Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   


Thứ Bảy: 15/10/2022  (19/09 Nhâm Dần, Vía Bồ Tát Quán Thế Âm)


05:00: Thức chúng

05:45: Tọa Thiền, Công Phu Khuya & Bồ Tát (Duy na: HT Tâm Minh,  Duyệt chúng: HT Như Định, Bố Tát Nhơn: HT Thích Như Điển)

06:45: Lời đạo tình của chư Tôn Đức (HT Thích Thái Hòa)
08:00: Điểm tâm


09:30-11:30am: Hội thảo 2, “Sư Trưởng Như Thanh và Sự Nghiệp thành lập Ni Bộ Nam Việt đến Ni Bộ Bắc Tông”

Thuyết trình viên: NT Thích Nữ Giới Châu, NS Thích Nữ Tâm Lạc, SC Thích Nữ Giới Bảo

Chủ tọa: HT Thích Như Điển, HT Thích Nhựt Huệ, HT Thích Quảng Niệm

Thư ký:  NS Thích Nữ Viên Thông, NS Thích Nữ Nhật Liên

Kiểm soát: NS Thích Nữ Chân Kim, NS Thích Nữ Thảo Liên

12:00: Thọ trai


14:30-16:30pm: Hội thảo 3 " Đạo Pháp và Quê Hương"
Thuyết trình viên:   HT Thích Thái Hòa – HT Thích Đồng Trí

Tổng kết 3 buổi hội thảo: HT Thích Bổn Đạt
Chủ tọa: HT Thích Nguyên Trực, HT Thích Tâm Minh, HT Thích Như Định, HT Thích Tâm Phương

Thư Ký:  TT Thích Viên Trí, ĐĐ. Thích Hạnh Phẩm
Kiểm Soát: TT Thích Thông Triết, TT Thích Minh Hội, TT Thích Nhuận Ân

17:30: Dược thực
20:00: Lễ tưởng niệm Bồ Tát Quảng Đức - Mừng Khánh Tuế Chư Tôn Đức Tăng Ni  (MC : TT Vân Pháp, TT Tâm Hiền)
22:00: Chỉ tịnh

 

Ngày thứ 7- Thứ bảy 15/10/2022 ( 20 tháng chín Nhâm Dần) Tường thuật: Hội Thảo 2 - Tuần Lễ  Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư và Mừng Chu Niên 32 năm (1990-2022) Thành Lập Tu Viện Quảng Đức tại Melbourne, Úc Châu.

 

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật .

Kính bạch Chư Tôn Đức Trưởng Lão HT, TT, Đại Đức Tăng Ni nhị bộ

Kính thưa quý đạo hữu đã và không thể tham dự được.trong ngày.

 

Hôm nay chỉ còn một ngày bên nhau để rồi ngày mai sau lễ bế mạc, sẽ là lúc  chia tay mỗi người về nơi trú xứ của mình.

Chương trình đã được thông báo từ tối thứ sáu như sau:

5:00 am Thức chúng

5:45 am Hô Canh Toạ thiền do TT Thích Vân Pháp

(cũng với bài kệ Hô Canh như ngày nào nhưng khi niệm Phật có chút khác thôi)

Ngũ canh dĩ đáo pháp môn khai

Phổ nguyện đồng đăng bát nhã đài

Liểu triệt tam thừa dung nhị đế

Cao huyền huệ nhật tịnh vân mai.

Tấn tốc vô thường, sanh tử sự đại

 Ngưỡng lao đại chúng ....

các các tỉnh tâm niệm Phật.

Nam Mô A Di Đà Phật (3)

Rồi đến 6:00am Công phu khuya & Lễ Bố Tát ( Duy Na : HT Tâm Minh , Duyệt chúng HT Như Định, Bố Tát Nhơn: HT Thích Như Điển) .

 

Đặc biệt hôm nay trên Phật điện có nhiều Tăng Ni và Phật Tử hơn những ngày qua.

 Sau thời công phu khuya vừa hết phục nguyện, HT Thích Tâm Minh đã mời các đệ tử đứng dậy rồi mời tất cả cùng quỳ chấp tay “ CHÍ THÀNH ĐẢNH LỄ TAM BẢO” và truyền giới cho những ai thọ Bồ tát giới trước, sau đó đến chúng Phật tử thọ ngũ giới.

 Lễ truyền giới tuy đơn giản nhưng những câu (Từ đây cho đến suốt đời nguyện giữ - không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không dùng chất nghiện hay uống rượu)..... chưa hẳn mọi người có thể giữ được trọn vẹn nên chữ MÔ PHẬT đáp lại không nghe hùng hồn lắm trong giới chúng đệ tử, vì sao vậy ?

 Vì nếu tu bát quan trai hẳn tiếng Mô Phật sẽ lớn hơn nhiều vì chỉ có 24 giờ còn ở đây phải phát nguyện Từ đây cho đến suốt đời ….âu đó cũng là tâm trạng của con. Có lẽ đã hết giờ theo quy định nên không thấy ban đạo từ như đã ghi trong chương trình vào 6:45 am Lời đạo tình của Chư Tôn Đức ( HT Thích Thái Hoà )

 

7:30 Điểm Tâm

 

9;30-11:30 Hội Thảo 2: Sư Trưởng Như Thanh và Sự Nghiệp thành lập Ni Bộ Nam Việt đến Ni Bộ Bắc Tông .

 

TT Thích Viên Tịnh đã cung thỉnh chư vị khởi thân niệm Phật và sau đó giới thiệu thành phần trong buổi hội thảo này :

Thuyết trình viên :

Ni Trưởng Thích Nữ Giới Châu đến từ Hoa Kỳ , trụ trì chùa Quang Minh, Denver

 - Ni Sư Thích Nữ Tâm Lạc trụ trì chùa Liên Hoa , Sydney, Úc Châu

 - Sư Cô Thích Nữ Giới Bảo phó trụ trì chùa Việt Nam tại Nhật Bản

Chủ tọa : HT Thích Như Điển, HT Thích Quảng Niệm , HT Thích Nhựt Huệ

Thư ký : NS Thích Nữ Thảo Liên, NS Thích Nữ Viên Thông

Kiểm soát: NS Thích Nữ Chân Kim, NS Thích Nữ Nhật Liên

 

Đây là buổi hội thảo có lẽ thích hợp cho chúng đệ tử nữ phái nên có nhiều tín nữ đã về tham dự và Nư Trưởng Thích Nữ Giới Châu đã tuyên bố lý do thành phần thuyết trình viên đã thay đổi vào phút chót trong buổi hội thảo này

Theo Ni Trưởng Giới Châu trong lần Hiệp kỵ Lịch Đại Tổ Sư Lần thứ 11 Ni Trưởng Thích Nữ Giới Châu, Ni Sư Thích Nữ Diệu Phước và Ni Sư Thích Nữ Diệu Trạm được chỉ định có bài thuyết trình này nhưng đến ngày câu hội về đây Ni Sư Thích Nữ Diệu Phước vì bịnh nên không đi được và Ni Sư Thích Nữ Diệu Trạm thì có sự cố (ngôi Chánh điện Tổ Đình Khánh Anh bị cháy trong tháng 9/2022 vừa qua), nên ban thuyết trình viên được thay thế bằng Sư Cô Thích Nữ Giới Bảo đến từ Nhật Bản và Ni Sư Thích Nữ Tâm Lạc thuộc Giáo Hội Úc Châu .

Trước khi bắt đầu Ni Trưởng Thích Nữ Giới Châu đã đảnh lễ trước giác linh Ni Trưởng Như Thanh và rất khiêm cung cho rằng dù có tóm lược bao nhiêu cũng không nói hết được công hạnh tuyệt vời của một vị Tổ Sư Ni và xin giới thiệu bài tiểu sử và công hạnh được trích đoạn trong 3 tài liệu tất cả đều nằm trong chủ đề (60 năm hoằng pháp độ sinh. - Cuộc đời và hạnh nguyện của Ni Trưởng Như Thanh do Tác giả Thích Nữ Như Đức (2009) - Lược Sử Ni giới (2017) .

Và nhường phần giới thiệu tiểu sử Ni Trưởng và thời kỳ tu học và hoằng dương Chánh pháp sẽ do Sư Cô Thích Nữ Giới Bảo tuyên đọc.

Vì cũng khá dài nên con tạm tóm tắt vài nét chính.

1-Ni Trưởng NHƯ THANH

Xuất thân trong một gia đình kính tin Ba ngôi báu, Ni Trưởng sớm nhận chân ra được bản chất của cuộc đời, quyết chí xuất trần, khi tuổi thanh xuân vừa chớm nỡ.

Như Thanh (Đàm Thanh), húy thượng Hồng hạ Ẩn, tự Diệu Tánh, thế danh Nguyễn Thị Thao, sinh ngày 08 tháng 02 năm 1911 (Tân Hợi) tại làng Tăng Nhơn Phú, huyện Thủ Đức, là đệ tử Sư tổ Pháp Ấn chùa Phước Tường (Thủ Đức), thuộc dòng Thiền Lâm Tế Gia Phổ, đời thứ 40.

Thân phụ là tri huyện Nguyễn Minh Giác, Pháp danh Hồng Ngộ, tự Phổ Minh là nhà Nho - Y nổi tiếng đương thời cũng là nhà nghiên cứu Phật học uyên thâm. Thân mẫu là cụ bà Đỗ Thị Gần, Pháp danh Hồng Tín một hiền nội mẫu mực đảm đang, là người tôn kính Phật pháp.

Sư trưởng là người con thứ tám trong một gia đình có mười anh chị em. Người chị thứ sáu là bà Nguyễn Thị Tư, người thay mặt anh em giúp phụ thân quản thủ gia đình và tạo điều kiện cho Sư trưởng xuất gia hành đạo. Về sau, bà xuất gia thọ Sa-di-ni, Pháp danh Huệ Hạnh. Người anh thứ bảy là ông Nguyễn Minh Đạt kiến trúc sư về sau xuất gia, nay là Hòa thượng Hồng Đạo - Viện chủ chùa Quy Sơn (Vũng Tàu).

Thiếu thời, Sư trưởng học vỡ lòng bằng chữ Hán, sau học văn hóa chương trình Pháp. Tuy nhiên, sở thích không phải là Tây học nên Sư trưởng trở về gia đình học Hán văn và giáo lý đạo Phật do thân phụ truyền dạy.

II. THỜI KỲ XUẤT GIA TU HỌC

Năm 1932 ở tuổi 22, Sư trưởng xin phép phụ thân xuất gia, thiện duyên đã đến, Sư trưởng lên đường tầm sư học đạo. Năm đó, chùa Giác Hoàng (Bà Điểm) mở trường Hương an cư ba tháng, trường Hương này dành cho hai giới Tăng, Ni và đây là trường Hương của Ni đầu tiên trong miền Nam do Hòa thượng Pháp Ấn chùa Phước Tường (Thủ Đức)

 Chứng minh đạo sư. Sư trưởng đã đến đây cầu Hòa thượng chứng minh làm Thầy được Hòa thượng thâu nhận và cho thế phát xuất gia, đặt Pháp danh là Hồng Ẩn.

Giới Tăng : Hòa thượng Thái Thượng làm Chủ hương, Hòa thượng Thái Bình làm Thiền chủ.

Giới Ni: Hòa thượng Hội Phước làm Thiền chủ, Sư cụ Diệu Tịnh làm Chánh na.

Năm 1933 (lúc 23 tuổi), Sư trưởng từ giã chùa Giác Hoàng đến học Gia giáo tại chùa Viên Giác, Bến Tre cùng Sư cụ Diệu Hường tu học một thời gian. Sau đó, Sư trưởng về chùa Thiên Bửu cùng Sư cụ Diệu Tịnh mở trường Gia giáo (ba tháng), đồng thời để nâng cao kiến thức Phật học Sư trưởng đã thọ giáo với Sư tổ Khánh Thuyên. Trường Gia giáo mãn khóa, Sư trưởng cùng chư Ni đến ở chùa Thiên Phước và tiếp tục học Kinh với Sư tổ.

Năm 1935 (lúc 25 tuổi), Sư trưởng cùng quý Sư cụ Diệu Tịnh, Diệu Tấn, Diệu Thuận xây dựng chùa Ni, hiệu Từ Hóa tại làng Tân Sơn Nhì, Bà Quẹo, tỉnh Gia Định, nay là Hải Ấn Tự. Đây là chùa Ni đầu tiên do chư Ni kiến lập. Cũng trong năm đó, Sư trưởng vâng lệnh Sư tổ Pháp Ấn từ giã huynh đệ chùa Từ Hóa về lãnh chùa Hội Sơn, xã Long Bình, quận Thủ Đức, tại đây Sư trưởng đã hóa độ một số Ni chúng, giới trí thức ở địa phương rất mến phục thường đến chùa đàm đạo cùng với Sư trưởng.

Năm 1938 (lúc 28 tuổi), Sư trưởng nhờ thân phụ trông coi và tu sửa chùa Hội Sơn để Sư trưởng cùng Sư cụ Diệu Hường ra Huế tham học Phật pháp. Dịp này, Sư cụ Diệu Không mời Sư trưởng ở lại chùa Diệu Đức và thọ học với Hòa thượng Mật Hiển. Hơn một năm, Sư trưởng học được những bộ Kinh quý như Lăng Nghiêm Trực Chỉ, Bát Nhã... được Hòa thượng khen ngợi là người thông minh xuất chúng.

Năm 1939 (lúc 29 tuổi), Sư trưởng từ giã cố đô Huế một mình ra Hà Nội tìm học và nghiên cứu Luật tạng. Muốn học và nghiên cứu Luật tạng, trước tiên phải thọ Đại giới, vì thế sau khi đến Hà Nội, Sư trưởng đã mau chóng tìm Luật sư cầu giới Tỳ-kheo-ni. Nhân duyên đã đến, người được thọ Đại giới tại chùa Phúc Loại, tỉnh Hà Đông, được ban Pháp hiệu Đàm Thanh. Trong Đàn giới này, Hòa thượng Tâm An chùa Phúc Loại, tỉnh Hà Đông làm Hòa thượng Đàn đầu.

Năm 1940 (lúc 30 tuổi), Sư trưởng đến cầu học bộ Luật Tứ Phần Tỳ Kheo Ni Lược Ký với cụ Tổ trụ trì chùa Trấn Quốc miền Bắc. Học xong bộ Luật Tứ Phần, Sư trưởng đến cầu học bộ Luật Tỳ Kheo Ni Sao với cụ Tổ trụ trì chùa Bằng Sở, Hà Đông. Nhờ thông minh và thiên tư sẵn có, Sư trưởng tiếp thu lý nghĩa các bộ Luật rất nhanh. Học xong hai bộ Luật Ni căn bản, Sư trưởng bắt đầu cuộc hành trình chiêm bái các Phật tích tại miền Bắc. Khi đến núi Yên Tử trước thánh tích Trúc Lâm Tam Tổ với cảnh trí thanh tĩnh u nhàn, hương thiền phảng phất đó đây, Sư trưởng đã quyết định lưu chân tại chùa Giải Oan ba tháng. Nơi đây, Sư trưởng vừa tọa thiền để an tâm, bồi bổ khí lực bù lại sự mệt nhọc trong thời gian miệt mài học tập, vừa ôn luyện những Kinh Luật đã học cho thông suốt ý chỉ của Đức Phật.

Năm 1941 (lúc 31 tuổi), sau khi chu du tham học khắp nơi với hoài bão tự lợi lợi tha, Sư trưởng tự rèn luyện cho mình có trình độ hiểu biết về Tam tạng giáo điển hầu đủ năng lực hướng dẫn Ni chúng trên đường hóa đạo sau này. Đến đây, chí nguyện du phương tham học đã mãn, với lòng vị tha nung nấu, Sư trưởng tự thấy cần phải ra gánh vác Phật sự, dìu dắt Ni chúng.

Cuối năm đó, Sư trưởng thu xếp về Nam, trên đường về, Sư trưởng được biết Quốc sư Phước Huệ - Viện chủ chùa Thập Tháp (Bình Định) là vị cao Tăng nổi tiếng, bác thông Kinh Luận bậc nhất thời bấy giờ. Không bỏ lỡ cơ hội, Sư trưởng liền ghé lại Bình Định, đến chùa Thập Tháp cầu học bộ Kinh Lăng Già Tâm Ấn với Sư tổ Phước Huệ. Xét thấy Sư trưởng có căn khí Đại thừa, tâm cầu pháp thiết tha, Sư tổ liền hứa khả và đã dạy Kinh Lăng Già Tâm Ấn trong suốt năm tháng. Đây là bộ Kinh khó nhất trong giáo điển Đại thừa nhưng nhờ thiên tư mẫn tiệp, Sư trưởng lãnh hội thâm nghĩa rất nhanh.

Với trí thông minh và lòng hiếu học, cộng thêm nhẫn lực, Sư trưởng đã đạt được thành quả trên đường tham cầu học đạo từ Nam chí Bắc.

Sau khi xuất gia với Sư tổ Pháp Ấn, Ni Trưởng nối gót các bậc tổ đức, vân du đây đó để tầm cầu chánh pháp, tham học với các bậc cao tăng thạc đức, ở mọi miền đất nước lúc bấy giờ.

 Sau đó Công hạnh Ni Trưởng Như Thanh được Ni Trưởng Giới Châu tóm tắt:

3-CÔNG HẠNH của Ni Trưởng Như Thanh mà từ lâu đã được HT Đồng Minh cho là bậc kỳ túc.

Cuộc đời của Ni Trưởng là cuộc đời của một vị chân tu, tự mình thắp đuốc lên mà đi. Hạnh nguyện của Ni Trưởng là tự thắp sáng đuốc của mình rồi truyền đuốc và mòi đuốc cho Ni Trưởng khác.

 Ni Trưởng sống trong thế gian để mà vượt lên trên thế gian. Ni Trưởng ở trong đời để mà độ đời. Ni Trưởng mộc mạc và bình dị trong cách sống để giúp mọi Ni Trưởng nhận ra được cái siêu tuyệt của chánh pháp trong thế sự thường tình.

Không có chánh pháp và chân lý nào tồn tại ngoài thế gian cũng như không có việc làm nào của Ni Trưởng là không nhằm hướng đến sự lợi lạc cho tha nhân và cộng đồng xã hội.

Nhớ đến Ni Trưởng là nhớ đến một bậc chân tu làm chói sáng đạo giải thoát bằng cuộc sống bình dị, thanh cao; làm ích nước, lợi đời bằng hành vi chánh pháp. Ni Trưởng bình dị nhưng cao vĩ, trong đời nhưng vượt lên trên đời, để cho đời ca tụng qua lời thơ sau :

Thân Tâm nghiêm túc

Y' chí kiên cường

Phước Huệ Song tu

Tâm Linh Hiển phát

Bồ Đề quả mãn

Phật Đạo Viên thành

 

4- THÀNH LẬP NI BỘ

Chiếu viết trên Đông Pháp Thời Báo, số 533, ngày 14/1/1927 ,  nhiều hội Phật học từ Nam ra Bắc hưởng ứng bằng cách xuất bản những tạp chí Phật học nhằm phổ biến Phật pháp một cách trung thực.

Thời kỳ này, tiếng nói của những bậc Ni tài cấp tiến thường xuyên xuất hiện, tha thiết kêu gọi sự chấn hưng Phật giáo, đại biểu như Ni sư Huệ Tâm (miền Bắc), Ni sư Diệu Tịnh (1910 – 1942), Ni sư Diệu Tấn (1910 – 1948).

Được biết, năm 1951, Tổng hội Phật giáo Việt Nam ra đời, do Hòa thượng Thích Tịnh Khiết làm Hội chủ thống lĩnh cả Giáo hội Tăng già ba miền Bắc, Trung, Nam, chấm dứt cảnh mạnh ai nấy tu, chùa nào nấy quản.

“Qua điều 13, 14 chương II của nội quy điều lệ Giáo hội Tăng già Nam Việt, có thể mạnh dạn nói rằng lần đầu tiên tổ chức Ni bộ được chính thức hình thành và được Giáo hội công nhận bằng văn bản tổ chức hẳn hoi năm 1956. Như vậy lịch sử đã trao tận tay Ni sư Như Thanh, Niềm vinh dự to lớn, cũng là hoài bão của bao thế hệ Ni chúng Việt Nam.

“Năm 1947, dưới sự lãnh đạo và tổ chức của sư cô Diệu Tánh , Ni viện Huê Lâm (quận 11, Chợ Lớn) được khai mở, thực sự trở thành một trung tâm đào tạo Ni giới trên mọi lãnh vực: hoằng pháp, từ thiện xã hội, tạo tiền đề vững chắc cho sự ra đời Đại hội Thành lập Ni bộ Nam Việt vào năm 1956 do Ni Trưởng Như Thanh vận động Đó là nhờ sự âm thầm, kiên nhẫn, trong suốt 30 năm dài (1927 – 1956) Ni sư Như Thanh đã lặn lội đi tìm kiếm gặp gỡ những người cùng chung chí nguyện hoài bão, từ Sài Gòn xuống Mỹ Tho, Cai Lậy, Sa Đéc, Cần Thơ, Rạch Giá, Cà Mau, Châu Đốc… đi đến đâu, Ni sư cũng vận động cho một tương lai thống nhất và đoàn kết của Ni chúng.

 

Nhờ năng lực phát động này mà ngày 6/10/1956, đại hội Ni bộ Nam Việt được tổ chức tại chùa Huê Lâm và bản tuyên ngôn của Ni chúng Nam Việt được ra đời với lời lẽ tràn đầy nhiệt huyết.

Trước sự thành công rực rỡ này ban đầu trụ sở Ni bộ được đặt tại chùa Huê Lâm, sau đó quý Ngài đã được giao toàn bộ chùa Dược Sư để lãnh đạo với lời khen tăng Các Chư Ni đã nêu cao tài trí và là điểm son đáng trân trọng và ghi nhớ trong lịch sử Phật Giáo

Và nhân đó Ni trưởng Như Thanh đã cảm tác :

“Túc duyên tiền định lý u huyền,

Ni bộ thành phần thị bản nguyên.

Diệu lạc thiền cơ do tịnh lực,

Thức thời Thánh trí tự chơn truyền.

Hà lao Đông trực, Tây quy khứ,

Chỉ đáo mê xuyên giác ngạn thuyên,

Ngũ sắc, tường vân tùng nguyện hướng,

Niết-bàn thanh tịnh tự tâm thiền”.

Nghĩa:

“Duyên xưa định sẵn lẽ thâm huyền,

Ni bộ thành đoàn thẳng cội nguyên.

Vui đẹp cơ thiền do lặng ngắm,

Sáng soi trí Thánh bởi lưu truyền.

Nhọc chi Đông tới Tây về nữa,

Chỉ đến sông mê nẻo giác thuyên.

Năm sắc mây lành theo nguyện đến,

Niết-bàn thanh tịnh tại lòng thiền”.

 

Cuối năm 1956, Giáo hội Tăng già Nam Việt giao chùa Dược Sư cho Ni bộ Nam Việt quản lý. Sư trưởng và toàn thể Ban quản trị vâng lời chư Tăng đứng ra lãnh trách nhiệm quản lý chùa Dược Sư - trụ sở Ni bộ cũng được dời về đây.

Năm 1957 (lúc 47 tuổi), Sư trưởng cùng quý Ni trưởng trong Ban quản trị Ni bộ Nam Việt xét thấy cần có một trụ xứ khang trang rộng rãi để đặt trụ sở Ni bộ, thuận tiện cho việc hội họp sinh hoạt. Do đó, Sư trưởng đích thân kêu gọi quý Ni trưởng trong Ban chấp hành đứng vào Ban kiến lập để vận động tài chánh xây dựng chùa Từ Nghiêm làm Tổ đình Ni giới và trụ sở Ni bộ Nam Việt. Công trình này, do Hòa thượng Hồng Đạo thiết kế đồ án và chỉ đạo thi công, ông Tố Tân và bà Diệu Đạo phụ lực cùng chư Phật tử xa gần đóng góp tài chánh.

Năm 1962, ngôi chùa hoàn thành khang trang. Sau lễ khánh thành, Sư trưởng và quý Ni trưởng trong Ban quản trị Ni bộ đã mở Phật học viện tại chùa Từ Nghiêm để đào tạo Ni tài. Trong chương trình giảng dạy, Sư trưởng đảm nhiệm các bộ môn cần yếu thuộc Kinh Luật ngõ hầu sau này có người tài đức ra gánh vác Phật sự, cùng lúc mở lớp giảng giáo lý hàng tuần cho Phật tử và cứ ba năm mở Đại giới đàn lấy hiệu Kiều Đàm để truyền giới cho Ni chúng.

Năm 1964, Sư trưởng hướng dẫn chư Ni nhập thất tĩnh tu tại chùa Từ Nghiêm hầu củng cố thêm đạo lực và công hạnh trước khi ra phụng sự Chánh pháp

Những Ni viện lớn như Từ Nghiêm, Dược Sư trở thành Phật học viện trường kỳ, những trường Phật học cơ bản, những lớp dạy Luật, những khóa an cư kiết hạ nghiêm túc… đều không ngoài mục đích trên.

Song song với những tổ chức qui mô của Ni bộ, các chùa thuộc Ni bộ đều được chỉnh đốn lại, dẹp bỏ màu sắc thần bí đầy mê tín dị đoan, thay vào đó là những lớp dạy giáo lý để nâng cao trình độ Phật pháp cho mọi người. Mỗi chùa, tùy theo khả năng, đều có những cơ sở từ thiện như phòng thuốc Đông, Tây y, ký nhi viện, trường mẫu giáo, tiểu học, lớp huấn nghệ… tất cả đều miễn phí.

 

. ——Năm 1972, Giáo hội giao chức Vụ trưởng Ni bộ Bắc tông cho Sư trưởng. Về sau, các vị thừa kế chức vụ này đều tôn Sư trưởng làm Cố vấn tối cao. Vào năm này, chỉ Sư trưởng là người có uy tín nhất mới có thể đứng ra triệu tập Đại hội Ni bộ khoáng đại (từ vĩ tuyến 17 trở vào) tại chùa Từ Nghiêm vào hạ tuần tháng 12.

Mục đích của Đại hội:

1. Củng cố tinh thần đoàn kết trong Ni giới.

2. Kiểm điểm công tác Phật sự từ thiện đã qua.

3. Chỉnh đốn và phát triển các tổ chức Phật sự của

Ni bộ.

Đại hội lần này thành công mỹ mãn. Vào năm 1972, Ni bộ Nam Việt được đổi tên là Ni Bộ Bắc Tông, thể hiện sự phát triển vững vàng qua những thành quả lớn lao mà Ni Bộ đã thực hiện được.

Đến 1975, sau ngày đất nước thống nhất, Sư trưởng vẫn ở chùa Huê Lâm tiếp tục nghiên cứu, phiên dịch Kinh điển và xây dựng các công trình Phật giáo. Lúc này, Ni bộ không còn chính thức hoạt động nhưng Sư trưởng - với tư cách là người lãnh đạo Ni giới vẫn đầy đủ uy tín, đức độ. Một bằng chứng hiển nhiên là những nghi lễ, quy điều mà Ni bộ đã đưa ra, các chùa Ni vẫn luôn tuân thủ hành trì. Thế mới biết niềm tin yêu và sự kính trọng của Ni giới đối với Sư trưởng chẳng phải một thời.

Năm 1981, Sư trưởng đã được mời tham dự Đại hội Thống nhất Phật giáo nhưng do tứ đại bất an nên Sư trưởng ủy thác cho Ni trưởng Diệu Đức chùa Kiều Đàm ở Long Thành thay mặt.

Năm 1987, Đại hội Phật giáo Việt Nam lần hai tổ chức tại Hà Nội, Sư trưởng đã tham dự với tư cách Đại biểu danh dự

Chúng con xin đê đầu đảnh lễ Ni Trưởng Như Thanh

 Ngôi sao Bắc Đẩu của Ni giới Việt Nam--Người phụ nữ Phật giáo xuất chúng

 

5-ĐÀN CHỦ VÀ HÒA THƯỢNG ĐÀN ĐẦU CÁC GIỚI ĐÀN

Đệ tử Phật nương nơi giới luật làm thầy, hành trì giới luật Phật pháp sẽ trường tồn trên thế gian này. Sư trưởng là bậc uyên thâm tinh tường giới pháp, là bậc nghiêm minh giới luật, điều này được thể hiện qua đạo phong phẩm hạnh của Người. Vì thế trong các Giới đàn từ năm 1946 đến năm 1998, Hội đồng Ni bộ Bắc tông cung thỉnh Sư trưởng làm Hòa thượng Đàn đầu truyền giới cho giới tử Ni: từ năm 1946 đến 1998 đã làn đàn chủ trên 16 giới đàn

6-TRƯỚC TÁC VÀ DỊCH THUẬT

Suốt 60 năm liên tục, Sư trưởng đã trước tác và phiên dịch nhiều tác phẩm quan trọng nhằm xiển dương Chánh pháp. Sau đây là những tác phẩm còn lưu giữ tại Tổ đình Huê Lâm:

1. Lược Sử Đức Phật Thích Ca - Sen Vàng xuất bản (Phật học đường Nam Việt chùa Ấn Quang) năm 1956.

2. Lược Sử Kiều Đàm Di Mẫu - Sen Vàng xuất bản (Phật học đường Nam Việt chùa Ấn Quang) năm 1956.

3. Nghi Thức Tụng Niệm - Ni chúng Huê Lâm ấn tống năm 1963.

4. Nghi Thức Niệm Hương - Ni chúng Huê Lâm ấn tống năm 1965.

5. Oai Nghi Người Xuất Gia - Ni chúng Huê Lâm ấn tống năm 1965.

6. Nghi Thức Phóng Sanh - Phật tử Sài Gòn và Vũng Tàu ấn tống năm 1966.

7. Cẩm Nang của Người Phật Tử - Phật tử chùa Huê Lâm ấn tống năm 1970.

8. Giới Đức Kiêm Ưu - Ni chúng Huê Lâm ấn tống năm 1972.

9. Hành Bồ Tát Đạo - Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản và phát hành năm 1988.

10. Bát Nhã Cương Yếu - Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản và phát hành năm 1989.

11. Duy Thức Học - Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản và phát hành năm 1991.

12. Phật Pháp Giáo Lý - Thành Hội Phật Giáo Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản và phát hành năm 1992.

--Dịch phẩm

1. 24 Bài Kệ Bát Nhã - Bản đánh máy năm 1957.

2. Thiền Tông và Tịnh Độ Tông - Xuất bản và phát hành năm 1962.

3. Thiền Tông Cương Yếu - Bản đánh máy năm 1963.

4. Gương Tăng Sĩ Hiện Đại - Bản đánh máy năm 1965.

5. Tinh Thần Tu Dưỡng (thơ) - Phật tử chùa Huê Lâm ấn tống năm 1965.

6. Hưng Thiền Hộ Quốc - Bản đánh máy năm 1970.

7. Làm Cách Nào để Hoằng Dương Phật Pháp - Bản đánh máy, năm 1992. (có đăng trong báo Giác Ngộ số 28,29,31,32,33 năm 1992).

-- Thi phẩm

1. Hoa Thiền - Bản đánh máy (40 bài)

2. Hoa Đạo - Bản đánh máy (140 bài)

3. Hoa Đạo Hạnh - Bản đánh máy (15 bài)

4. Hoa Bát Nhã - Bản đánh máy (27 bài)

5. Hoa Chánh Giác - Bản đánh máy (52 bài)

6. Hoa Thanh Hương - Bản đánh máy (21 bài)

7. Thơ Ngụ Ngôn - Bản đánh máy (Ngụ ngôn 6 bài,

Nhàn đàm 29 bài, Nhàn ngâm 21 bài).

8. Thơ chữ Hán - Bản đánh máy (27 bài)

Những tập thi trên được Sư trưởng làm từ năm 1938 kéo dài đến năm 1992.

Thi phẩm này được Sư trưởng làm vào năm 1992, do chùa Huê Lâm ấn tống và chỉ được phổ biến khi Người viên tịch (theo lời di chúc của Sư trưởng).

Mà Ni Sư Thích Nữ Tâm Lạc có diễn đọc bài Thật Tướng như sau :

THẬT TƯỚNG

Pháp tánh hòa dung, tự suốt thông,

Sum la, vạn tượng chẳng xanh hồng.

Phân chi tiểu đại cho thành hoại,

Thấu rõ thường như hết diệt vong.

Thanh tịnh, Thiền gia ly sắc tướng,

Vô vi, Thật tánh hiển chơn không.

Tung hoành thế sự, đâu hiềm ngại,

Đá hiện màu hoa, sắt trổ bông.•

Chủ biên các Tập san

1. Tập san Nhân Cách - Ni chúng Huê Lâm ấn tống năm 1966.

2. Tập san Hoa Đàm - Tòng Lâm Ni Bộ xuất bản năm 1973.

 

7- TU SỬA VÀ THÀNH LẬP CÁC TỰ VIỆN

1) Chùa Hội Sơn- 2) Chùa Huê Lâm -3) Chùa Từ Nghiêm -4) Chùa Phổ Đà (Chùa đã được Sư trưởng khởi công xây cất vào năm 1960 trên một vùng đồi bỏ hoang tại Vũng Tàu, do một người Pháp cúng. Trong công trình xây dựng này, đệ tử Tâm Minh là người nhiệt tâm ủng hộ nhiều nhất.)-5) Chùa Hải Vân- 6) Chùa Quy Sơn -7) Chùa Huê Lâm (Với mảnh đất trong khuôn viên Đại Tòng Lâm (Bà Rịa-Vũng Tàu) do Hòa thượng Thích Thiện Hoà-Giám đốc Phật học đường Nam Việt, Viện chủ Tổ đình Ấn Quang cấp, chùa được xây cất thô sơ vào tháng 10-1975. Đến năm 1983, Sư trưởng cho xây dựng lại để làm nơi tu học cho Ni chúng) -.8) Quan Âm Phật Đài(Vào ngày 19 tháng 2 năm Kỷ Tỵ (1989), Quan Âm Phật Đài được đặt viên đá đầu tiên tại chùa Huê Lâm II. Đây là một công trình xây dựng rất quy mô kiên cố, với cấu trúc cầu vồng mềm mại thanh thoát, phù hợp với truyền thống Á Đông. Công trình kéo dài 12 tháng. Đến ngày 19-02 năm Canh Ngọ (15-3-1990) cử hành Lễ an vị Phật-. 9) Quan Âm Bảo Điện (Sau khi xây dựng công trình Quan Âm Phật Đài, Sư trưởng liền ra chùa Hải Vân ở Vũng Tàu để khởi công xây dựng Bảo Điện Quan Âm, công trình kéo dài suốt 2 năm. Ngày 19 tháng 02 năm Nhâm Thân (22-3-1992), Sư trưởng đã tổ chức Lễ khánh thành.Ngày nay, Quan Âm Bảo Điện là một trong những danh lam thắng cảnh tại Thành phố Vũng Tàu.)--10) Pháp Hoa Tịnh Viện (Vào ngày 24 tháng 11 năm 1994, Ni sư Tịnh Hoa và môn nhơn đại diện Phật giáo người Hoa-chùa Diệu Pháp, đường Hậu Giang Thành phố Hồ Chí Minh, đã cúng ngôi Pháp Hoa Tịnh Viện (Tùng Nghĩa, Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) cho Sư trưởng trước sự chứng minh của Giáo hội và chính quyền địa phương.)

8--. MỞ CÁC CƠ SỞ TỰ TÚC VÀ TỪ THIỆN XÃ HỘI

1) Các cơ sở tự túc

- Tiệm cơm chay Tịnh Tâm Trai, 170A Hiền Vương, Sài

Gòn (170A Võ Thị Sáu, Thành phố Hồ Chí Minh).

- Tiệm cơm chay Thanh Tâm Trai, Ngã Bảy Sài Gòn.

- Cơ sở sản xuất nước tương Hoa Sen Trắng tại chùa Huê

Lâm I, Huê Lâm II và Hải Vân.

- Phòng may pháp phục tại chùa Huê Lâm I, Huê Lâm II.

- Phòng phát hành kinh sách tại chùa Huê Lâm I, Huê

Lâm II và Hải Vân.

- Cơ sở sản xuất nhang tại chùa Huê Lâm I, Huê Lâm II.

2) Hoạt động từ thiện xã hội.

 

9- CUỘC SỐNG ĐỜI THƯỜNG CỦA SƯ TRƯỞNG

Trải qua bao thăng trầm trong cuộc sống đời và đạo, cuộc sống đời thường của Người đã là một tấm gương sáng cho mọi người hành xử và noi theo.

Do nghiêm trì giới luật, lại là người lãnh đạo tối cao, Sư trưởng rất quan tâm tới oai nghi của Ni chúng, luôn thể hiện sự khuôn vàng thước ngọc để Ni chúng noi theo. Trông bề ngoài, Sư trưởng có vẻ nghiêm khắc, nhưng nếu được kề cận bên Người, ta sẽ thấy bên trong là cả tấm lòng từ ái. Với tình thương bao la như bể cả, với đức độ lượng vô biên, Người luôn quan tâm đến mọi người, nhất là những người già và bệnh. Dù đối với người có địa vị giàu sang hay kẻ bất hạnh nghèo nàn, Người đều đối xử bình đẳng và luôn mong mỏi mọi người chung quanh lập chí tiến thủ. Với Ni chúng, Sư trưởng không hề phân biệt người miền nào, là đệ tử của ai, mà bất cứ ai có chí cầu tiến, tu học, hành trì đúng Chánh pháp, đều được Sư trưởng nâng đỡ, dạy dỗ tận tình. Sư trưởng là người thông hiểu thiền lý nên dạy dỗ Ni chúng tùy theo căn cơ và nhân duyên mỗi người. Với năng lực quản lý hoàn hảo, Sư trưởng không giữ mà biết rất rõ và điều động thu chi một cách hợp lý đúng thời, buộc người có bổn phận trong mỗi phần việc luôn có trách nhiệm cao.

10-THỜI KỲ VIÊN TỊCH

Trụ thế 89 tuổi đời, Pháp lạp 67 tuổi đạo. Viên tịch ngày 13 tháng 3 năm 1999 (nhằm ngày 26 tháng Giêng năm Kỷ Mão). Để tưởng nhớ công đức và đạo nghiệp của người, Ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP. HCM và môn nhơn đệ tử cây tháp tôn thờ tại chùa Huê Lâm II tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu.

Và sau đây là các vấn đề  bàn luận :

1-Thế nào là Lâm Tế Liễu Quán , Lâm Tế chúc Thánh , Lâm Tế Gia Phổ ?

HT Thích Như Điển nhường lời cho HT Thích Bảo Lạc giải thích về Pháp phái Lâm Tế Chúc Thánh, HT Thích Thái Hoà giải thích pháp phái Lâm Tế Liễu Quán và Pháp phái Lâm Tế Gia Phổ được HT Thích Quảng Niệm Niệm giải thích nhưng sau đó TT Thích Thiện Thuận đã bổ túc thật rõ ràng hơn về Lâm Tế Gia Phổ ( kính mời xem thêm trong YouTube)

2-Và một câu hỏi từ Sư Cô Giới Bảo rát đáng kinh ngạc “ Vì sao Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư chỉ trưngg bày hình ảnh quý Tăng mà không có Ni ?

HT Thích Như Điển thì với lý do Bất kính pháp, HT Thích Thông Hải cho rằng nên tóm tắt lại những điều Ni Trưởng Như Thanh muốn gửi gấm lại cho chư Ni nhất là Chư Ni nơi Hải ngoại và Ni Trưởng Giới Châu nhân dịp này đã khuyến khích Chư Ni nên Tự Tu Tự Học giáo lý mà Đức Phật đã dạy.

Cũng nhân đây H T Thích Như Điển đã tiết lộ các bằng cấp đại học và tiến sĩ mà Ni Trưởng Giới Châu và Sư Cô Giới Bảo đã thành toàn. Thật  đáng ngưỡng mộ và  tán dương

HT Thích Bổn Điền đã nhân câu hỏi của Sư Cô Giới Bảo xin hứa sẽ rút kinh nghiệm cho lần Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư tới vì đúng ra phải không còn phân biệt nhị nguyên.

HT Thích Như Điển với chức vụ Chánh thư ký HĐ Hoằng Pháp và Phiên Dịch Tam Tạng đã giới thiệu công trình in Thanh Văn Tạng, Bồ Tát Tạng và Phật Tạng đến hội chúng

Buổi hội thảo thật tuyệt vời

12:00 pm Thọ trai

14: 30-16:30 Hội Thảo 3-Đạo Pháp và Quê Hương

Thuyết trình viên: HT HT Thích Thái Hoà , Thích Đồng Trí

Tổng kết 3 buổi hội thảo: HT Thích Bổn Đạt

Chủ tọa : HT Thích Nguyên Trực , HT Thích Tâm Minh, HT Thích Như Định, HT Thích Tâm Phương

Thư ký : TT Thích Viên Trí , TT Thích Hạnh Phẩm

Kiểm soát: TT Thích Thông Triết, TT Thích Minh Hội

( kính xin Tường thuật trong bài tiếp theo vì khuôn khổ bài viết có giới hạn)

17:30 Dược thực

19;30 Lễ Tưởng Niệm Bồ Tát Quảng Đức & Mừng Khánh Tuế Chư Tôn Đức Tăng Ni

( buổi lễ cũng có chương trình riêng và được chuẩn bị thật trân trọng và trang nghiêm nhưng sau đó có những chia sẻ đạo tình thật ấm áp với mục văn nghệ và ngâm thơ mà bài thơ Chút Tình Thôi của HT Thích Thái Hoà đã đi vào lòng người qua giọng diễn ngâm của TT Vân Pháp:

Từ phố thị, ta đi về trầm mặc.
Nghe triền non chim hót điệu vô tranh.
Nhìn đá lặng, dòng sông xưa vẫn chảy.
Ta yêu đời vì biển mặn non xanh.

Đời là vậy, mà tình ta vẫn vậy,
Chút tình chung trang trải giữa tang hồ.
Ấm lữ khách giữa chiều đông quạnh quẽ.
Mát nhân sinh giữa nắng hạ điêu tàn.

Quá khứ đi rồi, tương lai ảo mị,
Hiện tại nào làm bến đỗ thời gian.
Chút tình thôi, xin ai đừng vắt cạn.
Để sông xưa còn mãi với trăng ngàn!


 Kính xin tường thuật kỹ trong bài tiếp theo chung với hội thảo 3 “ Đạo Pháp và Quê Hương”.

       Lời kết:

Dù không có phương tiện tham dự nhưng với phước duyên được theo dõi  qua màn ảnh con đã xúc động với mọi giờ hội thảo và lễ tưởng niệm.

Thật không thể dùng lời nào để tán dương công đức của HT Viện Chủ Thích Tâm Phương và TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng đã tổ chức thành tựu viên mãn từng ngày một đã đi qua. Kính chúc quý Ngài sức khỏe dồi dào hơn để tiếp tục truyền đăng tục diệm vàv tiếp nối mạng mạch Phật Giáo tại thủv phủ Melbourne – Victoria (nói riêng) và Úc Châu (nói chung). Thành kính đảnh lễ quý Ngài và kính tri ân,

Kính chúc quý Hoà Thượng, Thượng Toạ Đại Đức Tăng Ni nhị bộ Pháp thể khinh an, pháp duyên vô ngại, Phước trí nhị nghiêm , Bồ đề quả mãn. Phật đạo viên thành .

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát.

Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma ha Tát

Kính trân trọng,

Melbourne 17/10/2022

Phật Tử Huệ Hương kính tường thuật

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


day 7 le hiep ky (1)day 7 le hiep ky (3)day 7 le hiep ky (5)day 7 le hiep ky (6)day 7 le hiep ky (7)day 7 le hiep ky (8)day 7 le hiep ky (9)day 7 le hiep ky (11)day 7 le hiep ky (13)day 7 le hiep ky (14)day 7 le hiep ky (15)day 7 le hiep ky (16)day 7 le hiep ky (17)day 7 le hiep ky (18)day 7 le hiep ky (19)day 7 le hiep ky (20)day 7 le hiep ky (21)day 7 le hiep ky (23)day 7 le hiep ky (24)day 7 le hiep ky (25)day 7 le hiep ky (26)day 7 le hiep ky (27)day 7 le hiep ky (28)day 7 le hiep ky (29)day 7 le hiep ky (30)day 7 le hiep ky (31)day 7 le hiep ky (32)day 7 le hiep ky (33)day 7 le hiep ky (34)day 7 le hiep ky (35)day 7 le hiep ky (36)day 7 le hiep ky (37)day 7 le hiep ky (38)day 7 le hiep ky (39)day 7 le hiep ky (40)day 7 le hiep ky (41)day 7 le hiep ky (42)day 7 le hiep ky (43)day 7 le hiep ky (44)day 7 le hiep ky (45)day 7 le hiep ky (46)day 7 le hiep ky (47)day 7 le hiep ky (48)day 7 le hiep ky (49)day 7 le hiep ky (51)day 7 le hiep ky (53)day 7 le hiep ky (54)day 7 le hiep ky (55)day 7 le hiep ky (56)day 7 le hiep ky (57)day 7 le hiep ky (58)day 7 le hiep ky (59)day 7 le hiep ky (60)day 7 le hiep ky (61)day 7 le hiep ky (62)day 7 le hiep ky (63)day 7 le hiep ky (64)day 7 le hiep ky (65)day 7 le hiep ky (66)day 7 le hiep ky (67)day 7 le hiep ky (68)day 7 le hiep ky (69)day 7 le hiep ky (70)day 7 le hiep ky (71)day 7 le hiep ky (72)day 7 le hiep ky (73)day 7 le hiep ky (74)day 7 le hiep ky (75)day 7 le hiep ky (76)day 7 le hiep ky (77)day 7 le hiep ky (78)day 7 le hiep ky (79)day 7 le hiep ky (80)day 7 le hiep ky (81)day 7 le hiep ky (82)day 7 le hiep ky (83)day 7 le hiep ky (84)day 7 le hiep ky (85)day 7 le hiep ky (86)day 7 le hiep ky (87)day 7 le hiep ky (88)day 7 le hiep ky (89)day 7 le hiep ky (90)day 7 le hiep ky (91)day 7 le hiep ky (92)day 7 le hiep ky (93)day 7 le hiep ky (94)day 7 le hiep ky (95)day 7 le hiep ky (96)day 7 le hiep ky (97)day 7 le hiep ky (98)day 7 le hiep ky (99)day 7 le hiep ky (100)day 7 le hiep ky (101)day 7 le hiep ky (102)day 7 le hiep ky (103)day 7 le hiep ky (104)day 7 le hiep ky (105)day 7 le hiep ky (106)day 7 le hiep ky (107)day 7 le hiep ky (108)day 7 le hiep ky (109)day 7 le hiep ky (113)day 7 le hiep ky (114)day 7 le hiep ky (115)day 7 le hiep ky (116)day 7 le hiep ky (117)day 7 le hiep ky (118)day 7 le hiep ky (122)day 7 le hiep ky (123)day 7 le hiep ky (124)day 7 le hiep ky (125)day 7 le hiep ky (127)day 7 le hiep ky (129)day 7 le hiep ky (130)day 7 le hiep ky (131)day 7 le hiep ky (132)day 7 le hiep ky (133)day 7 le hiep ky (134)day 7 le hiep ky (135)day 7 le hiep ky (136)day 7 le hiep ky (137)day 7 le hiep ky (138)day 7 le hiep ky (139)day 7 le hiep ky (140)day 7 le hiep ky (141)day 7 le hiep ky (142)day 7 le hiep ky (143)day 7 le hiep ky (147)day 7 le hiep ky (148)day 7 le hiep ky (149)day 7 le hiep ky (151)day 7 le hiep ky (152)day 7 le hiep ky (153)day 7 le hiep ky (154)day 7 le hiep ky (155)day 7 le hiep ky (156)day 7 le hiep ky (157)day 7 le hiep ky (158)day 7 le hiep ky (159)day 7 le hiep ky (160)day 7 le hiep ky (161)day 7 le hiep ky (162)day 7 le hiep ky (163)day 7 le hiep ky (164)day 7 le hiep ky (165)day 7 le hiep ky (166)day 7 le hiep ky (168)day 7 le hiep ky (169)day 7 le hiep ky (170)day 7 le hiep ky (171)day 7 le hiep ky (172)day 7 le hiep ky (173)day 7 le hiep ky (174)day 7 le hiep ky (176)day 7 le hiep ky (177)day 7 le hiep ky (179)day 7 le hiep ky (180)day 7 le hiep ky (182)day 7 le hiep ky (183)day 7 le hiep ky (184)day 7 le hiep ky (185)day 7 le hiep ky (186)day 7 le hiep ky (187)day 7 le hiep ky (190)day 7 le hiep ky (191)day 7 le hiep ky (193)day 7 le hiep ky (197)day 7 le hiep ky (198)day 7 le hiep ky (199)day 7 le hiep ky (200)day 7 le hiep ky (201)day 7 le hiep ky (202)day 7 le hiep ky (203)day 7 le hiep ky (204)day 7 le hiep ky (205)day 7 le hiep ky (206)day 7 le hiep ky (207)day 7 le hiep ky (208)day 7 le hiep ky (209)day 7 le hiep ky (210)day 7 le hiep ky (211)day 7 le hiep ky (212)day 7 le hiep ky (213)day 7 le hiep ky (214)day 7 le hiep ky (215)day 7 le hiep ky (216)day 7 le hiep ky (217)day 7 le hiep ky (218)day 7 le hiep ky (219)day 7 le hiep ky (220)day 7 le hiep ky (221)day 7 le hiep ky (222)day 7 le hiep ky (223)day 7 le hiep ky (224)day 7 le hiep ky (225)day 7 le hiep ky (226)day 7 le hiep ky (227)day 7 le hiep ky (228)day 7 le hiep ky (229)day 7 le hiep ky (230)day 7 le hiep ky (231)day 7 le hiep ky (232)day 7 le hiep ky (233)day 7 le hiep ky (234)day 7 le hiep ky (235)day 7 le hiep ky (236)day 7 le hiep ky (237)day 7 le hiep ky (238)day 7 le hiep ky (239)day 7 le hiep ky (241)day 7 le hiep ky (242)day 7 le hiep ky (243)day 7 le hiep ky (244)day 7 le hiep ky (245)day 7 le hiep ky (246)day 7 le hiep ky (247)day 7 le hiep ky (248)day 7 le hiep ky (249)day 7 le hiep ky (250)day 7 le hiep ky (251)day 7 le hiep ky (252)day 7 le hiep ky (253)day 7 le hiep ky (254)day 7 le hiep ky (255)day 7 le hiep ky (256)day 7 le hiep ky (257)day 7 le hiep ky (258)day 7 le hiep ky (259)day 7 le hiep ky (260)day 7 le hiep ky (261)day 7 le hiep ky (262)day 7 le hiep ky (263)day 7 le hiep ky (264)day 7 le hiep ky (265)day 7 le hiep ky (266)day 7 le hiep ky (267)day 7 le hiep ky (268)day 7 le hiep ky (269)day 7 le hiep ky (270)day 7 le hiep ky (271)day 7 le hiep ky (272)day 7 le hiep ky (273)day 7 le hiep ky (274)day 7 le hiep ky (275)day 7 le hiep ky (276)day 7 le hiep ky (277)day 7 le hiep ky (278)day 7 le hiep ky (279)day 7 le hiep ky (280)day 7 le hiep ky (281)day 7 le hiep ky (282)day 7 le hiep ky (283)day 7 le hiep ky (284)day 7 le hiep ky (285)day 7 le hiep ky (286)day 7 le hiep ky (287)day 7 le hiep ky (288)day 7 le hiep ky (289)day 7 le hiep ky (290)day 7 le hiep ky (291)day 7 le hiep ky (292)day 7 le hiep ky (293)day 7 le hiep ky (294)day 7 le hiep ky (295)day 7 le hiep ky (296)day 7 le hiep ky (297)day 7 le hiep ky (298)day 7 le hiep ky (299)day 7 le hiep ky (300)day 7 le hiep ky (301)day 7 le hiep ky (302)day 7 le hiep ky (303)day 7 le hiep ky (304)day 7 le hiep ky (305)day 7 le hiep ky (306)day 7 le hiep ky (307)day 7 le hiep ky (308)day 7 le hiep ky (309)day 7 le hiep ky (310)day 7 le hiep ky (311)day 7 le hiep ky (312)day 7 le hiep ky (313)day 7 le hiep ky (314)day 7 le hiep ky (315)day 7 le hiep ky (316)day 7 le hiep ky (317)day 7 le hiep ky (318)day 7 le hiep ky (320)day 7 le hiep ky (321)day 7 le hiep ky (322)day 7 le hiep ky (323)day 7 le hiep ky (324)day 7 le hiep ky (325)day 7 le hiep ky (326)day 7 le hiep ky (327)day 7 le hiep ky (328)day 7 le hiep ky (329)day 7 le hiep ky (330)day 7 le hiep ky (331)day 7 le hiep ky (332)day 7 le hiep ky (333)day 7 le hiep ky (334)day 7 le hiep ky (335)day 7 le hiep ky (336)day 7 le hiep ky (337)day 7 le hiep ky (338)day 7 le hiep ky (339)day 7 le hiep ky (340)day 7 le hiep ky (341)day 7 le hiep ky (342)day 7 le hiep ky (343)day 7 le hiep ky (344)day 7 le hiep ky (345)day 7 le hiep ky (346)day 7 le hiep ky (347)day 7 le hiep ky (348)day 7 le hiep ky (349)day 7 le hiep ky (350)day 7 le hiep ky (351)day 7 le hiep ky (352)day 7 le hiep ky (353)day 7 le hiep ky (354)day 7 le hiep ky (356)day 7 le hiep ky (357)day 7 le hiep ky (358)day 7 le hiep ky (359)day 7 le hiep ky (360)day 7 le hiep ky (361)day 7 le hiep ky (362)day 7 le hiep ky (364)day 7 le hiep ky (366)day 7 le hiep ky (367)day 7 le hiep ky (368)day 7 le hiep ky (369)day 7 le hiep ky (370)day 7 le hiep ky (371)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567