Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Biết quý trọng những gì mình đang có

27/02/201117:42(Xem: 5274)
Biết quý trọng những gì mình đang có
 
CHÌA KHÓA SỐNG LẠC QUAN
Lại Thế Luyện

Chương 3: Chìa khóa sống lạc quan

Giữa cuộc đời với nhiều chuyện trái ý, nhiều khó khăn bủa vây, rèn luyện cho bản thân thái độ sống lạc quan là điều rất khó, nhưng không có nghĩa là không thể được! Bất cứ ai cũng đều có thể trở thành người có thái độ sống lạc quan. Nếu có trở ngại, thì trở ngại lớn nhất đó chính là bản thân ta.

Có rất nhiều cách để chúng ta có thể luôn sống lạc quan trong nhiều hoàn cảnh.

Biết quý trọng những gì mình đang có

Cuộc sống, tự nó đã là một niềm hạnh phúc. Bản thân mỗi chúng ta được sống trên đời này đã là một may mắn. Từng giây, từng phút được sống trên đời vốn dĩ đã là những món quà vô giá mà cuộc sống ban tặng cho chúng ta. Chúng ta chưa biết lạc quan, vui sống mỗi ngày, đó là lỗi tại chúng ta. Sở dĩ nhiều lúc chúng ta cảm thấy cuộc sống thật nhạt nhẽo, vô vị và vô bổ, đó là bởi vì chúng ta chưa biết làm những điều tốt đẹp nhất để làm phong phú cho cuộc sống.

Rất nhiều khi chúng ta đang được hạnh phúc, may mắn trong cuộc sống mà chúng ta không biết. Chúng ta cứ mải mê mơ mộng những điều hạnh phúc, may mắn ở tận đâu đâu! Có thể trong hiện tại, chúng ta không cảm thấy hài lòng với những gì mình đang có và luôn ao ước một điều gì đó còn ở xa, nhưng sau này khi nhìn lại, chúng ta mới biết là hiện tại mình đang được may mắn và hạnh phúc như thế nào!

Hoàn cảnh hiện tại của mình như thế nào thì cứ sống hết lòng với nó, tự dưng chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc và lạc quan hẳn lên! Đừng đợi cho đến khi ốm đau mới cảm nhận được hạnh phúc của người có sức khỏe. Ngay cả khi ta bệnh tật, ta cũng đừng nghĩ đó là bất hạnh mà hãy thử suy nghĩ khác đi. Nhờ có bệnh tật ngày hôm nay mà ta càng biết quý trọng và giữ gìn sức khỏe của mình nhiều hơn. Nhờ có bệnh tật mà chúng ta mới nhận ra, một thời gian rất dài trước đây – khi ta chưa bị bệnh, bản thân ta đã từng được may mắn, hạnh phúc như thế nào! Nhờ có bệnh tật, ta mới đồng cảm với hoàn cảnh của những người bị bệnh. Từ đó, ta mới có thể nhìn đời bằng cái nhìn sâu sắc hơn, tinh tế, thấu hiểu, chứ không nhìn một cách đơn giản, sơ lược như trước đây...

Ngay cả khi chúng ta phải sống trong tình cảnh thất nghiệp đi chăng nữa, thì đó cũng không phải là lý do để chúng ta bi quan trong cuộc sống. Nếu chúng ta coi thất nghiệp là vấn đề riêng của cá nhân mình, chúng ta sẽ trầm trọng hóa nó. Thế nhưng, khi nhìn dưới góc độ quản lý kinh tế vĩ mô, chúng ta sẽ thấy rằng, mỗi năm trên thế giới có biết bao nhiêu người thất nghiệp, ngay cả ở những nền kinh tế phát triển nhất trên thế giới cũng không tránh khỏi tình trạng còn nhiều người thất nghiệp. Cuộc đời chúng ta, bất cứ ai mà chẳng trải qua những khoảng thời gian như vậy! Đối với những người lạc quan, điều quý giá nhất mà họ có được khi thất nghiệp chính là thời gian. Và thay vì cứ ngồi lo lắng, than thân trách phận hay chửi rủa hoàn cảnh, những người lạc quan lại quan tâm đến việc sử dụng khoảng thời gian thất nghiệp sao cho có ý nghĩa nhất.

Trong khi thất nghiệp, chúng ta có thể đọc những cuốn sách mà nhiều năm qua chỉ vì quá bận rộn mà chúng ta không có thời gian để đọc. Nhờ thất nghiệp mà chúng ta có thời gian lắng đọng suy nghĩ về cuộc sống, để rút ra nhiều điều có ý nghĩa hơn mà khi bình thường chỉ vì bận rộn công việc hối hả nên chúng ta chưa nhận ra. Và hơn nữa, nhờ thất nghiệp mà chúng ta càng có ý thức tích cực học hỏi kiến thức chuyên môn, trau dồi kỹ năng tay nghề để chuẩn bị nắm bắt những cơ hội nghề nghiệp tốt hơn sẽ đến trong tương lai không xa!

Và ngay cả khi chúng ta bị lâm vào những hoàn cảnh cùng cực, đau khổ tột độ, chúng ta cũng hãy biết mừng vui cho bản thân, vì mình vẫn còn biết cảm xúc như một con người. Nếu hiện tại bạn còn có thể cảm nhận được những đau khổ mình đang chịu đựng, thì chắc chắn trong tương lai, bạn vẫn còn khả năng cảm nhận được những niềm hạnh phúc mà cuộc sống sẽ mang đến cho bạn!

Trước những đau khổ, chúng ta có muốn trốn tránh thì cũng chưa chắc gì trốn tránh được. Chỉ có những người dám dũng cảm đối mặt với đau khổ thì mới xứng đáng đón nhận những niềm hạnh phúc lớn lao hơn của cuộc sống.

°°°

Để biết quý trọng những gì mình đang có, bạn đừng bao giờ so sánh một cách vô lý hoàn cảnh của mình với hoàn cảnh của người khác. Dù cuộc sống hiện tại có thể còn có nhiều điều bạn chưa hài lòng, nhưng bạn hãy biết hạnh phúc với những gì mình đang có mà chưa hẳn người khác đã có!

Chúng ta thường có khuynh hướng đo đếm những gì là hạnh phúc, sung sướng của thiên hạ và so sánh những điều đó với những đau khổ, khó khăn trong hoàn cảnh của mình. Thật ra, cuộc sống của mỗi người đều chứa đựng những đau khổ, khó khăn riêng, cũng như những niềm hạnh phúc riêng, chẳng ai giống ai cả. Tục ngữ nói: "Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh" là như vậy! Những nhận thức của chúng ta về hoàn cảnh của người khác, nhiều khi chỉ vì gắn với những ước muốn chủ quan, những so sánh thiên lệch của chúng ta, nên kết quả là những suy nghĩ đó sẽ không còn đúng đắn cho lắm! Nhiều khi chúng ta cứ tưởng rằng người khác sung sướng, hạnh phúc hơn chúng ta, nhưng rất có thể họ lại đang mang nặng những khổ đau mà họ cố tình giấu diếm không để cho chúng ta thấy mà thôi. Có khi những thứ mà chúng ta nghĩ là biểu hiện cho sự sung sướng, hạnh phúc của họ lại chỉ là một "lớp vỏ" để che đậy bớt những nỗi khổ mà họ đang phải gánh chịu.

So sánh với những người mà chúng ta tưởng rằng "họ hơn mình" sẽ chỉ khiến chúng ta rơi vào trạng thái đau khổ và có thái độ bi quan trong cuộc sống một cách hết sức vô lý. Thay vào đó, để sống lạc quan, chúng ta hãy biết "nhìn xuống", biết nghĩ đến những người phải sống trong hoàn cảnh còn khốn khổ hơn mình xem sao? Khi đó, bạn sẽ thấy, so với nhiều người tuy mình chẳng bằng ai, nhưng mình vẫn còn may mắn hơn rất nhiều người khác. Một khi biết nhìn thấy những bất hạnh của người khác, để biết quý trọng những gì mình đang có và gieo trong lòng mình một khát vọng giúp đỡ người khác, bạn sẽ càng có thể sống lạc quan nhiều hơn!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/12/2010(Xem: 9170)
Ngày nay đã qua, đời sống ngắn lại, Hãy nhìn cho kỹ, ta đã làm gì? Hãy cùng tinh tấn, thiền tập hết lòng, Đừng để tháng ngày trôi đi oan uổng.
02/11/2010(Xem: 4670)
Trong khóa nhập thất Hayagriva Tối Mật tại Viện Vajrapani, Tháng Chín, Tháng Mười năm 1997, Lama Zopa Rinpoche đã ban cho các đệ tử lời khuyên dạy sau đây. Việc này xảy ra khi Rinpoche giải thích một luận văn dài cho sadhana (1) Hayagriva Tối Mật, khi giảng thêm về tiết đoạn quy y:
31/10/2010(Xem: 6449)
Đức Phật dạy có năm sự khéo léo trong giao tiếp đem đến nhiều kết quả tốt đẹp. Theo ngài Xá Lợi Phất, không tuân theo năm cách xử sự này sẽ đem đến những hậu quả...
27/10/2010(Xem: 5227)
Cuộc đời là những mâu thuẫn, ở đây tôi không nói những gì cao siêu mà nói về những kinh nghiệm sống của người Phật tử. Chúng ta sống như thế nào để cuộc đời được an lành tự tại, không bị đau khổ làm ray rứt.
25/10/2010(Xem: 5304)
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
25/10/2010(Xem: 1289)
Đã từ lâu, cái tên Albert Einstein luôn gợi cho người ta nhớ đến một thiên tài kiệt xuất. Ông là một nhà vật lý lý thuyết, triết học, nhà văn và hơn hết là một nhà khoa học có tầm ảnh hưởng lớn nhất mọi thời đại.
22/10/2010(Xem: 1413)
Bạn cần thực hiện các chuẩn bị trước khi cái chết đến với bạn. Có nhiều khía cạnh trong vấn đề này, nhưng ở đây tôi sẽ không đi quá sâu vào chi tiết. Vậy tóm lại, đây chính là những điều nên làm khi bạn đang tới gần giờ chết. Hãy liên tục suy nghĩ về điều này: “Cho dù cái chết tới sớm hay muộn, rốt cuộc thì chẳng có chọn lựa nào khác ngoài việc phải từ bỏ thân thể này và toàn bộ tài sản của tôi, Đây chính là tình cảnh của tất cả mọi người.” Hãy suy nghĩ từ đầu tới cuối những dòng chữ này, hoàn toàn cắt đứt những trói buộc của sự tham muốn và bám luyến. Hãy sám hối mọi ác hạnh bạn đã mắc phạm trong đời này và tất cả những đời khác của bạn, cũng như bất kỳ sa sút hay gãy bể giới nguyện nào có thể bạn đã từng vi phạm dù cố ý hay không, và hãy lập lại những cam kết rằng trong tương lai bạn sẽ không bao giờ hành động như thế.
19/10/2010(Xem: 1250)
"Trúc mai" là cây trúc và cây bương. Trúc thuộc một loại tre nhỏ. Bương là một giống tre to ở rừng. Lá to có thể dùng gói bánh.
16/10/2010(Xem: 3871)
Tuần vừa qua, một cuốn phim Đại Hàn ra mắt khán giả Paris, được khen ngợi. Báo Mỹ cũng khen. Tên của phim là : Xuân Hạ Thu Đông ... rồi Xuân (1). Không phải là người sành điện ảnh, đọc tên phim là tôi muốn đi xem ngay vì nên thơ quá. Xuân hạ thu đông thì chẳng có gì lạ, nhưng xuân hạ thu đông ... rồi xuân thì cái duyên đã phát tiết ra ngoài. Huống hồ, ở trong phim, xuân rồi lại xuân trên một ngôi chùa nhỏ ... trên một ngôi chùa nhỏ chênh vênh giữa núi non.
08/10/2010(Xem: 1328)
Ngày xưa có một nhà vua, tuổi quá ngũ tuần rồi mà chưa được xem một quyển sách nào. Bộ sách ông thèm khát được đọc là bộ "Lịch sử loài người"...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567