Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

05. Vô thường (Anitya)

16/01/201202:11(Xem: 10080)
05. Vô thường (Anitya)

TÔN GIÁO VÀ DÂN TỘC
Tuệ Minh Đạo Nguyễn Đức Can

CHƯƠNG I
THƯỜNG

Vô thường (Anitya), tiếng Phạn là A-Nhi-Dat. Tất cả các Pháp thế gian, sinh diệt trôi chảy, một sát-na không ngừng nghỉ, gọi là Vô Thường. Vô Thường có hai nghĩa:

1.- Sát-Na vô thường, chỉ sự biến hoá từng sát-na có sinh, trụ, dị, diệt.
2.- Tương tục vô thường, chỉ trong một kỳ có 4 tướng sinh, trụ, dị, diệt nối tiếp nhau.

Đức Phật cũng đã chỉ rõ và định nghĩa hai chữ Vô Thường là: “Tất cả những gì trong thế gian đã là biến đổi hư hoại đều là vô thường”. Vậy vô thường nghĩa là không thường, không mãi mãi ở yên trong một trạng thái nhất định; luôn luôn thay hình đổi dạng; đi từ trạng thái hình thành đến biến đi rồi tan rã... Đạo Phật gọi những giai đoạn thay đổi của một vật là: Thành, Trụ, Hoại, Không (hay sinh, trụ, dị, diệt). Như một làn sóng khi mới nhô lên gọi là thành (hay sinh), khi nhô lên cao nhất thì gọi là trụ; khi hạ dần xuống thì gọi là hoại (hay dị), khi tan rã thì gọi là không (hay diệt). Tất cả sự vật trong vũ trụ, từ nhỏ như hạt bụi, đến lớn như núi, rừng, sông, biển... đều phải tuân theo 4 giai đoạn đó, nên gọi là Vô Thường.

Bây giờ quí vị hãy cùng tôi quán chiếu lại chính mình xem cái thân, tâm và cái hoàn cảnh chúng ta đang sống, tự soi sáng lại mình và tìm hiểu thì sẽ rõ: “Thân tôi mạnh khoẻ luôn, trẻ đẹp mãi cuộc đời giống như một bức tranh tuyệt đẹp...” Đấy là quan niệm nông nổi của một số thanh, thiếu niên nam nữ, quá yêu chuộng thân thể, họ sống một cách vô tư, cứ tưởng thân mình trẻ mãi không già. Không ngờ rằng nó già, nó chết, từng giây từng phút. Hãy đọc câu thơ sau đây của người xưa để lại:

Quân bất kiến, cao đường minh cảnh bì bạch phát!
Triều như thanh ti, mộ như tuyết?”

Tạm dịch:

Anh không thấy cha già soi gương buồn tóc bạc!
Sớm còn như tơ xanh, tối đã trắng như tuyết?”.

Vạn vật trên không gian này đều là tướng di động biến thiên, không một vật nào tạm yên và đứng nguyên một trạng thái. Sự di động biến thiên ấy gọi là vô thường. Vô Thường là một lẽ bao trùm trên vạn vật. Đã có vô thường phải có biến hoại (khổ), đã biến hoại phải bị diệt mất (không). Ba trạng thái này luôn luôn liên hệ mật thiết với nhau. Đã thừa nhận vô thường là thừa nhận KHỔ, thừa nhận khổ phải chấp nhận KHÔNG. Vạn vật cứ như thế mà diễn tiến liên miên bất tận.

Đời là vô thường! Vạn vật vô thường, chúng sanh vô thường, con người thân xác cũng vô thường,. Chúng ta mỗi người đều là vô thường, nếu chỉ gặp một tích tắc nghịch cảnh nào đó thì hồn lìa khỏi xác. Thế mà hầu hết mọi người đều sống trong trạng thái đua chen về danh vọng, sắc dục, tiền tài, chẳng qua vì mỗi con người sinh ra sống chung trong một xã hội vô cùng phức tạp và hỗn loạn, ganh đua cũng chỉ vì cái tâm Tham, Sân, Si, Mạn nghi, Ác kiến.

Nếu kể chi ly có đến 84.000 thứ trần lao phiền não. Các thứ đó gọi chung là Tập Đế. Do si mê không biết chân tâm như thật nên khởi tham ái thân tâm. Bởi tham ái thân tâm nên tham cầu mọi sự khoái lạc, gặp sự chống đối liền khởi tức giận. Do ái ngã nên khinh khi lấn lướt người. Bởi si mê nên nghi ngờ lẽ thực mà khởi kiến chấp tà ác. Tụ hợp những nguyên nhân mê lầm tạm bợ làm ngã, quả thực là nhân của khổ. Nên gọi là Tập Đế hay Khổ Tập.

Muốn cho quả khổ tan hoại, ta chỉ cần đập thẳng nơi tập nhơn. Tập nhơn đã tiêu diệt gọi là Diệt đế hay Khổ diệt. Bởi Tập nhơn là nguồn si mê, biến hoại, nên khi diệt sạch chúng thì, trí tuệ phát sinh, nhân sinh diệt cũng phải chấm dứt. Thế là chứng tứ quả Thanh Văn được tịch diệt Niết Bàn.

Vô thường là một định luật chi phối tất cả sự vật, từ thân tâm cho đến mọi hoàn cảnh. Hiểu lý vô thường chúng ta đã có một phương thuốc thần diệu để trừ bệnh tham ái, mê mờ. Chúng ta đã đau khổ vì mầu sắc tốt xấu, vì tiếng khen chê, vị mùi vị ngọt bùi, cay đắng, vì vật thích thân vừa ý. Nay chúng ta uống thuốc “giáo lý vô thường”, để trừ bệnh tham ái và tiến tới sự an tịnh của tâm hồn.

Biết được vô thường, con người dễ giữ được bình tĩnh đổi thay bất ngờ. và có thể lạnh lùng trước cảnh ân ái chia ly. Biết vô thường, con người dám hy sinh tài sản, sanh mạng để làm việc nghĩa. Biết vô thường con người mới chán ngán với những thú vui tạm bợ, giả trá và sáng suốt đi tìm những cái vui chân thật, cái tánh chân thường vẫn có, nhưng nó nằm bên trong những giả dối tạm bợ, vô thường của cõi đời này, nên chúng ta không thể thấy được. Khi chúng ta đã cương quyết gạt bỏ cái vỏ giả tạo ấy. Thì tất nhiên cái giá trị chân thật, cái hạnh phúc chân chính, cái Phật tánh sáng suốt, chắc thật muôn đời sẽ hiện ra.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/08/2024(Xem: 6792)
Ở Hoa Kỳ, có ngày Father's Day và Mother's Day, là những ngày mà người con tỏ lòng biết ơn cha mẹ. Vào những ngày này, họ có thể mang một bình hoa đến mộ, mua một món quà, và đặc biệt là tổ chức một bữa ăn mời cha mẹ. Nhưng câu nói mà người Mỹ không quên trong ngày đó là "con thương cha, con thương mẹ" khi họ ôm cha mẹ vào lòng. Ngày Lễ Vu Lan của Phật giáo Việt Nam cũng là ngày mà con cái biểu tỏ lòng biết ơn đấng sinh thành, dù họ còn sống hay đã ra đi.
19/06/2024(Xem: 2765)
Khi nói tới chuyện trao truyền y bát, chỉ là sử dụng một kiểu ngôn ngữ ước lệ. Nơi đây, chúng ta muốn nói tới một thẩm quyền sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn. Nghĩa là, một thẩm quyền tối hậu để nương tựa. Khi dò lại kinh, chúng ta sẽ thấy câu chuyện phức tạp hơn. Vì có nơi Đức Phật nói rằng sau khi ngài nhập Niết Bàn, tứ chúng hãy chỉ dựa vào Chánh pháp. Kinh lại nói rằng tứ chúng chỉ nên dựa vào Kinh và Luật. Mặt khác, Đức Phật nói rằng có những kinh cần giải nghĩa (tức là, hãy nhìn mặt trăng, chứ đừng chấp vào ngón tay, và từ đây mở đường cho các bộ Luận và Kinh Đại Thừa). Có lúc Đức Phật chia đôi chỗ ngồi và trao y cho ngài Ca Diếp. Có kinh ghi lời Đức Phật trao pháp kế thừa cho ngài A Nan. Và có kinh ghi lời Đức Phật ủy thác quyền lãnh đạo cho Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên. Thế rồi, một hình ảnh thơ mộng từng được kể qua truyện tích Niêm Hoa Vi Tiếu, rằng Đức Phật lặng lẽ, cầm hoa lên, và ngài Ca Diếp mỉm cười. Tích này kể lời Đức Phật nói rằng ngài có một pháp môn vi diệu, không dự
14/06/2024(Xem: 1775)
Mỗi mùa xuân đến, hoa mai hoa đào đua nhau nở, pháo nổ tưng bừng chào đón những ngày mới của năm. Từ người lớn đến trẻ nhỏ, ai cũng xúng xính trong bộ quần áo mới, quây quần bên mâm bánh chưng bánh tét, chúc tết, tặng nhau phong bì lì xì may mắn (lucky money) màu đỏ, đó là lúc chúng ta rất vui vì ai cũng được thêm một tuổi và trưởng thành hơn.
10/06/2024(Xem: 2433)
Hình ảnh Lễ Phật Đản 2648 (Sunday 09/06/2024) tại Tu Viện Từ Ân, Narren Warren, Victoria, Úc Châu
05/06/2024(Xem: 859)
.. Mùa Phật Đản con về bên đức Phật Lắng nhìn tâm.. nở đẹp đóa sen lòng.. Mùa Phật đản đường trần thôi tất bật Ngắm Từ Tôn.. con bước chậm thong dong..
04/06/2024(Xem: 1075)
Thời gian: 10:00 tối thứ 6 giờ Việt Nam (7:00 sáng thứ 7 giờ Cali) bắt đầu học trong 2 tiếng, 2 tuần học một buổi. Dự kiến học trong 3 tháng (nếu có nghỉ buổi nào thì học bù buổi đó) Thời gian bắt đầu: ngày 29 tháng 06 năm 2024 (June 29th) Địa điểm: học online ( qua Google Meet hay Zoom, etc.) Học phí: miễn phí (nhưng người học tự mua giáo trình sách giấy hay sách điện tử hay sách nói, chỉ một cuốn) Giáo trình chính: sách Nguồn Gốc Phật Giáo: Bối Cảnh Hình Thành Những Giáo Lý Ban Đầu của tác giả Richard F. Gombrich giáo sư Phật học Đại học Oxford. Giảng viên: theo hình thức gần như học cùng nhau nên không có một giảng sư chính. Tuy vậy, vẫn có một nhóm nòng cốt điều phối lớp. Có thể học theo hình thức thuyết trình. Tỳ kheo Pháp Cẩn (thạc sĩ Phật học ở Graduate Theological Union, Berkeley, California, Hoa Kỳ) sẽ cùng tham gia học và chia sẻ với lớp.
04/06/2024(Xem: 4022)
Cùng toàn thể giới tử thọ trì Bát quan trai giới một ngày một đêm tại trú xứ Tăng già-lam Phước duyên, thành phố Huế, hiện diện quý mến. Một ngày một đêm quý vị ở trong Tịnh giới với niềm tin thanh tịnh, kiên cố, bất hoại đối với Tam bảo. Nhờ niềm tin này mà quý vị không để cho Giới pháp của mình bị sứt mẻ ở trong đi, ở trong đứng, ở trong nằm, ở trong ngồi, ở trong sự nói năng, giao tiếp. Quý vị có được niềm tin này là nhờ quý vị nuôi lớn sáu tính chất của Tam bảo, khiến cho ba nghiệp của quý vị được an tịnh, an tịnh về thân hành, an tịnh về ngữ hành, an tịnh về ý hành. Sáu tính chất của Tam bảo, quý vị phải thường quán chiếu sâu sắc, để thể nhập và tạo ra chất liệu cho chính mình, ngay đời này và đời sau. Sáu tính chất của Tam bảo gồm:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]