Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vui Thay Phật Ra Đời, một tác phẩm mới cúng dường ngày Phật Đản

14/05/201514:46(Xem: 6097)
Vui Thay Phật Ra Đời, một tác phẩm mới cúng dường ngày Phật Đản

phat dan sanh_2

  “VUI THAY PHẬT RA ĐỜI”
MỘT
TÁC PHẪM MỚI  CÚNG DƯỜNG MÙA PHẬT ĐẢN

 

 

                           Với bốn câu kệ  thường được vang lên trong mỗi mùa Phật Đản, những người con Phật trên khắm năm châu  ngày càng hiểu thêm giá trị và ý nghĩa tích cực  sự ra đời  của đức Bổn Sư Thích ca Mâu Ni Phật. Bốn câu kệ ấy  được chư thiên các cõi trời, người  và chúng sanh  cất lên theo suốt chiều dài lịch sử  của bánh xe pháp lăn đi  một cách am lành và vi diệu. Đó là những thanh âm  mang giá trị ngàn đời , làm nguồn càm hứng của biết bao thế hệ  văn thơ nhạc họa đó đây; những Bổ tát Diệu Âm tuyệt luân, những Càn Thát Bà điêu luyện mang cả chí nguyện vào đời ca ngợi và tán dương  sự kiện  có một không hai này ở thế gian.

 

                           Vui thay Phật ra đời

                           Vui thay giáo pháp được vang

                          Vui thay tăng già hòa hợp

                          Vui thay tứ chúng đồng tu.

 

                       Nương thừa vào những phước duyên đó, Nhạc Sĩ Giác Anh Kiệt ( Trần Đức Tâm) đã  dành hết  tâm nguyện của mình nhiều ngày tháng qua, gởi gấm vào từng nốt nhạc thanh thoát, cho ra đời tác phẫm, lấy ngay câu đầu bốn lời kệ trên đặt tên cho bài hát “Vui Thay Phật Ra Đời – Happy Vesak or Happy Buddha’s.
Nhac Si Giac Anh Kiet
Nhạc Sĩ Giác Anh Kiệt 

 

                        Người viết  hân hạnh  sđược trực tiếp nghe vị nhạc sĩ  giáo viên dạy nhạc này đàn và hát cho nghe tác phẫm bằng  một tấm chân thành  và mộc mạc. Nghe anh hát tôi  liên tưởng đến nhiểu chuyện  không hay trong thời gian qua của cánh văn nghệ Phật giáo, nếu không có những chuyện đó thì thời gian qua có biết bao nhiêu  những tác phẫm hay như thế này được đến với công chúng Phật tử thật sự bằng chính tài năng  cũng như tâm huyết của chính mình. Qua tác phẩm này, nhạc sĩ Giác Anh Kiệt  đã giúp cho chúng ta lấy lại sự thăng bằng  để  hòa nhịp  vào từng  dòng nhạc  và lời ca của chính  kinh Pháp Cú  mà mỗi người Phật tử, ngay từ tấm bé đã sớm thuộc nằm lòng.

Vui Thay Phat Ra Doi

 

                        Là một giáo viên dạy nhạc, Giác Anh Kiệt không khó khăn  thể hiện  những gì tinh túy nhất dành cho tác phẫm tôn vinh sự ra đời của Đức Phật. Do đó từng lời ca song ngữ  Việt – Anh  của tác phẩm  không làm người nghe  bối rối như  không ít  bài hát cùng thễ loại đã sớm  chết yểu do  bôc lộ  tư tưởng mua danh và sao chép  quá lộ liễu.

 

                        Không biết có phài vô tình hay không mà bài hát  “Vui Thay Phật Ra Đời” của Giác Anh Kiệt có đúng ba mươi hai  khung nhạc  và bảy dòng nhạc tròn vạnh! Đó là ba mươi hai tướng hảo cũa đức  Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật và là vị Phật thứ bày trong “Thất Cổ Phật” thị hiện  ở cõi ta Bà này. Nếu đúng như thế thì  đây là  một nét tinh túy độc đáo của của người lám âm nhạc Phật giáo cần được lưu ý.  Khi tôi hỏi  điều này với nhạc sĩ Giác Anh Kiệt thì chỉ nhận lại một nụ cười nhẹ nhàng ; nhẹ nhàng như  chính bài hát của mình mà anh muốn nó  được bay nhẹ vào tâm khàm  người nghe. Phải rồi! Cái gì nhẹ mới  bay bổng được  như nhà văn Vĩnh Hảo từng nói.


 

                         “Vui Thay Phật Ra Đời” sẽ là  một tiếng lòng thanh khiết dâng lên  đức Bổn Sư nhân mùa dản sanh Phật lịch 2559 – 2015 của một người nhạc sĩ đứng bên ngoài vòng xoáy của chức vụ và quyền lợi trong chốn trần ai. Nhưng trong anh đã có Phật.

 

 

                                                                                DƯƠNG KINH THÀNH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/05/2013(Xem: 7586)
Thật chẳng có gì mỉa mai hơn khi giới thiệu một vị thầy đã thấy rõ cái giả tướng, hư vọng của đời sống và truyền trao cho đời những giáo pháp từ đơn giản, dễ hiểu, lên đến những thâm sâu, uyên áo bằng những lời chỉ dạy có giải đáp rõ ràng, mà lại được giới thiệu, bắt đầu bằng một câu chuyện thần thoại, hoang đường, có đầu mà không có kết: Một hài nhi vừa mới ra đời đã vươn dạy, đi đứng quen thuộc, tuyên bố lời dị thường, rồi sau đó không lẽ lại rùng mình ngã trở lại vào vòng tay nâng đỡ của thường nhân? hay là gì khác (chẳng thấy kể ra)? hay chỉ tan vào hư ảo như lúc nó xuất hiện?
22/05/2013(Xem: 3599)
Đức Phật xuất hiện giữa cõi đời, không như những vị thần linh và không hề mặc khải cho ai và cũng không hề để cho ai mặc khải, mà Ngài xuất hiện giữa cõi đời với tư cách của một bậc Giác ngộ hoàn toàn, nội hàm đầy đủ hai chất liệu đại trí và đại bi, đến và đi duyên theo đại nguyện.
18/05/2013(Xem: 5980)
Trong kinh điển Pāli không có dấu hiệu nào cho thấy Đức Phật đã từng biết đọc biết viết cả(26)của H.W. Schumann, là một luận điểm võ đoán, nếu không nói là chưa phản ánh đúng sự thật lịch sử. Gần mười năm trước, lần đầu tiên tiếp cận tác phẩm Đức Phật lịch sử(1)của H.W. Schumann qua bản dịch của cô Trần Phương Lan, cảm giác đầu tiên của chúng tôi là sự kính phục về độ uyên bác của tác phẩm cũng như sự dấn thân khoa học của bản thân tác giả. Lời giới thiệu tác phẩm của HT.Thích Thiện Châu trong bản dịch tiếng Việt cũng đồng quan điểm này, khi ngài cho rằng: H.W. Schumann đã dày công nghiên cứu và xây dựng hình ảnh của Đấng Giác Ngộ như một người sống thật trong khung cảnh thật của Ấn Độ cổ đại, với những nhận xét khách quan của một học giả nghiên cứu có hệ thống rõ ràng theo phương pháp khoa học. Cái nhìn của học giả H.W. Schumann về Đức Phật có vẻ khác lạ với quan niệm về Đức Phật của Phật tử Việt Nam, nhưng đó chính là điều bổ ích làm tăng giá trị của quyển sách trong sự đóng góp vào
10/04/2013(Xem: 4662)
Chúng ta kỷ niệm đại lễ Phật Đản, tức là chúng ta làm lễ kỷ niệm ngày ra đời của Đấng Thích Ca Mâu Ni, Đức từ phụ của chúng ta. Ngày ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở trong cõi Diêm Phù Đề này có những ý nghĩa trọng đại và sâu xa như sau...
10/04/2013(Xem: 7338)
Trong các buổi lễ tụng kinh cầu an, chư Tăng cũng như những người cận sự nam - nữ không thể thiếu bài kệ "Jayamangalagàthà - Bài kệ Hạnh phúc thù thắng". Bởi vì bài kệ này tán dương, ca tụng oai lực của Ðức Phật đã cảm thắng tám trường hợp xảy ra vô cùng khó khăn. Mỗi trường hợp Ðức Phật vận dụng mỗi pháp, không những để đối trị mà còn làm cho đối phương cảm phục phát sanh đức tin xin quy y nơi Tam bảo.
08/04/2013(Xem: 7152)
Nói đến hạnh nhẫn nhục thì có lẽ không ai trên cõi đời này - nhất là giới giàu sang phú quý, thanh thế uy quyền- nhẫn nhục bằng đức Phật khi còn tại thế. Ngài nhẫn nhục chỉ vì mục đích tối thượng là tìm ra chánh đạo, giải thoát sanh tử cho mình và cho mọi người, mang lại thanh bình, an lạc cho chúng sanh. Nhẫn nhục ở đây không mang ý nghĩa ráng sức chịu đựng hay cố đấm ăn xôi nhằm đạt đến mục tiêu danh vọng của riêng mình.
08/04/2013(Xem: 10913)
Hằng năm cứ mỗi độ cuối đông, toàn thể Phật giáo đồ trên khắp năm châu bốn bể, đều long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo (vào ngày mùng tám tháng mười hai âm lịch).
08/04/2013(Xem: 4500)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh. Bởi vì người đời thường nghĩ về cuộc sống theo cách của thế gian.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567