Phật lại về khắp năm châu bốn biển
Trong lòng người với nếp sống an nhiên
Hoà hợp nhau thể hiện pháp tịnh thiền (2)
Cao đẹp quá sáng soi cho nhân loại
Phật lại về giúp bao người sảng khóai
Vì từ đây Trí Tuệ tiếp dẫn đường (3)
Đối đãi nhau bằng tất cả Tình Thương
Khai Ngộ Nhập hiển bày Tri Kiến Phật (4)
Phật lại về buông xả đừng tất bật
Phật ở trong chứ không phải sắc trần
Quán chiếu tâm khất thực sống tri ân
Diệt bản ngã chuyển hoá bao nghiệp lực (5)
Phật lại về dạy bao người Phước Đức
Qua tu hành và phụng sự chúng sanh (6)
Chia sẻ nhau giúp đạo quả viên thành
Cùng Giác ngộ thong dong đường giải thoát
Khi tất cả mọi người đều cùng đạt
Niềm an vui lợi ích sống thái bình
Chan hoà cho khắp cả mọi chúng sinh
Đấy mới chính Mừng Phật Đản đúng nghĩa
Pháp Hoa – Nam Úc, Rằm/3/ Kỷ Hợi (19/04/2019)
Thích Viên Thành (Hạnh Trung)
Ghi chú:
(1) Kễ từ năm 1999 Liên Hợp Quốc (LHQ) đã công nhận Lễ Phật Đản LHQ (Vesak LHQ) và quyết định, hàng năm tại Trụ Sở LHQ ở New York cũng như cho từng quốc gia đăng cai, đứng ra tổ chức Đại Lễ Vesak (còn gọi là Lễ Tam hợp với ba sự kiện:Phật đản sinh, Phật thành đạo và Phật Niết bàn, đều diễn ra trong tháng Vesak). Năm nay 2019 tại Việt Nam được Liên Hiệp Quốc chọn làm nơi Tổ Chức Vesak, Mừng Phật Đản lần thứ 2643, tức là kỷ niệm ngày Phật Đản sanh, đã được 2643 năm, với gần 120 Quốc gia được mời tham dự, với Phật lịch 2563 (tức là kể từ ngày Phật thành đạo, đến nay đã được 2563, sau 80 năm hoằng pháp, lợi sanh khắp các vùng ở Ấn Độ).
(2) Bản thể của Tăng Già là Thanh Tịnh và Hoà Hợp: Tăng già là Tăng Bảo, một trong Tam Bảo, là nơi nương tựa vững chắc và quy hướng cho chúng sanh.
(3) Bản chất cao đẹp của Đạo Phật là Tình Thương và Trí Tuệ, nên từ năm 2009 do Hội Liên Minh Quốc Tế Tiến Bộ Tôn Giáo và Tâm Linh (ICARUS) họp tại Geneve, Thụy Sĩ, gồm tất cả các vị lãnh đạo tôn giáo khác, bao gồm Thiên Chúa, Tin Lành, Do thái, Hồi giáo …. Đã bầu chọn, vinh danh Đạo Phật, và trao tặng danh hiệu vô cùng cao quý, đó là giải thưởng “Tôn giáo tốt nhất thế giới”. vì những lý do chánh như sau:
1 Yêu chuộng hoà bình từ học thuyết đến hành động.
2 Khác với nhiều tôn giáo, đạo Phật không có người lãnh đạo tối cao, nắm mọi quyền hành trong tay.
3 Phật giáo là hiện thân của “nhân bản” của một xã hội công bằng thật sự không người bóc lột và hiếp đáp người.
3 Phật giáo là hiện thân của “nhân bản” của một xã hội công bằng thật sự không người bóc lột và hiếp đáp người.
4 Giáo lý và các Pháp tu của ĐạoPhật sẽ giải quyết được vấn nạn của xã hội hiện đại, nhất là thời kỳ của“cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư” kỷ thuật số 4.0.
(4) Trong Kinh Pháp Hoa, Đức Phật đã dạy: “Phật vì một đại sự nhân duyên, mới thị hiện xuống cõi trần, đó là: “Khai Thị Chúng Sanh Ngộ Nhập Phật Tri Kiến”
(5) “Tu là quá trình, quán chiếu nội tâm, triệt tiêu bản ngã và chuyển hóa nghiệp lực của mình” ai đã từng trải nghiệm qua những điều trên, thấy có kết quả tốt, đó là an lạc và giải thoát, thì mới Tu đúng đường, bèn không thì hãy lo điều chỉnh lại, kẻo sẽ mãi làm khách phong trần, mỗi ngày mỗi rời xa chân tâm.
(6) Đức Phật dạy: “Phụng sự chúng sanh tức là cúng dường chư Phật” cho nên, sống biết khiêm cung, biết hướng dẫn nhau cùng tiến lên con đường gải thoát, giác ngộ và phụng sự, chia sẻ với mọi người, đó chính là người con Phật và chúng ta cũng đang cúng dường chư Phật vậy.
Gửi ý kiến của bạn