Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bước Sơ Tâm

28/04/201709:40(Xem: 5304)
Bước Sơ Tâm


phat-dan-sanh

BƯỚC SƠ TÂM

 

Vĩnh Hảo

 

 

Bước sơ tâm là bước đi như thế nào, vào lúc nào?

—    Là khi tâm rộng mở một phương trời, khởi động cho bước chân ban đầu. (1)

Bước chân ban đầu vì thế, là bước chân vừa chấn động đại địa, vừa rung chuyển thiên không.

Bước chân ban đầu là bước chân quan trọng, khi chân vừa dợm cất lên, chưa đặt xuống; khi đất trời lay chuyển quần tụ vào một điểm, chờ đợi nâng bàn chân; khi đóa sen cung kính trân trọng, không muốn bàn chân thanh khiết phải chạm vào thực tế ô nhiễm của trần gian.

Bước chân ban đầu là bước chân khai mở con đường vượt thoát những phiền não, ràng buộc của kiếp sống; giải trừ những vọng chấp đảo điên từng dìm đắm thế nhân trong khổ lụy.

Bước chân ban đầu là bước chân định hình cảnh giới ly sinh-diệt (2), tịch lặng vô vi, không đến không đi, không tăng không giảm, không dơ không sạch… Nhờ vậy, bước chân sẽ chạm vào cõi đời năm trược (3) mà không nhiễm, đi qua cõi sinh-diệt mà không sinh-diệt, đến với trần gian mà không hề đến, lìa khỏi trần gian mà không hề đi… (4)

 

Ai có thể cất được bước chân như thế? — Đức Phật, và tất cả chúng sinh; vì chúng sinh là Phật sẽ thành. Có điều, Đức Phật có thể thị hiện trọn vẹn bảy bước dài qua bảy chi phần của giác ngộ (5); còn chúng sinh, hay những người xuất gia ban sơ phát tâm bồ-đề, vẫn thường bị lung lay ngay sau bước chân ban đầu. Những bậc tuệ căn thượng thừa thì bước xa hơn, nhưng vẫn cứ bị khập khiểng, lừng khừng ở bước thứ sáu, không làm sao bước qua được bước thứ bảy. Con đường cao đẹp từ đó chỉ phản ảnh những mộng tưởng, được sơn phết bằng màu sắc và thanh âm rỗng tuếch, vô vị của cõi đời uế trược. Hệ lụy nhân sinh từ thiền môn hay thế trần, nào khác nhau chi mấy.

Trần gian có lắm con đường. Sinh ra ở đời nầy, cũng phải bước đi thôi. Không thể nói “đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt” (6). Quan trọng là bước chân ban sơ, đã quyết định, chọn lựa như thế nào. Giờ nầy, chân đã đi, và đi quanh đã nhiều. “Bụi đường dài gót mỏi đi quanh” (7). Có thể nào trở về chốn cũ để cất lại bước chân ban đầu không? Có thể lắm. Nhưng chốn cũ là chốn nào? Thực ra không có thời gian và nơi chốn nào thực sự hiện hữu như là thời điểm và địa điểm ban đầu, ban sơ. Không có sự dừng nghỉ của thời gian và nơi chốn. Không có vị trí cũ, thời gian cũ. Những gì vừa thoáng sinh, đã thoáng diệt. Đừng mong cầu một cái gì cố định, dù là thời gian hay không gian.

Chỉ có thể lặng tâm, ngay nơi khoảnh khắc hiện tiền nầy, buông xả tất cả — tức là hãy khởi sự bước đi bằng bước chân thứ bảy: xả! Hãy đánh sập, đánh đổ, vứt bỏ hết những con đường, những phương thức, những thành tựu hay thất bại, những vẻ vang rạng rỡ nào đó của danh vọng từng làm mình hãnh diện, những sai lầm nào đó từng làm mình ê chề xấu hổ… Hãy trút bỏ hết, và ngồi yên, trong tịch lặng.

Và rồi, nào, hãy hồn nhiên như trẻ thơ, vô tư như một chú tiểu: hãy cất bước chân đi như một vị Phật sơ sinh.

 

 

California, Mùa Phật Đản 2017

Vĩnh Hảo

(www.vinhhao.net)

 

______________

 

(1) “Phát túc siêu phương,” cất bước thì muốn vượt tới phương trời cao rộng (Quy Sơn Cảnh Sách Văn - HT. Thích Trí Quang dịch).

(2) “Thế gian ly sinh-diệt,” thế gian vốn chẳng sinh-diệt (Kinh Lăng Già).

(3) Cõi đời có năm điều uế trược: 1. Kiếp trược: đời sống đầy tai ương, tật bệnh. 2. Phiền não trược: đời sống đầy tham, sân, si, nhiều phiền não. 3. Kiến trược: con người đầy những tà kiến, biên kiến, nhận thức sai lầm, điên đảo. 4. Chúng sinh trược: chúng sinh mọi loài sống trong vô minh, bản năng, thù oán, tổn hại lẫn nhau. 5. Mạng trược: phước kém, đời sống ngắn ngủi.

(4) “Như lai giả, vô sở tùng lai diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai,” nghĩa Như Lai ấy là không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, nên gọi là Như Lai (Kim Kim Cang, đoạn 29, Uy nghi tịch tĩnh).

(5) Thất Giác Chi, hay Thất Bồ Đề Phần: trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, niệm, định, và xả.

(6) Một câu trong “Một Cõi Đi Về,” nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn.

(7) Một câu trong bài “Không Đề,” thơ Tuệ Sỹ.




Bao Chanh Phap so 66

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/05/2011(Xem: 5568)
Năng nhân là có khả năng thực hiện sự yêu thương; Năng nhẫn là có khả năng kham nhẫn; Năng tịch có khả năng thực hiện đời sống an tịnh...
11/05/2011(Xem: 4729)
Buổi sáng sớm của ngày trọng đại, trong gió có mùi thơm chiên đàn, trầm thủy phả xuống từ các cõi trời. Bầu trời trong xanh và sâu thẳm hơn thường ngày.
11/05/2011(Xem: 4819)
Hàng năm khi mùa sen nở, người con Phật ở khắp nơi trên hành tinh này hân hoan, tưởng nhớ về những lời dạy vàng ngọc của đức Thế Tôn; tâm niệm mỗi người luôn hướng về ngày kỷ niệm đản sanh của bậc Đạo Sư.
11/05/2011(Xem: 4559)
Cũng như hoa sen mọc ra từ bùn, lớn lên từ bùn nhưng không bao giờ nhiễm bùn. Đức Phật cũng vậy, tuy Ngài sanh ra trong cõi đời ô trược nhưng không bị nhiễm ô bởi cõi đời ô trược.
10/05/2011(Xem: 7441)
Xuất phát từ Câu Thi Na vào khoảng xế trưa ngày 2 tháng 3 năm 2011, đoàn hành hương chúng tôi đã vượt biên giới Ấn Độ sang Nepal, nhưng mãi đến khi trời nhá nhem tối mớitới được chùa Hàn Quốc nằm trong vùng thánh địa Lâm Tỳ Ni, nơi mà chúng tôi sẽ ở lại hai đêm.
09/05/2011(Xem: 4481)
Hơn hai ngàn năm trăm năm đã qua, kể từ khi bảy bước chân của đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật đặt những dấu chấm phá trên mãnh đất thế giới này...
09/05/2011(Xem: 4241)
NEW YORK, ngày 6 tháng 5 năm 2002 (Trụ sở Trung ương LHQ) – Sau đây là thông điệp của ông Tổng Thư ký Kofi Annan nhân dịp kỷ niệm lễ Vesak ngày 7 tháng 5 năm 2002: “Tôi rất sung sướng được gửi đến quý vị lời chào mừng nồng nhiệt nhất nhân dịp kỷ niệm ngày Đản sanh, Thành đạo và Nhập Niết bàn của Đức Phật. Những lý tưởng đạo đức và nhân đạo cao thượng của Đức Phật đã khai sinh ra một truyền thống tâm linh sinh động mà hơn 2500 năm sau, vẫn tiếp tục làm cho đời sống của hàng triệu người trở nên cao cả. Hôm nay, trên khắp thế giới, Phật tử vui mừng ca ngợi thông điệp Từ bi, Cảm thông và Tương kính mà Đức Phật đã mang đến cho nhân loại.
08/05/2011(Xem: 11405)
Hai ngàn sáu trăm hai mươi ba năm trước Thế giới ba ngàn sinh diệt diệt sinh Cõi hồng trần kết bằng nghiệp tham ái sân si...
07/05/2011(Xem: 5373)
Phật dạy, cùng tôn thờ một đấng Đạo Sư, cùng tu hành theo một giáo pháp, cùng hòa hợp như nước với sữa, thì ở trong Phật pháp mới có sự tăng ích, sống an lạc.
07/05/2011(Xem: 5917)
Kính lạy Ðức Thế Tôn bậc Giác Ngộ của loài người. Ngài thị hiện vào cõi Ta bà trong tấm thân hài nhi bé nhỏ nhưng tâm hồn Ngài vượt khỏi phàm nhân.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]