Các màn trình diễn trong buổi văn nghệ “Đạo Tình và Quê Hương”, từ trái: ca sĩ Băng Châu,
Diệu Hoàng, một thiếu nữ thuộc GĐPT Quảng Đức múa bụng;
Ca Sĩ Diễm Liên và TT Thích Nhuận Chơn tặng hoa cho Ca sĩ Đan Nguyên. Hình: TVTS
(TVTS) Theo thống kê của Nha Thống kê Úc (ABS), Phật giáo là một tôn giáo hiện nay phát triển mạnh nhất và nhanh nhất ở Úc.
Cũng theo các tài liệu trong cộng đồng Việt Nam, Phật giáo Việt Nam tại Úc hiện có khoảng 70 ngôi chùa và tu viện khắp nước trong đó có khoảng 40 cơ sở nằm trong hệ thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Úc và Tân Tây Lan.
Riêng tại thành phố Melbourne, có ba ngôi chùa và tu viện được nhiều người Việt Nam biết tới, vì tầm vóc của cơ sở cũng như hoạt động của các chùa và tu viện này, đó là Chùa Quang Minh ở Braybrook, Chùa Hoa Nghiêm ở Springvale và Tu viện Quảng Đức ở Fawkner.
Cách đây khoảng hai tuần, nhật báo The Age có viết về hoạt động giáo dục của Chùa Hoa Nghiêm với tít “Meditation meets maths at Buddhist school” (Thiền gặp toán tại trường học Phật giáo). Theo báo này, đây là lần đầu tiên ở Melbourne một trường học có một lớp học dành cho học sinh Phật giáo, được mở trong năm nay dành cho 20 học sinh lớp 3 và 4. Ngoài học toán, các em còn thực tập thiền nữa.
Ban quản trị của Chùa Hoa Nghiêm trong 10 năm qua đã vận động, tổ chức quyên $7 triệu đô la (trong đó có $600,000 do Văn phòng Đa văn Sự vụ và Quốc tịch cấp) để xây một trường tiểu học Phật giáo ngay trong khuôn viên của Chùa Hoa Nghiêm. Ban quản trị chùa hy vọng đến năm 2021 sẽ có 120 em học sinh ghi danh. Nhiều cha mẹ đưa con tới trường này rất phấn khởi khi được biết trường sẽ cung cấp Việt ngữ như là một ngôn ngữ thứ hai trong học trình.
MC Kiều Oanh (trái) và Kim Phương. Hình: TVTS
Một ngôi chùa khác, với danh xưng Tu viện Quảng Đức (Quang Duc Monastery) là một nơi thờ tự, tu học nổi tiếng ở miền bắc
Tu viện Quảng Đức được thành lập từ năm 1990 tại vùng Broadmeadows trong một căn nhà 3 phòng. Đến năm 1997, được sự chấp thuận của Bộ Giáo dục, chùa mua lại miếng đất của trường tiểu học rộng gần 8,000 mét vuông với giá $350,000.
Lễ đặt viên đá đầu tiên vào ngày 10.12.2000 và qua ba năm thực hiện với chi phí xây cất khoảng $1,800,000 ngày nay Tu viện Quảng Đức trở thành nơi thờ phụng, tu học và phục vụ cộng đồng trong công tác xã hội.
Ngoài một hội trường lớn có sức chứa từ 500 đến 800 người, tu viện còn có nhiều phòng ốc để phục vụ các sinh hoạt khác bao gồm một nhà bếp và phòng ăn khá rộng.
Thứ Bảy tuần qua, Tu viện Quảng Đức đã tổ chức một buổi văn nghệ gây quỹ có tên “Đạo tình và Quê hương” có mục đích “chung góp một tấm lòng trùng hưng Tam Bảo xây dựng nhà bếp và khu vệ sinh công cộng” như có thể thấy trong các quảng cáo trên báo chí.
Chương trình văn nghệ gây quỹ có sự hỗ trợ của hai ca sĩ từ Hoa Kỳ là Đan Nguyên và Diễm Liên, cùng với sự hợp tác của các ca sĩ địa phương như Băng Châu và ban nhạc Viễn Phương.
MC của chương trình là các ông Nguyên Dũng và Nguyên Lượng và các cô Kim Phương và Kiều Oanh ( Kiều Oanh cũng là hoạ sĩ, người thực hiện tấm ra trải giường trông như tấm thảm để bán đấu giá trong buổi gây quỹ).
“In action”: Đan Nguyên đi quyên hai lần, và lần nào cũng đúng là… quyên tiền dù vẫn phải hát.
Hình: TVTS
Chương trình bắt đầu lúc 1 giờ rưỡi Thứ Bảy 3.4.2016. Trong lời khai mạc, Thượng tọa Trụ Trì Tu Viện QuảngĐức Thích Nguyên Tạng nói:
“Tu Viện QuảngĐức tínhđến 2016 này làđúng 26 năm thành lập. Từ năm 1990đến nay cứ mỗi 3 tháng Tu Viện QuảngĐức có các buổi Cơm Chay gây quỹđể xây dựng hạ tầng cơ sở, vì chúng ta là thế hệ thứ nhất trong cộngđồng tị nạn Việt Nam tạiÚc, cho nên chúng ta phải hy sinh và có trách nhiệm nàyđể tạo dựng cơ sở cho thế hệ kế thừa. Xây dựng Chùa là một Phật sự quan trọng của người tu sĩđể duy trì tín ngưỡng và văn hóa VN. Chùa là văn hóa quê hương, là nơi thể hiện tình thương giống nòi”.
Trích dẫn lời của một nhà thơ, Thượng tọa Nguyên Tạng nói:
“Về chùa về với yêu thương
Niệm Di Đà Phật hết vương vấn buồn
Về chùa về với cội nguồn
Cõi lòng thanh tịnh, lắng chuông ban chiều
Về chùa về với yêu thương
Vô minh ác nghiệp, bớt nhiều trong ta
Về chùa nghe giữa Ta bà
Niết bàn Tịnh độ nở hoa hiện tiền
Về chùa ươm hạt phước duyên
Trồng cây nhân ái lên miền khổ đau
Về chùa Phật Pháp nhiệm mầu
Nương theo tam bảo nguyện cầu vãng sanh”.
Thượng tọa Thích Nguyên Tạng (áo vàng) và khán thính giả đang xem một tiết mục văn nghệ.
Hình: TVTS
Và để cám ơn Đồng Hương Phật tử về tham dự buổi văn nghệ gây quỹ, vị thượng tọa trụ trì nói:
“Phật Pháp mênh mông chẳng nghĩ lường
Cho đời hết thảy những yêu thương
Chung tay gầy dựng nền đạo Pháp
Công đức chan hòa khắp bốn phương".
Và Thượng Tọa cũng nhắc lại lời Phật dạy trong Kinh Di Giáo rằng:
“ Dù làm bao nhiêu việc
Lợi ích cho nhiều người
Cũng đừng quên giải thoát
Là mục đích cuối cùng”.
Ca sĩ Diễm Liên trình diễn tại hội trường Tu viện Quảng Đức nơi có khả năng
chứa từ 500 đến 800 người. Hình: TVTS
Sau đó là những màn trình diễn của các nghệ sĩ địa phương. Ca sĩ Băng Châu với giọng ca ấm áp và điêu luyện đã gần như ôm trọn chương trình trong khi chờ đợi hai ca sĩ Đan Nguyên và Diễm Liên (đến trễ vì ngày hôm trước trình diễn ở
Em bé William Nguyễn biểu diễn violin và em Diệu Hoàng, một thiếu nữ thuộc Gia Đình Phật tử Quảng Đức biểu diễn hai màn múa bụng của Ấn Độ, được khán thính giả nhiệt liệt tán thán.
Dù trễ vì nhiều lý do (như lưu diễn cả tuần ở Úc như ca sĩ phân bua, hay máy bay kẹt đèn đỏ như một MC nói), cuối cùng hai ca sĩ ở Mỹ cũng đã tới được Tu viện Quảng Đức.
“Bị” chụp hình hơi nhiều:
người đẹp Diễm Liên vừa ôm thùng quyên tiền vừa hát trong khi khán giả vây quanh. Hình: TVTS
Ca sĩ gốc Huế hát “nhạc vàng” có giọng ca “còn hay hơn cả Chế Linh” như một MC giới thiệu đã làm không khí sôi động với hình dáng trẻ trung, bảnh trai của anh và nhất là giọng hát rất mạnh qua các ca khúc của nhạc sĩ Anh Bằng và Việt Khang.
Sau đó, Đan Nguyên bước xuống sân khấu tay cầm micro, tay kia cầm thùng xin tiền đi tới tận từng khán giả để xin họ ủng hộ tu viện trong công tác xây cất và tu bổ nhà bếp của tu viện.
Ca sĩ Diễm Liên tiếp nối chương trình bằng những ca khúc của Anh Bằng, Trúc Hồ và của một số nhạc sĩ khác. Cũng như Đan Nguyên, Diễm Liên cầm thùng giấy xuống tận khán giả để xin tiền.
Cô Hồng (phải) mua bức tranh đấu giá $650. Hình: TVTS
Khán giả được dịp chụp hình với các ca sĩ và bỏ tiền vào thùng, đó là mục tiêu mà hai ca sĩ từ Mỹ qua luôn nhắc nhở khán thính giả qua từng tiếng hát và bước đi của họ tới gần khán giả.
Trước đó, ban tổ chức đã đọc thông báo tên của một số người đã tặng tiền cho tu viện, từ vài chục, vài trăm đến và ngàn đô la.
Cuộc bán đấu giá vài thứ như bức tranh đã được cô Hồng mua với giá $650 và chiếc ra trải giường với hình ảnh mùa thu do cô Kiều Oanh thực hiện trong hai tháng đã được ông Phúc mua với giá $1,000.
Chiếc ra trải giường với gam màu mùa thu (treo tường cạnh chiếc trống) do cô Kiều Oanh thực hiện
được ông Phúc ủng hộ với giá $1,000. Hình: TVTS
Trang bìa của TiVi Tuần-san số 1567 phát hành ngày 6.6.2016
Chương trình văn nghệ và gây quỹ đã thu hút khoảng 700 người đến dự. Ngoài âm nhạc, khách thập phương còn được thưởng thức các món bún chay Huế, bánh nậm, chè thập cẩm v.v…
* * *
Thích Nguyên Tạng cho biết một buổi văn nghệ khác, sự góp mặt của ba ca sĩ từ Hoa Kỳ là Mạnh Quỳnh, Tuấn Hiền và Hạ Vy, sẽ tổ chức vào 12 giờ trưa chủ nhật 26-6-2016 để gây quỹ ủng hộ cho khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17 của GH Úc cũng sẽ tổ chức ngay tại Tu Viện Quảng Đức trong 10 ngày từ 5 đến 15 tháng 7 năm 2016, đây là một Phật sự quan trọng của Tu Viện, quý đồng hương có thể về tham dự tu học và đóng góp công quả./.
(TiVi Tuần-san số 1567 phát hành ngày 6.6.2016)