Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiết thực Mừng Phật Đản

13/04/201621:15(Xem: 4422)
Thiết thực Mừng Phật Đản

phatdansinh_2013

THIẾT THỰC MỪNG PHẬT ĐẢN



Phật Đản là ngày sinh của Đức Phật. Theo như trong kinh Phật đã dạy: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”, “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”, nên mỗi chúng ta đều có Phật tánh, là Phật sẽ thành. Như vậy “Mừng Phật Đản” là mừng ngày sinh của Phật, cũng là dịp nhắc nhỡ mỗi chúng sanh hãy sống lại với Phật tánh đang sẵn có của mình, mừng Phật đản cũng là mừng Phật tánh của mỗi chúng sanh được hiển lộ.

Tại sao Phật tánh của chúng ta bị lu mờ, cần phải hiển lộ ? có phải chăng vì “bản ngã” để trở thành “chấp ngã và chấp pháp” nguồn gốc của “vô minh”, rồi “phân biệt”, “đối xử”, xem “mình” là rốn của vũ trụ, là trên hết, bắt mọi người phải tôn trọng, lệ thuộc vào ta, khiến cho căn bản phiền não (tham-sân-si, kiêu mạn, nghi và ác kiến) phát triển ngút ngàn, xem như áng mây mù dày đặc đang che phủ, nên Phật tánh không hiển lộ được. Thấy rõ được nguyên nhân căn bản ấy, nên khi mới vừa sinh ra đời, Đức Phật đã truyền đi một “thông điệp” quan trọng, thiết thực cho cuôc đời và những ai hướng đến con đường tu giải thoát, giác ngộ. Đó là câu: “Thiên thượng Thiên hạ duy ngã độc tôn” nghĩa là: “Trên Trời dưới Trời chỉ có “cái tôi” là duy nhất quan trọng”

“Cái ta” “cái tôi” là năng lượng cũng là động lực giúp ta vững bước trên đường đời, khi ta biết vận dụng năng lượng và động lực ấy “sống vị tha” hy hiến phục vụ tốt cho cuộc đời được an lạc và giúp cho xã hội được hạnh phúc, vươn lên. Nhưng đôi khi “cái tôi” ấy cũng chính là “kẻ thù” của chính ta, khi “cái tôi” ấy chỉ biết “vị kỷ” sống theo “bản năng” lo sinh tồn và hưởng thụ thì “tham-sân-si” sẽ phát triển, khiến ta tạo nhiều tội lỗi, vì sẵn sàng trù dập, hảm hại người, để mình được sống, được an toàn, được mặc sức hưởng thụ dục lạc, hoặc thăng tiến trên con đường danh lợi, mặc cho ai có đau khổ, thiệt thòi, sống chết lất lây, nhiều người không đồng thuận, cũng không cần hay biết (no care).

Tạm hiểu ‘cái tôi’ là ‘tiểu ngã’, ‘vạn hữu vũ trụ, pháp giới chúng sanh’ là ‘đại ngã’ là ‘chân ngã’, cho nên ‘ta’ chỉ là một phần nhỏ xíu của vũ trụ mà thôi! Nếu ‘ta’ biết hài hòa, biết tu tập, thể nhập lại với vũ trụ, phục vụ cho chúng sinh được nhiều lợi ích, an vui, như chư Phật và các bậc Thánh Hiền, thì sẽ được trường tồn phát triển hoặc tiếng thơm lưu danh muôn đời, bằng ngược lại đem “cái tôi” ấy bắt mọi người phải phục dịch, phải răm rắp tuân theo, phải làm nô lệ suốt đời, mặc sức “độc đoán” bóc lột, hưởng thụ trên sự khổ đau, khó chịu của người khác, tạo những điều “mất đức” không có được tâm từ bi hỷ xả, “vùi dập” không muốn ai hơn mình, sẽ bị đoa lạc vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, hiện tại phải nhiều khổ sở, bị cô đơn dằn vặt, mà như trong sách Thánh nhân cũng đã dạy: “Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong” là vậy!

Khi thành bậc Đại Giác Ngộ rồi, nhưng Đức Phật vẫn còn lo sợ “cái tôi” phát triển, nên suốt 49 năm thuyết pháp độ sanh, Ngài hằng ngày vẫn phải dẫn đệ tử, toàn là bậc Thánh, đi “ăn xin” khắp các nẽo đường Ấn Độ, cũng không ngoài mục đích là tiêu diệt “cái tôi” và “hóa duyên”.     Do vậy mỗi chúng ta là một chúng sanh bình thường, hãy noi theo Phật, không cho “cái tôi” phát triển, thường lấy câu: “phản quan tự kỷ bốn phận sự, bất tùng tha đắc” để làm kim chì nam cho việc tu hành và cùng nhắc nhau luôn nhớ “vô ngã là niết bàn, hữu ngã là địa ngục”.

Trong cuộc sống, nếu bậc làm cha làm mẹ không sáng suốt, thương con một cách mù quáng, “chỉ biết nuông chìu” theo sự “đua đòi vô lối” của con, sẽ khiến cho con mình “lớn bản ngã” sau nầy là một nỗi lo cho gia đình và là mối nguy cho xã hội. Trong nhà trường, một tập thể hay trong cơ quan, khi “cái tôi” được cổ súy và coi trọng, thì mọi rắc rối mất đoàn kết, xâu xé sẽ xảy ra. Khi làm trưởng một cơ quan, đoàn thể hay lãnh đạo quốc gia, mà “cái tôi” phát triển thì sẽ xảy ra cảnh trù dập, triệt hạ, bất bình đẳng, tạo oan trái, hận thù, khủng bố và chiến tranh, với biết bao nhiêu sự đau thương thống khổ.

Trong tu hành, nếu người tu không biết “quán chiếu nội tâm”, “triệt tiêu bản ngã” và “chuyển hóa nghiệp lực” của mình, thì với truyền thống “kính Phật trọng Tăng” của Á châu, qua việc cung dưỡng, kính trọng của tín đồ, sẽ dễ làm người tu “lớn bản ngã”, tưởng mình là “thánh”, là “tài, giỏi”, ai cũng phải cung kính, để quên đi “tam đề, ngũ quán” và hạnh nguyện: “khất sĩ, bố ác, phá ma”! Làm chùa ra, phải có tâm nguyện rộng lớn “tiếp Tăng độ chúng” như trong kinh đã dạy: “Tâm bao thái hư, lượng châu sa giới” chứ không thể theo một thiểu số, để thỏa mãn “bản ngã” , “lập kỷ lục” với tâm “thị phi, phân biệt, so đo, tính toán, chọn lựa”, trong sự “tự tư tự lợi”, biến “của thập phương thường trụ” thành “của riêng mình” để tự ý định đoạt mọi việc, không còn “sống lục hòa” và “hành hạnh lắng nghe” nữa, thì chỉ là “biến tướng”, đọa lạc mà thôi! Đấy là sự nguy hiễm của “bản ngã” khi được o bế, khai thác và cũng đang là “vấn nạn” cho Phật Giáo!

Chúng ta phải thấy mình nhỏ thôi, việc tu còn kém cỏi, để vẫn cần cố gắng, cần phát huy hết khả năng của mình cho công việc, cho tu học, cống hiến và trả nợ đời, cũng như cho sự phát triển của nhân loại, đó là ta đang sống có ý nghĩa, tạo phước đức cho đời. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần quên đi phần “tôi” trong con người mình, từ đó mới có thể hòa nhập với cộng đồng, với thiên nhiên. Sống với tinh thần vô ngã, với sự khiêm cung, để không còn thấy mình là quan trọng, để bao dung hơn và thanh thản hơn, như theo Đức Đạt Lai Lạt Ma đã dạy: “ Càng tu cao chừng nào, càng thấy mình không là gì cả, đấy mới chính thực là tu”. Không là gì cả nhưng sẽ là tất cả, vì có “chơn không” mới có “diệu hữu”.  

Hôm nay để mừng ngày Phật Đản, mỗi chúng ta hãy “soi sáng lại chính mình”, để biết rõ được mình, thấy được sự cao quý, quan trọng, qua “thông điệp” đầu đời của Đức Phật, để mà lo tu tập, không làm các điều ác, siêng làm các việc thiện, giữ tâm ý trong sạch, không hướng ngoại tìm cầu, đặc biệt hành theo Mười Hạnh Phổ Hiền, cụ thể phải có “tâm từ bi rộng lớn”, luôn khiêm cung, thường lạy Phật sám hối, biết sẻ chia, chứ đừng quá “phô trương hình thức” mà “quên đi phần chất lượng” chạy theo ngũ dục, và trù dập nhau, sẽ nhiều khổ lụy. Thiết thực nhất trong “tuần lễ kính mừng Phật Đản là tuần lễ tu tập miên mật” để có được “nội lực” hầu nuôi dưỡng “khai thị” cho nhau “ngộ, nhập Phật tri kiến”, như vậy, mới có thể giúp cho Tâm mỗi chúng ta được an bình, vì trong kinh Phật đã dạy: “TẤT CẢ ĐỀU DO TÂM TẠO, TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH, TÂM TỊNH QUỐC ĐỘ TỊNH” là vậy. Đó là chúng ta đang làm cho Phật tánh trong ta được hiển lộ, giúp xã hội được an lạc, thanh bình, hạnh phúc, đó cũng chính là chúng ta đang chân thành, trân trọng KÍNH MỪNG PHẬT ĐẢN một cách THIẾT THỰC đầy Ý NGHĨA.  

Mừng Phật Đản cùng hiển bày Phật tánh
 Sống sẻ chia lợi ích khắp nhân sinh  
 Phải hy hiến quên cả bản thân mình  
Truyền chánh Pháp giúp nhau đều giác ngộ

An Lạc thất, Adelaide, Nam Úc, những ngày tịnh dưỡng.  
Quý Xuân - Bính Thân (2016)  
Thích Viên Thành  (Hạnh Trung) 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/08/2024(Xem: 6794)
Ở Hoa Kỳ, có ngày Father's Day và Mother's Day, là những ngày mà người con tỏ lòng biết ơn cha mẹ. Vào những ngày này, họ có thể mang một bình hoa đến mộ, mua một món quà, và đặc biệt là tổ chức một bữa ăn mời cha mẹ. Nhưng câu nói mà người Mỹ không quên trong ngày đó là "con thương cha, con thương mẹ" khi họ ôm cha mẹ vào lòng. Ngày Lễ Vu Lan của Phật giáo Việt Nam cũng là ngày mà con cái biểu tỏ lòng biết ơn đấng sinh thành, dù họ còn sống hay đã ra đi.
19/06/2024(Xem: 2766)
Khi nói tới chuyện trao truyền y bát, chỉ là sử dụng một kiểu ngôn ngữ ước lệ. Nơi đây, chúng ta muốn nói tới một thẩm quyền sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn. Nghĩa là, một thẩm quyền tối hậu để nương tựa. Khi dò lại kinh, chúng ta sẽ thấy câu chuyện phức tạp hơn. Vì có nơi Đức Phật nói rằng sau khi ngài nhập Niết Bàn, tứ chúng hãy chỉ dựa vào Chánh pháp. Kinh lại nói rằng tứ chúng chỉ nên dựa vào Kinh và Luật. Mặt khác, Đức Phật nói rằng có những kinh cần giải nghĩa (tức là, hãy nhìn mặt trăng, chứ đừng chấp vào ngón tay, và từ đây mở đường cho các bộ Luận và Kinh Đại Thừa). Có lúc Đức Phật chia đôi chỗ ngồi và trao y cho ngài Ca Diếp. Có kinh ghi lời Đức Phật trao pháp kế thừa cho ngài A Nan. Và có kinh ghi lời Đức Phật ủy thác quyền lãnh đạo cho Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên. Thế rồi, một hình ảnh thơ mộng từng được kể qua truyện tích Niêm Hoa Vi Tiếu, rằng Đức Phật lặng lẽ, cầm hoa lên, và ngài Ca Diếp mỉm cười. Tích này kể lời Đức Phật nói rằng ngài có một pháp môn vi diệu, không dự
14/06/2024(Xem: 1776)
Mỗi mùa xuân đến, hoa mai hoa đào đua nhau nở, pháo nổ tưng bừng chào đón những ngày mới của năm. Từ người lớn đến trẻ nhỏ, ai cũng xúng xính trong bộ quần áo mới, quây quần bên mâm bánh chưng bánh tét, chúc tết, tặng nhau phong bì lì xì may mắn (lucky money) màu đỏ, đó là lúc chúng ta rất vui vì ai cũng được thêm một tuổi và trưởng thành hơn.
10/06/2024(Xem: 2434)
Hình ảnh Lễ Phật Đản 2648 (Sunday 09/06/2024) tại Tu Viện Từ Ân, Narren Warren, Victoria, Úc Châu
05/06/2024(Xem: 859)
.. Mùa Phật Đản con về bên đức Phật Lắng nhìn tâm.. nở đẹp đóa sen lòng.. Mùa Phật đản đường trần thôi tất bật Ngắm Từ Tôn.. con bước chậm thong dong..
04/06/2024(Xem: 1075)
Thời gian: 10:00 tối thứ 6 giờ Việt Nam (7:00 sáng thứ 7 giờ Cali) bắt đầu học trong 2 tiếng, 2 tuần học một buổi. Dự kiến học trong 3 tháng (nếu có nghỉ buổi nào thì học bù buổi đó) Thời gian bắt đầu: ngày 29 tháng 06 năm 2024 (June 29th) Địa điểm: học online ( qua Google Meet hay Zoom, etc.) Học phí: miễn phí (nhưng người học tự mua giáo trình sách giấy hay sách điện tử hay sách nói, chỉ một cuốn) Giáo trình chính: sách Nguồn Gốc Phật Giáo: Bối Cảnh Hình Thành Những Giáo Lý Ban Đầu của tác giả Richard F. Gombrich giáo sư Phật học Đại học Oxford. Giảng viên: theo hình thức gần như học cùng nhau nên không có một giảng sư chính. Tuy vậy, vẫn có một nhóm nòng cốt điều phối lớp. Có thể học theo hình thức thuyết trình. Tỳ kheo Pháp Cẩn (thạc sĩ Phật học ở Graduate Theological Union, Berkeley, California, Hoa Kỳ) sẽ cùng tham gia học và chia sẻ với lớp.
04/06/2024(Xem: 4023)
Cùng toàn thể giới tử thọ trì Bát quan trai giới một ngày một đêm tại trú xứ Tăng già-lam Phước duyên, thành phố Huế, hiện diện quý mến. Một ngày một đêm quý vị ở trong Tịnh giới với niềm tin thanh tịnh, kiên cố, bất hoại đối với Tam bảo. Nhờ niềm tin này mà quý vị không để cho Giới pháp của mình bị sứt mẻ ở trong đi, ở trong đứng, ở trong nằm, ở trong ngồi, ở trong sự nói năng, giao tiếp. Quý vị có được niềm tin này là nhờ quý vị nuôi lớn sáu tính chất của Tam bảo, khiến cho ba nghiệp của quý vị được an tịnh, an tịnh về thân hành, an tịnh về ngữ hành, an tịnh về ý hành. Sáu tính chất của Tam bảo, quý vị phải thường quán chiếu sâu sắc, để thể nhập và tạo ra chất liệu cho chính mình, ngay đời này và đời sau. Sáu tính chất của Tam bảo gồm:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]