Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chiếc bình nứt

28/05/201316:01(Xem: 1818)
Chiếc bình nứt
Chiếc bình nứt
Nhị Tường dịch

---o0o---

Tôi đi đến gần White Cottage, Ohio, tới lui trên những con đường liên thôn đến các cửa tiệm, những trang trại cũ, tìm mua những đồ cũ có thể bán đấu giá, hoặc sang tay cho ai đó.


Vòng ngoặt khúc cua trên con đường sỏi đầy bụi tôi thấy một ông già đang ngồi bên bậu cửa. Ðập vào mắt tôi là chiếc bình ông ôm trong tay. Thậm chí từ đàng xa tôi cũng nhận ra đó là chiếc bình xinh đẹp hiệu McCoy nổi tiếng.


Dừng xe trên lối vào nhà ông, tôi bước đến và tự giới thiệu mình: “Chào bác, cháu là Toby. Cháu không thể nào không nhận ra chiếc bình bác cầm trên tay. Bác có bán không?”


Cái nhìn của ông già làm tôi giật mình đến nỗi vội vàng quay lui. Ánh mắt ông ẩn chứa nỗi đau, đó là ánh mắt của một người đang đắm chìm vào một hồi ức đau buồn. Ông chậm rãi: “Tôi không nghĩ đến chuyện bán chiếc bình này vì nó có ý nghĩa vô cùng với tôi”


“Bác biết nó chính hiệu McCoy phải không? Cho dù nó bị nứt ở gần cái quai nó vẫn đẹp phải không bác?”


“Vâng, Tôi biết là như thế. Nhưng giá trị của nó đối với tôi không phải là ở chỗ đó” Ông già sụm người xuống, một sự yên lặng bao trùm lấy chúng tôi. “ngồi xuống đây anh bạn trẻ. Tôi sẽ kể cho anh nghe ý nghĩa của nó đối với tôi”


“Chiếc bình này là của vợ tôi. Bà ấy chuyên trồng hoa và chăm sóc cây cảnh. Vào ngày thứ hai cách đây 2 tuần khi tôi đang đi đến hàng hiên này thì nhìn thấy bà ấy trượt chân ngã xuống bên thềm. Tim bà ấy đã ngừng đập. Thứ tư là đám tang. Hôm nay khi tôi ra ngoài này thì thấy chiếc bình. Tôi ngồi đây và cố suy nghĩ nên làm gì... với nó. Anh nghĩ tôi nên làm gì với nó đây? Bán nó sao?”


Tình cờ tôi có mặt nơi đây, tôi không biết nói sao. Chỉ đơn giản là một ông già yêu vợ mình. Chiếc bình tượng trưng cho vợ ông. Tôi nên bảo ông giữ lấy nó? Nên bán nó? Hay vẫn tiếp tục gắn bó với nó?”


“Cháu thật sự không biết, nhưng nếu bác cho phép thì cháu xin thưa, cháu sửa chữa đồ gốm, thủy tinh và nhiều thứ khác. Nếu bác muốn cháu sẽ sửa chiếc bình và đem trả lại cho bác. Khi đó bác có thể cho cháu biết là bán nó hay không, có được không ạ?


“Anh làm điều đó cho tôi ư?”


“Vâng, cháu sẽ làm” Tôi không biết điều gì đã thúc đẩy tôi làm công việc này. Ðiều gì đã giúp tôi nảy ra ý đó? Tất cả những gì tôi biết vào lúc đó và vào lúc này, là có một điều gì đó cứ thôi thúc tôi làm thế.


“ Này đây anh bạn, hãy cầm nó đi. Khi nào sửa xong thì mang lại đây và chúng ta sẽ nói chuyện. Bây giờ thì tôi phải đi nghỉ” Không nói thêm lời nào nữa, ông già vào khuất trong nhà.


Tôi mất hết ba tuần để sửa xong cái bình và có dịp để trở lại nhà ông. Tôi dừng xe nơi hiên nhà để mong gặp lại ông già. Ngôi nhà trông có vẻ tiều tụy.Thảm cỏ không được xén, lá rụng rải rác trên hiên nhà và bậc thềm. Không một âm thanh, một ánh đèn nào trong nhà. Tôi tự hỏi hình như ông già đã dọn đi.


Khi tôi gõ cửa thì một người đàn ông xuất hiện: “Chào anh, tôi có thể giúp được gì?”


“Tôi đang tìm ông già đã sống ở đây”


“Ông ấy qua đời rồi, cách đây một tuần” người đàn ông nói “Ông ấy là chú tôi, tôi có thể giúp gì cho anh”


Tôi giải thích về chiếc bình và đã gặp ông già như thế nào. “Thế à, không hề gì đâu. Về chuyện chiếc bình, chú tôi có kể cho chúng tôi nghe về chuyện anh đến. Chú nói với chúng tôi rằng nếu anh trở lại chúng tôi sẽ để anh giữ chiếc bình đó. Chú cảm ơn vì anh đã sửa chiếc bình và thật chu đáo khi làm điều đó.


Phải làm gì với chiếc bình đây? Tôi có nên giữ nó, hay bán nó, hay tặng nó cho ai đó? Tôi biết chiếc bình này không thật sự thuộc về tôi. Bản thân chiếc bình chứa đựng một mục đích và ý nghĩa thật sâu sắc. Cuối cùng tôi quyết định để nó ra đi. Tuy nhiên tôi nhất quyết phải kể câu chuyện về chiếc bình khi bán nó; phải chia sẻ với người khác về quá khứ của nó.


Trên đường rời trang trại một điều bí ẩn cứ ảm ảnh tôi, đó làtên của người phụ nữ từng là chủ nhân chiếc bình, người cháu họ của ông già đã không đề cập đến tên bà. Còn tôi là một người xa lạ, đã không thể hỏi tên bà.


Tôi vẫn cứ lúng túng về cái tên của người phụ nữ - tên của chiếc bình từ nay sẽ là gì. Ðó phải là điều ông già từng biết trong cuộc đời của ông. Không. Không phải là tên chiếc bình nứt, tên nó sẽ là... tình yêu.



(dịch từ internet)


--- o0o ---
Vi tính: Cát Tường - Diệu Tường
Trình bày: Nhân Văn - Linh Thoại
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/05/2013(Xem: 1843)
Bạn sẽ làm gì khi cuộc sống trao cho bạn những phiền toái không thể ngờ? Khi những dự tính không theo ý muốn? Bạn có chấp nhận nó như là thực tế của cuộc sống và hiểu cuộc sống thỉnh thoảng là như vậy? Hay là, bạn sẽ bắt đầu phàn nàn về tất cả những bất công ấy?
28/05/2013(Xem: 2561)
Đứa con đầu lòng của tôi, một cháu gái, ra đời ngày 27-7-2002. Tôi cứ tưởng rằng mình đã chuẩn bị sẵn sàng để sinh cháu. Tôi đọc sách và các bài báo viết về việc sinh con và chăm sóc trẻ. Phòng dành riêng cho cháu đã được chuẩn bị sẵn sàng.
24/05/2013(Xem: 2078)
“Một hạt cát rung rinh vũ trụ, Một cánh hoa thắm cả ngàn thu, Dòng sinh hóa lúc tan, lúc tụ, Cả Thiên hà vui cuộc Viễn Du.” Mật Nghiêm Đặng Nguyên Phả
23/04/2013(Xem: 4747)
Thiền Quán, Con Ðường Hạnh Phúc (It's Easier Than You Think) là một quyển sách vui tươi và rất dễ đọc. Tác giả trình bày giáo lý của đức Phật và phương pháp tu tập, bằng các mẩu chuyện về những kinh nghiệm trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Bà Sylvia Boorstein là một nhà tâm lý trị liệu (psychotherapist) và cũng là một giáo thọ nổi tiếng trong cộng đồng tu học của người Tây Phương.
22/04/2013(Xem: 5798)
Thiền duyệt có nghĩa là sự an vui trong thiền tập. Khi mới bắt đầu tập thiền, tôi tưởng muốn an tâm và phát triển định lực ta cần phải có một sự cố gắng vất vả ghê gớm lắm. Tôi còn nhớ trong khóa tu thiền đầu tiên, tâm tôi cứ suy nghĩ lung tung và chu du đi khắp mọi nơi. Ðến một lúc bực mình quá, tôi tự nhủ là nếu nó xảy ra lần nữa thì tôi sẽ đập đầu vào tường cho biết!
22/04/2013(Xem: 5340)
Bác sĩ Quách Huệ Trân là một bác sĩ chuyên khoa ung thư, bà rất nhiệt thành và tận tâm trong công việc. Lòng từ bi và thuần thành của bà không những đã đem lại sự khích lệ to lớn cho bệnh nhân mà còn cảnh giác cho những người khỏe mạnh, làm cho nhiều người phát tâm học Phật và niệm Phật. Sau đây là bài nói chuyện với các bạn học ở Huệ Trí Phật Học Xã của Đại học Trung Nguyên, nội dung rất phong phú cảm động.
16/04/2013(Xem: 1527)
Basho là một vị thiền sư thi sĩ Nhật Bản sống vào thế kỷ thứ 17, ông cũng được công nhận như một nhà thơ Haiku nổi tiếng nhất của mọi thời đại. Có lần, Basho chia sẻ về nghệ thuật làm thơ của mình như sau, “Trong khi viết, ta đừng để mình bị ngăn cách với thực tại, dầu chỉ là một khoảng cách mỏng như một sợi tóc. Ta chỉ có thể hiểu được cây thông từ ngay chính cây thông, ta chỉ có thể học cây trúc từ chính ngay cây trúc… và cái thấy ấy tự nó sẽ sáng tạo nên bài thơ của mình.”
10/04/2013(Xem: 2279)
Năm tôi mười ba tuổi, vào một buổi tối mùa hè như thường lệ, tôi cùng lũ bạn trong xóm trai có, gái có cùng nhau chơi đá bóng trước sân nhà rộng như sân banh. Cuộc chơi thật hào hứng sôi nổi, tiếng reo hò vang vọng một góc phố. Nhờ khỏe, chạy nhanh, tôi luôn giành được banh về dưới chân tôi. Tôi đang co chân đá trái bóng về phía thằng Tèo, chợt có tiếng mẹ tôi từ trong nhà gọi với ra: - Thơ ơi, vào đây mẹ bảo! Tôi ngừng cuộc chơi, chạy vào: - Dạ, mẹ gọi gì con ạ? - Bà Bắc Hải nhờ con qua viết giùm bà bức thư. Tôi phụng phịu: - Mẹ nhờ chị Quỳnh đi. Con đang chơi mà! Mẹ tôi lắc đầu: - Không, bà Bắc Hải nhờ đích tên con. Con nên qua giúp bà! Miễn cưỡng vâng lời mẹ, tôi vừa đi vừa vùng vằng, phụng phịu.
09/04/2013(Xem: 10492)
Hôm nay là ngày 4 tháng 6 năm 2002 nhằm ngày 24 tháng 4 năm Nhâm Ngọ tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 34 của mình với nhan đề là: "Cảm Tạ Xứ Đức".
09/04/2013(Xem: 5816)
Hôm nay là ngày 16 tháng 11 năm 2003 tại vùng núi rừng của Tu Viện Đa Bảo ở Sydney thuộc nước Úc, tôi và tăng chúng ở đây đã gần một tháng nhập thất rồi và công việc của chúng tôi là dịch kinh, hành trì, tu tập, công phu, học tập, chấp tác v.v...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]