Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Biết quý trọng những gì mình đang có

27/02/201117:42(Xem: 7596)
Biết quý trọng những gì mình đang có
 
CHÌA KHÓA SỐNG LẠC QUAN
Lại Thế Luyện

Chương 3: Chìa khóa sống lạc quan

Giữa cuộc đời với nhiều chuyện trái ý, nhiều khó khăn bủa vây, rèn luyện cho bản thân thái độ sống lạc quan là điều rất khó, nhưng không có nghĩa là không thể được! Bất cứ ai cũng đều có thể trở thành người có thái độ sống lạc quan. Nếu có trở ngại, thì trở ngại lớn nhất đó chính là bản thân ta.

Có rất nhiều cách để chúng ta có thể luôn sống lạc quan trong nhiều hoàn cảnh.

Biết quý trọng những gì mình đang có

Cuộc sống, tự nó đã là một niềm hạnh phúc. Bản thân mỗi chúng ta được sống trên đời này đã là một may mắn. Từng giây, từng phút được sống trên đời vốn dĩ đã là những món quà vô giá mà cuộc sống ban tặng cho chúng ta. Chúng ta chưa biết lạc quan, vui sống mỗi ngày, đó là lỗi tại chúng ta. Sở dĩ nhiều lúc chúng ta cảm thấy cuộc sống thật nhạt nhẽo, vô vị và vô bổ, đó là bởi vì chúng ta chưa biết làm những điều tốt đẹp nhất để làm phong phú cho cuộc sống.

Rất nhiều khi chúng ta đang được hạnh phúc, may mắn trong cuộc sống mà chúng ta không biết. Chúng ta cứ mải mê mơ mộng những điều hạnh phúc, may mắn ở tận đâu đâu! Có thể trong hiện tại, chúng ta không cảm thấy hài lòng với những gì mình đang có và luôn ao ước một điều gì đó còn ở xa, nhưng sau này khi nhìn lại, chúng ta mới biết là hiện tại mình đang được may mắn và hạnh phúc như thế nào!

Hoàn cảnh hiện tại của mình như thế nào thì cứ sống hết lòng với nó, tự dưng chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc và lạc quan hẳn lên! Đừng đợi cho đến khi ốm đau mới cảm nhận được hạnh phúc của người có sức khỏe. Ngay cả khi ta bệnh tật, ta cũng đừng nghĩ đó là bất hạnh mà hãy thử suy nghĩ khác đi. Nhờ có bệnh tật ngày hôm nay mà ta càng biết quý trọng và giữ gìn sức khỏe của mình nhiều hơn. Nhờ có bệnh tật mà chúng ta mới nhận ra, một thời gian rất dài trước đây – khi ta chưa bị bệnh, bản thân ta đã từng được may mắn, hạnh phúc như thế nào! Nhờ có bệnh tật, ta mới đồng cảm với hoàn cảnh của những người bị bệnh. Từ đó, ta mới có thể nhìn đời bằng cái nhìn sâu sắc hơn, tinh tế, thấu hiểu, chứ không nhìn một cách đơn giản, sơ lược như trước đây...

Ngay cả khi chúng ta phải sống trong tình cảnh thất nghiệp đi chăng nữa, thì đó cũng không phải là lý do để chúng ta bi quan trong cuộc sống. Nếu chúng ta coi thất nghiệp là vấn đề riêng của cá nhân mình, chúng ta sẽ trầm trọng hóa nó. Thế nhưng, khi nhìn dưới góc độ quản lý kinh tế vĩ mô, chúng ta sẽ thấy rằng, mỗi năm trên thế giới có biết bao nhiêu người thất nghiệp, ngay cả ở những nền kinh tế phát triển nhất trên thế giới cũng không tránh khỏi tình trạng còn nhiều người thất nghiệp. Cuộc đời chúng ta, bất cứ ai mà chẳng trải qua những khoảng thời gian như vậy! Đối với những người lạc quan, điều quý giá nhất mà họ có được khi thất nghiệp chính là thời gian. Và thay vì cứ ngồi lo lắng, than thân trách phận hay chửi rủa hoàn cảnh, những người lạc quan lại quan tâm đến việc sử dụng khoảng thời gian thất nghiệp sao cho có ý nghĩa nhất.

Trong khi thất nghiệp, chúng ta có thể đọc những cuốn sách mà nhiều năm qua chỉ vì quá bận rộn mà chúng ta không có thời gian để đọc. Nhờ thất nghiệp mà chúng ta có thời gian lắng đọng suy nghĩ về cuộc sống, để rút ra nhiều điều có ý nghĩa hơn mà khi bình thường chỉ vì bận rộn công việc hối hả nên chúng ta chưa nhận ra. Và hơn nữa, nhờ thất nghiệp mà chúng ta càng có ý thức tích cực học hỏi kiến thức chuyên môn, trau dồi kỹ năng tay nghề để chuẩn bị nắm bắt những cơ hội nghề nghiệp tốt hơn sẽ đến trong tương lai không xa!

Và ngay cả khi chúng ta bị lâm vào những hoàn cảnh cùng cực, đau khổ tột độ, chúng ta cũng hãy biết mừng vui cho bản thân, vì mình vẫn còn biết cảm xúc như một con người. Nếu hiện tại bạn còn có thể cảm nhận được những đau khổ mình đang chịu đựng, thì chắc chắn trong tương lai, bạn vẫn còn khả năng cảm nhận được những niềm hạnh phúc mà cuộc sống sẽ mang đến cho bạn!

Trước những đau khổ, chúng ta có muốn trốn tránh thì cũng chưa chắc gì trốn tránh được. Chỉ có những người dám dũng cảm đối mặt với đau khổ thì mới xứng đáng đón nhận những niềm hạnh phúc lớn lao hơn của cuộc sống.

°°°

Để biết quý trọng những gì mình đang có, bạn đừng bao giờ so sánh một cách vô lý hoàn cảnh của mình với hoàn cảnh của người khác. Dù cuộc sống hiện tại có thể còn có nhiều điều bạn chưa hài lòng, nhưng bạn hãy biết hạnh phúc với những gì mình đang có mà chưa hẳn người khác đã có!

Chúng ta thường có khuynh hướng đo đếm những gì là hạnh phúc, sung sướng của thiên hạ và so sánh những điều đó với những đau khổ, khó khăn trong hoàn cảnh của mình. Thật ra, cuộc sống của mỗi người đều chứa đựng những đau khổ, khó khăn riêng, cũng như những niềm hạnh phúc riêng, chẳng ai giống ai cả. Tục ngữ nói: "Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh" là như vậy! Những nhận thức của chúng ta về hoàn cảnh của người khác, nhiều khi chỉ vì gắn với những ước muốn chủ quan, những so sánh thiên lệch của chúng ta, nên kết quả là những suy nghĩ đó sẽ không còn đúng đắn cho lắm! Nhiều khi chúng ta cứ tưởng rằng người khác sung sướng, hạnh phúc hơn chúng ta, nhưng rất có thể họ lại đang mang nặng những khổ đau mà họ cố tình giấu diếm không để cho chúng ta thấy mà thôi. Có khi những thứ mà chúng ta nghĩ là biểu hiện cho sự sung sướng, hạnh phúc của họ lại chỉ là một "lớp vỏ" để che đậy bớt những nỗi khổ mà họ đang phải gánh chịu.

So sánh với những người mà chúng ta tưởng rằng "họ hơn mình" sẽ chỉ khiến chúng ta rơi vào trạng thái đau khổ và có thái độ bi quan trong cuộc sống một cách hết sức vô lý. Thay vào đó, để sống lạc quan, chúng ta hãy biết "nhìn xuống", biết nghĩ đến những người phải sống trong hoàn cảnh còn khốn khổ hơn mình xem sao? Khi đó, bạn sẽ thấy, so với nhiều người tuy mình chẳng bằng ai, nhưng mình vẫn còn may mắn hơn rất nhiều người khác. Một khi biết nhìn thấy những bất hạnh của người khác, để biết quý trọng những gì mình đang có và gieo trong lòng mình một khát vọng giúp đỡ người khác, bạn sẽ càng có thể sống lạc quan nhiều hơn!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/05/2012(Xem: 10789)
Đạo đức kinh tế theo quan điểm của Phật giáo, tác giả: Peter Harvey, Đỗ Kim Thêm dịch
28/04/2012(Xem: 5669)
Tự do là điều có thể. Chúng ta không phải bị nhốt trong đau khổ. Có con đường để thoát khổ. Và con đường đó không gì khác là thực hành bát chánh đạo.
12/02/2012(Xem: 1790)
Vài năm trước đây, trường đại học the University of Wisconsin–Madison có tổ chức một cuộc thử nghiệm khoa học có liên quan đến vấn đề đo lường hạnh phúc. Các bác sĩ chuyên khoa về thần kinh não bộ dùng những bộ máy tinh xảo để đo lường những làn sóng trong bộ não của vài trăm tình nguyện viên, thuộc mọi giới, tham gia cuộc thử nghiệm nghiên cứu về mức độ hạnh phúc của con người. Với khám phá của khoa học ngày nay thì khi một người cảm thấy hạnh phúc, những làn sóng trong phần não phía trước bên trái của họ, left prefrontal cortex, hoạt động rất mạnh.
19/07/2011(Xem: 2858)
Phật học và Y học là một trong những loạt bài nói chuyện cùng các giáo sư và bác sĩ của bác sĩ Quách Huệ Trân tại Học Viện Y Dược Trung Quốc, được cư sĩ Lý Nghi Linh ghi lại thành sách. Là một bác sĩ chuyên khoa ung thư, bà rất tận tâm và hết mình trong công việc. Do ngày hàng công tác trong bệnh viện, được tận mắt chứng kiến nỗi đau khổ của bệnh nhân, cũng như chứng kiến được nỗi thống khổ của cảnh sinh ly tử biệt kiếp người mà ai phải gánh chịu. Bình thường lại là người có tu học Phật pháp, nên khi tiếp xúc được với cảnh khổ đau thực tế của bệnh nhân, bà mới thật sự tin sâu nhân quả và cảm nhận sâu sắc lời Phật dạy là một sự thật, không có bi quan và yếm thế, như người đời thường nghĩ.
27/04/2011(Xem: 1761)
Ngày nào cũng vậy, lúc nào con cũng mong sẽ nhìn thấy đôi mát, nụ cười, dáng ngồi tĩnh tại của Người. Nhìn đôi mắt ấy, con có thể mỉm cười hay bật khóc mà không cần cố gắng.
26/03/2011(Xem: 2378)
Mùa xuân thế gian thì đến rồi đi, nở rồi tàn, còn mùa xuân tâm linh không dễ dàng chảy trôi theo định luật tự nhiên của vạn hữu.
27/02/2011(Xem: 8057)
Bạn có bao giờ ý thức được rằng, bi quan hay sầu muộn tức là tự mình đang lãng phí những ngày tháng quý giá của cuộc đời mình?
18/02/2011(Xem: 14566)
Chúng ta đang rất cần chú ý đến những mối quan hệ gia đình trong môi trường mới, nhằm có thể duy trì và phát triển được hạnh phúc ngay cả trong những điều kiện khó khăn nhất mà cuộc sống đòi hỏi.
30/01/2011(Xem: 1505)
Trong những năm vừa qua đã có nhiều cuộc nghiên cứu ủng hộ ý kiến cho rằng phát triển từ bi và vị tha đã có một tác động tích cực về sức khỏe thể chất và cảm xúc.
28/12/2010(Xem: 1945)
Những con số tròn trịa 10, 20, 30……vẫn luôn được dùng như cái mốc thời gian để đánh dấu một kỷ niệm, một sự kiện …….. trong cuộc đời chúng ta, trong lịch sử của dân tộc……..Đêm nay cũng không ngoại lệ, là một đêm văn nghệ có giá trị đặc biệt để đánh dấu kỷ niệm đêm văn nghệ thiền trà lần thứ 10 của khoá tu học Phật pháp Úc Châu, Tân Tây Lan được tổ chức tại Barossa, Nam Úc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]