Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiết thực Mừng Phật Đản

13/04/201621:15(Xem: 3642)
Thiết thực Mừng Phật Đản

phatdansinh_2013

THIẾT THỰC MỪNG PHẬT ĐẢN



Phật Đản là ngày sinh của Đức Phật. Theo như trong kinh Phật đã dạy: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”, “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”, nên mỗi chúng ta đều có Phật tánh, là Phật sẽ thành. Như vậy “Mừng Phật Đản” là mừng ngày sinh của Phật, cũng là dịp nhắc nhỡ mỗi chúng sanh hãy sống lại với Phật tánh đang sẵn có của mình, mừng Phật đản cũng là mừng Phật tánh của mỗi chúng sanh được hiển lộ.

Tại sao Phật tánh của chúng ta bị lu mờ, cần phải hiển lộ ? có phải chăng vì “bản ngã” để trở thành “chấp ngã và chấp pháp” nguồn gốc của “vô minh”, rồi “phân biệt”, “đối xử”, xem “mình” là rốn của vũ trụ, là trên hết, bắt mọi người phải tôn trọng, lệ thuộc vào ta, khiến cho căn bản phiền não (tham-sân-si, kiêu mạn, nghi và ác kiến) phát triển ngút ngàn, xem như áng mây mù dày đặc đang che phủ, nên Phật tánh không hiển lộ được. Thấy rõ được nguyên nhân căn bản ấy, nên khi mới vừa sinh ra đời, Đức Phật đã truyền đi một “thông điệp” quan trọng, thiết thực cho cuôc đời và những ai hướng đến con đường tu giải thoát, giác ngộ. Đó là câu: “Thiên thượng Thiên hạ duy ngã độc tôn” nghĩa là: “Trên Trời dưới Trời chỉ có “cái tôi” là duy nhất quan trọng”

“Cái ta” “cái tôi” là năng lượng cũng là động lực giúp ta vững bước trên đường đời, khi ta biết vận dụng năng lượng và động lực ấy “sống vị tha” hy hiến phục vụ tốt cho cuộc đời được an lạc và giúp cho xã hội được hạnh phúc, vươn lên. Nhưng đôi khi “cái tôi” ấy cũng chính là “kẻ thù” của chính ta, khi “cái tôi” ấy chỉ biết “vị kỷ” sống theo “bản năng” lo sinh tồn và hưởng thụ thì “tham-sân-si” sẽ phát triển, khiến ta tạo nhiều tội lỗi, vì sẵn sàng trù dập, hảm hại người, để mình được sống, được an toàn, được mặc sức hưởng thụ dục lạc, hoặc thăng tiến trên con đường danh lợi, mặc cho ai có đau khổ, thiệt thòi, sống chết lất lây, nhiều người không đồng thuận, cũng không cần hay biết (no care).

Tạm hiểu ‘cái tôi’ là ‘tiểu ngã’, ‘vạn hữu vũ trụ, pháp giới chúng sanh’ là ‘đại ngã’ là ‘chân ngã’, cho nên ‘ta’ chỉ là một phần nhỏ xíu của vũ trụ mà thôi! Nếu ‘ta’ biết hài hòa, biết tu tập, thể nhập lại với vũ trụ, phục vụ cho chúng sinh được nhiều lợi ích, an vui, như chư Phật và các bậc Thánh Hiền, thì sẽ được trường tồn phát triển hoặc tiếng thơm lưu danh muôn đời, bằng ngược lại đem “cái tôi” ấy bắt mọi người phải phục dịch, phải răm rắp tuân theo, phải làm nô lệ suốt đời, mặc sức “độc đoán” bóc lột, hưởng thụ trên sự khổ đau, khó chịu của người khác, tạo những điều “mất đức” không có được tâm từ bi hỷ xả, “vùi dập” không muốn ai hơn mình, sẽ bị đoa lạc vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, hiện tại phải nhiều khổ sở, bị cô đơn dằn vặt, mà như trong sách Thánh nhân cũng đã dạy: “Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong” là vậy!

Khi thành bậc Đại Giác Ngộ rồi, nhưng Đức Phật vẫn còn lo sợ “cái tôi” phát triển, nên suốt 49 năm thuyết pháp độ sanh, Ngài hằng ngày vẫn phải dẫn đệ tử, toàn là bậc Thánh, đi “ăn xin” khắp các nẽo đường Ấn Độ, cũng không ngoài mục đích là tiêu diệt “cái tôi” và “hóa duyên”.     Do vậy mỗi chúng ta là một chúng sanh bình thường, hãy noi theo Phật, không cho “cái tôi” phát triển, thường lấy câu: “phản quan tự kỷ bốn phận sự, bất tùng tha đắc” để làm kim chì nam cho việc tu hành và cùng nhắc nhau luôn nhớ “vô ngã là niết bàn, hữu ngã là địa ngục”.

Trong cuộc sống, nếu bậc làm cha làm mẹ không sáng suốt, thương con một cách mù quáng, “chỉ biết nuông chìu” theo sự “đua đòi vô lối” của con, sẽ khiến cho con mình “lớn bản ngã” sau nầy là một nỗi lo cho gia đình và là mối nguy cho xã hội. Trong nhà trường, một tập thể hay trong cơ quan, khi “cái tôi” được cổ súy và coi trọng, thì mọi rắc rối mất đoàn kết, xâu xé sẽ xảy ra. Khi làm trưởng một cơ quan, đoàn thể hay lãnh đạo quốc gia, mà “cái tôi” phát triển thì sẽ xảy ra cảnh trù dập, triệt hạ, bất bình đẳng, tạo oan trái, hận thù, khủng bố và chiến tranh, với biết bao nhiêu sự đau thương thống khổ.

Trong tu hành, nếu người tu không biết “quán chiếu nội tâm”, “triệt tiêu bản ngã” và “chuyển hóa nghiệp lực” của mình, thì với truyền thống “kính Phật trọng Tăng” của Á châu, qua việc cung dưỡng, kính trọng của tín đồ, sẽ dễ làm người tu “lớn bản ngã”, tưởng mình là “thánh”, là “tài, giỏi”, ai cũng phải cung kính, để quên đi “tam đề, ngũ quán” và hạnh nguyện: “khất sĩ, bố ác, phá ma”! Làm chùa ra, phải có tâm nguyện rộng lớn “tiếp Tăng độ chúng” như trong kinh đã dạy: “Tâm bao thái hư, lượng châu sa giới” chứ không thể theo một thiểu số, để thỏa mãn “bản ngã” , “lập kỷ lục” với tâm “thị phi, phân biệt, so đo, tính toán, chọn lựa”, trong sự “tự tư tự lợi”, biến “của thập phương thường trụ” thành “của riêng mình” để tự ý định đoạt mọi việc, không còn “sống lục hòa” và “hành hạnh lắng nghe” nữa, thì chỉ là “biến tướng”, đọa lạc mà thôi! Đấy là sự nguy hiễm của “bản ngã” khi được o bế, khai thác và cũng đang là “vấn nạn” cho Phật Giáo!

Chúng ta phải thấy mình nhỏ thôi, việc tu còn kém cỏi, để vẫn cần cố gắng, cần phát huy hết khả năng của mình cho công việc, cho tu học, cống hiến và trả nợ đời, cũng như cho sự phát triển của nhân loại, đó là ta đang sống có ý nghĩa, tạo phước đức cho đời. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần quên đi phần “tôi” trong con người mình, từ đó mới có thể hòa nhập với cộng đồng, với thiên nhiên. Sống với tinh thần vô ngã, với sự khiêm cung, để không còn thấy mình là quan trọng, để bao dung hơn và thanh thản hơn, như theo Đức Đạt Lai Lạt Ma đã dạy: “ Càng tu cao chừng nào, càng thấy mình không là gì cả, đấy mới chính thực là tu”. Không là gì cả nhưng sẽ là tất cả, vì có “chơn không” mới có “diệu hữu”.  

Hôm nay để mừng ngày Phật Đản, mỗi chúng ta hãy “soi sáng lại chính mình”, để biết rõ được mình, thấy được sự cao quý, quan trọng, qua “thông điệp” đầu đời của Đức Phật, để mà lo tu tập, không làm các điều ác, siêng làm các việc thiện, giữ tâm ý trong sạch, không hướng ngoại tìm cầu, đặc biệt hành theo Mười Hạnh Phổ Hiền, cụ thể phải có “tâm từ bi rộng lớn”, luôn khiêm cung, thường lạy Phật sám hối, biết sẻ chia, chứ đừng quá “phô trương hình thức” mà “quên đi phần chất lượng” chạy theo ngũ dục, và trù dập nhau, sẽ nhiều khổ lụy. Thiết thực nhất trong “tuần lễ kính mừng Phật Đản là tuần lễ tu tập miên mật” để có được “nội lực” hầu nuôi dưỡng “khai thị” cho nhau “ngộ, nhập Phật tri kiến”, như vậy, mới có thể giúp cho Tâm mỗi chúng ta được an bình, vì trong kinh Phật đã dạy: “TẤT CẢ ĐỀU DO TÂM TẠO, TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH, TÂM TỊNH QUỐC ĐỘ TỊNH” là vậy. Đó là chúng ta đang làm cho Phật tánh trong ta được hiển lộ, giúp xã hội được an lạc, thanh bình, hạnh phúc, đó cũng chính là chúng ta đang chân thành, trân trọng KÍNH MỪNG PHẬT ĐẢN một cách THIẾT THỰC đầy Ý NGHĨA.  

Mừng Phật Đản cùng hiển bày Phật tánh
 Sống sẻ chia lợi ích khắp nhân sinh  
 Phải hy hiến quên cả bản thân mình  
Truyền chánh Pháp giúp nhau đều giác ngộ

An Lạc thất, Adelaide, Nam Úc, những ngày tịnh dưỡng.  
Quý Xuân - Bính Thân (2016)  
Thích Viên Thành  (Hạnh Trung) 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/10/2010(Xem: 6850)
Mùa Phật Đản lại về. Cùng với Phật Giáo đồ trên toàn thế giới, cũng vào ngày giờ này, chúng ta thành kính đón mừng lễ Đản Sanh của Đức Từ Phụ trong niềm hân hoan và lòng biết ơn vô hạn đối với Ngài, đối với đạo lý giải thoát như thật do Ngài vạch ra. Trong niềm hân hoan và biết ơn vô hạn đó, tôi xin gửi đến chư tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tang Ni và đồng bào Phật Tử trong cũng như ngoài nước, lời cầu chúc an lành, lời kêu gọi hòa hợp và tiến tu.
08/10/2010(Xem: 5834)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh. Bởi vì người đời thường nghĩ về cuộc sống theo cách của thế gian. Họ khó có thể hiểu được khái niệm một vị Phật. Vài nhà truyền giáo nào đó tiếp cận các Phật tử và nói rằng Phật không phải là một vị thần mà chỉ là một con người. Ngài đã chết và không còn nữa. Vậy thì làm sao người ta có thể tôn sùng một người cũng đã chết? Những chúng ta phải hiểu rằng, Đức Phật được tôn xưng là Thiên Nhân Sư, vị thầy của chư thiên và loài người. Bất cứ khi nào chư thiên có gặp khó khăn, họ đều gặp ngài để xin lời khuyên. Thế rồi họ nói rằng vị chúa tể của họ vẫn hằng sống, và đó là lý do tại sao người người cầu nguyện với Ngài.
21/09/2010(Xem: 5172)
Mỗinăm đến ngày Phật Đản, nhìn hình tượng đức Phật Sơ Sinh tôi có cảm giácrằng sự kiện lịch sử ấy xảy ra dường như không xa lắm. Mớimột ngày nào trong vườn Lâm Tỳ Ni nơi thành Ca Tỳ La Vệ nước Nepal (mộtvương quốc của Ấn Độ), đức Từ phụ của chúng ta vì lợi ích của chúng sanh mà một lần nữa trở lại cõi đời này với hình ảnh một con người bình thường, một thoáng thời gian mà đã 2625 năm trôi qua, nhưng hình ảnh bậcvĩ đại đó vẫn còn sống mãi với dòng thời gian bất tận, và tồn tại mãi trong con tim của người phật tử chúng ta...
20/09/2010(Xem: 6780)
Mùahoa Ưu Ðàm nở, ngày Ðức Phật đản sanh lại về trong tâm tư người con Phật khắp nơi trên thế giới. Hàng triệu-triệu tấm lòng nhất tâm tưởng niệm và trang trọng cử hành đại lễ Khánh đản. ÐứcPhật thị hiện nơi đời bằng bi nguyện độ sinh, Ngài đã thể hiện nhân cách siêu việt qua tình thương yêu muôn loài, tôn trọng sinh mạng của hết thảy chúng sanh. Sự hiện hữu của Bậc Ðại Giác Thế Tôn chính là bứcThông Ðiệp Hòa Bình gởi đến mọi loài chúng sinh trong tam giới...
17/09/2010(Xem: 5089)
Hằng năm, cứ mỗi độ mùa Phật đản về – thì khắp nơi khắp chốn –ở đâu – hình ảnh đức Phật hiện hữu, ngự trị ở đó không khí càng vui tươi, nhộn nhịp. Đó là tất cả những người con Phật hân hoan đón mừng ngày Phật đản. Kỷ niệm Phật đản là tưởng nhớ, ôn lại và tri ân về sự rađời vĩ đại của đức Phật... Sự xuất hiện của một vị Phật – hay nói một cách rõ hơn, một chúng sinh từ thân phận phàm phu, muốn đạt đến quả vị Phật, phải trải qua lộ trình bảy bước hoa sen ấy.
10/09/2010(Xem: 50983)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
28/08/2010(Xem: 52657)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 51840)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567