Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Trí Nghiêm an bình vùng hắc dịch sâu xa

10/05/202013:14(Xem: 4033)
Chùa Trí Nghiêm an bình vùng hắc dịch sâu xa

CHÙA TRÍ  NGHIÊM
AN BÌNH VÙNG HẮC DỊCH  SÂU  XA


Khi ngày Phật Đản chưa qua hết niềm hân hoan của những người con Phật, hướng tâm thành của mình trong nhiều hạn chế của mùa dịch covid-19, thì  đón nhận tin  vui từ chỉ thị của chính phủ và Ban tôn giáo chính phủ mở rộng các hoạt động tôn giáo. Trong hoàn cảnh nào Phật giáo vẫn luôn đồng hành cùng dân tộc, sánh bước qua từng nhịp vui, buồn với muôn thuở. Do đó niềm hân hoan vẫn  còn nguyên vẹn trong muôn vạn trái tim luôn mang nặng trên vai hai trách nhiệm Dân Tộc – Đạo pháp.

                        Vốn luôn nhạy cảm với tinh thần Phật Đản ở các vùng xa, vùng sâu hẻo lánh, những nơi chuyện hành đạo và hóa đạo của chư Tôn Đức khả kính dấn thân, miệt mài luôn ở trong hoàn cảnh  khó khăn đến nao lòng. Một trong những nơi người viết quan tâm  trong mùa Phật đản vừa qua là chùa Trí Nghiêm ở xã Tóc Tiên ( trước đây là huyện Tân Thành, từ ngày 18/5/2018 chính thức thành thị xã Phú Mỹ- tỉnh BR-VT). Nhớ vì ngôi chùa này nằm sâu trong vùng của người dân tộc Châu Ro mà họ gọi tên là  Hắc Dịch (Theo Thầy Thích Thiện Hòa, Hắc Dịch tiếng Châu Ro là “Hết đường đi” hay “Con đường cùng”), dù ngày nay phát triển khá nhanh, các vùng công nghiệp chung quanh góp phần nâng cấp đường sá hanh thông, nhưng cái tên Hắc Dịch vẫn luôn là địa danh khó phai mờ. Nằm trong khuôn viên chùa Trí Nghiêm, bên cạnh đó còn là Tu Viện Hạnh Nghiêm riêng biệt dành cho chư Ni tu học, do Ni sư Thích Nữ Viên Nhứt Trụ trì. Cho thấy vùng đất này ngày trước còn nhiều hoang sơ và sâu thẳm  xa vùng phố thị. Chùa Trí Nghiêm, Tu viện Hạnh Nghiêm có lẽ cũng ngày trước được chư Tôn Đức khai sơn ngay nơi vốn thừa biết sẽ nhiều gian nan, khó khăn vô lường. Chẳng khác nào ý nghĩa mang   ánh sáng giải thoát Phật đà đến với vùng đất thưa vắng, nghèo khó, chưa hề có bóng dáng một người cư sĩ Phật tử nào sánh bước cùng, để an ủi chút cô đơn giữa vùng xa lạ. Chạnh nhớ ngày trước, những bước chân Phú Lâu Na cũng chấp nhận gian nguy, biết trước khó khăn để du hành và hóa đạo, cũng đến  như vậy chăng?


Chùa trí nghiêm  1 ( tản đá )Chùa trí nghiêm  2 ( cổng tam quan)Chùa trí nghiêm  DKT chụp chánh điện  mở rộng Chùa trí nghiêm  DKT chụp chánh điệnChùa Trí Nghiêm lễ tắm Phật   2564-2020 (2)Chùa Trí Nghiêm lễ tắm Phật   2564-2020 (3)Chùa Trí Nghiêm lễ tắm Phật   2564-2020

                      Có lẽ với hạnh nguyện của chư tăng – Ni nơi này mà  thiết kế không gian trong chánh điện chùa Trí Nghiêm rất khác lạ, nhất là màu xanh da trời  đóng vai trò như nét chủ đạo, làm mát dịu không gian chung quanh và như làm rộng thêm phạm vi trần thế nhỏ hẹp. Đứng lễ Phật với màu xanh trong mát như thế, người ta dễ cảm tưởng mình nhỏ bé hẳn khi đang đứng giữa bầu trời xanh rộng.

                       Trong tâm tưởng ấy, sau ngày Phật Đản, liên lạc hỏi thăm rằng mùa Phật Đản vừa rồi chùa Trí Nghiêm tổ chức ra sao? Được Thầy Thích Bảo Nhật trả lời vẫn bình yên, Phật tử địa phương vẫn nhớ ngày đến dự lễ tắm Phật rất ấm cúng và gởi cho xem chùm ảnh ghi lại không khí Phật Đản trong mùa dịch ở chùa. Như thế cũng đủ làm an dạ những ai từng biết và đến với Trí Nghiêm, khi mà ngày đầu tiên, nền móng Trí Nghiêm được xây trên nhiều lo âu lẫn hoài bão thiết tha. Khi ấy, lý tưởng Phật đà chính là ngọn hải đăng sáng chói  giữa vùng biển đen tối, mà chư Tăng- Ni trẻ đã dùng đến năng lượng từ ái của mình nương dựa để tồn tại và đổ thành công nền móng ngôi chùa Trí Nghiêm  này.

                      Với anh em chúng tôi, nếu là một ngôi chùa như bao nhiêu ngôi chùa khác thì có lẽ biết đến cũng chỉ vì có quan hệ  đó đây. Với chùa Trí Nghiêm thì khác, chính ý nghĩa trưởng thành trong gian khó, chấp nhận gian lao ấy nên anh em chúng tôi tự tìm đến, để được sống cũng như cố chiêm nghiệm những gian lao và lo âu ban đầu mà chư Tăng- Ni nơi này từng trải qua, nhưng chỉ có chung quanh là  những giờ giấc an bình, thanh thản, và muốn được nghe thêm nhiều  hoài bão đáng trân trọng của chư Tăng- Ni trẻ trên khắp các ngả đường tu học, dấn thân vào nẻo đạo với tinh thần Bi-Trí-Dũng đúng nghĩa và tha thiết bao la. Nhưng tất cả trước mắt chúng tôi chỉ là những nụ cười hoan hỷ đến lạ! Trí Nghiêm và Hạnh Nghiêm khó quên trong  mắt anh em chúng tôi chính là thế.

                   Rồi mai đây, sự tu học của chư Tăng- Ni  nơi này lớn dần, những bước chân sẽ tỏa đi muôn nơi, mang theo tinh thần Phú Lâu Na kiên cố, giúp ích cho đạo pháp thêm nhiều lợi lạc to lớn hơn. Xin  nguyện chư Long Thần Hộ Pháp luôn gia hộ cho sở nguyện chính đáng đó được thành tựu viên mãn với thời gian.

 

 

                                                 Mùa Phật Đản lần thứ 2644- PL 2564

                                                              Dương Kinh Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/07/2013(Xem: 5941)
Lâu nay mỗi chúng ta theo đạo Phật nhưng có nhiều điểm nghi ngờ, thấy đạo Phật hình như tiêu cực, đa số chùa chiền đều ở trên núi, cách xa thành thị. Gần đây mới có một số chùa ở thành thị. Chư Tăng, chư Ni chỉ lo tu, ít đến nơi này nơi kia giáo hóa. Hoặc như đức Phật ngày xưa cứ ôm bình bát đi khất thực, ngày nay hình thức ấy vẫn còn. Qua những hình ảnh ấy, người ta nghĩ đạo Phật bi quan, Tăng Ni không cố gắng, không nỗ lực tạo kinh tế sống cho mình, cứ đi xin hoài. Vì vậy tôi sẽ giải thích câu Phật hóa hữu duyên nhân cho tất cả hiểu. Ðạo Phật chỉ giáo hóa người có duyên thôi. Nghe thế đa số Phật tử nghi ngờ đạo Phật giáo hóa có sự lựa chọn, không công bằng. Nhưng nhìn cho thấu đáo, có thể nói rằng người Việt Nam chúng ta thấm nhuần đạo Phật rất sâu. Hồi xưa khi còn bé, tôi thích đọc Minh Tâm Bửu Giám, trong đó có câu:
16/07/2013(Xem: 9001)
Hoa Bất Diệt - Quang Lê & Hương Thủy
30/06/2013(Xem: 6785)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh. Bởi vì người đời thường nghĩ về cuộc sống theo cách của thế gian. Họ khó có thể hiểu được khái niệm một vị Phật.
01/06/2013(Xem: 3813)
Nói đến hồ Tịnh Tâm ở cố đô Huế, mọi người liên tưởng ngay đến sen. Một loài hoa tinh khiết, cao quý nhưng lại được mọc lên từ đất bùn nơi các ao hồ. Suốt cả một thời gian dài trong năm, mặt hồ Tịnh Tâm lặng lẽ chỉ có gió nước, nắng mưa, bèo và rau muống, không hề thấy dấu vết của sen hồng, sen bạch. Cuối mùa xuân, những tia nắng vàng giúp cho những cuống lá sen dần dần mở ra, trải rộng những hình tròn màu lục non với vô số đường gân mơ hồ vàng trắng đan lồng nhau như tơ trời, gợi lên những kỳ vọng về một tương lai thanh bình của loài người. Qua mùa hạ, sắp đến mùa Phật đản chúng ta sẽ thấy những phép lạ từ mặt hồ Tịnh Tâm.
28/05/2013(Xem: 3880)
Hoàng hậu Mahamaya sinh Siddhartha một cách rất dễ dàng. Trên con đường về quê ngoại để sinh nở, bà và đoàn tùy tùng dừng chân nghỉ ngơi ở vườn Lumbini.
27/05/2013(Xem: 5555)
Bài này tìm học rõ ngày sinh của đức Phật. Trên thế giới ngày nay có năm tôn giáo lớn: đạo Cơ Đốc, đạo Hồi, đạo Ấn Độ, đạo Do Thái và đạo Phật. Hai tôn giáo có tính cách cục bộ là đạo Ấn Độ (Hinduism) và đạo Do Thái (Judaism). Đạo Ấn Độ vào đầu thiên niên kỷ Ba đếm 700 triệu tín đồ, tức là 13% dân số thế giới. Đạo Do Thái rất ít tín đồ, 18 triệu người trên dân số thế giới gần 7 tỉ, thế nhưng ảnh hưởng bao la trên lịch sử, chính trị và kinh tế thế giới.
25/05/2013(Xem: 7502)
Thật chẳng có gì mỉa mai hơn khi giới thiệu một vị thầy đã thấy rõ cái giả tướng, hư vọng của đời sống và truyền trao cho đời những giáo pháp từ đơn giản, dễ hiểu, lên đến những thâm sâu, uyên áo bằng những lời chỉ dạy có giải đáp rõ ràng, mà lại được giới thiệu, bắt đầu bằng một câu chuyện thần thoại, hoang đường, có đầu mà không có kết: Một hài nhi vừa mới ra đời đã vươn dạy, đi đứng quen thuộc, tuyên bố lời dị thường, rồi sau đó không lẽ lại rùng mình ngã trở lại vào vòng tay nâng đỡ của thường nhân? hay là gì khác (chẳng thấy kể ra)? hay chỉ tan vào hư ảo như lúc nó xuất hiện?
22/05/2013(Xem: 3583)
Đức Phật xuất hiện giữa cõi đời, không như những vị thần linh và không hề mặc khải cho ai và cũng không hề để cho ai mặc khải, mà Ngài xuất hiện giữa cõi đời với tư cách của một bậc Giác ngộ hoàn toàn, nội hàm đầy đủ hai chất liệu đại trí và đại bi, đến và đi duyên theo đại nguyện.
18/05/2013(Xem: 5897)
Trong kinh điển Pāli không có dấu hiệu nào cho thấy Đức Phật đã từng biết đọc biết viết cả(26)của H.W. Schumann, là một luận điểm võ đoán, nếu không nói là chưa phản ánh đúng sự thật lịch sử. Gần mười năm trước, lần đầu tiên tiếp cận tác phẩm Đức Phật lịch sử(1)của H.W. Schumann qua bản dịch của cô Trần Phương Lan, cảm giác đầu tiên của chúng tôi là sự kính phục về độ uyên bác của tác phẩm cũng như sự dấn thân khoa học của bản thân tác giả. Lời giới thiệu tác phẩm của HT.Thích Thiện Châu trong bản dịch tiếng Việt cũng đồng quan điểm này, khi ngài cho rằng: H.W. Schumann đã dày công nghiên cứu và xây dựng hình ảnh của Đấng Giác Ngộ như một người sống thật trong khung cảnh thật của Ấn Độ cổ đại, với những nhận xét khách quan của một học giả nghiên cứu có hệ thống rõ ràng theo phương pháp khoa học. Cái nhìn của học giả H.W. Schumann về Đức Phật có vẻ khác lạ với quan niệm về Đức Phật của Phật tử Việt Nam, nhưng đó chính là điều bổ ích làm tăng giá trị của quyển sách trong sự đóng góp vào
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567