ thống khổ. Kinh nầy ra đời,như những trái, hột đem sự no đủ an vui đến cho mọi người,tức là làm cho chúng sanh thấy Phật tánh. Như trong hội Pháp-Hoatám ngàn Thanh Văn đặng thọ ký thành Phật.

Hạngnhứt-xiển-đề không tu tập pháp lành như mùa thạnh-động.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như lương y nghe con người khác bị quỷthần bắt, liền sai một người đem thuốc đến cứu, dặnrằng : Ngươi đem thuốc nầy mau trao cho người đó, sức thuốcsẽ làm cho quỷ thần tránh xa. Nếu người chậm trể thờita phải tự đi, quyết chẳng để người đó bị hại. Nếungười bịnh đó đặng thuốc, và oai đức của lương y, bịnhkhổ liền hết. Cũng vậy, nếu Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu- bà-tắc, Ưu-bà-di, và hàng ngoại đạo có thể thọ trì đọctụng kinh điển nầy, lại phân biệt giảng nói cho ngườikhác, hoặc tự biên chép, khiến người biên chép, tất cảđều là nhơn bồ-đề.

Nếungười phạm bốn tội nặng, năm tội nghịch, hoặc bị quỷtà ác độc làm hại, nghe kinh điển nầy tất cả ác độcđều tiêu diệt, nên biết người nầy thật là Bồ-tát. Vìtạm đặng nghe kinh Đại-Niết-Bàn nầy, cũng do vì sanh lòngtưởng niệm Như- Lai thường-trụ. Tạm đặng nghe còn đặngcông đức như vậy, huống là biên chép thọ trì đọc tụng,tất cả đều là Bồ-Tát, chỉ trừ hạng nhứt-xiên-đề.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như người điếc chẳng nghe được tiếng.Cũng vậy, hàng nhứt-xiển-đề dầu muốn nghe kinh điển vidiệu nầy, cũng chẳng đặng nghe.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như lương y thông suốt tất cả phươngthuốc và rộng biết vô lượng chú thuật. Lương y nầy thấynhà vua bèn tâu rằng :” Nay Đại- Vương có bịnh nguyđến tánh mạng”. Vua nói : “ Khanh chẳng thấy việc trongbụng ta, sao lại nói rằng có bịnh nguy đến tánh mạng”.Lương y tâu : “Nếu chẳng tin lời của thần, xin Đại-Vươnguống thuốc xổ, sau khi xổ Đại-Vương tự nghiệm lấy”.Vua không bằng lòng uống.

Bấygiờ lương y dùng chú thuật làm cho hậu môn của vua sưngphồng lên vàthòng xuống, trùng máu tuôn ra. Vua nhìn thấykinh sợ, hết lời khen ngợi lương y: Ta rất tiếc trướcchẳng dùng lời của khanh, giờ đây mới biết khanh thậtlương y, nhờ khanh mà thân ta đặng an lạc. Vua bèn cung kính lương y xem như cha mẹ.

KinhĐại-Niết-Bàn nầy cũng lại như vậy. Tất cả chúng sanhkhông luận hàng hữu dục hay vô dục, đều có thể làm phiềnnão của kia tiêu dứt.

Nhữngchúng sanh nầy nhẫn đến trong chiêm bao, cung kính cúng dườngkinh nầy, như nhà vua cung kính lương y.

Nếuvị lương y đó biết người quyết định chết thời khôngchữa trị. Cũng vậy, kinh Đại-Niết-Bàn nầy chẳng thểchữa trị hạng nhứt-xiển-đề.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như lương y biết rành tám khoa trị bịnhcó thể trị lành tất cả các bịnh. Chỉ chẳng thể chữatrị người quyết định chết. Cũng vậy, chư Phật, Bồ-Tát,có thể cứu độ tất cả chúng sanh có tội, chỉ không thểđộ hạng nhứt-xiển - đề.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như lương y biết rành tám khoa trị bịnh,lại thông hiểu nhiều khoa cao siêu khác, đem chỗ hiểu biếtcủa mình truyền dạy cho con. Lần lần truyền dạy cả támkhoa, lại dạy thêm những khoa cao siêu khác. Cũng vậy, ĐứcNhư-Lai trước dạy các Tỳ-kheo những phương tiện diệt trừtất cả phiền não, dạy quán thân chẳng bền chắc, quánthân thọ khổ, quán vô ngã, khiến các đệ tử học thôngthuộc chín bộ kinh, rồi sau mới dạy học tạng Như-Lai bímật, nói Như-Lai thường trụ. Đức Như-Lai nói kinh Đại-thừaĐại-Niếât-Bàn để làm nhơn bồ-đề cho những chúng sanhđã phát tâm và người chưa phát tâm, chỉ trừ hạng nhứt-xiển-đề.

NầyThiện-nam-tử ! Kinh Đại-Niết-Bàn nầy là giáo phápvô lượng vô số chẳng thể nghĩ bàn chưa từng có.Nên biết kinh nầy là lương y vô thượng tôn quý nhứt hơntất cả, là vua trong các kinh.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như thuyền lớn từ bờ biển nầy đi đếnbờ kia lại từ bờ biển kia trở về bở nầy. Cũng vậy,Đức Như-Lai ngồi thuyền báu Đại-thừa Đại-Niết- Bànqua lại tế độ chúng sanh. Nơi nào chốn nào có kẻ đángđược độ thời đều làm cho đặng thấy thân Như-Lai. Vìthế nên Đức Như-Lai có hiệu làvô- thượng thuyền-sư.

Vínhư có thuyền, thời có thuyền sư, do có thuyền sư thờicó người đi qua biển lớn. Đức Như-Lai thường trụ hóađộ chúng sanh cũng lại như vậy.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như có người ở trong biển lớn, ngồithuyền muốn đi qua, nếu đặng thuận gió, thời trong khoảnhkhắc có thể đi đặng trăm ngàn do tuần. Nếu chẳng đặngthuận gió dầu ngồi thuyền trải qua nhiều năm chẳng rờikhỏi chỗ cũ, có lúc thuyền hư lủng, đắm chìm mà chết.

Cũngvậy, chúng sanh ở nơi biển lớn sanh tử ngu si, ngồi trênthuyền các công hạnh, nếu gặp được gió mạnh Đại-Niết-Bàn,thời có thể mau đến bờ vô thượng đạo. Nếu chẳng gặpkinh nầy, sẽ phải luân chuyển mãi trong sanh tử. Hoặc cólúc phá hư công hạnh, phải đọa địa ngục, súc sanh, ngạquỹ.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như có người chẳng gặp gió thuận lớn,ở lâu trong biển nghĩ rằng : Nay chúng ta ắt chết tại đây.Lúc nghĩ như vậy bỗng gặp gió lớn, thuận theo gió qua khỏibiển, vui mừng nói rằng ngọn gió tốt nầy thật chưa từngcó, làm cho chúng ta đặng an ổn qua khỏi nạn biển lớn.Cũng vậy, chúng sanh từ lâu ở trong biển lớn ngu si sanh tử,nghèo cùng tiều tụy khốn khổ, lúc chưa gặp kinh Đại-Niết-Bànthời nên nghĩ rằng : Chúng ta quyết định phải đọa nơiđịa ngục, súc sanh, ngạ quỷ. Lúc chúng sanh nầy suy nghĩnhư vậy, bỗng gặp kinh Đại-thừa Đại-Niết-Bàn, tùy thuậntu hành vào nơi vô thượng chánh đẳng chánh giác, khen rằng: Chúng ta từ trước đến nay chưa từng được nghe tạngNhư-Lai vi mật như vậy. Lúc bấy giờ mới sanh lòng tin thanhtịnh đối với kinh Đại- Niết- Bàn.

NầyThiện-nam-tử! Như rắn lột da, nó có chết đặng chăng?

_ BạchThế-Tôn ! “ Rắn không chết”.

_ NầyThiện-nam-tử ! Cũng vậy, Đức Như-Lai phương tiện thị hiệndứt bỏ thân độc nầy, có thể nói rằng Đức Như-Lai làvô thường diệt mất ư.

_ BạchThế-Tôn ! Không phải vậy.

ĐứcNhư-Lai ở trong Diêm-Phù-Đề phương tiện bỏ thân, như rắnkia lột bỏ lớp da cũ, vì thế nên Đức Như-Lai gọi là thườngtrụ.

_ NầyThiện-nam-tử ! Ví như thợ kim hoàn đặng vàng thật tốtlàm thành các món đồ tùy theo ý mình. Cũng vậy, Đức Như-Laiở trong hai mươi lăm cõi, vì hóa độ chúng sanh khỏi dòngsanh tử, nên thị hiện các thứ sắc thân tùy ý tự tại,nên Đức Như-Lai có hiệu là vô-biên-thân. Dầu lại thịhiện các thứ sắc thân, nhưng cũng gọi là thường trụ khôngbiến đổi.

NầyThiện-nam-tử ! Như cây Am-la và cây Diêm-phù. Trong một nămba lần biến đổi; có lúc sanh bông màu sắc sáng rỡ, cólúc mọc lá sum sê rậm rợp có lúc điêu tàn như khô chết.

NầyThiện-nam-tử ! Cây ấy có thiệt là khô chết chăng ?

_ BạchThế-Tôn ! Cây ấy không phải chết.

_ NầyThiện-nam-tử ! Đức Như-Lai ở trong ba cõi, thị hiện ba thứsắc thân cũng lại như vậy : Có lúc mới giáng sanh, có thờikỳ lớn khôn, có thời kỳ nhập Niết- Bàn. Dầu vậy, nhưngthân Đức Như-Lai thiệt chẳng phải vô thường.

Ca-DiếpBồ-Tát tán thán rằng : “ Lành thay ! Lành thay ! Thiệt đúngnhư lời Phật
dạy: Đức Như-Lai thường trụ không có biến đổi.”

NầyThiện-nam-tử ! Mật ngữ của Như-Lai rất sâu khó hiểu, vínhư nhà vua bảo các quan đem Tiên-Đà-Bà đến. Danh từ Tiên-Đà-Bàchỉ cho bốn tbứ : Một là muối, hai là chén, ba là nước,bốn là ngựa. Có cả bốn thứ ấy đều đồng một danh từTiên-Đà-Bà. Quan hầu có trí biết rành danh từ nầy. Lúcvua muốn rửa ráy đòi Tiên-Đà-Bà, liền dưng nước. Lúcvua ăn đòi Tiên-Đà-Bà liền dưng muối. Lúc vua ăn xong muốnuống nước ngọt, đòi Tiên-Đà-Bà liền dưng chén. Lúcvua muốn du hành đòi Tiên-Đà-Bà liền đem ngựa dưng. Quanhầu có trí hiểu rành mật ngữ của nhà vua.

KinhĐại-thừa nầy có bốn nghĩa vô thường cũng như vậy. HàngPhật-tử Đại- thừa phải nên biết rành. Nếu đức Phậtra đời vì chúng sanh nói Như-Lai Niết- Bàn, người trí nênbiết đây là đức Như-Lai vì người chấp thường mà nóipháp quán vô thường, muốn cho các Tỳ-kheo tu pháp quán vôthường. Hoặc đức Phật lại nói chánh pháp sẽ diệt, ngườitrí nên biết đây là đức Như-Lai vì người chấp lạc nóipháp quán về khổ, muốn cho các Tỳ-kheo tu pháp quán khổ.Hoặc đức Như-Lai nói, nay ta bịnh khổ, chúng Tăng phá hoại.Người trí nên biết đây là đức Như-Lai vì người chấpngã nói pháp quán vô ngã, muốn cho các Tỳ-kheo tu pháp quánvô ngã. Hoặc đức Phật lại nói, pháp quán không là chánhgiải thoát. Người trí nên biết đây là đức Như-Lai nóichánh giải thoát, không hai mươi lăm cõi, muốn cho các Tỳ-kheotu học pháp quán không. Vì nghĩa nầy nên chánh giải thoátgọi là không, cũng gọi là bất động. Bất động là vìtrong giải thoát không có khổ. Cho nên bất động là chánhgiải thoát, là không có tướng. Nói rằng không tướng đólà không có sắc, thanh, hương, vị, xúc vân vân, nên gọilà không tướng. Chánh giải thoát nầy thường chẳng biếnđổi. Trong giải thoát nầy không có vô thường khổ não biếnđổi. Vì thế nên giải thoát hiệu là thường trụ, mát mẻchẳng biến đổi.

Hoặcđức Phật nói rằng tất cả chúng sanh đều có Như-Lai tánh.Người trí nên biết
Đâylà đức Như-Lai nói pháp thường, muốn cho các Tỳ-kheo tutập pháp thường. Các Tỳ-kheo nầy nếu có thể tùy thuậnhọc tập như vậy, nên biết người nầy thật là đệ-tửcủa Phật, biết rành tạng Như-Lai vi mật, như quan hầu cótrí, biết rành ý của nhà vua.

Nầythiện-nam-tử ! Nhà vua kia cũng có mật ngữ như vậy, huốnglà đức Như-Lai mà lại không có.

NầyThiện-nam-tử ! Vì thế nên giáo pháp vi mật của Như-Lai khócó thể biết được. Chỉ người trí mới có thể hiểu đượcPhật pháp rất sâu vi diệu của Như-Lai, chẳng phải hạngphàm phu trong đời mà có thể tin được.

NầyThiện-nam-tử ! Như cây Ba-la-xa cây Ca-ni-ca, cây A-thúc-ca gặplúc nắng hạn thời chẳng sanh hoa trái. Nhẫn đến các sanhvật dưới nước trên đất thảy đều khô héo, không thểtăng trưởng, tất cả các phương thuốc không còn công hiệu.

KinhĐai-thừa Đại-Niết-Bàn nầy cũng lại như vậy. Sau khi tadiệt độ, có các chúng sanh chẳng thể cung kính thời chẳngcó oai đức. Vì các chúng sanh nầy chẳng biết tạng Như-Laivi mật, bởi chúng sanh nầy phước đức mỏng kém.

NầyThiện-nam-tử ! Lúc chánh pháp của Như-Lai sắp diệt, bâygiờ có số đông ác hạnh Tỳ-kheo chẳng biết tạng Như-Laivi mật, chểnh mảng biếng nhác, chẳng thể đọc tụng tuyêndương chánh pháp của Như-Lai.

Vínhư kẻ cướp ngu si, vất bỏ châu báu mà mang gánh cỏ trấu.Vì chẳng hiểu tạng Như-Lai vi mật nên biếng nhác đối vớikinh nầy.

Thươngthay đời vị lai rất nguy hiểm, rất đáng sợ sệt.

Khổthay chúng sanh chẳng siêng năng thọ trì kinh Đại-thừa Đại-Niết-Bànnầy.

Chỉcác vị Đại Bồ-Tát có thể ở nơi kinh nầy chẳng chấpvăn tự, tùy thuận nghĩa chơn thật mà vì chúng sanh giảngnói.

NầyThiện-nam-tử ! Như đứa gái chăn bò vì muốn bán sữa, thamlợi nhiều nên thêm hai phần nước rồi bán cho đứa gáichăn bò khác. Đứa gái kia lại thêm hai phần nước rồi bánlại cho đứa gái ở gần thành. Đứa gái nầy lại thêm haiphần nước rồi bán lại cho đứa gái ở trong thành. Đứagái nầy lại thêm hai phần nước rồi đem ra chợ bán. Bấygiờ có một người cần sữa tốt để đãi tân khách, nênđến chợ muốn mua sữa. Đứa gái bán sữa đòi giá mắc. Người mua nói sữa nầy pha nhiều nước, không đến giá đó,nay nhằm lúc tôi phải đãi đằng tân khách nên đành mua mắc.Mua xong đem về nhà, nấu thành cháo trọn không có mùisữa. Dầu không có mùi sữa, nhưng cũng ngàn lần hơn vịchát đắng, vì vị sữa hơn hết trong các vị.

NầyThiện-nam-tử ! Sau khi ta nhập Niết-Bàn, lúc chánh pháp chưadứt, còn tám mươi năm, kinh nầy sẽ lưu hành rộng nơi Diêm-Phù-Đề.Lúc bấy giờ sẽ có các ác Tỳ-kheo sao lược kinh nầy chialàm nhiều phần, có thể làm mất mùi vị tốt đẹp củachánh pháp. Những người nầy dầu đọc tụng kinh điển đây,nhưng lại diệt trừ yếu nghĩa thâm mật của Như-Lai, đemlời thế gian vô nghĩa văn sức lẫn lộn, sao phần trướcđể ở sau, sao phần sau để ở trước, phần trước phầnsau để ở giữa, phần giữa để ở phía sau phía trước.Nên biết các Tỳ-kheo nầy là bạn bè của ma. Họ nhận chứatất cả vật bất tịnh mà nói rằng đức Như-Lai đều chochúng tôi nhận chứa. Như đứa gái chăn bò pha nhiều nướcvào trong sữa. Cũng vậy, các ác Tỳ-kheo nầy đem lời thếtục xen tạp vào kinh nầy. Làm cho đa số chúng sanh chẳngđặng lời nói chơn chánh, biên chép chơn chánh, nhận lấychơn chánh, để tôn trọng tán thán cúng dường cung kính.Ác Tỳ-kheo đây vì lợi dưỡng nên chẳng thể lưu truyềnrộn kinh nầy. Dầu có lưu truyền cũng là chút ít phần chẳngđáng kể. Như các đứa gái xoay vần bán sữa. Nhẫn đếnnấu thành cháo mà không có vị sữa. Cũng vậy, Kinh Đại-thừaĐại-Niết-Bàn nầy lần lượt lạt lẽo không có khí vị.Dầu không khí vị vẫn còn hơn những kinh khác cả ngàn lần.Như cháo không mùi sữa kia vẫn ngàn lần hơn các vị đắng.Vì kinh Đại- thừa Đại-Niết-Bàn nầy là thượng-thủ nhứtđối với kinh điển Thanh-văn. Như sũa bò hơn hết trong cácvị. Vì nghĩa nầy nên gọi là Đại-thừa Đại-Niết-Bàn.

Nầythiện-nam-tử ! Như loài người không ai chẳng mong mõi đượcthân nam tử. Vì thân người nữ đều là chỗ nhóm ở củacác sự nhơ xấu.

NầyThiện-nam-tử ! Như nước tiểu của con muỗi không thể làmcho mặt đất được nhuần ướt. Người nữ lòng dục khóđầy cũng như vậy. Ví như cả quả địa cầu, đem vò viênnhư hột đình lịch. Nam tử đông như số hột ấy, cùng dâmvới một người nữ, vẫn không thể đủ.

Giảsử số nam tử như hằng sa cùng dâm với một người nữ,cũng không thể đủ.

Vínhư trời mưa, trăm sông các giòng đều chảy vào biển cả,mà biển cả vẫn chưa từng đầy.

Cũngvậy, giả sử tất cả đều là nam tử, cùng dâm với mộtngười nữ cũng không đủ.

NầyThiện-nam-tử ! Như cây A-thúc-ca, cây Ba-tra-la, cây Ca-ni-ca,mùa xuân hoa nở, có con ong hút lấy hương tế nhị của hoachẳng chán chẳng đủ.

Cũngvậy, người nữ muốn người nam chẳng nhàm chẳng đủ.

NầyThiên-nam-tử ! Do nghĩa nầy nên mọi người khi nghe kinh Đại-thừaĐại- Niết-Bàn nầy, thường phải quở trách thân nữ cầuđược thân nam. Vì kinh nầy có tướng trượng phu, tức làPhậttánh. Nếu người chẳng biết Phật tánh nầy, thời khôngcó tướng nam, ta nói những người nầygọi là nữ nhơn. Nếucó thể tự biết Phật tánh, ta nói người nầy gọi là tướngtrượng phu. Nếu có người nữ biết thân mình quyết có Phậttánh, nên biết những người nầy chính là nam tử.

KinhĐại-thừa Đại-Niết-bàn nầy chứa nhóm vô lượng vô biêncông đức chẳng thể nghĩ bàn, vì nói tạng Như-Lai vi mật.Thế nên mọi người nếu muốn mau biết tạng Như-Lai, nênphải phương tiện siêng tu kinh nầy.

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “ Thế-Tôn !Phải lắm, phải lắm, đúngnhư lời Phật nói. Nay tôi nhơn có tướng trượng phu nênđặng vào tạng Như-Lai vi mật. Hôm nay đức Như-Lai mới giácngộ cho tôi, nhơn đây tôi liền được quyết định thôngđạt.”

Phậtnói : “ Lành thay ! Lành thay ! Nầy Thiện-nam-tử ! Nay ôngtùy thuận thế gian mà nói.”

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “ Thế-Tôn ! Tôi chẳng tùy thuận phápthế gian”.

ĐứcPhật khen ngợi Ca-Diếp Bồ-tát : “ Lành thay ! Lành thay !Nay chỗ biết của ông là pháp vị vô thượng, pháp ấy rấtsâu khó biết mà ông có thể biết đặng. Như con ong hút lấymật hoa.

NầyThiện-nam-tử ! Như nước tiểu của con muỗi không thể làmcho mặt đất được thấm ướt. Đời đương-lai kinh nầylưu truyền cũng lại như vậy. Lúc chánh pháp sắp diệt, kinhnầy sẽ trước ẩn mất nơi cõi đất nầy. Nên biết đólà tướng suy của chánh pháp.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như hết mùa hạ qua đầu mùa thu, mưa thutầm tã. Cũng vậy, kinh Đại-thừa Đại-Niết-Bàn nầy vìcác vị Bồ-Tát ở phương nam sẽ lưu truyền rộng, rướipháp võ đầy khắp xứ ấy. Lúc chánh pháp sắp diệt, kinhnầy sẽ truyền đủ nơi nước Kế-Tân. Hoặc có người tin,có người chẳng tin, kinh nầy ẩn mất trong đất. Khi kinhnầy ẩn mất rồi, tất cả kinh điển Đại-thừa khác, thảyđều dứt mất. Nếu ai gặp đặng kinh nầy đầy đủ, thờingười đó là đệ nhứt trong loài ngươi. Các hàng Bồ-Tátnên biết chánh pháp vô thượng của Như-Lai sắp diệt chẳngcòn lâu.

Lúcbấy giờ ngài Văn-Thù Sư-Lợi bạch Phật rằng : “ Thế-tôn! Nay ông Thuần- Đà còn có tâm nghi, ngưỡng mong đức Như-Laivì ông giảng giải.

_ NầyThiện-nam-tử ! Tâm nghi thế nào, ông cứ trình bày Như-Laisẽ dạy nữa cho.

Văn-ThùSư-Lợi nói : “ Ông Thuần-Đà nghi rằng : Đức Như-Lai làthường trụ, do vì đặng sức tri kiến Phật tánh. Nếu thấyPhật tánh mà là thường trụ, thời lúc trước chưa thấylẽ ra là vô thường. Nếu lúc trước là vô thường, lúcsau cũng phải như vậy. Như những vật trong đời trước khôngnay có, có rồi trở thành không. Những vật như vậy đềulà vô thường. Do nghĩa nầy nên chư Phật, Bồ- Tát, Duyên-Giác,Thanh-Văn không sai khác nhau”.

ĐứcThế-Tôn liền nói kệ rằng :

Trướccó nay không, Trước không nay có,Trọn không có nghĩa. Ba đờilà có.

Nầythiện-nam-tử ! Do nghĩa nầy mà chư Phật, Bồ-Tát, Duyên-Giác,Thanh- Văn, cũng có sai khác.

Văn-ThùSư-Lợi tán thán rằng : “ Lành thay ! Thiệt như lời dạycủa Như-Lai, nay tôi mới biết chư Phật, Bồ-Tát, Duyên-Giác,Thanh-Văn cũng có sai khác, cũng không sai khác.”

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “ Thế-Tôn ! Như lời Phật nói,Chư Phật, Bồ- tát, Duyên-Giác, Thanh-Văn, tánh không sai khác,cúi mong đức Như-Lai giảng rộng nghĩa ấy, để lợi ích,an lạc tất cả chúng sanh.”

Phậtnói : “ Nầy Thiện-nam-tử ! Lóng nghe suy xét kỹ, đứcNhư-Lai sẽ vì ông giảng nói nghĩa ấy.

NầyThiện-nam-Tử ! Ví như trưởng giả nuôi nhiều bò sữa, đủcác màu lông, sai một người chăn nuôi. Một hôm người chănvì sự cúng kiếng, vắt sữa tất cả bò đựng chung trongmột thùng. Người ấy thấy sữa đồng một màu trắng, lấylàm lạ nghĩ rằng : Bầy bò mỗi con đều khác màu, sao sữacủa chúng nó đều đồng màu. Người ấy gẫm kỹ, xét rằngtất cả đều do nhơn duyên nghiệp báo của chúng sanh làm cho sữa đồng một màu.

NầyThiện-nam-tử ! Hàng Thanh-Văn, Duyên-Giác, Bồ-Tát, đồng mộtPhật tánh, như sữa của bầy bò đồng một màu. Vì đồngsạch hết phiền não. Nhưng các chúng sanh nói chư Phật, Bồ-Tát,Duyên-Giác, Thanh-Văn, sai khác nhau. Cũng có hàng Thanh-Văn vàngười phàm phu nghĩ rằng : Ba thừa sao lại không sai khác.Những người nầy lâu lâu về sau tự hiểu rằng, tất cảba thừa đồng một Phật tánh. Như người chăn bò hiểu rằngmàu sữa đồng một, là do nhơn duyên nghiệp báo.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như quặng vàng, nấu lọc cặn bã, sau khitiêu dung thành vàng, thời giá trị vô lượng. Thanh-Văn, Duyên-Giác,Bồ-Tát đều đặng thành tựu đồng một Phật tánh, vì trừhết phiền não , như quặng vàng trừ hết cặn bã thành vàng.Do nghĩa nầy nên tất cả chúng sanh đồng một Phật tánhkhông có sai khác. Vì họ trước kia nghe tạng Như-Lai vi mật,thời gian sau thành Phật tự nhiên đặng biết, vì dứt vôlượng phiền não. Như ông Trưởng gia ûkia biết sữađồng một màu.”

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật rằng : : Thế-tôn ! Nếu tất cả chúngsanh đều có Phật tánh, thời Phật cùng chúng sanh có gì saikhác. Người nói như vậy có nhiều lỗi lầm. Nếu các chúngsanh đều có Phật tánh, do nhơn duyên gì Ngài Xá-Lợi- Phấtvân vân lại nhập Tiểu Niết-Bàn. Hàng Duyên-Giác nhập TrungNiết-Bàn, các vị Bồ-Tát nhập Đại Niết-Bàn. Ba hạng ngườinhư vậy nếu đồng Phật tánh sao lại chẳng đồng nhậpĐại-Niết-Bàn như đức Như-Lai ?”

_ Nầythiện-nam-tử ! Niết-Bàn của chư Phật Thế-Tôn chính làchẳng phải cho ãchứng của Thanh-Văn, Duyên-Giác, do nghĩanầy nếu nhập Đại Niết-Bàn gọi là thuần-thiện. Thếgian nếu không Phật ra đời chẳng phải là không có hàngnhị thừa chứng đặng hai thứ Niết-Bàn”.

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : Thế-Tôn ! Nghĩa ấy như thế nào ?

Phậtnói vô lượng vô biên vô số kiếp mới có một đức Phậthiện ra nơi đời khai thị pháp tam thừa.

NầyThiện-nam-tử ! như lời ông nói, Bồ-Tát, Duyên-Giác và Thanh-Vănkhông sai khác đó, trước kia trong tạng Như-Lai Đại-Niết-Bànnầy ta đã có nói nghĩa đó. Các vị A-La-Hán không có thuầnthiện, vì các vị A-La-Hán đều sẽ đặng Đại- Niết- Bànnầy, do nghĩa nầy nên nhập Đại-Niết-Bàn có lạc rốt ráo,vì có lạc rốt ráo nên gọi là nhập Đại-Niết-Bàn.

Ca-DiếpBồ-tát bạch Phật rằng : “ Như lời Phật nói tôi nay mớibiết nghĩa sai khác, cùng nghĩa không sai khác, vì tất cảBồ-Tát Thanh-Văn, Duyên-Giác đều sẽ đồng qui nơi Đại-Niết-Bànở đời vị lai, như các dòng nước chảy về biển cả. Thếnên hàng Thanh-Văn, Duyên-Giác đều gọi là thường chẳngphải là vô thường. Do nghĩa nầy nên cũng có sai khác, cũngkhông sai khác.

_ BạchThế-Tôn ! Thế nào là tánh sai khác ?

_ NầyThiện-nam-tử ! Thanh-Văn như sữa. Duyên-Giác như lạc, Bồ-Tátnhư sanh-tô thục-tô, chư Phật Thế-tôn như đề-hồ. Do nghĩanầy nên trong Đại- Niết- Bàn nói bốn chủng tánh saikhác nhau.

_ BạchThế-Tôn ! Tánh tướng của tất cả chúng sanh như thế nào?

NầyThiện-nam-tử ! Như bò mới sanh, sữa máu chưa sai khác. Tánhphàm phu các phiền não xen tạp cũng lại như vậy.

Ca-DiếpBồ-Tát bạch rằng : “ Trong thành Câu-Thi-La có gã chiên-đà-latên là Hoan-Hỷ, Phật thọ ký người nầy do một lần pháttâm nên sẽ mau thành đạo vô thượng chánh giác trong sốngàn Phật ở thế giới nầy. Cớ sao đức Như-Lai chẳng thọký cho Tôn-Giả Xá-Lợi-Phất, Tôn-Gỉa Mục-Kiền-Liên vânvân, mau thành Phật
đạo?

_ NầyThiện-nam-tử ! Hoặc có Thanh-Văn, Duyên-Giác, Bồ-Tát phátnguyện rằng : Tôi sẽ mãi mãi hộ trì chánh pháp vậy saumới thành Phật đạo. Vì phát nguyện mau, nên thọ ký chomau thành Phật.

NầyThiện-nam-tử !Ví như người buôn bán, có châu báu vôgiá đem ra chợ bán. Người ngu thấy báu chẳng biết, khinhcười. Nhà buôn xướng rằng châu báu của tôi giá trị vôsố. Bọn ngu càng nghe lại khinh cười thêm bảo nhau rằng: Thứ đó không phải chơn châu hay là châu pha lê. Cũngvậy, hàng Thanh-Văn, Duyên- Giác nếu nghe thọ ký mau thànhPhật, thời bèn giãi đãi khinh cười coi rẽ. Như bọn ngườingu chẳng biết chơn châu.

Đờivị lai có hàng Tỳ-kheo chẳng thể siêng năng tu tập pháplành. Do nghèo cùng khốn khổ, đói khát mà xuất gia để thânđược no ấm, tâm chí họ khinh tháo, tà mạn, siểm khúc,Hạng nầy nếu nghe đức Như-Lai thọ ký hàng Thanh-Văn mauthành Phật, họ sẽ cả cười khinh mạn chê bai. Nên biếtbọn nầy tức là kẻ phá giới, tự nói rằng đã chứng đặnghơn người. Do nghĩa nầy nên tùy theo người phát nguyện mauthành, thời thọ ký cho mau thành. Người hộ trì chánh pháp,thời vì thọ ký cho lâu thành.

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “ Thế-Tôn ! Đại Bồ-Tát như thếnào sẽ đặng chẳng hư hoại quyến thuộc?

Phậtnói : “ Nếu các Bồ-tát siêng năng tinh tấn muốn hộ trìchánh pháp. Do nhơn duyên nầy được quyến thuộc chẳng thểhư hoại.”

_ BạchThế-Tôn ! Do nhơn duyên gì chúng sanh môi miệng khô cháy ?

_ Nếucó người chẳng biết Tam-bảo là thường còn, do nhơn duyênnầy, môi miệng khô cháy. Như người miệng bịnh chẳng biếtvị ngọt, đắng, cay, chua mặn, lạt. Tất cả chúng sanh ngusi vô trí chẳng biết Tam-bảo là thường còn, thế nên gọilà môi miệng khô cháy.

NầyThiện-nam-tử ! Nếu có chúng sanh chẳng biết Như-Lai là thườngtrụ, nên biết người nầy là kẻ sanh manh, nếu biết Như-Lailà thường trụ, người nầy dầu là nhục nhãn nhưng Phậtnói là thiên-nhãn.

NầyThiện-nam-tử ! Nếu người có thể biết Như-Lai là thườngtrụ nên biết người nầy từ lâu đã tu tập kinh điển nầy.Phật nói những người nầy cũng gọi là thiên nhãn.

Nếuchẳng thể biết như-Lai là thường trụ, người nầy dầucó thiên nhãn, nhưng Phật gọi là nhục nhãn. Người nầynhẫn đến chẳng biết tay chơn chi tiết của thân mình, cũngkhông thể làm cho người khác biết, do nghĩa nầy nên gọilà nhục nhãn.

NầyThiện-nam-tử ! Đức Như-Lai thường vì tất cả chúng sanhmà làm cha mẹ. Vì tất cả chúng sanh các thứ hình loại :Hai chơn, bốn chơn, nhiều chơn, không chơn, đức Phật dùngmột âm thanh mà vì thuyết pháp. Những loài chúng sanh khácnhau kia đều tự đặng nhận hiểu, đều tán thán rằng :Đức Như-Lai ngày nay vì tôi mà thuyết pháp. Do nghĩa nầynên đức Như-Lai gọi là cha mẹ.

NầyThiện-nam-tử ! Như người sanh con trai mới được mười sáutháng, đứa trẻ dầu biết nói nhưng chưa rành rẽ. Mà chamẹ của đứa trẻ muốn dạy con nói, nên theo đồng tiếngcủa nó để dạy lần lần. Lời nói của cha mẹ đứa trẻcó phải là chẳng đúng giọng ư?

_ BạchThế-tôn ! Không phải vậy .

_ NầyThiện-nam-tử ! Chư Phật Như-Lai tùy theo các thứ tiếng nóicủa mọi loài chúng sanh mà thuyết pháp. Vì làm cho chúng sanhan trụ nơi chánh pháp. Tùy theo chúng sanh đáng được thấymà vì thị hiện các thứ hình tượng. Đức Như- Lai nói năngđồng với chúng sanh, có thể cho rằng âm thanh của Như-Lailà chẳng chánh ư ?

_ BạchThế-Tôn ! Không phải vậy. Vì Đức Như-Lai tùy thuận theocác thứ âm thanh của thế gian, mà vì chúng sanh diễn nóidiệu-pháp.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]