Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 13: Cúng Dường Pháp

10/10/201015:00(Xem: 3672)
Chương 13: Cúng Dường Pháp

Chương 13
CÚNG DƯỜNG PHÁP

Lúc ấy ĐếThích ở trong hội chúng, thưa với Phật:

«Bạch ThếTôn, con đã từng nghe hàng trăm ngàn kinh Pháp do Thế Tôn và Văn-thù-sư-lợithuyết giảng, nhưng thật chưa từng được nghe kinh điển quyết định thật tướng,bất khả tư nghì thần thông tự tại như vậy.[1] Theo con hiểu ý nghĩa mà Phậtnói, nếu chúng sinh nào được nghe kinh Pháp này mà tin hiểu, thọ trì, đọc,tụng, chắc chắn sẽ chứng đắc Pháp[2] ấy không nghi; huống nữa theo Pháp đó màtu. Người đó ắt sẽ đóng kín các ác đạo, mở ra các cửa lành, sẽ được sự hộ niệmcủa chư Phật, hàng phục ngoại đạo,[3] đánh bại ác ma, vun trồng bồ-đề,[4] thiếtđặt đạo tràng, đi theo bước chân Phật. Bạch Thế Tôn, con và các quyến thuộcnguyện sẽ cúng dường, phụng dưỡng người nào thọ trì, đọc tụng và như thuyết tuhành. Bất cứ nơi nào, thành thị hay thôn quê, núi rừng hay hoang mạc, chỗ nàocó kinh này, con và các quyến thuộc cũng nguyện đến đó để xin nghe và lãnh thọpháp. Nếu có ai chưa tin kinh này con sẽ giúp họ phát lòng tin; ai đã có lòngtin con sẽ hộ vệ.”

Phậtbảo:

“Lành thay,Thiên đế, lành thay; như điều ông nói, Ta tán trợ tùy hỷ. Kinh Pháp này quảngdiễn A-nậu-đa-la tam-miệu-tam-bồ-đề[5] bất khả tư nghị của chư Phật quá khứ, vịlai, và hiện tại.

“Cho nên,Thiên đế, nếu có thiện nam tử hay thiện nữ nhân nào thọ trì, đọc tụng và cúngdường kinh này, đó là cúng dường chư Phật quá khứ, vị lai, và hiện tại.

“Này Thiênđế, giả như trong đại thiên thế giới có đầy Như Lai nhiều như mía, tre, lausậy, lúa, mè; mà nếu thiện nam tử hay thiện nữ nhân nào trải qua trọn kiếp haygần một kiếp[6] để cung kính, tôn trọng, tán thán, và cúng dường chư Phật này,cho đến khi chư Phật đã diệt độ, lại xây bảo tháp bảy tầng rộng lớn bằng bốnthiên hạ,[7] cao đến cõi Phạm thiên để phụng thờ toàn thân xá lợi Phật, với đầyđủ biểu tượng trang nghiêm;[8] với tất cả hoa, hương, chuỗi ngọc, cờ phướn, âmnhạc vi diệu bậc nhất, trải qua một kiếp hay gần một kiếp cúng dường, này Thiênđế, người đó có được nhiều phước đức không?”

“Bạch ThếTôn, thật nhiều, đến mức đếm trong cả trăm ngàn kiếp cũng chưa kể hết phước đứcấy.”

Phậtdạy:

“Này Thiênđế, ông nên biết, nếu có thiện nam tử hay thiện nữ nhân nào, khi được nghe kinhgiải thoát bất khả tư nghị này mà tin hiểu, thọ trì, đọc tụng và theo đó tuhành, thì phước đức còn nhiều hơn những người kia. Vì sao? Vì bồ-đề của chưPhật phát sinh từ kinh Pháp này Mà tướng của bồ-đề thì chẳng thể định lượng, donhân duyên ấy phước đức đó cũng chẳng thể định lượng.”

Phật nóitiếp: “Trước đây vô lượng kiếp có đức Phật hiệu Dược Vương Như Lai, Ứng cúng,Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngựtrượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế Tôn. Thế giới của Ngài có tên Đại trangnghiêm, kiếp tên là Trang nghiêm. Phật thọ hai mươi tiểu kiếp. Thanh-văn tăngcó ba mươi sáu na-do-tha. Bồ tát tăng có mười hai na-do-tha.

“Thiên đế,bấy giờ có vị Chuyển luân Thánh Vương tên Bảo Cái, có đủ bảy báu, cai quản bốnthiên hạ. Vua có một ngàn con trai đoan chính, anh dũng, hàng phục mọi oánđịch.

“Thuở ấyThánh Vương Bảo Cái và quyến thuộc đã tôn kính cúng dường đức Như Lai DượcVương, bố thí các tiện nghi an lạc, cho đến hết năm kiếp. Sau đó vua căn dặnmột nghìn người con: ‘Các con nên bằng thâm tâm tôn kính cúng dường Phật như tađã làm.’ Một nghìn người con phụng mạng vua cha, cúng dường đức Dược Vương NhưLai cho đến hết năm kiếp nữa, bố thí tất cả phương tiện an lạc. Sau đó mộttrong những người con này là Nguyệt Cái, lúc ngồi một mình, đã tự nghĩ: ‘Còn cósự cúng dường nào cao quý hơn sự cúng dường chúng ta đã làm không?’ Thần lựccủa Phật đã khiến một thiên thần trên không đáp: ‘Này thiện nam tử, cúng dườngPháp cao hơn hết thảy mọi sự cúng dường.’ Nguyệt Cái liền hỏi: ‘Cúng dường Pháplà thế nào?’ Thiên thần đáp: ‘Hãy đến hỏi đức Dược Vương Như Lai, sẽ được giảithích đầy đủ.’

“Nguyệt Cáilập tức đến Dược Vương Như Lai, cúi đầu đảnh lễ sát chân Ngài rồi đứng sang mộtbên, hỏi Phật: ‘Bạch Thế Tôn, con nghe nói cúng dường Pháp là cao quý nhấttrong các cách cúng dường; vậy thế nào là cúng dường Pháp?’

“Phật đáp:‘Này thiện nam tử, cúng dường Pháp là, đối với kinh điển sâu xa do chư Phậtthuyết giảng, khó tin và khó tiếp nhận đối với hết thảy thế gian, vi diệu khóthấy, thanh tịnh vô nhiễm, không thể lấy tư duy phân biệt mà hiểu được; nó làbảo vật trong kho Pháp tạng của Bồ tát, in bằng dấu ấn đà-la-ni;[9] dẫn đến bấtthối chuyển,[10] thành tựu sáu độ, khéo phân biệt nghĩa, thuận với Pháp bồ-đề,là kinh tối thượng; giúp người vào đại từ đại bi, xa lìa các ma sự và tà kiến,thuận với Pháp nhân duyên,[11] vô ngã, vô nhân, vô chúng sinh, vô thọ mạng,[12]không, vô tướng, vô tác, vô khởi; hay dẫn chúng sinh đến ngồi nơi Đạo tràng màchuyển Pháp luân; được các Trời, Rồng, Càn-thát-bà, đồng ca ngợi; hay đưa chúngsinh vào kho tàng Chánh Pháp của chư Phật,[13] thâu đạt hết thảy trí tuệ củaThánh Hiền, chỉ dạy con đường sở hành của chúng Bồ tát; y trên nghĩa thật tướngcủa các pháp mà thuyết minh nghĩa vô thường, khổ, không, vô ngã và tịchdiệt;[14] có thể cứu người hủy phạm giới cấm; khiến cho chúng ma, ngoại đạo vàngười tham trước[15] sinh sợ hãi; được chư Phật và Thánh Hiền ngợi ca; vì quétsạch nỗi khổ sinh tử, chỉ niềm vui niết bàn mà chư Phật trong mười phương, bađời từng thuyết giảng.

“Nếu nghexong kinh này mà tin hiểu, thọ trì, đọc tụng, vì chúng sinh diệu dụng phươngtiện để giảng giải cho họ tỏ tường, vì thủ hộ Pháp,[16] như vậy gọi là cúngdường Pháp.

“Lại nữa,theo các Pháp đã được thuyết giảng mà tu hành, tùy thuận mười hai nhânduyên,[17] xa lìa tà kiến, thành tựu vô sanh nhẫn, khẳng quyết tính vô ngã vàvô hữu của chúng sinh mà đối với nhân duyên, quả báo, thì không trái, khôngtranh cãi, lìa các ngã sở; y nghĩa lý chứ không y ngữ ngôn, y trí chứ không ythức, y kinh liễu nghĩa chứ không y kinh không liễu nghĩa; y Pháp chứ không yngười thuyết Pháp;[18] tùy thuận theo Pháp tướng, không chỗ sở nhập, không chỗsở quy,[19] vô minh rốt ráo diệt, cho nên các hành cũng rốt ráo diệt, cho đếnsanh rốt ráo diệt cho nên già-chết cũng rốt ráo diệt. Quán sát như thế, mườihai nhân duyên không có tướng tận cũng chẳng có tướng khởi. Đó là pháp cúngdường tối thượng.”

Đoạn Phật bảoThiên đế:

“Sau khi nghePháp này từ đức Dược Vương Như Lai, Vương tử Nguyệt Cái đắc nhu thuận nhẫn,[20]liền cởi tấm bảo y và các bảo vật trang sức trên người, dâng cúng Phật:

“Bạch ThếTôn, sau khi Ngài diệt độ, con sẽ cúng dường Pháp để giữ gìn bảo vệ Chánh Pháp.Nguyện oai thần của Phật giúp con đứng vững, hàng phục chúng ma, tu Bồ táthạnh.”

“Phật DượcVương biết rõ nhưng điều tâm niệm trong thâm tâm ấy nên đã thọ ký cho Vươngtử:

“Sau này, chođến tận cùng, ngươi sẽ là người bảo vệ giữ gìn thành trì Chánh Pháp.

“Này Thiênđế, bấy giờ Nguyệt Cái được thấy sự thanh tịnh của pháp, nghe Phật thọ ký, bènvới tín tâm mà xuất gia, tu tập thiện pháp, tinh tấn, không lâu đã đắc năm thầnthông lực, thành tựu Bồ tát đạo, đạt được đà-la-ni, biện tài không đoạn tuyệt.Sau khi Phật Dược Vương nhập diệt, Bồ tát ấy bằng các năng lực thần thông, tổngtrì, biện tài đã chứng đắc, trải trong mười kiếp tròn đầy, phân bố pháp luân màDược Vương Như lai đã chuyển. Tỳ-kheo Nguyệt Cái, bằng sự thủ hộ Chánh pháp, âncần tinh tấn, liền ngay nơi bản thân ấy mà giáo hoá khiến trăm vạn ức ngườikhông thối chuyển đối với Vô thượng chánh đẳng chánh giác, chuyển hóa mười bốnna-do-tha người phát thâm tâm cầu quả vị Thanh-văn và Bích-chi-phật, cùng vôlượng chúng sinh được tái sanh thiên giới.

“Này Thiênđế, vua Nguyệt Cái thuở há là ai khác chăng? Hiện Ngài đã thành Phật, hiệu làBảo Diệm Như Lai, và một ngàn người con của Ngài là một ngàn vị Phật trong Hiềnkiếp này, mà vị đầu tiên là Phật Ca-la-cưu-tôn-đà[21] và vị cuối cùng là PhậtLâu-chí.[22] Tỳ-kheo Nguyệt Cái lúc ấy nay chính là Ta.

“Như vậy,Thiên đế, nên biết điều cốt yếu này: bằng Pháp mà cúng dường, là tối thượng,tối tôn, bậc nhất không thể so sánh trong các sự cúng dường. Cho nên, này Thiênđế, hãy bằng Pháp mà cúng dường chư Phật.”

[1] VCX: bấtkhả tư nghị thần biến giải thoát pháp môn 不可思議自在神變解脫法門.

[2] VCX:“Nhất định người đó là pháp khí.”

[3] VCX:“hàng phục các tà luận của ngoại đạo.”

[4] La-thậpnói, “Trong bản Phận, sau chữ bồ-đề có chữ đạo 道. Đạo, tức con đườngdẫn đến Bồ đề.”

[5] La-thậpnói, “Sau từ Bồ đề, có từ pháp 法 .”

[6] DMC: nhấtkiếp giảm . VCX: nhất kiếp dư, hơn một kiếp 一劫餘

[7] VCX: “bốnchâu thế giới.”

[8] VCX: biểutrụ luân bàn 表柱輪盤.

[9] Đà-la-niấn 陀羅尼印. VCX: tổng trì kinhvương Phật ấn sở ấn 總持經王佛印所印. La-thập: “Tổng trìcó vô lượng. Thật tướng là một trong đó. Nếu kinh nói thật twong; thật tướng ấytức là ấn (dấu ấn).” Khuy cơ (T38n1782_p1110c10): “Vô tướng chân như, gọi làPhật ấn.”

[10] VCX:phân biệt khai thị pháp luân bất thối (avivartika-dharmacakra).

[11] VCX:phân biệt xiển dương thậm thâm duyên khởi.

[12] VCX:“Biện giải bên trong không ngã, bên ngoài không hữu tình, trung gian của haikhông thọ mạng, không kẻ dưỡng dục, rốt ráo không bổ-đặc-già-la.”

[13] VCX:“Dẫn đạo chúng sinh cúng dường Đại pháp. Giúp chúng sinh viên mãn sự tế tự dốivơi Đại pháp.” Đại pháp từ tự 大法祠祀 (Skt.mahā-dharmayajña); Khuy Cơ (T38n1782_p1111a08): từ tự, tức pháp thí hội.”

[14] BanHuyền Trang, theo Khuy Cơ, câu này tách thành hai đoạn riêng biệt. Đoạn đầu,gồm ba phần: Hiền Thánh nhiếp thọ, khai phát diệu hành, pháp nghĩa quy y. Đoạnsau, thuyết minh 4 ôn-đà-nam (dharmoddānam) của pháp. Khuy Cơ(T38n1782_p1111a16): “Pháp ôn-đà-nam, là lược tập của giáo pháp. Có bốn lượctập của pháp: các hành vô thương; hữu lậu thảy khổ; các pháp vô ngã; niết-bàntịch tĩnh.

[15] VCX: “hếtthảy ngoại đạo, tà luận, ác kiến chấp trước.” Rồi thêm một đoạn nhảy sót trongbản La thập; “Khai phát thế lực tăng thượng của thiện pháp của hết thảy hữutình; trấn áp tất cả binh đội ác ma.”

[16] VCX:nhiếp thọ Chánh pháp, Skt. dharma-saṅgraha.

[17] VCX: tùythuận duyên khởi.

[18] Tứy 四依. Bốn y chỉ , Skt.catvāri pratisaraṇāni, 1. artha-pratisaraṇena bhavitavyam na vyañjana-pratisaraṇena, y nghĩa chứ khôngy văn ; 2. dharma-pratisaraṇena bhavitavyam na pudgala-pratisaraṇena, y pháp không yngười ; 3. jñāna-pratisaraṇena bhavitavyam na vijñāna-pratisaraṇena, y trí không ythức ; 4. nītārthasūtra-pratisaraṇena bhavitavyam na neyārthasūtra-pratisaraṇena, y kinh thấu triệtchân lý, không y kinh điển không thấu triệt chân lý.

[19] VCX:“Nhập vô tàng, diệt A-lại-da.” Khuy Cơ (T38n1782_p1111c05): “Ngộ nhập chân nhưvốn không bị nhiếp tàng; diệt A-lại-da.”

[20] Nhuthuận nhẫn 柔順忍; La thập nói: “Chưacó khả năng thâm nhập thật tướng của các pháp; nhưng bằng trí nhu nhuyễn và tínnhu nhuyễn mà tùy thuận, không trái nghịch; do đó nói là nhu thuận nhẫn.” VCX:thuận pháp nhẫn 順法忍. Khuy Cơ(T38n1782_p1111c20), theo kinh Nhân vương, có 5 bậc nhẫn: 1. phục nhẫn, trướcthập địa; 2. tín nghẫn, sơ đến tam địa; 3. thuận nhẫn, các địa thứ tư, năm,sáu; 4. vô sinh nhẫn, các địa bảy, tám, chín; 5. tịch diệt nhẫn, thập địa, Phậtđịa.

[21]Ca-la-cưu-tôn-đà 迦羅鳩孫馱. VCX:Ca-lạc-ca-tôn-đà 迦洛迦孫馱. Skt. Krakucchanda.

[22] Lâu-chí 樓至. VCX: Lô-chí 盧至. Skt. Ruci.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]