Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngày 16/11/23: Tham quan Chùa Thanh Thủy, Tri Ân Viện (知恩院) Tổ Đình Tịnh Độ Tông; Đông Bổn Nguyện Tự (Higashi Honganji 東本願寺), Tổ Đình Tịnh Độ Chân Tông

16/11/202309:31(Xem: 1858)
Ngày 16/11/23: Tham quan Chùa Thanh Thủy, Tri Ân Viện (知恩院) Tổ Đình Tịnh Độ Tông; Đông Bổn Nguyện Tự (Higashi Honganji 東本願寺), Tổ Đình Tịnh Độ Chân Tông

Chương trình tham quan ngày 16/11/2023
7h00 Ăn sáng: Khách sạn
8h30 Lên xe bus
9h00 Tham quan Chùa Thanh Thuỷ, mua sắm đồ lưu niệm, pháp khí
11h30 Tập trung ra xe
12h00 Tham bái Chion-in 知恩院 Tri Ân Viện - Tổ Đình Tịnh Độ Tông
13h20 Ăn trưa:
お昼店 レストラン京都【心蘭】
住所 京都市東山区祇園町北側281-1-1 ギオンファーストビル2F-201A
14h00 Về khách sạn nghỉ ngơi
16h00 Tập trung xuống sảnh di chuyển
16h15 Tham bái Higashi Honganji 東本願寺 Tây Bổn Nguyện Tự - Tổ Đình Tịnh Độ Chân Tông
17h30 Dùng cơm tối
18h30 Tham quan ga Kyoto
19h30 Về lại khách sạn nghỉ ngơi

******

Đôi nét về Chùa Thanh Thủy:

Kiyomizu-dera (清水寺 (Thanh Thủy tự)?), tên chính thức là Otowa-san Kiyomizu-dera (音羽山清水寺 (Âm Vũ Sơn Thanh Thủy tự)?) là một ngôi chùa độc lập ở phía đông Kyōto, Nhật Bản. Ngôi chùa này là một phần của Di sản văn hóa cố đô Kyōto theo UNESCO[1]. Không nên nhầm lẫn ngôi chùa này với Kiyomizu-dera tại Yasugi, Shimane, là một trong 33 ngôi chùa thuộc Chặng hành hương Quan Âm qua 33 chùa vùng Chūgoku dọc phía Tây (chính xác là vùng Chūgoku) của Nhật Bản.

Lịch sử:

Kiyomizu-dera được thành lập vào cuối thời kỳ Nara.[2] Ngôi chùa được được một nhà sư là Enchin (延鎮 (Diên Trấn)?) trụ trì thành lập và xây dựng năm 778, tuy nhiên, chùa nhiều lần bị cháy, và những kiến trúc hiện nay của chùa được xây từ năm 1633, theo lệnh của Tokugawa Iemitsu.[3] Không có chiếc đinh nào được sử dụng trong toàn bộ cấu trúc của chùa. Kiyomizu-dera được lấy tên dựa theo thác nước đơn lẻ chảy ra khỏi ngọn núi gần đó, trong đó, Kiyomizu mang nghĩa thanh thủy - dòng nước trong lành, hoặc dòng nước tinh khiết.

Ban đầu, ngôi chùa được liên kết với môn phái Hossō - tên gọi tiếng Nhật của một nhánh Duy Thức tông ở vùng Đông Á - bắt đầu từ thời kỳ Nara.[6] Tuy nhiên, mối liên kết này bị huỷ bỏ vào năm 1965, và những trụ trì hiện tại của chùa tự nhận mình là môn đồ của phái "Kitahossō" (北法相宗 - Bắc Pháp Tướng tông).

Hiện tại:

Sảnh chính có mái hiên lớn, được đỡ bởi những cây cột cao, nhô ra trên sườn đồi, tạo một cảnh quan ấn tượng cho thành phố. Các mái hiên lớn và hội trường chính đã được xây dựng tại nhiều công trình nổi tiếng trong suốt thời kỳ Edo để chứa được số lượng lớn những khách hành hương.

Thành ngữ phổ biến "nhảy khỏi đài Kiyomizu" trong tiếng Nhật là một câu nói tương đương với thành ngữ tiếng Anh "to take the plunge" - quyết tâm hành động, làm một điều gì đó đắn đo từ lâu.[5] Điều này đề cập đến một truyền thống trong thời kỳ Edo mà theo đó, nếu một người còn sống sau khi nhảy từ độ cao 13m từ đài chính xuống đất, điều ước của người đó sẽ trở thành hiện thực. 234 cú nhảy được ghi nhận thực hiện trong thời Edo, và trong số đó 85.4% còn sống sót.[5] Hành động này sau đó đã bị nghiêm cấm.

Bên dưới hội trường chính là thác nước Otowa (Otowa no taki), nơi ba dòng suối nhỏ chảy vào một cái ao. Du khách có thể chạm tay vào và uống nước ở ao, điều được cho là sẽ giúp thực hiện điều ước, ngoài ra còn sẽ trường thọ, khỏe mạnh và thành công trong học tập

Tuy nổi tiếng là một ngôi chùa Phật giáo, nhưng trong quần thể kiến trúc ở đây không chỉ có chùa, mà còn có cả đền thờ của Thần đạo. Đền thờ được nhiều khách tham quan tham bái nhất là đền Jishu (Jishu jinja) thờ Ōkuninushi - thần của tình yêu và đôi lứa.[4] Đền Jishu sở hữu một cặp "đá tình yêu" được đặt cách nhau 18m, mà du khách cô đơn có thể cố gắng đi bộ giữa hai tảng đá khi nhắm mắt. Thành công trong việc chạm được vào tảng đá bên kia với đôi mắt nhắm lại ngụ ý rằng những người hành hương sẽ tìm thấy được tình yêu, hay có được tình yêu đích thực.[10] Một người khác có thể hỗ trợ khi người đó đang đi, nhưng hành động đó mang ý nghĩa rằng một người song hành sẽ là cần thiết. Quan hệ tình cảm của người hỗ trợ đó cũng có thể hỗ trợ hai người này.

Kiyomizu-dera cũng cung cấp những lá bùa khác nhau, hương, và o-mikuji (thẻ vận mệnh, thẻ cầu may). Ngôi chùa này đặc biệt nổi tiếng trong các lễ hội (đặc biệt là vào năm mới và trong suốt lễ hội obon trong mùa hè) khi có thêm các gian hàng được mở, bán thực phẩm truyền thống trong mùa lễ, cũng như đồ lưu niệm cho đám đông các du khách.

Năm 2007, Kiyomizu-dera là một trong 21 ứng cử viên cuối cùng của Bảy kỳ quan thế giới mới.[12] Tuy nhiện, nó không được chọn là một trong bảy địa điểm chiến thắng.


Source: vi.wikipedia.org


day 13_chua thanh thuy (1)day 13_chua thanh thuy (2)day 13_chua thanh thuy (3)day 13_chua thanh thuy (4)day 13_chua thanh thuy (5)day 13_chua thanh thuy (6)day 13_chua thanh thuy (7)day 13_chua thanh thuy (8)day 13_chua thanh thuy (9)day 13_chua thanh thuy (10)day 13_chua thanh thuy (11)day 13_chua thanh thuy (12)day 13_chua thanh thuy (13)day 13_chua thanh thuy (14)day 13_chua thanh thuy (15)day 13_chua thanh thuy (16)day 13_chua thanh thuy (17)day 13_chua thanh thuy (18)day 13_chua thanh thuy (19)day 13_chua thanh thuy (20)day 13_chua thanh thuy (21)day 13_chua thanh thuy (22)day 13_chua thanh thuy (23)day 13_chua thanh thuy (24)day 13_chua thanh thuy (25)day 13_chua thanh thuy (26)day 13_chua thanh thuy (27)day 13_chua thanh thuy (28)day 13_chua thanh thuy (29)day 13_chua thanh thuy (30)day 13_chua thanh thuy (31)day 13_chua thanh thuy (32)day 13_chua thanh thuy (33)day 13_chua thanh thuy (34)day 13_chua thanh thuy (35)day 13_chua thanh thuy (36)day 13_chua thanh thuy (37)day 13_chua thanh thuy (38)day 13_chua thanh thuy (39)day 13_chua thanh thuy (40)day 13_chua thanh thuy (41)day 13_chua thanh thuy (42)day 13_chua thanh thuy (43)day 13_chua thanh thuy (44)day 13_chua thanh thuy (45)


Tri Ân Viện :

(知恩院, Chion-in): ngôi chùa Tổng Bản Sơn của Tịnh Độ Tông, hiện tọa lạc tại Higashiyama-ku (東山區), Kyoto (京都市), gọi cho đủ là Hoa Đảnh Sơn Tri Ân Giáo Viện Đại Cốc Tự (華頂山知恩敎院大谷寺). Pháp Nhiên Thượng Nhân (法然上人, Hōnen Shōnin) được xem như là người khai sơn ngôi viện này, và vị pháp đệ của ông Thế Quán Phòng Nguyên Trí (勢觀房源智) là người sáng kiến. Vào năm 1175, qua bộ Quán Kinh Sớ (觀經疏) của Thiện Đạo Đại Sư (善導大師), Pháp Nhiên Thượng Nhân ngộ được rằng việc xưng danh hiệu Di Đà là con đường thích hợp với bản nguyện của Như Lai, nên ông khai sáng ra Tịnh Độ Tông. Sau đó, ông dựng một ngôi thảo am ở vùng Cát Thủy (吉水, Yoshimizu), cho dù có bị áp bức thế nào đi nữa ông vẫn truyền bá pháp môn Niệm Phật, và đến năm 1211, lúc 80 tuổi, ông thị tịch ở Thiền phòng (nay là thuộc nơi gần bên Thế Chí Đường) nơi vùng Đại Cốc (大谷, Ōtani) thuộc Đông Sơn (東山, Higashiyama). Chúng môn đệ của ông mới an táng di cốt của ông nơi một góc phòng ở, rồi lập nên Miếu Đường để thờ phụng. Sau đó, phòng xá này bị chúng đồ của Sơn Môn phá hại, nên hài cốt của Thượng Nhân được dời về vùng Tha Nga (嵯峨, Saga), rồi làm lễ Trà Tỳ ở vùng Lật Sanh Dã (栗生野, nay ở cạnh bên Quang Minh Tự [光明寺]), và đem an táng ở vùng Tiểu Thương Sơn (小倉山). Về sau, vào năm 1234, Thế Quán Phòng Nguyên Trí lo sợ di tích ở vùng Đại Cốc bị phế diệt, nên mới thỉnh cầu Tứ Điền Thiên Hoàng (四條天皇, Shijō Tennō), và xây dựng lại Điện Phật, Ảnh Đường, Tổng Môn, v.v, lấy tên là Đại Cốc Tự (大谷寺). Nguồn gốc của chùa này là như vậy. Sau đó các đường vũ dần dần được xây dựng thêm, chùa trở rất hưng thạnh với tư cách là bản cứ của Tịnh Độ Tông, song đến năm 1434 chùa lại bị cháy rụi tan tành do hỏa tai. Đến thời vị Tổ đời thứ 20 của chùa là Không Thiền (空禪, Kūzen), ông mới thỉnh cầu sự ủng hộ của Tướng Quân Túc Lợi Nghĩa Giáo (足利義敎, Ashikaga Yoshinori), rồi mãi mấy năm sau thì mới tái kiến được các ngôi đường vũ và làm cho cảnh quan cũ trở lại như xưa. Vào năm 1467, nhân vụ loạn Ứng Nhân (應仁), chùa lại bị thiêu cháy rụi, vị Tổ kế thế đời thứ 22 của chùa là Châu Dữ (周與) thì chạy trốn lên vùng Cận Giang (近江, Ōmi), và xây dựng lên một ngôi chùa khác. Đây chính là ngôi Tân Tri Ân Viện (新知恩院) ngày nay. Rồi đến 11 năm sau, tức vào năm 1478, ông thỉnh cầu Túc Lợi Nghĩa Chính (足利義政), xây dựng lại A Di Đà Đường và Ngự Ảnh Đường ở vùng đất cũ. Nhưng sau đó thì chùa cũng mấy lần bị hỏa hoạn cháy tan tành, mãi đến năm 1524 chùa mới được Hậu Bá Nguyên Thiên Hoàng (後柏原天皇, Gokashiwabara Tennō) cho phép gọi tên là Tổng Bản Sơn của Tịnh Độ Tông. Rồi Hậu Nại Lương Thiên Hoàng (後奈良天皇, Gonara Tennō) còn gởi sắc phong ban tên chùa là Tri Ân Giáo Viện Đại Cốc Tự (知恩敎院大谷寺). Tướng Quân Đức Xuyên Gia Khang (德川家康, Tokugawa Ieyasu) thì quy y với vị đệ tử kế thế đời thứ 29 của chùa là Tôn Chiếu (尊照, Sonshō), cho nên Đại Ngự Ảnh Đường rồi các ngôi đường vũ khác đươc xây dựng lên, đăc biệt Cung Môn Tích (宮門跡) là nơi xuống tóc xuất gia của vị Hoàng Tử thứ 8 của Dương Thánh Thiên Hoàng (陽成天皇, Yōzei Tennō) là Lương Vụ Thân Vương (良輔親王). Tuy nhiên, ngôi già lam do Gia Khang tạo dựng cũng biến thành tro bụi vào năm 1633, rồi sau đó thì vị Tướng Quân đời thứ 3 của dòng họ Đức Xuyên là Gia Quang (家光, Iemitsu) mới phục hưng lại cảnh quang như xưa. Sau thời Gia Quang, đời đời con cháu dòng họ Đức Xuyên cũng luôn thâm tín quy ngưỡng với chùa này, và đã cúng dường ngoại hộ rất nhiều vô số kể. Đến thời Minh Trị, chùa được công nhiên gọi tên là chùa Môn Tích. Thêm vào đó, vào năm 1887, chức Quản Trưởng của Tịnh Độ Tông cũng được chế định ra để thống suất toàn giáo đồ Sơn Môn. Hiện tại, chánh điện chùa (tức Ngự Ảnh Đường), kiến trúc được Đức Xuyên Gia Quang tái kiến vào năm 1633, là kiến trúc đồ sộ được xếp nhất nhì ở vùng Kyoto. Ngoài ra Tam Môn, Đường Môn, Kinh Tàng, Thế Chí Đường, Đại Phương Trượng, Tiểu Phương Trượng, v.v, là những quần thể được kiến trúc được xếp vào di sản văn hóa quốc gia. Hiện chùa vẫn còn lưu lại nhiều bảo vật quý giá như 48 quyển tranh vẽ về Pháp Nhiên Thượng Nhân, tranh vẽ 25 vị Bồ Tát Lai Nghênh, v.v


Source: vi.wikipedia.org



day 13_tri an vien (1)day 13_tri an vien (2)day 13_tri an vien (3)day 13_tri an vien (4)day 13_tri an vien (5)day 13_tri an vien (6)day 13_tri an vien (7)day 13_tri an vien (8)day 13_tri an vien (9)day 13_tri an vien (10)day 13_tri an vien (11)day 13_tri an vien (12)day 13_tri an vien (13)day 13_tri an vien (14)day 13_tri an vien (15)day 13_tri an vien (16)day 13_tri an vien (17)day 13_tri an vien (18)day 13_tri an vien (19)day 13_tri an vien (20)day 13_tri an vien (21)day 13_tri an vien (22)day 13_tri an vien (23)day 13_tri an vien (24)day 13_tri an vien (25)day 13_tri an vien (26)day 13_tri an vien (27)day 13_tri an vien (28)day 13_tri an vien (29)day 13_tri an vien (30)day 13_tri an vien (31)day 13_tri an vien (32)day 13_tri an vien (33)day 13_tri an vien (34)day 13_tri an vien (35)day 13_tri an vien (36)day 13_tri an vien (39)day 13_tri an vien (40)day 13_tri an vien (41)day 13_tri an vien (42)day 13_tri an vien (43)day 13_tri an vien (44)day 13_tri an vien (45)day 13_tri an vien (46)day 13_tri an vien (47)day 13_tri an vien (48)day 13_tri an vien (49)day 13_tri an vien (50)day 13_tri an vien (51)day 13_tri an vien (52)day 13_tri an vien (53)day 13_tri an vien (54)day 13_tri an vien (55)day 13_tri an vien (56)day 13_tri an vien (57)day 13_tri an vien (58)day 13_tri an vien (59)day 13_tri an vien (60)day 13_tri an vien (61)day 13_tri an vien (62)day 13_tri an vien (63)day 13_tri an vien (64)day 13_tri an vien (65)day 13_tri an vien (66)day 13_tri an vien (67)day 13_tri an vien (68)day 13_tri an vien (69)day 13_tri an vien (70)day 13_tri an vien (71)day 13_tri an vien (72)day 13_tri an vien (73)day 13_tri an vien (74)day 13_tri an vien (75)day 13_tri an vien (76)day 13_tri an vien (77)day 13_tri an vien (78)day 13_tri an vien (79)day 13_tri an vien (80)day 13_tri an vien (81)day 13_tri an vien (82)day 13_tri an vien (83)day 13_tri an vien (84)day 13_tri an vien (85)day 13_tri an vien (86)day 13_tri an vien (87)day 13_tri an vien (88)day 13_tri an vien (89)day 13_tri an vien (90)day 13_tri an vien (91)


*****


Tịnh độ Chân tông của Nhật Bản

húng ta biết pháp môn niệm Phật phát xuất từ kinh Di Đà, kinh Vô lượng thọ và kinh Quán vô lượng thọ. Ba bộ kinh này được Bồ-tát Thế Thân gọi là Tịnh độ Tam kinh. Trong Tịnh độ luận, ngài Thế Thân đã chứng minh cho thấy thế giới Cực lạc của Đức Phật A Di Đà là có thật và có người đã vãng sanh về Cực lạc. Đương nhiên, Bồ-tát Thế Thân đã từng qua lại thế giới Cực lạc của Đức Phật A Di Đà và thế giới Ta-bà của Đức Phật Thích Ca.

Pháp môn Tịnh độ được phát triển mạnh ở Trung Quốc. Hai vị Tổ là ngài Huệ Viễn và Thiện Đạo khi thành lập Tịnh Độ tông cũng y theo tinh thần của ba bộ kinh nói trên làm tông chỉ tu hành và phát triển thêm.

Từ trước đến đầu thế kỷ XX, người tu pháp môn Tịnh độ chỉ sử dụng Tịnh độ Tam kinh cho thời khóa tu và mục tiêu là niệm Phật để vãng sanh. Nhưng việc chuyên niệm Phật để vãng sanh không thích hợp với nhiều xã hội, nên không được đa số quần chúng chấp nhận.

Vì vậy, đến đầu thế kỷ XX, ngài Ấn Quang Đại sư chủ trương Tịnh độ Ngũ kinh, đó là ngoài ba bộ kinh nói trên còn có thêm hai bộ kinh là kinh Hoa nghiêm, phẩm Nhập bất tư nghì giải thoát cảnh giới Phổ Hiền hạnh nguyện và kinh Lăng nghiêm, phẩm Đại Thế Chí Bồ-tát niệm Phật viên thông tam muội, để bổ sung cho sự thiếu sót của pháp tu Tịnh độ.

Trở lại pháp môn Tịnh độ, lâu nay chúng ta chịu ảnh hưởng sai lầm lớn của một số người đi trước. Họ chủ trương xây dựng thế giới Cực lạc ở phương Tây và minh họa cuộc sống hiện tại của chúng ta là đáng chán, đáng bỏ để đưa mọi người về Tây phương Cực lạc. Như vậy, họ đã vô tình tạo nên những người chán đời, từ bỏ xã hội.

Tịnh Độ tông Nhật Bản không chấp nhận chủ trương này, nhưng họ xây dựng Tịnh độ theo mô hình Ngũ kinh, tức trong đó có kinh Hoa nghiêm. Kinh Hoa nghiêm chủ yếu chỉ có một câu trong Phổ Hiền hạnh nguyện kệ nói rằng: Nguyện tôi lúc mạng sắp lâm chung, được gặp Đức Phật A Di Đà, được vãng sanh Cực lạc, đầy đủ hạnh Phổ Hiền và sẽ biến hóa vô số vạn ức thân đi khắp mười phương giáo hóa chúng sanh. Và người này thọ mạng được lâu dài là thọ mạng ở ngay thế giới này, không phải thọ mạng ở Tây phương Cực lạc. Đó là tinh thần Tịnh độ đặc biệt theo kinh Hoa nghiêm.

Chỉ một câu của kinh Hoa nghiêm nói về Tịnh độ, người ta phăng ra toàn bộ tinh thần Tịnh độ theo Hoa nghiêm là xây dựng xã hội với những con người thông minh, sống lâu, khỏe mạnh. Tăng Ni nên biết tư tưởng tích cực của Tịnh độ như vậy đã có trong kinh.

Khi pháp môn Tịnh độ được truyền sang Nhật Bản, ngài Pháp Nhiên và Thân Loan đã thành lập Tịnh Độ tông và Tịnh độ Chân tông. Hai tông Tịnh độ này của người Nhật đưa ra thuyết đới nghiệp vãng sanh, vẫn lấy tín, hạnh, nguyện làm kim chỉ nam tu hành; nghĩa là người tu Tịnh độ phải có niềm tin vững chắc rằng có thế giới Cực lạc, có Đức Phật A Di Đà và tu theo Phật A Di Đà, được vãng sanh về thế giới này. Có niềm tin kiên cố như vậy, hành giả mới chuyên tâm niệm Phật.

Ở Nhật Bản, ngoài Tịnh Độ tông, còn có Tịnh độ Chân tông. Tu sĩ của Tịnh độ Chân tông được gọi là tân tăng, họ lãnh đạo tông phái nhưng không cạo tóc, không ăn chay trường và lập gia đình. Mới nghe qua, chúng ta nghĩ họ không phải là tu sĩ.

Tuy nhiên trên thực tế, sinh hoạt của tông phái này đã phát triển từ thế kỷ XII, kéo dài cho đến ngày nay lại phát triển mạnh hơn nữa.

Tông này cho rằng không phải ai cũng có điều kiện xuất gia, tu hành thanh tịnh, được giải thoát, lên Niết-bàn. Theo họ, mọi người đều mang sanh thân, nên phải theo quy luật chi phối của xã hội.

Khởi xướng Tịnh độ Chân tông là Thân Loan Thượng nhân. Ngài là con của một vị Tể tướng thuộc dòng họ cao quý đi tu. Với chủ trương táo bạo, trái ngược với chủ trương thời bấy giờ là nhà sư phải ăn chay và sống độc thân, nên ngài đã bị bắt và bị đày.

Ngài nói dù không chấp nhận phương cách tu hành do ngài đề xướng, nhưng đó vẫn là một thực tế tồn tại và sẽ phát triển. Quả đúng như vậy, ngày nay Tịnh độ Chân tông ở Nhật phát triển thuận lợi hơn các tông phái khác.

Người tu của tông này có niềm tin tôn giáo mãnh liệt, nhưng sống đời thường. Nhờ vậy, họ có thể làm tất cả ngành nghề và sinh hoạt được ở tất cả mọi nơi. Họ nương vào ưu thế này để truyền đạo dễ dàng. Trong khi người mang hình thức xuất gia có nhiều việc không làm được, có nhiều nơi không đến được theo luật định.

Tu sĩ Tịnh độ Chân tông của Phật giáo Nhật có sinh hoạt tương tự như đạo Tin Lành ở điểm họ đi vào cuộc đời, sống gần gũi với mọi người. Và khi sống bình thường, thân cận với người đời như vậy, thì vị này không có được những lợi thế của người mặc áo xuất gia, nên họ phải phát triển năng lực thực sự. Còn chúng ta mặc áo tu, sống khác người, nên dễ được người tin ta qua chiếc áo tu.

Vị tu sĩ của tông này phải nỗ lực phát triển ưu thế nhiều hơn, nhất là phải phát huy năng lực ngang tầm xã hội hay cao hơn, họ mới tồn tại được; còn kém hơn người đời thì chắc chắn không ai theo họ.

Khoác áo xuất gia có lợi thế là mặc dù kém người đời, chúng ta vẫn sống được. Thí dụ đơn giản như người đời có trình độ đại học, gia đình họ có người qua đời, phải rước thầy tụng kinh, thầy không có học vị cũng được. Nhưng nên biết rằng lợi thế này khó tồn tại lâu dài trong các xã hội văn minh.

Tu sĩ của Tịnh độ Chân tông phải phát triển khả năng chuyên môn để sống, không sống nhờ sự cúng dường. Ở địa phương của họ và trong ngành nghề mà họ làm việc, họ phải bằng với người khác ở lãnh vực làm việc và kiến thức, khả dĩ mới được chấp nhận là người lãnh đạo tinh thần của Phật tử.

Tuy có gia đình, nhưng kiến thức của tu sĩ Tịnh độ Chân tông cao hơn, vì tầm hiểu biết của họ không bị đóng khuôn như người xuất gia. Họ sống gần gũi người đời và đồng thời, pháp tu chủ yếu của họ là cầu nguyện, vãng sanh. Điều này cũng gần với các tôn giáo khác và cũng dễ phổ cập với đa số quần chúng. Vì mọi người sống trên cuộc đời này mà tự giác ngộ, lên Niết-bàn, thì ít có người nghĩ tự bản thân họ làm được; nên họ cần tha lực. Và bản thân họ cũng có niềm tin, thường cầu nguyện, kết quả trước mắt là họ được yên lòng.

Với chủ trương không xuất gia, nhưng siêng năng niệm hồng danh Phật và cầu vãng sanh, nên pháp tu này đơn giản, đa số thực hành được. Đó là những lý do giúp cho Tịnh độ Chân tông dễ phát triển trong xã hội đương đại của Nhật Bản.

Trong kinh điển Nguyên thủy, Đức Phật nói về thế giới Niết-bàn, nhưng chuyển sang kinh điển Đại thừa, cảnh giới Niết-bàn được triển khai thành các mô hình Tịnh độ như Tây phương Tịnh độ của Đức Phật A Di Đà, Đông phương Tịnh độ của Đức Phật Dược Sư, Tịnh độ của Duy Ma, Tịnh độ của Pháp hoa, v.v...

Trong pháp hội Vô Lượng Thọ, Đức Phật Thích Ca hiện tướng rất vui. Đức A Nan thấy vậy mới hỏi tại sao suốt thời gian dài, không thấy Phật vui, mà hôm nay lại có tướng lành này.

Phật cho biết Ngài luôn khắc khổ, vì suốt 12 năm, Ngài nghĩ đến việc giáo dưỡng đại chúng và phải thể hiện nét kiểu mẫu cho đại chúng noi theo tu hành. Hôm nay, đại chúng đã thâm nhập Phật đạo, đắc quả, nên Phật muốn chỉ những việc cao hơn; đó là nhân hạnh của các Đức Phật mười phương. Và hiện tại, Ngài đang nghĩ đến Phật A Di Đà là giáo chủ thế giới Cực lạc ở phương Tây, mới hiện nét mặt rạng rỡ như vậy.

Ý này cho thấy pháp môn Tịnh độ tiêu biểu cho tinh thần tích cực, không phải buồn rầu, chán đời như nhiều người lầm tưởng. Thế giới vui cực kỳ này là Tịnh độ, vì tâm của hành giả ở đó hoàn toàn an vui, thân hoàn toàn khỏe mạnh, hoàn cảnh hoàn toàn đầy đủ, trong sạch, xã hội hoàn toàn tốt đẹp.

Người Nhật tiếp thu tinh thần Tịnh độ như vậy, nên họ xây dựng Tịnh độ nhân gian để tăng tuổi thọ, sức khỏe tốt, hiểu biết rộng, năng lực và đạo đức cao hơn người đời.

Tóm lại, ngoài những lý do giúp cho sự phát triển Tịnh độ Chân tông mà chúng tôi nêu trên, thì sự triển khai lý tưởng Tịnh độ theo hướng xây dựng Tịnh độ nhân gian mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho mọi người và cho xã hội. Điều này chắc chắn cũng góp phần không nhỏ cho Tịnh độ Chân tông phát triển dễ dàng ngay cả ở thời đương đại tại đất nước văn minh nhất nhì thế giới.



Source: HT Trí Quảng 

https://giacngo.vn


day 13_chua dong ban nguyen (1)day 13_chua dong ban nguyen (2)day 13_chua dong ban nguyen (3)day 13_chua dong ban nguyen (4)day 13_chua dong ban nguyen (5)day 13_chua dong ban nguyen (6)day 13_chua dong ban nguyen (7)day 13_chua dong ban nguyen (8)day 13_chua dong ban nguyen (9)day 13_chua dong ban nguyen (10)day 13_chua dong ban nguyen (11)day 13_chua dong ban nguyen (12)day 13_chua dong ban nguyen (13)day 13_chua dong ban nguyen (14)day 13_chua dong ban nguyen (15)day 13_chua dong ban nguyen (16)day 13_chua dong ban nguyen (17)day 13_chua dong ban nguyen (18)day 13_chua dong ban nguyen (19)day 13_chua dong ban nguyen (20)day 13_chua dong ban nguyen (21)day 13_chua dong ban nguyen (22)day 13_chua dong ban nguyen (23)day 13_chua dong ban nguyen (24)day 13_chua dong ban nguyen (26)day 13_chua dong ban nguyen (27)day 13_chua dong ban nguyen (28)day 13_chua dong ban nguyen (29)day 13_chua dong ban nguyen (30)day 13_chua dong ban nguyen (31)day 13_chua dong ban nguyen (32)day 13_chua dong ban nguyen (33)day 13_chua dong ban nguyen (34)day 13_chua dong ban nguyen (35)day 13_chua dong ban nguyen (36)day 13_chua dong ban nguyen (37)day 13_chua dong ban nguyen (38)day 13_chua dong ban nguyen (39)day 13_chua dong ban nguyen (40)day 13_chua dong ban nguyen (41)day 13_chua dong ban nguyen (42)day 13_chua dong ban nguyen (43)day 13_chua dong ban nguyen (44)day 13_chua dong ban nguyen (45)day 13_chua dong ban nguyen (47)day 13_chua dong ban nguyen (48)day 13_chua dong ban nguyen (49)day 13_chua dong ban nguyen (50)day 13_chua dong ban nguyen (52)day 13_chua dong ban nguyen (53)day 13_chua dong ban nguyen (54)day 13_chua dong ban nguyen (55)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]