Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 6: Bất Tư Nghị

10/10/201015:00(Xem: 3846)
Chương 6: Bất Tư Nghị

Chương 6
BẤT TƯ NGHỊ
[1]

Bấy giờ, khiXá-lợi-phất thấy trong thất này không có giường ghế gì, bèn nghĩ: «Các Bồ tátvà đại đệ tử sẽ ngồi ở đâu?» Trưởng giả Duy-ma-cật biết được ý nghĩ ấy, bèn hỏiXá-lợi-phất:

«Thưa ngài,nhân giả đến đây vì pháp, hay vì đi tìm giường ghế?»

Xá-lợi-phấtđáp:

«Tôi đến đâyvì Pháp, chẳng vì giường ghế.»

Duy-ma-cậtnói:

«Thưa ngàiXá-lợi-phất, người cầu Pháp ngay đến thân mạng còn không tham tiếc, huống hồgiường ghế. Vì rằng, cầu Pháp không phải là tìm cầu những gì là sắc, thọ,tưởng, hành, thức; không phải là tìm cầu những gì là giới,[2] xứ;[3] không phảilà tìm cầu những gì thuộc Dục, Sắc, Vô sắc.[4]

«Thưa Xá-lợi-phất,người cầu Pháp không bám chấp Phật mà cầu, không bám chấp Pháp mà cầu, khôngbám chấp Tăng mà cầu.[5] Người cầu Pháp không phải để thấy khổ mà cầu, không đoạntrừ tập mà cầu, không chứng diệt mà cầu, không tu đạo mà cầu.[6] Vì sao vậy? VìPháp không có hý luận.[7] Vì nếu nói: «Tôi thấy khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo,»thì chỉ là hý luận, không phải tầm cầu Pháp.

«Thưa Xá-lợi-phất,Pháp được gọi là tịch diệt.[8] Nếu hành nơi sinh diệt, đó là đi tìm cầu sự sinhdiệt chứ không phải tìm cầu Pháp. Pháp được gọi là vô nhiễm.[9] Nếu tham nhiễmpháp, cho đến tham nhiễm Niết bàn, đó là nhiễm trước[10] chứ không phải tìmPháp. Pháp không hành xứ.[11] Nếu hành nơi pháp, đó là hành xứ chứ không phảilà sự cầu Pháp.[12] Pháp không thủ xả.[13] Nếu có thủ xả nơi pháp, đó là thủ xảchứ chẳng phải tìm Pháp. Pháp không xứ sở.[14] Nếu dính mắc xứ sở,[15] đó là sựdính mắc xứ sở chứ không phải tìm Pháp. Pháp được gọi là vô tướng. Nếu tùy theotướng mà nhận thức,[16] đó là đi tìm cầu tướng chớ chẳng phải tìm cầu Pháp.Pháp không thể trụ.[17] Nếu trụ nơi pháp, đó là cầu trụ pháp chớ chẳng phải cầupháp.[18] Pháp không thể được thấy, được nghe, được cảm nhận, được nhậnbiết.[19] Nếu hành nơi sự thấy, nghe, cảm, biết; đó chỉ là thấy, nghe, cảm,biết chứ chẳng phải tìm cầu pháp. Pháp là vô vi.[20] Nếu hành nơi hữu vi, đó làcầu hữu vi chớ chẳng phải cầu pháp.

«Cho nên,thưa ngài Xá-lợi-phất, cầu pháp là không cầu tìm bất cứ gì.»[21]

Khi nói xonglời này này, năm trăm chư thiên được sự thanh tịnh của con mắt pháp ở trong cácpháp.[22]

Rồi trưởnggiả Duy-ma-cật lại hỏi Văn-thù-sư-lợi:

««Nhân giả đãchu du qua vô lượng a-tăng-kỳ quốc độ; ở cõi Phật nào có tòa sư tử được thànhtựu với công đức vi diệu tối thượng tuyệt đẹp ?»

Văn-thù-sư-lợiđáp:

«Cư sĩ, ởphương đông có cõi Phật cách đây vô lượng nghìn vạn ức a-tăng-kỳ[23] thế giớibằng số cát của ba mươi sáu sông Hằng. Đó là cõi Tu-di-tướng.[24] Có Phật Tu-diĐăng Vương[25] hiện ở đó. Đức Phật ấy có cao 84.000 do-tuần[26] và bảo tòa sưtử của ngài cũng cao 84.000 do-tuần, được trang sức bậc nhất.»

Lúc ấy,trưởng giả Duy-ma-cật hiển hiện năng lực thần thông,[27] tức thì đức Phật kiakhiến 32.000[28] tòa sư tử cao lớn, oai nghiêm, đến thẳng vào thất củaDuy-ma-cật. Chư Bồ tát, đại đệ tử Phật, các Phạm thiên và bốn vị Thiên vương đềuđiều chưa từng trông thấy. Thất ấy trở nên rộng rãi, chứa hết 32.000 bảo tòa,không khuất lấp cái nào và cũng không làm chật hẹp thêm thành Tỳ-da-li, cõiDiêm-phù-đề và bốn thiên hạ.

Đoạn Duy-ma-cậtnói với Văn-thù-sư-lợi:

«Xin mời chưvị ngồi vào tòa sư tử. Hãy cùng ngồi với các Bồ tát Thượng nhân.Các vị hãy tựlập thân mình tương xứng với tầm vóc của toà.»

Các vị Bồ tátđã đắc thần thông lực liền tự biến hình cao lớn 4 vạn 2 nghìn[29] do-tuần đểngồi vào tòa sư tử. Nhưng các Bồ tát sơ tâm[30] và chúng Đại đệ tử[31] không thểleo lên những bảo tòa cao lớn như vậy được.

Duy-ma-cật mớinói với Xá-lợi-phất:

«Mời tôn giảngồi lên toà sư tử.»

Xá-lợi-phấtđáp:

«Cư sĩ, tòanày cao rộng thênh thang, tôi không thể lên được.»

Duy-ma-cật bảo:

«Thưa ngàiXá-lợi-phất, hãy đảnh lễ đức Như Lai Tu-di Đăng Vương thì sẽ ngồi lên được.»

Lúc ấy hếtthảy chư Bồ tát sơ tâm và Đại đệ tử đều cung kính đảnh lễ đức Như Lai Tu-diĐăng Vương và ngồi lên được các tòa sư tử.

Xá-lợi-phất nóivới Duy-ma-cật:

«Cư sĩ, thậtlà chưa từng có. Căn phòng nhỏ như vầy có thể chứa đủ các tòa cao rộng như vậymà không che lấp thứ gì ở thành Tỳ-da-li, cũng không cản ngại bất cứ gì ở cácthành phố, làng mạc của cõi Diêm-phù-đề và bốn thiên hạ cũng như các cung điệntrời, rồng, quỷ thần.»

Duy-ma-cậtđáp:

«Vâng, thưangài Xá-lợi-phất, chư Phật và Bồ tát có môn giải thoát được gọi là bất khả tưnghị. Bồ tát tru nơi giải thoát này có thể đặt ngọn Tu-di hùng vĩ trong một hạtcải mà không hề thay đổi kích thước của hạt cải. Tướng trạng nguyên thuỷ củanúi chúa Tu-di[32] vẫn như cũ. Bốn vị Thiên vương cùng với chư thiên Đao-lị[33]cũng không biết mình đã được đặt trong một hạt cải. Chỉ những ai cần được độmới thấy Tu-di lọt vào trong hạt cải.[34] Đó là pháp môn giải thoát bất khả tưnghị.[35]

«Lại nữa, đemnước trong bốn đại dương đặt vào một lỗ chân lông mà chẳng khuấy động các loàitôm, cua, rùa, ca, các loại thuỷ tộc, mà bốn đại dương cũng y nguyên trạngkhiến các rồng, quỷ thần, A-tu-la cũng chẳng biết mình đã được dời chỗ đem đặtvào một lỗ chân lông.

«Lại nữa,Xá-lợi-phất, Bồ tát trụ giải thoát bất khả tư nghị có thể đặt trong lòng bàntay phải cả ba nghìn đại thiên thế giới, như người thợ gốm cầm cái bànxoay,[36] và ném nó vượt qua Hằng hà sa số thế giới mà chúng sinh trong đókhông hay không biết mình đang đi đâu; rồi thu về đặt lại chỗ cũ mà không khiếncho bất cứ ai có cảm tưởng đi và về.

«Lại nữa,Xá-lợi-phất, hoặc có chúng sinh chỉ có thể độ được nếu vui sướng với sự tồn tạilâu dài trong thế gian này, Bồ tát này có thể dùng thần lực của ngài kéo dàibảy ngày thành một kiếp khiến cho họ thấy là một kiếp. Hoặc có chúng khôngthích ở lâu trong thế giới này để đựơc độ, Bồ tát có thể rút ngắn một kiếpthành bảy ngày khiến cho chúng sinh ấy thấy chỉ là bảy ngày.

«Lại nữa,Xá-lợi-phất, Bồ tát đã trụ giải thoát bất khả tư nghị có thể thâu tóm tất cảmọi sự nghiệp trang nghiêm trong hết thảy cõi Phật tập họp về một cõi để mọi chúngsinh có thể nhìn thấy.

«Lại nữa,ngài có thể đặt hết thảy chúng sinh từ mọi cõi Phật trong lòng tay phải, rồibay lượn[37] khắp mười phương cho mọi nơi đều được thấy mà không hề xao động bảnxứ.

«Lại nữa,Xá-lợi-phất, Bồ tát này có thể chỉ trong một lỗ chân lông cho thấy hết thảyphẩm vật của chúng sinh trong mười phương quốc độ cúng dường chư Phật .

«Lại nữa,ngài có thể chỉ trong một lỗ chân lông cho thấy tất cả mặt trời, mặt trăng, tinhtú của hết thảy thế giới khắp mười phương.

«Lại nữa,ngài có thể hít một hơi hết thảy gió[38] của mười phương quốc độ mà không suysuyễn thân mình cũng chẳng rung gãy một cành cây.

«Lại nữa, khimười phương thiên hạ kiếp tận[39] do lửa thiêu đốt, Bồ tát này có thể hít hếtlửa vào bụng mình mà không bị tổn hại và lửa vẫn cháy.

«Lại nữa, Bồtát này có thể lấy một cõi Phật từ phương dưới cách xa ngài Hằng hà sa số thếgiới rồi ném nó lên cao ở phương trên cách xa ngài Hằng hà sa số thế giới nữa, dễdàng như người ta dùng đầu mũi kim nâng một chiếc lá táo mà không làm cho látáo hư hại.

«Lại nữa,Xá-lợi-phất, Bồ tát đã trụ giải thoát bất khả tư nghị có thể dùng thần lực hiệnthân là Phật, Bích-chi-Phật, Thanh-văn, Đế Thích, Phạm thiên, hay Thế chủ, hoặchiện thân Chuyển luân Thánh vương.[40]

«Lại nữa,Ngài cũng có thể khiến mọi âm thanh trong mười phương quốc độ, âm cao, trung,thấp, đều biến thành tiếng Phật giảng pháp vô thường, khổ, không, vô ngã, và đủcác pháp khác nhau được thuyết bởi chư Phật khắp mười phương; tất cả đều đượcnghe cùng khắp trong đó.

«Thưa ngàiXá-lợi-phất, tôi chỉ mới nói vài năng lực của giải thoát bất khả tư nghị. Nếukể cho đủ thì trong một kiếp cũng chưa nói hết.»

Lúc bấy giờ,Đại Ca-diếp nghe pháp môn Giải thoát bất khả tư nghị này liền tán thán là chưatừng có, rồi nói với Xá-lợi-phất:

«Giống như cóngười trình bày các thứ sắc tượng trước mặt người mù, nhưng người mù không thểthấy. Hết thảy Thanh-văn không thể hiểu dù được nghe pháp môn Giải thoát bấtkhả tư nghị này. Những người có trí nghe pháp này ai mà không phát tâm cầu giácngộ tối thượng? Chúng ta vì sao để cho vĩnh viễn đoạn tuyệt gốc rễ mà so vớipháp Đại thừa này thì như hạt giống đã mục. Hết thảy Thanh-văn khi nghe phápmôn Giải thoát bất khả tư nghị này phải khóc than, âm thanh chấn động cả banghìn đại thiên thế giới. Hết thảy Bồ tát thì nên hết sức hân hoan, đội lên đầumà thọ nhận pháp này.[41] Bồ tát nào tin hiểu trì pháp môn Giải thoát bất khảtư nghị này, hết thảy bọn Ma[42] không thể làm gì được.»

Khi ĐạiCa-diếp nói điều này, 32.000 chư thiên phát tâm cầu giác ngộ vô thượng chánhđẳng chánh giác.

Bấy giờDuy-ma-cật nói với Đại Ca-diếp:

«Thưa Nhângiả, những ai hiện thân là Ma vương trong vô lượng a-tăng-kỳ thế giới khắp mườiphương, phần lớn đều là Bồ tát đã trụ giải thoát bất khả tư nghị. Bằng phương tiệnlực để nhằm hóa độ chúng sinh nên hiện thân như vậy .

«Lại nữa, ĐạiCa-diếp, vô lượng Bồ tát khắp mười phương có khi có người đến xin cho tay,chân, tai, mũi, đầu, mắt, tủy, não, máu, thịt, da, xương, chòm xóm, thành ấp,nàng hầu hay vợ con, nô tỳ, voi, ngựa, xe cộ, vàng, bạc, lưu ly, xa cừ, mã não,hổ phách, chân châu, vỏ sò, quần áo, đồ ăn thức uống; những người đến xin nhưvậy phần lớn đều là Bồ tát đã trụ giải thoát bất khả tư nghị; dùng phương tiệnlực để thử, khiến cho chí nguyện được kiên cố. Vì Bồ tát đã trụ giải thoát bấtkhả tư nghị có đại uy lực để thúc ép Bồ tát và cho chúng sinh thấy những việckhó làm như vậy.[43] Phàm căn trí thấp kém không có uy lực đó để thúc ép Bồ tátlàm như vậy.[44] Cũng như[45] cái đạp[46] của voi chúa không phải là điều mà conlừa có thể kham.[47] Đó chính là cánh cửa dẫn vào phương tiện của trí tuệ củaBồ tát đã trụ giải thoát bất khả tư nghị.»[48]

[1] Bản Hán,La-thập, «Bất tư nghị phẩm đệ lục 不思議品第六 .» Huyền Trang, quyển3 «Bất tư nghị phẩm đệ lục, 不思議品第六 .»

[2] Giới 界, chỉ 18 giới (Skt. dhātu). VCX: «không cầu giới con mắt(Skt. cakṣur-dhātu), cho đếngiới ý thức (Skt. vijñāna-dhātu).»

[3] DMC:nhập 入. Đây chỉ 12 xứ 處 (Skt. āyatana) . VCX: «không cầu xứ con mắt (cakṣur-āyatana) cho đến xứpháp (Skt. dharmāyatana).»

[4] VCX:«không cầu Dục giới (Skt. kāmāvacara), Sắc giới (Skt. rūpāvacara), Vô sắc giới(Skt. arūpāvacara).»

[5] DMC:trước phật 著佛, trước pháp 著法, trước chúng 著眾. VCX: Phật chấp ,Pháp chấp , Tăng chấp 佛執及法僧執. Skt. buddha-grāha,dharma-grāha, saṅgha-grāha.

[6] DMC: kiếnkhổ, đoạn tập, tận chứng, tu đạo. VCX: tri khổ, đoạn tập, chứng diệt tuđạo.

[7] Vô hýluận 無戲論. Skt. niṣprapañca.

[8] VCX: «phápđược gọi là tịch tĩnh và cận tịch tĩnh. VCS: «Tịch tĩnh, chỉ chân như. Cận tịchtĩnh, chỉ các pháp vô lậu khác.» (Skt. śānta, upaśānta).

[9] VCX:«Pháp vốn không tham nhiễm, lìa tham nhiễm.»

[10] VCX: «Đólà đi tìm sự tham nhiễm chứ không phải đi tìm pháp.»

[11] Hànhxứ 行處. VCX: «pháp khôngphải là cảnh giới» = cảnh giới sở hành. Skt. gocara.

[12] VCX:«Nếu tư duy trên tất cả cảnh giới sở hành, đó là cầu cảnh giới chứ không phảicầu pháp.»

[13] Thủxả 取捨; VCS: «Thủ, tức nhiếpthủ 攝取. Xả, tức khí xả 棄捨.» Chấp nhận hay loại bỏ. Skt. ādāna-tyāga.

[14] DMC:pháp vô xứ sở 法無處所, pháp không có nơichốn. VCX: pháp vô nhiếp tàng 法無攝藏, pháp không có sựtích chứa. VCS: «Cái tích chứa (năng nhiếp tàng) là ái. Cái được tích chứa (sởnhiếp tàng) là đối tượng (sở duyên) của ái.» Có lẽ Skt. nirālaya. Cf. Nhiếp Đạithừa luận bản 1 (T31n1594_p0134a18) dẫn Tăng nhất: «Thế gian chúng sinh yêu a-lại-da(ālaya)…» Trong đó (T31n1594_p0133b18) A-lại-da được định nghĩa: «Do tích chứacác pháp…由攝藏諸法 .» Cf. Pali, Saṃyutta, S.i. 136:ālayarāmā kho panāyaṃ pajā ālayaratā ālayasamudditā, «Chúng sinh nay say đắm, thíchthú, vui sướng với những gì được tích chứa.» Nghĩa cụ thể của ālaya la «cáinhà, chỗ cư ngụ;» do đó, DMC dịch là xứ sở.

[15] DMC:trước xứ 著處. VCX: lạc nhiếptàng 樂攝藏. Skt. ālayarāma; xemcht. 14 trên.

[16] VCS:«Nếu tùy theo tướng của pháp mà nhận thức…»

[17] VCX:«Người cầu pháp thì không cùng trụ với pháp. Vì pháp vốn vô sở trụ.» VCS(T38n1782, tr.1078a6) giải thích: «Không cùng với tất cả thế tục trụ pháp.»

[18] VCX:«Nếu cùng trụ với phấp; đó là cầu trụ chứ không phải cầu pháp.»

[19] Kiến văngiác tri 見聞覺知. Skt. dṛṣṭa-śruta-mata-jñāta. VCS(T38n1782_p1078a09): «Đối pháp luận nói, được tiếp nhận bởi mắt là thấy (kiến,dṛṣṭa ); bởi tai là nghe(văn, śruta); bởi tri giác tự nhiên mà biết như vậy như vậy là cảm nhận (giác,mata); nhận thức nội tại là nhận biết (tri, jñāta).»

[20] VCX:«Pháp được gọi là vô vi, lìa hữu vi tính.»

[21] Hán: ưngvô sở cầu 應無所求. Skt. aparyeṣitavya .

[22] VCX: «xalìa trần cấu, được sự thanh tịnh…» CDM: «Triệu nói, được pháp nhãn tịnh của Đạithừa.» VCS: chứng quả Dự lưu. Cf. Pali, D. i. 110: āsane virajaṃ vītamalaṃ dhammacakkhuṃ udapādi, «ngay trênchỗ đang ngồi, trổi dậy con mắt pháp đã dứt sạch bụi bẩn.»

[23] Tươngđương 1012 a-tăng-kỳ 阿僧祇 Skt. asaṅkhyeya: vô số). VCX:vô lượng vô số trăm nghìn câu-chi (Skt. koṭi).

[24] Tu-ditướng 須彌相. VCX: Sơn tràng 山幢.

[25] Tu-diĐăng Vương 須彌燈王 (Sumerudīparājan).VCX: Sơn Đăng Vương 山燈王 (Parvata-dīparājan).

[26] Do-tuần 由旬. CDM: Triệu nói, do-tuần mức chuẩn thượng là 60 dặm; chuẩntrung, 50 dặm; chuẩn thấp nhất, 40 dặm. VCX: Phật cao 84 ức du-thiện-na 踰膳那; toà sư tử của Ngài cao 68 ức du-thiện-na. Bồ tát cao 42du-thiện-na, với toà sư tử cao 34 du-thiện-na (Skt. yojana= 4 krośa hay khoảng 9dặm Anh).

[27] VCX:«nhiếp niệm nhập định rồi phát khởi thần thông lực như vậy như vậy.»

[28] DMC: 3vạn 2 nghìn. VCX: 32 ức = 3.200.000.

[29] 4 vạn 2nghìn = 42.000. VCX: 4.200.000.

[30] Tân phátý bồ tát 新發意菩薩. VCX: tân học bồtát 新學菩薩. Skt.ādikarmika-bodhisattva. VCX: những vị này được Duy-ma-cật giảng pháp yếu, tứcthì chứng ngũ thông và tự biến hình được để ngồi lên sư tử toà.

[31] Tức Đạithanh văn . Skt. Mahāśrāvaka.

[32] Tu-disơn vương 須彌山王. VCX: Diệu cao sơnvương 妙高山王. Skt.Sumeru-parvata-rājan.

[33] Tứ Thiênvương 四天王 và Đao-lị chưthiên 忉利諸天, Skt.Cāturmahārājakāyika & Trayastriṃśā devāḥ. Cf. Câu-xá 11 (Đại 29 tr. 59c14): núi Tu-diphân thành bốn tầng cấp. Tầng thứ tư là chỗ của Tứ đại thiên vương cùng quyếnthuộc. Trên chóp đỉnh là chỗ của thiên chúng Tam thập tam thiên. Vì vậy, nếu dichuyển Tu-di, thì các chư thiên này cũng bị di chuyển.

[34] VCX:«Chỉ những ai cần chưng kiến thần thông lực mới có thể khuất phục, những ngườiấy mới thấy…»

[35] VCX: «Bồtát an trụ giải thoát bất khả tư nghị như vậy, được dẫn vào bằng năng lực trítuệ của phương tiện thiện xảo. Cảnh giới giải thoát bất khả tư nghi này không phảilà cảnh giới mà các Thanh văn và Bích-chi-phật có thể ước lượng được.»

[36] VCX:«như bàn xoay của thợ gốm xoay rất nhanh.»

[37] VCX:thừa ý thế thông 乘意勢通, nương theo năng lựcthần thông được thực hiện bằng thế lực của ý chí. VCS (T38n1782_p1080a16): «Cóhai giải thích về ý thế thông. 1. Không phải du hành bằng tự thân, mà bằng thếlực của ý… 2. Sự vận dụng hoạt động của thân tùy theo thế lực của ý, cho nêncực kỳ nhanh chóng, trong một sát na mà đi khắp mười phương….»

[38] VCX: đạiphong luân 大風輪.

[39] Kiếptận 劫盡. thời kỳ thế giới hủydiệt. Skt. kalpakṣaya= saṃvarttayām, kiếp hoại, xem Câu-xá 2 (Đại 29, tr. 11c11).

[40] VCX thêmmột đoạn: «hoặc biến các hữu tình hiện thành thân Phạt, thân các Bồ-tát…»

[41] VCXthêm: «Như Vương thái tử đăng quang nhận ngôi vị Quán đỉnh.»

[42] VCX: Mavương và thuộc hạ của Ma vương.

[43] VCX: «Vìmuốn sự lợi ích cho các hữu tình nên thị hiện những sự nghiệp lớn khó làm nhưvậy.»

[44] VCX:«không thể thực hiện sự ăn xin bằng cách thúc ép người cho như vậy.»

[45] Trướcđó, VCX có thêm thí dụ: «Như lửa đom đóm không thể che ánh mặt trời…»

[46] Thứuđạp 蹴蹋. VCX: «như sự chiếnđấu uy mãnh của voi chúa…»

[47] VCXthêm: «… chỉ có voi chúa mới có thể chiến đấu với voi chúa. Cũng vậy, phàm phuở địa vị thấp kém không đủ để bức bách Bồ tát (phải cho). Duy chỉ Bồ tát mới cókhả năng bức bách Bồ tát (bố thí).»

[48] VCX thêmkết luận: «Khi pháp này được thuyết giảng, tám nghìn Bồ tát chứng nhập cảnhgiới giải thoát bất tư nghị vốn chỉ có được chứng nhập bằng trí lực của phương tiệnthiện xảo của Bồ tát.»

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]